Top 4 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Con Thỏ Lớp 4 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Hướng Dẫn Tập Làm Văn Lớp 4 Tả Con Thỏ

Văn lớp 4 tả con thỏ hướng dẫn chi tiết cho các em cách lập dàn ý và viết bài văn tả con vật dễ dàng.

Con thỏ là một loài vật dễ thương và gần gũi với các em học sinh. Văn lớp 4 tả con thỏ giúp các em tìm ý, lập dàn ý để miêu tả con thỏ dễ dàng. Qua bài hướng dẫn miêu tả con thỏ này, các em cũng sẽ tự miêu tả tốt các con vật khác mà em yêu thích.

Với đề bài yêu cầu tả con thỏ thì các em học sinh tập trung miêu tả các đặc điểm của con thỏ để người đọc có thể nhận thấy sự khác biệt giữa con thỏ với các con vật khác. Thông qua đó, em cũng nêu lên cảm nghĩ của mình với con thỏ mà mình miêu tả.

Đề bài văn lớp 4 miêu tả con thỏ, các em tập trung vào những ý sau khi miêu tả:

– Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy?

– Con thỏ mà em định miêu tả là con thỏ em trông thấy ở nhà mình, nhà người thân hay ở đâu?

– Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)

– Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông.

+ Vóc dáng của thỏ: Thỏ có hai chiếc tai rất dài, nhỏ nhắn dễ thương,…

+ Bộ lông: thỏ có nhiều màu, con thỏ em miêu tả có màu trắng, màu vàng, màu nâu hay màu đen? Bộ lông của thỏ có mượt mà không?

– Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt…), thân hình, chân, đuôi.

+ Mắt thỏ: to, tròn, lúc nào cũng long lanh

+ Thân hình của thỏ: thỏ nhỏ bằng một cuộn len hay to hơn?

+ Chân và đuôi của thỏ: 4 chân thỏ ngắn, chạy nhanh thoăn thoắt.

– Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)

+ Khi em bế thỏ trên tay thì thỏ có hành động gì?

– Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con thỏ

+ Thỏ thường ăn gì? Em thường mang gì cho thỏ ăn? Hầu hết thỏ đều thích ăn các loại rau củ sạch và thích nhất là củ cà rốt.

+ Khi ban đầu mới đem về nuôi và khi đã quen với em thì thỏ có khác gì nhau không?

Mới đem về thì chạy khắp chuồng

Lúc đã quen thì bế trên tay rất dễ dàng

– Tả một số hoạt động chính của con thỏ

Thỏ có tiếng kêu như thế nào?

Nhà em có duy nhất một con thỏ hay nhiều con thỏ?

Khi con thỏ sống, vui chơi cùng những con thỏ khác thì nó có đặc điểm gì nổi bật hơn không?

Con thỏ của em có sợ người lạ không?

– Nêu ích lợi của thỏ và tình cảm (3-4 dòng)

Ở phần kết bài này, em tập trung thể hiện tình cảm của bản thân mình với thỏ. Em cũng có thể một kỷ niệm đáng nhớ với thỏ của mình.

Từ những ý trong dàn bài đã lập ở phần trên, các em triển khai thành các câu văn miêu tả chú thỏ con của mình. Ngoài miêu tả các đặc điểm chung của thỏ, các em cũng nên miêu tả đặc điểm nổi bật điểm khác biệt, điểm nhận dạng con thỏ nhà mình với những con thỏ khác.

Để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn thì các em học sinh có thể sử dụng các từ ngữ miêu tả cảm xúc, các câu cảm thán như “đẹp quá”, “ôi chao”,…

Cùng với hoa, cây cảnh bày bán trên phố, các con thú cưng cũng được bày bán ở đây. Trong số thú được bày bán, em thích thú trông thấy những chú thỏ con xinh xinh ngồi trong lồng, giương đôi mắt trong veo nhìn khách bộ hành qua lại.

Chú thỏ con lông trắng muốt, mắt hồng hồng, tí hon cỡ bằng cổ tay em. Đầu chú thỏ nhỏ, chỉ bằng lọ mực viết. Hai tai nhô lên, nhòn nhọn trên mái đầu như hai chiếc lá lộc vừng be bé. Cái mõm của chú thỏ phớt hồng với bộ ria trắng thật dễ thương. Mình chú thon nhỏ, chỉ bằng lọ thuốc ho, tròn và thon. Cái đuôi chú thỏ hơi xù, như một lọn chổi lông, bé xíu. Chú thỏ tơ non đến mức lớp da ẩn dưới màu lông trắng lộ rõ màu hồng hồng. Lớp lông trên mình của chú thỏ mịn như một tấm vải nhung. Bốn chân chú thỏ bé như que tính, cong cong xếp ngồi dưới thân. Hai bờ vai chú thỏ nhô lên, nom chú như một chú thỏ nhồi bông của học sinh lớp bảy thực hành môn công nghệ. Vóc dáng chú thỏ bé bỏng, đáng yêu như thế nên khách qua đường đều để mắt quan sát bầy thỏ trong lồng, những bé mẫu giáo buột miệng reo lên: “A, những chú thỏ con xinh quá!”. Để chào mời mọi người mua thỏ, chú bán thỏ đưa vài cọng rau muống vào chuồng, mấy chú thỏ chau đầu lại, cùng nhâm nhi rau muống. Cái mồm bé tí nhai rau, khoé mõm chun chun thật buồn cười và thu hút khách vì chúng rất xinh, ngộ nghĩnh. Nhai rau muống xong, mấy chú thỏ giương đôi mắt trong veo nhìn khách đi đường. Mẹ em bảo: “Nuôi thỏ phải chăm sóc và làm vệ sinh chuồng sạch sẽ. Con thích ngắm cho chán mắt thì được nhưng mẹ không cho con nuôi đâu nha! Lẽ ra mấy chú thỏ này phải được sống tự do trong rừng bảo tồn thì tốt hơn.”.

Chủ nhật nào đi phố, mẹ cũng dừng xe một chút cho em ngắm mấy chú thỏ con. Thỏ ở trong chuồng chắc là tù túng hơn ở vườn bảo tồn. Em mơ ước đất nước Việt Nam mình có nhiều khu rừng bảo tồn cho các con thú hiền lành sống thì hay biết bao nhiêu,

Thỏ là thú vật hiền lành và có phần nhút nhát. Người ta nuôi thỏ vì chúng xinh đẹp, đáng yêu. Nhiều người ca tụng món thỏ hầm ra-gu là món ăn ngon. Em ao ước những chú thỏ được tự do và đừng bị ăn thịt. Thỏ đẹp, nó đã dâng cho đời vẻ đẹp của nó rồi. Thỏ đem lại niềm vui, sự thư giãn cho mọi người nhờ nét nhu mì, non tơ của nó. Riêng em, em chắc chắn không ăn thịt thỏ. Nếu được phép, em nghĩ xã hội toàn dân cần tạo môi trường tự nhiên và an lành để thỏ được sống tự do.

Trước đây gia đình em có nuôi một đàn thỏ đằng sau nhà. Tự tay bố em đã đóng cho chúng một cái chuồng lớn và vững chãi. Đối với em, hình ảnh những con thỏ đã trở nên vô cùng quen thuộc.

Đa số những con thỏ nhà em nuôi đều có bộ lông màu trắng. Một vài con có pha màu lông đen nhìn khá đặc biệt. Con thỏ chỉ to hơn con mèo một chút thôi. Hai cái tai của chúng thì khá là dài và nhọn ở trên đầu. Lúc nào tai thỏ cũng vểnh cao lên. Ban đầu, nhà em chỉ có một đôi thỏ giống do bố em mang từ quê lên. Sau đó, chúng bắt đầu sinh sản một cách khá nhanh chóng. Chúng chủ yếu là ăn lá cây, ăn rau. Bố em thường mua về những bó rau muống già rồi bỏ vào chuồng cho thỏ ăn. Những ngày cuối tuần được nghỉ, em thường cùng bố mẹ đi hái những lá sắn dại về cho thỏ. Đối với em, việc hái lá tuy hơi vất vả đôi chút nhưng khi nhìn chúng ăn em lại thấy vô cùng vui sướng.

Những chú thỏ có đôi mắt tròn xoe màu hồng. Chúng thường nhìn em như muốn nói rằng hãy cho tôi ăn đi. Vậy là em sẽ lại ném vào cho chúng một vài lá rau. Tối đến, chúng nằm túm tụm lại một góc và đánh một giấc thật no say.

Vì thỏ lớn rất nhanh và sinh sản cũng nhanh không kém nên chẳng mấy chốc từ 2 con thỏ giống, gia đình em đã có hẳn một đàn thỏ có tới vài chục con. Vì không nuôi kịp nên bố mẹ em quyết định không nuôi thỏ nữa. Em tiếc lắm và luôn nhớ đến những ngày có chúng ở trong nhà.

Nói đến những loài vật nuôi trong nhà thì có thể kể vô vàn những cái tên như chó, mèo, gà,… Trong số những con vật nuôi ấy em thích nhất vẫn là chú thỏ trắng. Chú thỏ này được mẹ em mua về trong một lần hai mẹ con cùng nhau đi chợ.

Chú thỏ có bộ lông tương đối dày và mềm mại. Toàn bộ thân của chú được phủ lên bởi một lớp lông trắng tinh như những bông tuyết. Thỏ rất sợ người nhưng chú thỏ này lại hay đứng yêu cho em vuốt ve bộ lông của chú. Đặc biệt, chú có hai cái tai rất dài và hai cái răng cửa to thật là to. Ở trong lớp em, bạn nào mà có răng cửa to thì sẽ bị trêu là răng thỏ.

Bên cạnh đó, chú thỏ còn có đôi mắt tròn xoe màu hồng nhạt. Mẹ nói thỏ bị mù màu nên chú nhìn thấy tất cả mọi thứ đều là màu đỏ. Với 4 cái chân nhỏ xinh của mình chú có thể chạy rất nhanh và nhảy cũng rất nhanh. Tuy nhiên bố mẹ em nói thỏ rất hay phá chuồng. Nếu làm chuồng không cẩn thận thì chú sẽ phá và bỏ đi mất. Bố em đã đóng một cái chuồng gỗ nhỏ để nuôi chú.

Chú thỏ nhà em rất ngoan nên chẳng phá phách tẹo nào. Hàng ngày em thả vào đó những bó rau cho chú ăn. Thỉnh thoảng em còn cho chú ăn cà rốt nữa vì em biết đây là món khoái khẩu của chú. Hai cái răng của chú sẽ gặm cà rốt một cách đầy thích thú.

Tuy mới nuôi thỏ chưa lâu nhưng em thấy rất gắn bó với chú. Em sẽ chăm sóc thỏ thật tốt để chú lớn lên được khỏe mạnh.

4 Cách Giúp Con Học Tốt Toán Lớp 4

Với chương trình toán lớp 4, các con phải hiểu và ghi nhớ nội dung các ký hiệu, công thức, cách thực hiện hay ý nghĩa của các công thức đó như: phép cộng, trừ, nhân, chia, bảng cửu chương,… Kiến thức đầy đủ và chuẩn xác chính là cơ sở để bé học lên các bậc cao hơn mà không bị mất gốc.

2. Ghi nhớ các bước giải với các dạng bài tập khác nhau

Một số dạng toán cơ bản và nâng cao các con sẽ được học trong chương trình Toán 4:

Tìm hai số khi biết tổng và hiệu

Tính trung bình cộng

Tìm hai số khi biết hiệu hai số

Tìm phân số của một số

Mỗi dạng bài thường sẽ có một phương pháp giải riêng biệt. Các bạn cần nắm được đặc trưng của từng dạng toán để nhận dạng cho đúng, tiếp đó là hiểu và nắm được cách giải của từng dạng bài.

3.Tóm tắt đề bài

Với dạng bài toán có lời văn, trước tiên các bạn học sinh phải đọc kỹ đề bài, phân tích nội dung và tìm ra phương pháp giải. Ở bước phân tích nội dung, cha mẹ hãy hướng dẫn bé làm thêm một bước nhỏ đó là tóm tắt đề bài. Đề bài có thể được tóm tắt lại dưới dạng câu chữ ngắn và số, hoặc có thể dưới dạng sơ đồ.

Ví dụ một sơ đồ tóm tắt đơn giản:

4.Luyện tập

Cách học toán lớp 4 hiệu quả chính là luyện tập. Làm nhiều bài tập thuộc các dạng bài khác nhau sẽ giúp bé nắm được cách giải các dạng bài, thành thạo kỹ năng tính toán, nắm chắc và trau dồi thêm nhiều kiến thức. Sau này khi tiếp xúc với các đề thi, bé sẽ không bị bỡ ngỡ mà nhanh chóng nhận ra dạng bài quen thuộc mình đã làm, từ đó bé sẽ giải quyết bài toán một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập, các bé nên được bắt đầu từ những bài toán cơ bản trong sách giáo khoa. Khi đã thất sự thành thạo, các bé mới nên làm các bài toán nâng cao.

Sau khi nắm được kiến thức cơ bản, học sinh nên áp dụng ngay vào làm các dạng bài tập về đơn thức để củng cố kiến thức. Hy vọng 4 cách trên đã giúp phụ huynh cùng các con có thêm gợi ý để học tốt môn Toán lớp 4.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2020 – 2021, quý phụ huynh và học sinh hãy tham khảo Chương trình Học tốt của HOCMAI. Khóa học được thiết kế bám sát nội dung sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì và phương pháp học tập phù hợp cho mỗi môn học.

Cách Dạy Con Học Toán Lớp 4 Hay Nhất

Các phương pháp giải toán lớp 4

Để con phát huy tinh thần tự giác học tập

Tự giác học tập là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để con học tốt toán lớp 4. Tự giác học tập không phải tự nhiên con có được mà đó là cả quá trình cha mẹ xây dựng cho con kỹ năng này. Cha mẹ cần giải thích tầm quan trọng của việc tự học cho con, giúp con hình thành thói quen này để con học tập tốt hơn.

Nắm kỹ các lý thuyết

Không chỉ môn toán mà với bất cứ môn học nào cũng vậy, ghi nhớ lý thuyết là điều đầu tiên và vô cùng cần thiết. Việc nắm vững lý thuyết không phải đơn giản bắt các con học thuộc lòng mà là phải hiểu kiến thức và nắm bắt được nội dung kiến thức đó. Vì chỉ khi hiểu thì các con mới áp dụng vào các dạng toán lớp 4 được.

Cách học toán Lớp 4 nhanh tiếp thu

Dạy con làm toán từ đơn giản đến phức tạp

Đối với môn toán, phụ huynh bắt buộc phải để con làm quen với những dạng bài tập dễ để con nắm kiến thức cơ bản. Khi giải quyết được bài toán dễ, con sẽ có hứng thú và động lực để làm các bài tập tiếp theo và quên đi nỗi sợ đối với môn học này. Sau đó bạn có thể cho con làm quen với những dạng bài tập phức tạp hơn.

Làm nhiều bài tập

Việc học cần phải đi đôi với hành thì mới có thể đem lại kết quả cao. Hãy đưa ra những bài tập tương tự và khuyến khích con làm. Việc giải đi giải lại một dạng toán sẽ giúp con nắm vững kiến thức và tích lũy được kinh nghiệm khi giải dạng bài tập đó.

Cách học toán lớp 4 hiệu quả nhất chính là luyện tập. Làm nhiều bài tập thuộc các dạng bài khác nhau sẽ giúp con nắm được cách giải các dạng bài, thành thạo kỹ năng tính toán, nắm chắc và trau dồi thêm nhiều kiến thức. Sau này khi tiếp xúc với các đề thi, con sẽ không bị bỡ ngỡ mà nhanh chóng nhận ra dạng bài mình đã làm, từ đó giải quyết bài toán một cách dễ dàng hơn.

Mẹo học toán Lớp 4 tại nhà

Dạy con tóm tắt đề bài trước khi giải toán

Trước khi làm toán, hãy yêu cầu con tóm tắt đề bài. Khi nhìn vào tóm tắt ngắn gọn giúp con nhận ra được các dạng toán, nhìn thấy số liệu quan trọng, không bị rối, không bị nhầm lẫn số liệu. Từ đó, con sẽ dễ dàng giải được bài tập đó và tìm ra nhiều cách giải hơn cho cùng một bài tập.

Áp dụng môn toán vào thực tế

Việc học toán lớp 4 sẽ trở nên tẻ nhạt và nhàm chán với những con số vô tri, phép tính khô khan sẽ khiến con không có cảm hứng học toán. Vì vậy để khơi gợi niềm yêu thích và say mê của con đối với môn toán thì cha mẹ nên cho con mình những bài toán thực tế đo đếm, tính toán các sự vật, hiện tượng xung quanh. Những câu hỏi gần gũi với cuộc sống hằng ngày sẽ giúp trẻ hứng thú hơn, thấy môn toán thật thú vị chứ không khô khan như trước đây.

Lời khen khi con hoàn thành bài tập

Độ tuổi lớp 4 là một độ tuổi vẫn còn khá bé. Vì vậy, khi hoàn thành một bài tập hãy dành cho con những lời khen, lời động viên vì sự cố gắng của con. Việc thường xuyên nhận những lời khen, con sẽ thêm tự tin và hứng thú với môn toán. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên khen con một cách thái quá khiến con hình thành tâm lí tự phụ, cho rằng mình đã giỏi và không cần phải cố gắng nữa.

Dạy con học lớp 4 như thế nào

Khuyến khích con rút ra kinh nghiệm sau mỗi bài tập

Cha mẹ nên khuyến khích con tìm ra các lỗi sai trong các bước giải toán, nhìn nhận nó để rút kinh nghiệm lần sau. Khi con nhận biết được lỗi sai, con sẽ cẩn thận và làm bài kỹ càng hơn trong những lần sau. Việc nhận ra lỗi sai giúp cha mẹ và chính bản thân con nhận ra những điểm còn hổng trong kiến thức. Từ đó, cha mẹ cùng con có phương pháp học tốt hơn.

Sau khi giải xong một bài tập, hãy khuyến khích con xem lại bài tập mình vừa giải để con rút ra dấu hiệu nhận biết của từng dạng bài đồng thời biết được phương pháp giải phù hợp nhất để lần sau áp dụng vào các bài tương tự.

Các bậc cha mẹ quan tâm tới việc xây dựng nền tảng tư duy tốt cho con, cũng như đang trăn trở tìm cách dạy con toán lớp 4 hãy tham khảo những cách dạy trên để lựa chọn cách dạy con phù hợp. Hi vọng những chia sẻ trên, cha mẹ có thể cải thiện được phần nào tình hình học toán của con.

Cách dạy con học toán Lớp 4 hay nhất

Tư vấn tìm gia sư 24/7

Hotline hỗ trợ mọi vấn đề xung quanh việc học con em bạn .

Hỗ trợ giải đáp tư vấn tìm gia sư các môn học, các cấp học 24/7.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VINA GIA SƯ là 1 trung tâm gia sư uy tín hàng đầu tại Việt Nam

Địa chỉ : 338/2A Tân Sơn Nhì , phường Tân Sơn Nhì , Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại : 0903 108 883 – 0969 592 449

Email : info@vinagiasu.vn

Website : Vinagiasu.vn

@ Copyright 2010-2020 chúng tôi , all rights reserved

Loading…

Lý Thuyết Sinh Học Lớp 7 Bài 46: Thỏ

Soạn sinh học lớp 7 bài 46 thỏ

A. Lý thuyết Sinh học 7 bài 46

– Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm.

– Có tập tính đào hang, ẩn náu trong bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy nhanh bằng cách nhảy 2 chân sau khi bị săn đuổi.

– Kiếm ăn chủ yếu vào buổi chiều và ban đêm: khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh nắng cho chuồng thỏ.

– Thức ăn: cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm: trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hay gỗ.

– Là động vật hằng nhiệt.

– Thỏ đực có cơ quan giao phối.

– Thụ tinh trong

– Trứng phát triển trong ống dẫn trứng phôi và 1 bộ phận là nhau thai gắn liền với tử cung của thỏ mẹ.

+ Nhau thai có vai trò: đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn.

+ Cũng qua dây rốn và nhau thai mà chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ.

– Hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh.

– Thỏ mẹ mang thai 30 ngày. Trước khi đẻ thỏ mẹ dùng miệng nhỏ lông ở ngực và quanh vú để làm tổ.

– Thỏ con sinh ra chưa có lông, được nuôi bằng sữa mẹ

* Ưu điểm của thai sinh so với đẻ trứng

– Thai được phát triển trong cơ thể mẹ an toàn hơn

– Lấy chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ qua nhau thai: đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển

– Con non được nuôi bằng sữa mẹ, được mẹ bảo vệ không lệ thuộc vào tự nhiên nhiều: khả năng sống sót cao hơn

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

– Cơ thể được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng gọi là lông mao: giữ nhiệt và che chở cho cơ thể

– Chi trước ngắn: dùng để đào hang

– Chi sau dài khỏe: bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh

– Mũi thính, có ria là những lông xúc giác (xúc giác nhạy bén) phối hợp cùng khứu giác: giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.

– Mắt thỏ không tinh lắm. Mi mắt cử động được, có lông mi: giữ nước làm màng mắt không bị khô, bảo vệ cho mắt.

– Tai thính, có vành tai dài, cử động được theo các phía: định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù

– Di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau.

– Thỏ chạy không dai sức bằng thú nhưng trong một số trường hợp vẫn thoát được nanh vuốt của con vật săn mồi vì:

+ Đường chạy của thỏ theo hình zic zac làm cho kẻ thù (chạy theo đường thẳng) bị mất đà nên không vồ được thỏ.

B. Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 46

Câu 1: Môi trường sống của thỏ là

a. Dưới biển

b. Bụi rậm, trong hang

c. Vùng lạnh giá

d. Đồng cỏ khô nóng

a. Ăn cỏ, lá b. Hồng cầu c. Giun đất d. Chuột

Câu 3: Nhau thai có vai trò

a. Là cơ quan giao phối của thỏ

b. Đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nuôi phôi

c. Là nơi chứa phôi thai

d. Nơi diễn ra quá trình thụ tinh

Câu 4: Thỏ mẹ mang thai trong

a. 5 ngày b. 10 ngày c. 20 ngày d. 30 ngày

a. Vảy sừng b. Lông ống c. Lông mao d. Lông tơ

Câu 6: Chi trước thỏ có vai trò

a. Đào hang

b. Bật nhảy xa

c. Giữ thăng bằng

d. Đá kẻ thù

Câu 7: Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn để

a. Giữ nhiệt cho cơ thể

b. Giảm trọng lượng

c. Định hướng âm thanh phát hiện kẻ thù

d. Bảo vệ mắt

Câu 8: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về đặc điểm của thỏ

a. Đào hang

b. Hoạt động vào ban đêm

c. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

d. Là động vật biến nhiệt

Câu 9: Khi trốn kẻ thù, thỏ chạy

a. Theo đường thẳng

b. Theo đường zíc zắc

c. Theo đường tròn

d. Theo đường elip

a. Động vật nguyên sinh

b. Lưỡng cư

c. Bò sát

d. Động vật có vú