Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Báo Tường 20 Tháng 11 Trên Giấy A4 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Làm Báo Tường, Vẽ Báo Tường Mừng Ngày 20/11

Bạn đang bối rối không biết cách làm mẫu báo tường thật đẹp, bài viết cách làm báo tường, vẽ báo tường mừng 20/11 sẽ là một cẩm nang cho bạn có thể áp dụng để có thể thực hiện cách làm báo tường mừng ngày Nhà giáo Việt Nam hoàn thiện, và đây sẽ là những món quà 20/11 ý nghĩa trao tặng thầy cô đáng kính của mình nhân ngày lễ này.

10 mẫu báo tường đẹp nên tham khảo ngày 20/11 Top bài thơ, văn, ca dao viết báo tường ngày 20/11 Cách làm báo tường trên Word chuyên nghiệp, đẹp Những mẩu truyện tranh 20/11 vui, ý nghĩa nhất Tạo thiệp chúc mừng 20/11 nhanh, đơn giản

Cội nguồn tương laiKhoảng lặng, Bụi phấn,Mực tím,Một thời áo trắng,Nắng sân trường,Người lái đó,Chuyến đò nghĩa tình,Bến đò yêu thương,Ước mơ xanh,Kính dâng thầy cô,Hoa 20 /11,Bắc cầu kiều,…

Tô thêm màu sắc, hình vẽ, nét vẽ cũng là cách để tờ báo tường trông bắt mắt hơn. Nên để đầu báo chiếm 1/4 hay 1/5 tờ báo thì sẽ gây ấn tượng hơn nhiều. Vẽ thêm viền báo tường cũng là một cách hay.

Bước 4: Viết đoạn giới thiệu hay cho tờ báo tường.

Đây cũng như đoạn mở đầu của bài văn. Vì sau tiêu đề thì đây sẽ là phần tiếp theo mà người đọc chú ý trong tờ báo của bạn.

Cách làm báo tường, trang trí báo tường . Bước 5: Chuẩn bị sẵn nội dung báo tường.

Chọn lọc các tác phẩm hay: bạn có thể dán, viết những bài thơ, bài hát, câu chuyện hoặc tâm sự của chính các thành viên trong lớp về trường, về các thầy cô hay tranh ảnh do các bạn vẽ về trường lớp mình để tờ báo tường 20/11 thêm ý nghĩa và hấp dẫn.Nên xếp các nội dung sao cho phù hợp, bắt mắt nhất.

Hướng dẫn cách làm báo tường ngày 20/11

Các bạn có thể tham khảo bài viết bài ca dao viết báo tường.

https://9mobi.vn/cach-lam-bao-tuong-ve-bao-tuong-mung-ngay-20-thang-11-8796n.aspx Đọc xong bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu những công đoạn để tạo nên một tờ báo tường mừng 20/11 đẹp rồi đúng không nào. Để báo tường đẹp, hãy chọn những bạn có khả năng vẽ để vẽ tranh về cô giáo, có thể là một bức tranh vẽ cô giáo đang giảng bài cũng đủ khiến tờ báo tường của bạn nổi bật, nếu thiếu ý tưởng để vẽ thì bạn hãy xem qua những bức tranh mẫu trong bài viết của chúng tôi và có thể thực hiện tạo ra một mẫu báo tường chuyên nghiệp ngay trên máy tính chỉ với công cụ Word, cách làm báo tường trên Word sẽ giúp bạn có thể dễ dàng thực hiện một mẫu báo tượng thật đẹp, chuyên nghiệp để tặng thầy cô của mình đấy.Cùng với đó thì những tấm thiệp 20/11 cũng là một ý tưởng thú vị để trang trí báo tường. Bạn hãy chọn những tấm thiệp 20/11 đẹp nhất và in ra giấy màu và dán lên tờ báo tường. Làm báo tường là công việc đòi hỏi trí tuệ, sự khéo léo, tính tập thể … vì vậy các bạn hãy cố gắng chung sức để tạo ra những tờ báo tường đẹp nhất mừng thầy cô nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Vẽ Bản Đồ Việt Nam Trên Giấy A4

Vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 để nghiên cứu, học tập hay để mang bên mình mỗi khi cần để không phải vác những bản đồ to cồng kềnh. Điều đó, đòi hỏi vẽ bản đồ phải chính xác, cẩn thận để thể hiện được vị trí, hình thể của mỗi địa danh để mỗi lúc khi cần có thể mang ra xem. Vẽ bản đồ hình chữ S đã có mẫu trước mắt. Tưởng dễ sao? Một chữ S đơn giản ai chẳng vẽ được, đằng này phải có đủ chi tiết, có đủ “xương thịt” đi theo chữ S cong cong, duyên dáng, nơi những người con đất Việt đang sinh sống, làm việc, sinh hoạt… chẳng dễ tí nào! Hình chữ S đã ngự trị trong tâm hồn mỗi người từ thuở ấu thơ. Đó là đất nước của chúng ta đã trải qua mấy ngàn năm tổ tiên dày công vun đắp, giữ gìn mới có được hôm nay. Tất cả những người Việt Nam khi nghe, biết Tổ quốc của mình bị xâm lăng, ai cũng thấy con tim mình như bị ai giằng, ai xé. Tình yêu Tổ quốc thiết tha là sức mạnh thần kỳ làm cho mọi người dân đất Việt sẵn sàng xả thân vì đất nước khi Tổ quốc cần. Ta thử ngồi trên xe ô-tô chạy từ Nam, chí Bắc, từ đồng bằng đến miền rừng núi xa xôi, hẻo lánh sẽ chạnh lòng thương cảm ông bà, tổ tiên mình ngày xưa dựng nước và giữ nước gian khổ biết chừng nào! Người xưa đi bộ, thậm chí mang gươm giáo chạy bộ xuyên rừng, vượt núi để đánh giặc ngoại xâm, giữ gìn từng ngọn rau, tấc đất quê hương trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, đủ thấy anh hùng lẫm liệt lắm thay! Hình chữ S thiêng liêng hơn cả mọi sự thiêng liêng trên đời. Ở đó sản sinh ra một dân tộc kiêu hùng, sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm rạng rỡ đất nước mình với năm châu, bốn biển. Bây giờ mỗi giờ thực hành vẽ bản đồ Việt Nam để chấm điểm. Học sinh có tâm trạng vừa vui mừng, thích thú, vừa lo lắng, bồi hồi khi vẽ hình đất nước để in sâu vào ký ức mình suốt cuộc đời không thể nào quên!

Những điều cần chú ý khi vẽ bản đồ trên giấy A4.

Những vật dụng cần thiết để vẽ biểu đồ.

Khi bạn muốn vẽ bản đồ trên giấy A4, những vật dụng cần thiết để vẽ bản đồ: bút chì, thước kẻ, giấy A4, bút màu,… Bạn nên mua bút chì gỗ bởi nó cứng và dễ uốn các đường cong hơn. Còn thước khoảng chừng 30cm để vẽ được đủ độ dài tránh thước ngắn quá sẽ để lại những đường gấp khúc rất xấu cho hình vẽ. Vật dụng không thể thiếu đó là giấy A4. Bạn nên mua ở hiệu sách những tờ giấy có độ dày và mịn để dễ vẽ hơn

Cách vẽ bản đồ trên giấy A4.

Bước 1: Trước hết, vẽ khung ô vuông. Khung ô vuông gồm 40 ô, sau đó đánh số thứ tự theo trật tự: từ trái qua phải ( từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới từ 1 đến 8 (5×8). Mỗi chiều của ô vuông tương ứng với 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến. Thể hiện kinh tuyến từ 1020Đ – 1120Đ, vĩ tuyến từ 80B – 240B. Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (3,4 cm). Hoặc có thể chuẩn bị giấy A4 có vẽ trước lưới ô vuông.

Bước 2 : Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền). Khi bạn đã xác định được từng vị trí cụ thể của nó sẽ giúp bạn vẽ dễ dàng hơn. Muốn xác định được bạn phải xác định được vị trí này nằm ở vĩ tuyến nào trên bản đồ thì mới có thể vẽ một cách chính xác được. Các điểm cực bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây gắn với các địa danh nhất định mà bạn không thể quên. Nó được xác định bằng các vỹ tuyến, kinh tuyến nhất định.

Bước 3: Vẽ từng đường biên giới (vẽ nét đứt), vẽ đường bờ biển (nét liền, có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ). Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (3,4 cm). Hoặc có thể chuẩn bị giấy A4 có vẽ trước lưới ô vuông.

+ Vẽ đoạn 1: Từ điểm cực Tây (xã Sín Thầu, Điện Biên) đến thành phố Lào Cai.

+ Vẽ đoạn 2: Từ thành phố Lào Cai đến điểm cực Bắc (Lũng Cú, Hà Giang).

+ Vẽ đoạn 3: Từ Lũng Cú đến Móng Cái, Quảng Ninh (1080Đ).

+ Vẽ đoạn 4: Từ Móng Cái đến phía Nam đồng bằng sông Hồng.

+ Vẽ đoạn 5: Từ phía nam Đồng bằng sông Hồng đến phía nam Hoành Sơn (180B, chú ý hình dáng bờ biển đoạn Hoành Sơn ăn lan ra biển). Vẽ đoạn 6 : Từ nam Hoành Sơn đến Nam Trung Bộ (chú ý vị trí Đà Nẵng ở góc ô vuông D4, 160B. Có thể bỏ qua các nét chi tiết thể hiện các vũng vịnh ở Nam Trung Bộ).

+ Vẽ đoạn 7 : Từ Nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau.

+ Vẽ đoạn 8: Bờ biển từ mũi Cà Mau đến thành phố Rạch Gía và từ Rạch Gía đến Hà Tiên. Đảo Phú Quốc.

+ Vẽ đoạn 9: Biên giới giữa đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia.

+ Vẽ đoạn 10: Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào.

+ Vẽ đoạn 11: Biên giới từ nam Thừa Thiên – Huế tới cực Tây Nghệ An với Lào.

+ Vẽ đoạn 12: Biên giới phía Tây của Thanh Hóa với Lào.

+ Vẽ đoạn 13: Phần còn lại của biên giới phía nam Sơn La, tây Điện Biên với Lào.

– Bước 4: Vẽ quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa (ô E8). Các quần đảo này phần lớn là đảo san hô, nên có thể kí hiệu đảo san hô một cách tượng trưng.

– Bước 5: Vẽ các sông chính. (Các dòng sông và bờ biển có thể tô màu xanh nước biển).

Vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 – cần lưu ý.

Các đường nét thể hiện trên bản đồ ở giấy A4.

Khi vẽ bản đồ điều đặc biệt chú ý là các đường nét thể hiện trên bản đồ là nét đứt, cách vẽ ranh giới giữa các quốc gia, vùng miền khác nhau. Một số điểm cần lưu ý khi vẽ bản đồ. Vị trí của một số đảo chính trong quần đảo Hoàng Sa ở ô E4. Vị trí của một số đảo chính trong quần đả Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở xa hơn bên ngoài khung lược đồ. Vì thế trong lược đồ phải đóng khung một phần ở góc phải phía dưới lược đồ để vẫn thể hiện được quần đảo Trường Sa). Không cần ghi rõ tên các đảo cụ thể vì kích thước quá nhỏ và tỉ lệ lược đồ nhỏ.

Điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng.

Khi bạn muốn đi đâu đó thì bản đồ sẽ là người đồng hành cùng bạn khắp chuyến đi. Điền vào đó tên một số địa danh sẽ giúp bạn ghi nhớ và xác định được một số địa danh mà bạn đang lần. Nó sẽ có các đường đi ngắn hơn, bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để lần mò từng con đường, đi như thế nào , bao lâu mới tới. Nó khá là mệt mỏi, nhiều lúc phát chán. Khi có bản đồ nó sẽ giúp bạn không ít cách lựa chọn đường đi nhanh hơn. Hay bạn muốn tìm một số loại đặc sản, hải sản của mỗi vùng miền. Bạn muốn tự mình đến đó và khám phá muốn sở hữu những vùng đất tươi đẹp. Hay các giờ thực hành trên lớp, giáo viên yêu cầu bạn vẽ biểu đồ Việt Nam trên giấy A4 thì bạn cần chú ý điền một vài địa danh để không bị mất điểm trong giờ thực hành để có thể bạn đạt điểm tuyệt đối. Một số địa danh tiêu biểu như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan, Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa.

Khi vẽ bản đồ, các nước thể hiện trên bản đồ là nét đứt, bạn vẽ bật lên nét đứt thể hiện ranh giới các quốc gia, các vị trí sông ngòi, kênh rạch,…Các giống cây trồng, vật nuôi thể hiện được trên bản đồ. Khi vẽ bản đồ phải có chú thích về các vùng miền, khí hậu,… để khi nhìn vào biểu đồ giúp chúng ta nhận ta ở đó có những gì, khí hậu ra sao. Đặc điểm địa hình, kinh tế đi lại như thế nào.

Công Ty TNHH Thiết Kế Thiên Ân

Trụ Sở Chính : 166 Võ Văn Tần , Phường 8, Quận 3, TPHCM.

Email: bandovietnamtreotuong@gmail.com

HotLine: 0932.232.292

Cách Vẽ Bản Đồ Việt Nam Trên Giấy A4 Nhanh Đơn Giản Nhất

Trong địa lý chúng ta vẫn thường hay được tiếp xúc với các loại bản đồ khác nhau. Trong đó có bản đồ Việt Nam. Vậy như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ bản đồ Việt Nam một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

Vai trò của bản đồ

Bản đồ có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong học tập và giảng dạy.

Trong học tập, bản đồ giúp học sinh dễ hình dung bài học, nhất là các bài về địa hình. Có bản đồ, học sinh có thể trả lời các câu hỏi một cách dễ dàng.

Trong giảng dạy, bản đồ giúp giảng viên hiện thực hóa bài giảng được rõ ràng hơn. Ví dụ về các bài châu lục, vùng miền, địa hình, với bản đồ giảng viên có thể cung cấp tọa độ, xác định phương hướng các vùng miền…

Vẽ bản đồ trong chương trình học

Trong chương trình địa lý lớp 12 có bài học về vẽ lược đồ Việt Nam lớp 12. Trong đó với nội dung là vẽ lược đồ với đường biên giới một cách tương đối chính xác.

Chúng ta sẽ vẽ bản đồ Việt Nam một cách sơ lược nhất. Sau đó điền các địa danh quan trọng như thủ đô Hà Nội, các thành phố lớn trên cả nước. Ngoài ra còn thể hiện rõ ràng các ranh giới vùng miền, phân chia rõ địa phận từ Bắc vào Nam.

Đồ dùng để vẽ bản đồ Việt Nam

Việc thực hiện vẽ bản đồ bắt đầu từ chuẩn bị dụng cụ, gồm các dụng cụ:

– Giấy A4: bản đồ được thực hiện vẽ trên giấy A4.

– Bút chì: dùng bút chì gỗ (có thể mua loại bút 2B). Mục đích để dễ vẽ các đường uốn cong không gây gãy ngòi như chì kim.

– Thước kẻ: khoảng 30 cm (hoặc 20 cm), nên chọn thước có độ dài vừa phải để vẽ các đường được thẳng tránh bị lem.

Ngoài ra còn có các loại bút màu và một số dụng cụ khác. Nhưng cơ bản là gồm những dụng cụ trên.

Cách vẽ bản đồ Việt Nam

Cách vẽ bản đồ Việt Nam được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kẻ khung ô vuông

– Khung ô vuông khoảng 40 ô có đánh dấu thứ tự hàng ngang, hàng dọc. Từ trái qua phải (hàng ngang) là A đến E, từ trên xuống dưới (hàng dọc) là 1 đến 8. Chiều của ô vuông tương ứng 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến.

– Trong đó, kinh tuyến là 102 độ Đ đến 112 độ Đ, vĩ tuyến là 8 độ B đến 24 độ B.

– Cách vẽ nhanh: dùng thước thẳng 30 cm, mỗi ô vuông lấy bằng chiều ngang thước là 3,4 cm.

Bước 2: Xác định đường và điểm khống chế và nối lại thành khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam (gọi là phần đất liền).

– Xác định từng vị trí sẽ dễ dàng. Bằng cách xác định bằng các kinh tuyến, vĩ tuyến vị trí nằm trên.

– Xác định các điểm cực Đông, cực Tây, cực Nam, cực Bắc gắn với địa danh cụ thể. Trong đó

+ Điểm cực Đông có tọa độ 12°39’21″B 109°27’39″Đ thuộc tỉnh Khánh Hòa

+ Điểm cực Tây có tọa độ 22°25’49″N 102°11’3″E thuộc tỉnh Điện Biên

+ Điểm cực Nam có tọa độ 8°34′ Bắc, 104°40′ Đông thuộc tỉnh Cà Mau

+ Điểm cực Bắc có tọa độ 23°22’59″B – 105°20’20″Đ thuộc tỉnh Hà Giang

Bước 3: Vẽ các đường được quy định như sau: nét đứt là đường biên giới, nét liền là đường bờ biển. Vẽ từng đoạn một là các điểm cực Tây, cực Bắc cụ thể:

– Đoạn 2: Từ Lào Cai đến điểm cực Bắc (Hà Giang)

– Đoạn 3: Từ Lũng Cú (Hà Giang) đến Móng Cái (Quảng Ninh)

Cứ tiếp tục vẽ các đoạn nối liền nhau từ đường biên giới đến đường bờ biển (chú ý các kinh độ, vĩ độ để vẽ cho chuẩn)

Bước 4: Vẽ hai đảo lớn quan trọng Hoàng Sa, Trường Sa ở ô E4 và E8. Đánh dấu một cách tượng trưng vì đây là các đảo san hô.

Bước 5: Hoàn thành nốt các sông chính, có thể dùng kí hiệu màu xanh để phân biệt với các đường ranh giới.

Sau khi hoàn thành các đường nét cơ bản, công đoạn cuối cùng là điền tên các thành phố, địa danh quan trọng trên bản đồ. Một số địa danh tiêu biểu cần có: thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần Đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa…

Như vậy là bằng các bước đơn giản nêu trên thì các bạn đã có thể vẽ bản đồ Việt Nam nhanh và dễ dàng.

” Danh sách các thành phố trực thuộc Trung Ương mới nhất.

Báo Tường Về Thầy Cô 20/11 Hay Nhất

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngoài những món quà, lời chúc gửi đến quý thầy cô, còn một thứ không thể thiếu và làm nên phần sinh động cho ngày lễ, đó chính là báo tường.

Nội dung (lời ngỏ, trang thơ, truyện ngắn, câu đối, hình vẽ…) là một phần không thể thiếu, nó là cốt lõi, là tâm điểm của tờ báo, là nơi để học sinh gửi gắm tình cảm đến thầy cô của mình.

Lời ngỏ hay nhất cho báo tường về thầy cô 20/11

20/11 đến rồi… năm nay chúng em rời mái trường THCS … không biết nói sao cho hết tấm lòng mình. Từ mái trường thênh thang bâng khuâng nhìn lại mái trường đã gắn với các em 4 năm liền là bốn mùa 20/11, 16 mùa mưa nắng, 16 mùa buồn vui.. còn thầy cô cả đời đưa đò.. thầm lặng… mà thầy đã dạy chúng em biết thế nào là hy sinh, thế nào là cuộc sống… biết yêu gia đình và yêu quê hương… Thầy dạy chúng em biết quý thời gian, trọng chữ tín, biết giữ lòng trong sạch… để ngẩng cao đầu với bạn bè. Cuộc đời thầy đưa biết bao người qua dòng sông tri thức…

Để thể hiện tình cảm và bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đó Chi đội… xin trân trọng gửi đến quý thầy cô số báo đặc biệt có tựa đề ….

Thầy cô ơi! Những người thiêng liêng cao quý những người lái đò tận tụy ngày đêm. Họ những người mở ra con đường mới cho đàn em thơ dại, công ơn của thầy cô ôi làm sao có thể kể hết được. Nó như ngọn hải đăng đối với những con tàu trên biển cả mênh mông bị lạc trên đường về. Những luồng sáng phát lên ánh sáng đem đến những niềm trao dâng cho biết bao người đi biển khi đối mặt với những cơn bão giông dữ dội.

Thầy cô cũng thế, họ đã rọi lối và dõi theo từng bước của đàn con. Một lũ học sinh tinh nghịch nhưng rất đáng yêu và tràn đầy trong tim nhiệt huyết một niền tin. Dù đi đâu về đâu thì mãi mãi và mãi mãi người học sinh vẫn được thầy cô, những ngọn hải đăng cao cả luôn tỏa sáng và vẫn thầm mong cho chúng em đến được bờ bên kia tri thức.

Khó có gì sánh được, có gì có thể quý báu hơn được “hải đăng” những ngọn đèn đã che chắn sưởi ấm tìm lối cho chúng em. Ôi cảm phục biết bao, trân trọng biết bao những tình cảm của thầy cô đã dành trọn cuộc đời chăm sóc cho chúng em, để dìu dắt chúng em tìm được những bến bờ mơ ước.

Không gì đền đáp được cái công lao to lớn ấy. Chúng em là 1 học sinh cuối cấp xin đăng gởi đến thầy cô những lời cảm ơn, những tình cảm chân thành và sâu sắc nhất.

Chúc tất cả thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để có thể soi sáng con đường tri thức cho chúng em.

Thời gian như một cỗ máy vĩnh cửu cứ thế trôi đi không bao giờ trở lại.

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi không để ý tới những gì xung quanh nó. Thầy cô là người cảm nhận rõ nhất. Thời gian trôi đi là những ngày thầy vất vả dạy dỗ đàn em thơ, nâng niu từng nét chữ, khuyên răn trò từng lời… Những canh thâu không ngủ, thức trắng đêm bên bàn giáo án, những sớm hôm miệt mài trên bục giảng để rồi mai kia chứng kiến lớp lớp học trò trưởng thành là hạnh phúc mà thầy cô mong muốn. Và lúc đó, theo bước chuyển nhịp của cuộc sống bất chợt, chúng ta nhớ đến thầy cô mài trường, nhớ đến cái nôi đã đào tạo chúng ta trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Công ơn đó to lớn biết bao, cao cả biết nhường nào…

Một lời thôi làm sao tả hết công ơn to lớn như trời biển của thầy cô đối với chúng em. Thay cho lời muốn nói, chúng em xin kính gửi đến quý thầy cô những vần thơ, câu chuyện mà chúng em đã dành tất cả công sức và lòng nhiệt huyết gửi vào trong đó tất cả tấm lòng của chúng em để kính dâng thầy cô… như một món quà ý nghĩa trong những món quà mà chúng em, ba mươi chín học sinh của lớp… kính tặng lên thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Chúng em kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ để luôn dìu dắt, dẫn bước chúng em trên bước đường trở thành con người có ích cho xã hội, những mầm non của đất nước.

Làm sao nói hết ân tình Tặng cô hai tiếng chân tình: “Mẹ ơi”!

Truyện ngắn hay nhất cho báo tường về thầy cô 20/11

Thầy ơi, bây giờ mùa hoa lau trắng

Đã 10 năm rồi em không gặp lại Thầy, cũng chừng ấy thời gian em vẫn hằng mơ một ngày em được trở lại thời thơ bé với bao kỷ niệm lưu luyến với thầy cô và bè bạn. Chiều nay em đi qua khúc sông gặp bạt ngàn hoa lau trắng, những bông lau trắng bời bời như nỗi nhớ của em về Thầy…

Bài học đầu tiên em học ở Thầy là bài giảng về lịch sử về Đinh Tiên Hoàng – vị vua tài giỏi đã dẹp loạn 12 sứ quân, đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước.

Thầy đã kể rất sinh động việc thời nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau với trẻ con thôn khác, đánh đâu thắng đó, tất cả đều hàng phục tôn làm “chủ tướng”, chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như vua.

Hình ảnh những cành lau trắng đã được Thầy minh họa rất xúc động và trở thành dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong em và nhiều lứa học trò chúng em ngày ấy. Thầy đã giảng cho chúng em biết bao bài học về lịch sử, về tình yêu đất nước và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc… nhưng có một điều, Thầy chưa bao giờ kể về mình, về cuộc đời quân ngũ của Thầy. Thầy là thương binh, Thầy trở về từ chiến trường và đã để lại nơi ấy một cánh tay. Em nhớ những dòng chữ bằng phấn trắng Thầy viết lên bảng bằng tay trái xiên xiên, chợt thấy cay cay sống mũi…

Hồi đó, món quà mà em và các bạn trong nhóm học sinh giỏi Văn đã tặng Thầy nhân ngày 20-11 là một bó hoa lau trắng. Thầy đã xúc động đến lặng người. Thầy cẩn thận cắm “bó hoa đặc biệt” ấy của chúng em vào một bình hoa được làm bằng gốc tre ngà ở phòng làm việc của Thầy. Rồi Thầy quay lại nói với chúng em giọng xúc động: hoa lau trắng nhắc Thầy nhớ mẹ, nhớ những người đồng đội cũ. Thầy kể, chữ đầu tiên hồi đó Thầy học là chữ 0.

Để thầy dễ nhớ, mẹ Thầy nói nếu khi con nhìn thấy nắng xuyên qua mái nhà của mình, thấy những chấm tròn, đó là chữ 0. Nhà Thầy hồi đó lợp bằng tranh mây. Những gánh tranh mây mà cha Thầy đã lặn lội mang về từ trong rừng sâu, kiên nhẫn gánh đến mấy tháng trời mới đủ làm mái nhà. Người thầy đầu tiên trong cuộc đời Thầy chính là mẹ Thầy. Những con số đầu tiên Thầy biết cũng từ mẹ. Học đếm từ số 1 đến số 10, rồi cả phép cộng, trừ, nhân, chia cũng bằng những củ khoai, những phần quà của mẹ mỗi buổi chợ chiều cho chị và mấy đứa em.

Bài học làm người mẹ cũng dạy Thầy bằng những câu ca dao “Lá lành đùm lá rách”, “Ăn xem nồi ngồi xem hướng”, “Học ăn học nói học gói học mở”,… Chỉ đơn giản là những lời dạy thường ngày, không có cuốn giáo án nào ngoài cuốn giáo án trái tim, tấm lòng yêu thương con hết mực… Câu chuyện kể của Thầy cũng là một bài học Thầy muốn dạy lại cho em, về tình yêu và lòng nhân ái. Có lẽ em nhớ và kính trọng Thầy hơn bởi những điều thật giản dị như thế.

Trong giấc mơ ngập trắng hoa lau, em thấy tuổi thơ mình trở về bình yên, trong trẻo. Em nhớ Thầy nói là mỗi loài hoa đều có một hồn cốt riêng, đều có những giá trị mà chưa có ai viết hết, nói hết.

Giờ đây đứng trước triền sông bạt ngàn hoa lau trắng – loài hoa giản dị đã trở thành ký ức thiêng liêng trong em khi nhớ về Thầy, về bài học đầu tiên của Thầy. Trong trái tim em, hình ảnh của Thầy giống như một ngọn núi với những tán cây đủ chở che cho em suốt mùa nắng gắt, cũng là nơi bình yên em muốn trở về mỗi khi lòng mệt nhoài nơi đất khách.

Mùa đông đã về hun hút gió. Ngoài triền sông hoa lau trắng lại bời bời trong gió. “Cây lau có một sức sống bền bỉ và diệu kỳ, dù gió mưa có quất bao nhiêu thì hoa vẫn nở đúng mùa và vẫn trắng đến chênh chao. Con người cần phải kiên trì hơn loài hoa lau ấy…”

– Thầy đã dạy em như thế. Đến bây giờ em vẫn luôn mang theo bên mình hình ảnh của một màu hoa – trắng tinh khiết như những tình cảm mến thương của những cô cậu học trò dành tặng thầy cô giáo…

Lời thầy dạy thuở ấy…

Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.

Gửi những người chèo đò mải miết giữa sông xưa. Gửi thầy con, người mải miết chèo lái những dòng đời xuôi ngược…

Con còn nhớ rõ hình bóng thầy trên bục giảng năm ấy. Mái tóc pha hơi sương, chiếc cặp sách cũ, nụ cười hằn những vết chân chim đượm màu thời gian đã theo chúng con đi hết những năm tháng cuối của thuở học trò có lớn mà không có khôn…

Bụi phấn rơi rơi theo từng dòng thầy viết, rơi vào cả tâm hồn non nớt chúng con những bài học về cuộc đời.

Thuở ấy, chúng con nào biết làm người phải có lấy một ước mơ, dù giản dị, nhỏ nhoi hay cao sang to lớn. Chiếc bảng đen, từng trang giấy trắng, những lời giảng dạy của Thầy chính là đoạn đường dài dẫn chúng con với những ước mơ đầu tiên ấy!

Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời chỉ có những bà tiên và ông bụt, rằng Lý Thông, mụ gì ghẻ, hay quỷ dữ chỉ có trong truyện mà thôi… Cuộc đời này vẫn luôn là bài một bài toán khó, mà đi hết cả quãng đường dài chúng ta mới nhận ra chẳng có lời giải nào tốt hơn ngoài hai từ “trải nghiệm”.

Thầy dạy rằng bước vào đời chúng con cần có một đôi mắt sáng và một trái tim biết yêu thương, để đối tốt với những người ngay và tránh xa những toan tính, bon chen của những kẻ độc ác.

Thưở ấy, chúng con nào biết “tha thứ” là một động từ đẹp nhất chỉ sau “yêu”. Thầy dạy chúng con đừng quay lưng với những người đã nhận lỗi, đừng mang ngõ cụt đến cho những người đã biết mình sai, đừng nhẫn tâm với những người đã biết quay lại… Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.

Thưở ấy, chúng con nào biết cậu bạn kia lấm lem bùn đất chỉ vì giúp ba cày thêm ruộng lúa, đâu biết cô bạn thỉnh thoảng ngủ gật trong lớp kia tối qua thức khuya trông em cho mẹ ốm, đâu biết cậu bạn bên cạnh mình có người thân bệnh nặng nên bỏ học thường xuyên…

Chúng con vẫn chỉ là những đứa trẻ ngây thơ nhìn cuộc đời bằng một ánh nhìn như vốn dĩ, mà vô tình lãng quên đi đằng sau nó có thể là cả một câu chuyện dài.

Thầy dạy chúng con hãy biết để ý và chăm sóc đến những người xung quanh, hãy biết trân trọng những điều tưởng như rất bình thường nhưng vô cùng quý giá. Bởi có một ngày, yêu thương cũng có thể là quá muộn… khi mà hợt hời và vô tâm đã bỏ xa khoảng cách giữa những con người.

Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời luôn là những vòng quanh. Những khúc gập, những quanh co, những thác ghềnh luôn là một phần không thể thiếu. Đừng mơ tưởng về cuộc đời là một đường thẳng… Nếu cuộc đời con không có những khúc ngoặt, hiển nhiên nó đã vô nghĩa đi rất nhiều rồi.

Thầy còn dạy chúng con phải biết ngẩng đầu trước thất bại, đừng dừng lại khi phía trước còn nhiều lắm những chông gai… Quá nửa cuộc đời con đã sống như lời thầy dạy, con lớn thêm một chút rồi, thầy ơi…

Dẫu đông dài, hạ trắng, nắng gắt hay mưa giông…

Những người chèo đò vẫn mải miết qua sông đưa khách…

Dẫu gió lạnh, đèn khuya, lưng áo mỏng…

Thầy tôi trăng hắt những đêm kia, vẫn mải miết chèo đời…

Câu danh ngôn hay nhất cho báo tường về thầy cô 20/11

Điểm lại 10 câu danh ngôn về thầy cô giáo hay và ý nghĩa nhất:

1. Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học. – Comenxki

2. Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên. – Gôlôbôlin

4. Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được. – Usinxki

5. Với nghề dạy học không thể nhìn thấy kết quả của một ngày làm việc. Kết quả ấy vô hình và có lẽ vẫn còn đó đến 20 năm sau. – Jacques Bazun

7. Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ. – Galileo

8. Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện. – Vijaya Lakshmi Pandit

9. Một ông thầy mà không dạy cho trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đạp búa trên sắt nguội mà thôi. – Horaceman

10. Tôi mang ơn cha mẹ cho tôi sự sống. Nhưng tri ân thầy tôi đã dạy tôi sống đẹp” – Alexander the Great