Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Công Nghệ 11 Bài 2 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Công Nghệ 11 Bài 2: Hình Chiếu Vuông Góc

Tóm tắt lý thuyết

1.1.1. Xây dựng nội dung

Hình 1. Phương pháp chiếu góc thứ nhất

1.1.2. Phương pháp

Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:

A: Hình chiếu đứng

B: Hình chiếu cạnh

C: Hình chiếu cạnh

Đường biểu diễn:

Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm

Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh (nét đứt)

Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh

1.1.3. Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ

Nếu ta chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ, ta sẽ phải xoay P2 và P3 về cùng mặt phẳng với P1 bằng cách:

Xoay P2 xuống phía dưới một góc 90o

Xoay P3 sang phải một góc 90o

Khi đó ta sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên mặt phẳng bản vẽ

Hình 2. Vị trí các hình chiếu theo PPCG1 Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật: Hình 3. Phương pháp chiếu góc thứ ba

Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A

Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên phải hình chiếu đứng A

1.2.1. Xây dựng nội dung

1.2.2. Phương pháp

Hình 4. Vị trí các hình chiếu theo PPCG 3 Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật:

Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:

A: Hình chiếu đứng

B: Hình chiếu cạnh

C: Hình chiếu cạnh

Đường biểu diễn:

Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm

Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh (nét đứt)

Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh

1.2.3. Vị trí các hình chiếu

Chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ:

Xoay P2 lên trên một góc 90o

Xoay P3 sang trái một góc 90o

Khi đó ta cũng sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên mặt phẳng bản vẽ

Hình chiếu bằng B đặt phía trên hình chiếu đứng A

Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A

Công Nghệ 11/Phần 1/Chương 2/Bài 14

Ôn tập phần Vẽ kĩ thuật

I. Hệ thống hoá kiến thức 1. Nêu các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật?

Gồm các tiêu chuẩn về: Khổ giấy Tỉ lệ Nét vẽ Chữ viết Ghi kích thước.

2. Nêu các lọai hình biểu diễn trên bản vẽ kĩ thuật?

Gồm : Hình chiếu vuông góc: Phương pháp chiếu góc thứ nhất: Trên bản vẽ kĩ thuật có: Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên phải hình chiếu đứng A Phương pháp chiếu góc thứ ba: Trên bản vẽ kĩ thuật có: Hình chiếu bằng B đặt phía trên hình chiếu đứng A Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A Mặt cắt- Hình cắt: Khái niệm: Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt Hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt Các loại mặt cắt: Mặt cắt chập, mặt cắt rời Các loại hình cắt: Hình cắt toàn bộ, hình cắt một nửa, hình cắt cục bộ Hình chiếu trục đo: Khái niệm và các thông số cơ bản: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn không gian ba chiều của vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song. Hình chiếu trục đo vuông góc đều Hình chiếu trục đo xiên góc cân Hình chiếu phối cảnh:( HCPC) Khái niệm: Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ

3. Bản vẽ kĩ thuật

Gồm : Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật Quá trình thiết kế: Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn. Bản vẽ kĩ thuật: Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bài dưới dạng đồ hoạ theo quy tắc thống nhất. Bản vẽ cơ khí: Bản vẽ chi tiết Cách lập bản vẽ chi tiết Bản vẽ lắp. Bản vẽ xây dựng: Khái niệm: Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng Bản vẽ mặt bằng tổng thể. Các hình biểu diễn của ngôi nhà. Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính: Hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính. Phần mềm AutoCAD

II. Câu hỏi ôn tập

1.Trình bày ý nghĩa của các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật

– 1.Trình bày ý nghĩa của các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật

2.Thế nào là phương pháp hình chiếu vuông góc?

– Phương pháp hình chiếu vuông góc là phương pháp biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên cùng một mặt phẳng hình chiếu

3.So sánh sự khác nhau giữa phương pháp chiếu gốc thứ nhất và phương pháp chiếu gốc thứ ba.

– Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất: + Vật thể nằm trước mặt phẳng chiếu đối với người quan sát + Vị trí các hình chiếu: Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng – Trong phương pháp chiếu góc thứ ba: + Vật thể nằm sau mặt phẳng chiếu đối với người quan sát + Vị trí các hình chiếu: Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng

4.Thế nào là hình cắt, mặt cắt? Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì?

– Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt. – Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt, gọi là hình cắt. – Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều lỗ, rãnh. – Hình cắt: có 3 loại + Hình cắt toàn bộ: sử dụng một mặt phẳng cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. + Hình cắt bán phần: Hình biểu diễn gồm nửa hình cắt ghép với nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm. Dùng để biểu diễn vật thể đối xứng. + Hình cắt cục bộ: biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng.

5.Thế nào là hình chiếu trục đo? Hình chiếu trục đo dùng để làm gì?

– Hình chiếu trục đo: Là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng trên cơ sở phép chiếu song song.

6.Hình chiếu trục đo vuông gốc đều và hình chiếu trục đo xiên gốc cân có các thông số như thế nào?

– Hình chiếu trục đo vuông góc đều + Góc trục đo: X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’ = 120o + Hệ số biến dạng: p = q = r = 1 – Hình chiếu trục đo của hình tròn: + Góc trục đo: X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 135o; X’O’Z’ = 90o +Hệ số biến dạng: p = r = 1; q = 0,5

7. Thế nào là hình chiếu phối cảnh ? Hình chiếu phối cảnh dùng để làm gì?

– Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. – Hình chiếu phối cảnh thường đặt bên cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng để biểu diễn các công trình có kích thước lớn như: nhà cửa, cầu đường, đê đập…

8. Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong thiết kế ?

Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế: – Giai đoạn hình thành ý tưởng: Vẽ sơ đồ hoặc phác họa sản phẩm. – Giai đoạn thẩm định: Trao đổi ý kiến thông qua các bản vẽ thiết kế sản phẩm – Giai đoạn lập hồ sơ kỹ thuật: Lập các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm

9. Bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp dùng để làm gì?

– Bản vẽ chi tiết: + Nội dung: Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thứoc và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. + Công dụng: Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết – Bản vẽ lắp: + Nội dung: Bản vẽ lắp trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau. + Công dụng: Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.

10. Cách lập bản vẽ chi tiết như thế nào ?

Cách lập bản vẽ chi tiết: – Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên. – Bước 2: Vẽ mờ. – Bước 3: Tô đậm. – Bước 4: Ghi phần chữ. – Bước 5: Kiểm tra hoàn thiện bản vẽ

11. Trình bài các đặc điểm của các loại hình biểu diễn ngôi nhà

Các hình biểu diễn của ngôi nhà. – Mặt bằng: + Hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng đi ngang qua cửa sổ. + Tác dụng: Thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi. – Mặt đứng: + Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng. + Tác dụng: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà – Hình cắt: + Hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà. + Hình cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ,…

12. Trình bài khái quát hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính.

Hệ thống CAD gồm hai phần: – Phần cứng. – Phần mềm. Phần cứng: – CPU: là trung tâm của máy tính có thể coi là não bộ của máy tính. – Màn hình: để hiển thị bản vẽ. – Bàn phím, chuột: để ra lệnh nạp dữ liệu vẽ. – Máy in, máy vẽ: để xuất bản vẽ ra giấy. – Một số thiết bị ngoại vi khác: bảng số hóa, máy quét ảnh, đầu ghi để biến các thông tin vẽ thành các thông tin dưới dạng số để đưa vào bộ nhớ trong máy hoặc lưu trữ trên đĩa. Phần mềm: – Nhiệm vụ: + Tạo các đối tượng vẽ cơ bản: đường thẳng, đường tròn, đường cong, mặt cong, vật thể 3 chiều. + Giải các bài toán dựng hình và vẽ hình. + Tạo ra các hình chiếu vuông góc, mặt cắt, hình cắt. + Xây dựng hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh. + Tô vẽ kí hiệu vật liệu. + Ghi kích thước.

Bài Giảng Công Nghệ Lớp 11

I. Khái niệm, đặc điểm, ứng dụng và các loại HCPC.

II. Phương pháp vẽ phác HCPC 1 điểm tụ và 2 điểm tụ.

Nhiệt Liệt Chào Mừng Quí Thầy Cô!!Ôn lại bài cũ:Các bước biểu diễn vật thể gồm: Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu. Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ ba. Bước 3: Vẽ hình cắt. Bước 4: Vẽ hình chiếu trục đo. Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.Bài 7: Hình Chiếu Phối CảnhNỘI DUNG CỦA BÀI:I. Khái niệm, đặc điểm, ứng dụng và các loại chúng tôi Phương pháp vẽ phác HCPC 1 điểm tụ và 2 điểm tụ.I. Khái niệm. Hình 7.1: HCPC 2 điểm tụ của ngôi nhà.Hãy quan sát và nhận xét về hình biểu diễn ngôi nhà ở hình 7.1?► Đây là HCPC 2 điểm tụ của ngôi nhà, quan sát thấy:  Các viên gạch và cửa sổ càng ở xa càng nhỏ lại. Các đường thẳng trong thực tế song song với nhau và không SS với mặt phẳng hình chiếu, gặp nhau tại 1 điểm. Gọi là điểm tụ. 1/ HCPC là gì? HCPC là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.a/ Hệ thống xây dựng HCPC.► Điểm nhìn: (mắt người quan sát) Là tâm chiếu.► Mặt tranh: (mặt phẳng hình chiếu) Là mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng. ► Mặt phẳng vật thể: Là mặt phẳng nằm ngang.► Mặt phẳng tầm mắt: Là mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn. Mặt phẳng này cắt mặt tranh theo 1 đường thẳng gọi là đường chân trời (kí hiệu: tt) b/ Đặc điểm HCPC. ► Tạo cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần của vật thể, giống như quan sát trong thực tế.2/ Ứng dụng của HCPC. ► Thường được đặt bên cạnh các hình chiếu vuông góc, trong bản vẽ kiến trúc và xây dựng, các công trình như: nhà cửa, cầu đường, đê đập,PHỐI CẢNH MẶT BẰNG TỔNG THỂ.PHỐI CẢNH TÒA NHÀ.3/ Các loại hình chiếu phối cảnh.Theo vị trí mặt tranh có 2 loại:HCPC 2 ĐIỂM TỤ.HCPC 1 ĐIỂM TỤ. HCPC 2 điểm tụ: Nhận được khi mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể.  HCPC 1 điểm tụ: nhận được khi mặt tranh song song với 1 mặt của vật thể. II. Phương pháp vẽ phác HCPC. Các bước vẽ phác HCPC 1 điểm tụ của vật thể.ahbBước 1: Vẽ một đường nằm ngang tt, dùng làm đường chân trời.Bước 2: Chọn điểm tụ F' trên tt,. Bước 3: Vẽ HC đứng của vật thể. Bước 4: Nối điểm tụ với 1 số điểm trên HC đứng. Bước 5: Lấy điểm I' chiều rộng của vật thể. Bước 6: Dựng các cạnh còn lại của vật thể. Bước 7: Tô đậm, hoàn thiện hình vẽ phác.  VẼ PHÁC HCPC 2 điểm tụ. THỰC HÀNH VẼ HCPC 1 ĐIỂM TỤ.Tóm lại: Khái niệm, đặc điểm, ứng dụng và các loại của HCPC. Phương pháp vẽ phác HCPC 1 điểm tụ.Dặn dò:- Trả lời câu hỏi và làm bài tập trong SGK trang 40. (vẽ phác HCPC 1 điểm tụ của một khối hình chữ T hoặc C) - Đọc thông tin bổ sung SGK trang 41.- Học bài từ 1 đến 7 để kiểm tra 1 tiết...HẾT..Chúc các thầy, cô và các em mạnh khỏe!!Các em học sinh chăm ngoan!!

Cách Học Tốt Môn Công Nghệ 11

Công Nghệ là một trong những môn học trong chương trình học các cấp lớp. Môn học này giúp cho các em học sinh làm quen với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nếu cấp 1 các em được học may vá thêu thùa thì môn công nghệ cấp 2 sẽ dạy các em nấu ăn, cắm hoa và gắn các mạch điện. Lên cấp 3 các em sẽ làm quen với các loại hình kỹ thuật khác nhau. Chính vì vậy mà mặc dù là môn học phụ nhưng lại không kém phần quan trọng như các môn học chính vì nó giúp bổ trợ kiến thức xã hội cho từng em học sinh. Có thể nói, môn công nghệ học không quá khó nhưng cũng không phải quá dễ, đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 11. Vì môn Công Nghệ lớp 11 được phân bổ và học các kiến thức về vẽ các khối kỹ thuật. Nó giống như các loại hình học không gian trong toán học vậy. Chính vì vậy mà môn Công Nghệ lớp 11 được các em học sinh đánh giá là khó nuốt hơn hẳn. Và để giúp các bạn học sinh lớp 11 vượt qua những khó khăn trong môn Công Nghệ, bài viết này chúng tôi sẽ mách cho các bạn những cách giúp học tốt môn học này.

Làm sao để học tốt môn công nghệ 11

Nắm chắc kiến thức về mặt lý thuyết

Một môn học nào trước tiên muốn học tốt đều cần phải hiểu và nắm chắc các vấn đề cơ bản về nó. Môn Công Nghệ 11 cũng vậy, ở môn này, các bạn học sinh chủ yếu sẽ được học về các đồ họa kỹ thuật, học cách vẽ những khối kỹ thuật cơ bản, chính vì vậy mà muốn vẽ được các bạn phải biết cách vẽ như thế nào, khi nào thì cần dùng những nét vẽ nào, chỉ có như vậy các bạn mới có thể thực hành tốt môn học này.

Hơn thế nữa là các bạn còn phải đọc và lập những bản kỹ thuật từ đơn giản đến nâng cao. Chính vì vậy mà để bản thân có thể hiểu và làm được chỉ có cách các bạn phải tự bồi dưỡng lượng kiến thức về nó. Không cần phải học quá nhiều lý thuyết, chỉ cần các bạn học những lý thuyết căn bản đủ để hiểu các khối kỹ thuật là gì.

Mẹo học tốt công nghệ 11 hay nhất

Học cách tưởng tượng

Đối với môn Công Nghệ 11 thì việc vẽ các khối kỹ thuật cũng giống như các bạn vẽ hình trong hình học không gian của môn Toán học vậy. Tuy nhiên, vẽ các khối kỹ thuật yêu cầu khó hơn rất nhiều, chính vì vậy mà các bạn học sinh thường gặp khó khăn trong môn học này. Một trong những cách giúp các bạn trong môn này chính là tập cách tưởng tượng và hình dung về các khối hình. Các bạn phải tập cách hình dung về các khối rồi từ đó tưởng tượng xem rằng nếu mở các khối đó ra thì hình dạng sẽ trông như nào, rồi mặt cắt của các khối như thế nào. Bằng cách tưởng tượng những hình ảnh đó sẽ giúp các bạn hình dung và dễ dàng phác họa chúng ra.

Đọc và xem các dạng bài trong sách

Để biết được cách vẽ của từng hình cụ thể thì đòi hỏi các bạn phải tìm tòi và xem nhiều hình hơn hết. Các bạn có thể tham khảo qua mạng hoặc những sách môn Công Nghệ. Những hình ảnh hoặc những bài tập trong đó sẽ giúp các bạn có cái nhìn rộng hơn và biết đến nhiều hình hơn bao giờ hết. Và khi đã làm quen được nhiều hình với nhiều khối kỹ thuật cũng như các cách vẽ của nó thì các bạn sẽ dễ dàng hình dung hơn. Tập cách cho mắt làm quen, não bộ hoạt động với những hình ảnh thì sau này khi bắt đầu thực hành các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ và có thể dễ dàng vẽ được những khối hình cơ bản.

Phương pháp học giỏi công nghệ 11

Nếu chỉ tập cho mắt làm quen không thì vẫn sẽ không có hiệu quả cao bằng việc quen tay. Chính vì vậy các bạn học sinh nếu muốn học tốt môn Công Nghệ 11 này hãy lấy bút và giấy rồi tập vẽ. Tự tìm cho mình những yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp rồi tập vẽ. Hãy nhờ thầy cô hoặc những người bạn giỏi về môn này nhận xét cho các bạn. Cứ như vậy các bạn sẽ dần quen tay và dễ dàng hơn với những dạng bài tập trong môn này. Không chỉ giúp quen tay, mà việc thực hành giúp các bạn biết cách áp dụng những kiến thức lý thuyết đã được học vào thực tế, và như vậy sẽ làm cho các bạn ghi nhớ được lâu hơn và chắc chắn hơn bao giờ hết. Thực hành luôn là một trong những cách hiệu quả nhất nếu muốn học tốt một môn học nào đó, thế nên các bạn hãy tập cho mình thói quen thực hành nhiều hơn để não bộ có thể hoạt động được hết chức năng của nó.

Cách học tốt môn công nghệ 11

Tư vấn tìm gia sư 24/7

Hotline hỗ trợ mọi vấn đề xung quanh việc học con em bạn .

Hỗ trợ giải đáp tư vấn tìm gia sư các môn học, các cấp học 24/7.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VINA GIA SƯ là 1 trung tâm gia sư uy tín hàng đầu tại Việt Nam

Địa chỉ : 338/2A Tân Sơn Nhì , phường Tân Sơn Nhì , Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại : 0903 108 883 – 0969 592 449

Email : info@vinagiasu.vn

Website : Vinagiasu.vn

@ Copyright 2010-2020 chúng tôi , all rights reserved

Loading…