Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Bản Đồ Việt Nam Bài 3 Địa Lý 12 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Bài 3. Thực Hành: Vẽ Lược Đồ Việt Nam (Địa Lý 12)

1. Vẽ khung lược đồ Việt Nam

– Bước 1 : Vẽ khung ô vuông.

Vẽ khung ô vuông gồm 40 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8 (5×8). Mỗi chiều của ô vuông tương ứng với 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến. Thể hiện kinh tuyến từ 1020Đ – 1120Đ, vĩ tuyến từ 80B – 240B.

Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (3,4 cm). Hoặc có thể chuẩn bị giấy A4 có vẽ trước lưới ô vuông.

– Bước 2 : Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).

– Bước 3 : Vẽ từng đường biên giới (vẽ nét đứt), vẽ đường bờ biển (nét liền, có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ).

+ Vẽ đoạn 1 : Từ điểm cực Tây (xã Sín Thầu, Điện Biên) đến thành phố Lào Cai.

+ Vẽ đoạn 2 : Từ thành phố Lào Cai đến điểm cực Bắc (Lũng Cú, Hà Giang).

+ Vẽ đoạn 3 : Từ Lũng Cú đến Móng Cái, Quảng Ninh (1080Đ).

+ Vẽ đoạn 4 : Từ Móng Cái đến phía Nam đồng bằng sông Hồng.

+ Vẽ đoạn 5 : Từ phía nam Đồng bằng sông Hồng đến phía nam Hoành Sơn (180B, chú ý hình dáng bờ biển đoạn Hoành Sơn ăn lan ra biển).

+ Vẽ đoạn 6 : Từ nam Hoành Sơn đến Nam Trung Bộ (chú ý vị trí Đà Nẵng ở góc ô vuông D4, 160B. Có thể bỏ qua các nét chi tiết thể hiện các vũng vịnh ở Nam Trung Bộ).

+ Vẽ đoạn 7 : Từ Nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau.

+ Vẽ đoạn 8 : Bờ biển từ mũi Cà Mau đến thành phố Rạch Gía và từ Rạch Gía đến Hà Tiên. Đảo Phú Quốc.

+ Vẽ đoạn 9 : Biên giới giữa đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia.

+ Vẽ đoạn 10 : Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào.

+ Vẽ đoạn 11 : Biên giới từ nam Thừa Thiên – Huế tới cực Tây Nghệ An với Lào.

+ Vẽ đoạn 12 : Biên giới phía Tây của Thanh Hóa với Lào.

+ Vẽ đoạn 13 : Phần còn lại của biên giới phía nam Sơn La, tây Điện Biên với Lào.

– Bước 4 : Vẽ quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa (ô E8). Các quần đảo này phần lớn là đảo san hô, nên có thể kí hiệu đảo san hô một cách tượng trưng.

Lưu ý :

– Vị trí của một số đảo chính trong quần đảo Hoàng Sa ở ô E4.

– Vị trí của một số đảo chính trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở xa hơn bên ngoài khung lược đồ. Vì thế trong lược đồ phải đóng khung một phần ở góc phải phía dưới lược đồ để vẫn thể hiện được quần đảo Trường Sa).

– Không cần ghi rõ tên các đảo cụ thể vì kích thước quá nhỏ và tỉ lệ lược đồ nhỏ.

– Bước 5 : Vẽ các sông chính. (Các dòng sông và bờ biển có thể tô màu xanh nước biển).

2. Điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng

– Hà Nội

– Đà Nẵng

– TP. Hồ Chí Minh

– Vịnh Bắc Bộ

– Vịnh Thái Lan

– Quần đảo Hoàng Sa

– Quần đảo Trường Sa

Bài 3. Thực Hành: Vẽ Lược Đồ Việt Nam Địa Lí 12

Hướng dẫn soạn Bài 3. Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam sgk Địa Lí 12. Nội dung bài bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí 12, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

1. Nội dung

a) Vẽ lược đồ Việt Nam với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo.

b) Điền vào lược đổ một số địa danh quan trọng.

2. Yêu cầu

a) Vẽ lược đồ Việt Nam một cách tương đối chính xác. Tùy theo khổ giấy, có thể vẽ lược đồ Việt Nam với các kích thước khác nhau dựa trên lưới ô vuông đã xác định.

b) Xác định đúng trên lược đồ một số địa danh quan trọng như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Hoàng Sa.

3. Hướng dẫn cách vẽ

– Vẽ một lưới ô vuông gồm 40 ô (5×8) như trong hình 3. Mỗi chiều của ô vuông ứng với 2 o kinh tuyến và 2 o vĩ tuyến. Lưới ô vuông này thể hiện lưới kinh-vĩ tuyến từ 102 o Đ đến 112 o Đ và từ 8 o B đến 24 o B mà phần lớn lãnh thổ nước ta nằm trong đó.

Trên cơ sở một lược đồ Việt Nam ứng với lưới ô vuông nhu hình 3, giáo viên gợi ý cho học sinh lựa chọn một số điểm chuẩn để học sinh sáng tạo các cách vẽ bờ biển và đường biên giới đất liền tương đối chính xác.

Ví dụ: Móng Cái nằm trên kinh tuyến 108 o Đ, Đèo Ngang có vĩ độ khoảng 18 o B, thành phố Đà Nẵng có vĩ độ khoảng 16 o B, thành phố Lào Cai và đảo Phú Quốc nằm trên kinh tuyến 104 o Đ…

Sau đó học sinh sẽ vẽ các sông lớn, đảo lớn, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

– Điền một số địa danh quan trọng lên lược đồ như Thủ đô Hà Nội (nằm ở hai bên bờ sông Hồng và khoảng vĩ độ 21 o B), thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Hoặc:

1. Vẽ khung ô vuông: Khung ô vuông gồm 40 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng ngang từ trái quà phải (từ A đến E) theo hàng dọc từ trên xuống (từ 1 đến 8).

2. Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).

3. Vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển để hợp lại thành khung lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền). Có thể có cách vẽ như sau:

+ Vẽ đoạn 1: từ điểm cực Tây (xã Sín Thầu, Điện Biên) đến thành phố Lào Gai.

+ Vẽ doạn 2: từ thành phố Lào Cai đến Lũng Cú (điểm cực Bắc).

+ Vẽ đoạn 3: từ Lũng Cú đến Móng Cái (Quảng Ninh)

+ Vẽ đoạn 4: từ Móng Cái đến phía nam đồng bằng sông Hồng.

+ Vẽ đoạn 5: từ phía Nam đồng bằng sông Hồng đến phía nam Hoành Sơn (chú ý hình dáng bờ biển đoạn Hoành Sơn ăn lan ra biển).

+ Vẽ đoạn 6: từ Nam Hoành Sơn đến Nam Trung Bộ (chú ý vị trí của Đà Nẵng ở góc vuông D4).

+ Vẽ đoạn 7: từ Nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau.

+ Vẽ đoạn 8: từ mũi Cà Mau đến Rạch Giá và từ Rạch Giá đến Hà Tiên.

+ Vẽ đoạn 9: biên giới giữa đồng bằng Nam Bộ và Cam-pu-chia.

+ Vẽ đoạn 10: biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Cam-pu-chia và Lào.

+ Vẽ đoạn 11: biên giới từ Thừa Thiên Huế tới cực Tây Nghệ An với Lào.

+ Vẽ đoạn 12: biên giới phía tây của Nghệ An, Thanh Hoá với Lào.

+ Vẽ đoạn 13: phần còn lại của biên giới phía nam Sơn La, tây Điện Biên với Lào.

4. Vẽ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các quần đảo này phần lớn là đảo san hô, nên có thể thể hiện kí hiệu đảo san hô một cách tượng trưng.

5. Vẽ các sông chính.

6. Điền lên lược đồ các thành phố, thị xã theo yêu cầu.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Giáo Án Địa Lí 12 Bài 3: Thực Hành: Vẽ Lược Đồ Việt Nam

Giáo án Địa Lí 12 Bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

– Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.

2. Kĩ năng:

– Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần trên đất liền) và một số đối tượng địa lí. 3.

3. Năng lực:

– Năng lực chung: Giai quyết vấn đề

– Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

– Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Atlat địa lí Việt Nam.

– Bản đồ trống Việt Nam. Bút dạ viết bảng…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

a/ Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ Các nước Đông Nam á.

b/ Nêu ý nghĩa vị trí địa lý Việt Nam.

2. Vào bài mới:

* Lược đồ địa lý : là hình vẽ khái quát những nét cơ bản về hình dạng lãnh thổ và một số yếu tố địa lý nhất định nào đó theo chủ điểm đặt ra. Trong học tập địa lý, lược đồ địa lý là phương tiện tiếp thu kiến thức một cách sinh động, trực quan, gắn với không gian địa lý. Vì thế vẽ lược đồ địa lý là một yêu cầu kỹ năng địa lý khá quan trong. Có nhiều cách vẽ lược đồ Việt nam. Trong bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu cách vẽ lược đồ Việt nam dựa trên hệ thống ô vuông và một số điểm chuẩn nổi bật để vẽ đường biên giới và đường bờ biển của Tổ quốc.

Hoạt động 1: Vẽ khung lược đồ Viêt Nam ( Hình thức : Cả lớp )

* Bước 1 : Vẽ khung ô vuông :

– Vẽ khung ô vuông gồm 40 ô (5×8), đánh số thứ tự theo trật tự :

+ Theo hàng ngang từ trái qua phải ( từ A → E )

+ Theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 → 8 )

– Mỗi ô có chiều rộng tương ứng với 2 kinh tuyến và 2 vĩ tuyến.

– Quy ước trục tung là đường kinh tuyến 102 0 Đông. Trục hoành là đường vĩ tuyến 8 0 Bắc.

– Như vậy, lưới ô vuông thể hiện lưới kinh vĩ tuyến là ( 102 0 KTĐ – 112 0 KTĐ, 8 0 VTB – 24 0 VTB )

* Bước 2 : Vẽ khung lược đồ :

– Giáo viên hướng dẫn HS xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dạng lãnh thổ Việt nam – phần đất liền ( xem phần phụ lục )

* Bước 3 : Vẽ khung lãnh thổ Việt nam :

– Giáo viên hướng dẫn HS vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển để hợp thành khung lãnh thổ Việt nam.

+ Vẽ đoạn 1 : Từ điểm cực Tây ( xã Sín Thầu – Điện Biên ) → Thành phố Lào Cai.

+ Vẽ đoạn 2 : Từ thành phố Lào Cai → Lũng Cú – Hà Giang ( điểm cực Bắc của đất nước )

+ Vẽ đoạn 3 : Từ Lũng Cú – Hà Giang → Móng Cái – Quảng Ninh.

+ Vẽ đoạn 4 : Từ Móng Cái – Quảng Ninh → phía Nam ĐB sông Hồng.

+ Vẽ đoạn 5: Từ phía Nam ĐB sông Hồng → phía Nam dãy Hoành Sơn ( chú ý hình dáng bờ biển đoạn Hoành Sơn ăn lan ra biển )

+ Vẽ đoạn 6 : Từ phía Nam dãy Hoành Sơn → Nam Trung Bộ ( chú ý vị trí của Đà Nẵng ở góc ô vuông D4, vị trí Cam Ranh ở cạnh dưới E5, có thể bỏ qua các chi tiết thể hiện các vũng vịnh ở NTB )

+ Vẽ đoạn 7 : Từ Nam Trung Bộ → Mũi Cà Mau.

+ Vẽ đoạn 8 : Từ Mũi Cà Mau → Rạch Giá – Kiên Giang → Hà Tiên – Kiên Giang.

+ Vẽ đoạn 9 : Biên giới ĐB Nam Bộ với Campuchia ( Hà Tiên → Bình Phước )

+ Vẽ đoạn 10 : Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào.

+ Vẽ đoạn 11 : Biên giới từ Nam Thừa Thiên Huế tới cực Tây Nghệ An với Lào.

+ Vẽ đoạn 12 : Biên giới cực Tây Thanh Hoá với Lào.

+ Vẽ đoạn 13 : Biên giới phía Nam Sơn La và Tây Điện Biên với Lào.

– Xem phần phụ lục.

* Bước 4 : Xác định vị trí và vẽ các đảo – quần đảo lớn, vịnh biển.

– Giáo viên hướng dẫn HS dùng các ký hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các quần đảo :

+ Quần đảo Hoàng Sa – Đà Nẵng (15 045′ → 17 015′ Bắc và 111 000′ → 113 0 00′ Đông ) E4

+ Quần đảo Trường Sa – Khánh Hoà ( 8 038′ Bắc ; 111 0 55′ Đông ) E8

+ Đảo Phú Quốc – Kiên Giang ( 9 053′ → 10 028′ Bắc và 103 049′ → 104 0 05′ Đông ) A7 – B7

+ Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan.

* Bước 5 : Xác định vị trí và vẽ các con sông chính :

– Sông Hồng

– Sông Đà

– Sông Mã – Sông Thái Bình

– Sông Cả

– Sông Thu Bồn – Sông Đà Rằng

– Sông Đồng Nai

– Sông Sài Gòn – Sông Tiền

– Sông Hậu.

Hoạt động 2: Điền tên các dòng sông, thành phố, đảo-quần đảo lên lược đồ (HT: Cá nhân)

* Bước 1 : Quy ước cách viết tên địa danh :

– Tên nước : chữ in hoa viết đứng ( VIÊT NAM )

– Tên Tp, đảo, quần đảo : viết in hoa chữ cái đầu, viết theo hàng ngang ( Hà Nội )

– Tên sông : Viết thường, viết theo chiều dọc dòng sông ( Sông Hồng )

* Bước 2 : Dựa vào Atlát Địa lý VN , xác định vị trí các thành phố điển hình :

– Xác định vị trí các thành phố ven biển :

+ Hải Phòng ( gần 21 0 Bắc )

+ Thanh Hoá ( 19 0 45′ Bắc )

+ Vinh ( 18 0 45′ Bắc ) + Huế ( 16 0 30′ Bắc )

+ Đà Nẵng ( 16 0 Bắc )

+ Quy Nhơn ( 13 0 45′ Bắc ) + Nha Trang ( 12 0 15′ Bắc )

+ Vũng Tàu ( 10 0 30′ Bắc )

– Xác định vị trí các thành phố trên đất liền :

+ Lào Cai, Sơn La ( 104 0 Đông )

+ Lai Châu, Tuyên Quang, Lạng Sơn ( 22 0 Bắc )

+ Kon Tum, Plâycu, Buôn Mê Thuột ( 108 0 Đông ) + Đà Lạt ( 12 0 Bắc )

+ Hà Nội ( gần 106 0 Đông )

+ Tp Hồ Chí Minh ( gần sông SG )

* Bước 3 : Tiến hành điền tên các thành phố , sông vào lược đồ.

* Bước 4 : Ghi bảng chú giải các nội dung biểu thị trên lược đồ.

IV. TỔNG KẾT

1. Đánh giá: – GV nhận xét một số bài vẽ của HS, biểu dương những HS có bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần phải sửa chữa.

2. Hoạt động nối tiếp: – Luyện tập cách vẽ. Mỗi HS hoàn chỉnh một bản vẻ đẹp, chính xác.

V. PHỤ LỤC

VI. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Bài 3: Thực Hành Vẽ Bản Đồ Việt Nam

Bài 3. THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

– Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.

2. Về kĩ năng

Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần trên đất liền) và một số đối tượng địa lí.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

– Bản đồ hành chính Việt Nam.

– Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

– Bản đồ trống Việt Nam.

– Atlat địa lí Việt Nam.

2. Học sinh:

– Atlat địa lí Việt Nam.

– Giấy A4 để vẽ lược đồ.

Hoạt động 1: Vẽ khung lược đồ Việt Nam.

Bước 1: Vẽ khung ô vuông gồm 40 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8). Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (2 cm).

Bước 2: Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).

Bước 3: Vẽ từng đường biên giới (vẽ nét đứt – – -), vẽ đường bờ biển (có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ).

Bước 4: Dùng các kí hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa (ô E8).

Bước 5: Vẽ các sông chính. (Các dòng sông và bờ biển có thể tô màu xanh nước biển).

Hoạt động 2: Điền tên các dòng sông, thành phố, thị xã lên lược đồ.

* Bước 1: quy ước cách viết địa danh.

+ Tên nước: chữ in đứng.

+ Tên thành phố, quần đảo: viết in hoa chữ cái đầu, viết song song với cạnh ngang của khung lược đồ. Tên sông viết dọc theo dòng sông.

* Bước 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam xác định vị trí các thành phố, thị xã. Xác định vị trí các thành phố ven biển: Hải Phòng: gần 21 độ B, Thanh Hoá: 19 độ 45’B, Vinh: 18 0 45’B, Đà Nẵng: 16 độ B, Thành phố Hồ Chí Minh 10 độ 49’B…

Xác định vị trí các thành phố trong đất liền:

+ Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuộc đều nằm trên kinh tuyến 108 độ Đ.

+ Lào Cai, Sơn La nằm trên kinh tuyến 104 độ Đ.

+ Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lai Châu đều nằm trên vĩ tuyến 22 độ B.

+ Đà Lạt nằm trên vĩ tuyến 12 độ B.

* Bước 3: HS điền tên các thành phố, thị xã vào lược đồ.