Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Bản Đồ Việt Nam 5×8 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Vẽ Bản Đồ Việt Nam

Hướng dẫn cách vẽ bản đồ Việt Nam

Cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 nhanh đơn giản nhất

1. Vai trò của bản đồ

Bản đồ có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong học tập và giảng dạy.

Trong đời sống, chúng ta vẫn thường hay sử dụng bản đồ để xác định vị trí, phương hướng, đường đi. Đặc biệt bản đồ có ứng dụng thực tiễn trong thời tiết. Ngày nay nó càng được sử dụng một cách rộng rãi để dự báo chính xác thời tiết hàng ngày hay những diễn biến bất thường như bão, lốc…Ngoài ra thì trong quân sự, bản đồ có vai trò trong việc xem xét địa hình tác chiến.

Trong học tập, bản đồ giúp học sinh dễ hình dung bài học, nhất là các bài về địa hình. Có bản đồ, học sinh có thể trả lời các câu hỏi một cách dễ dàng.

Trong giảng dạy, bản đồ giúp giảng viên hiện thực hóa bài giảng được rõ ràng hơn. Ví dụ về các bài châu lục, vùng miền, địa hình, với bản đồ giảng viên có thể cung cấp tọa độ, xác định phương hướng các vùng miền…

2. Vẽ bản đồ trong chương trình học

Trong chương trình địa lý lớp 12 có bài học về vẽ lược đồ Việt Nam lớp 12. Trong đó với nội dung là vẽ lược đồ với đường biên giới một cách tương đối chính xác.

Chúng ta sẽ vẽ bản đồ Việt Nam một cách sơ lược nhất. Sau đó điền các địa danh quan trọng như thủ đô Hà Nội, các thành phố lớn trên cả nước. Ngoài ra còn thể hiện rõ ràng các ranh giới vùng miền, phân chia rõ địa phận từ Bắc vào Nam.

Đồ dùng để vẽ bản đồ Việt Nam

Việc thực hiện vẽ bản đồ bắt đầu từ chuẩn bị dụng cụ, gồm các dụng cụ:

Giấy A4: bản đồ được thực hiện vẽ trên giấy A4.

Bút chì: dùng bút chì gỗ (có thể mua loại bút 2B). Mục đích để dễ vẽ các đường uốn cong không gây gãy ngòi như chì kim.

Thước kẻ: khoảng 30 cm (hoặc 20 cm), nên chọn thước có độ dài vừa phải để vẽ các đường được thẳng tránh bị lem.

Ngoài ra còn có các loại bút màu và một số dụng cụ khác. Nhưng cơ bản là gồm những dụng cụ trên.

3. Cách vẽ bản đồ Việt Nam

Cách vẽ bản đồ Việt Nam được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kẻ khung ô vuông

– Khung ô vuông khoảng 40 ô có đánh dấu thứ tự hàng ngang, hàng dọc. Từ trái qua phải (hàng ngang) là A đến E, từ trên xuống dưới (hàng dọc) là 1 đến 8. Chiều của ô vuông tương ứng 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến.

– Trong đó, kinh tuyến là 102 độ Đ đến 112 độ Đ, vĩ tuyến là 8 độ B đến 24 độ B.

– Cách vẽ nhanh: dùng thước thẳng 30 cm, mỗi ô vuông lấy bằng chiều ngang thước là 3,4 cm.

Bước 2: Xác định đường và điểm khống chế và nối lại thành khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam (gọi là phần đất liền).

– Xác định từng vị trí sẽ dễ dàng. Bằng cách xác định bằng các kinh tuyến, vĩ tuyến vị trí nằm trên.

– Xác định các điểm cực Đông, cực Tây, cực Nam, cực Bắc gắn với địa danh cụ thể. Trong đó

Điểm cực Đông có tọa độ 12°39’21″B 109°27’39″Đ thuộc tỉnh Khánh Hòa

Điểm cực Tây có tọa độ 22°25’49″N 102°11’3″E thuộc tỉnh Điện Biên

Điểm cực Nam có tọa độ 8°34′ Bắc, 104°40′ Đông thuộc tỉnh Cà Mau

Điểm cực Bắc có tọa độ 23°22’59″B – 105°20’20″Đ thuộc tỉnh Hà Giang

Bước 3: Vẽ các đường được quy định như sau: nét đứt là đường biên giới, nét liền là đường bờ biển. Vẽ từng đoạn một là các điểm cực Tây, cực Bắc cụ thể:

– Đoạn 1: Điểm cực Tây (Điện Biên) đến Lào Cai

– Đoạn 2: Từ Lào Cai đến điểm cực Bắc (Hà Giang)

– Đoạn 3: Từ Lũng Cú (Hà Giang) đến Móng Cái (Quảng Ninh)

Cứ tiếp tục vẽ các đoạn nối liền nhau từ đường biên giới đến đường bờ biển (chú ý các kinh độ, vĩ độ để vẽ cho chuẩn)

Bước 4: Vẽ hai đảo lớn quan trọng Hoàng Sa, Trường Sa ở ô E4 và E8. Đánh dấu một cách tượng trưng vì đây là các đảo san hô.

Bước 5: Hoàn thành nốt các sông chính, có thể dùng kí hiệu màu xanh để phân biệt với các đường ranh giới.

Sau khi hoàn thành các đường nét cơ bản, công đoạn cuối cùng là điền tên các thành phố, địa danh quan trọng trên bản đồ. Một số địa danh tiêu biểu cần có: thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần Đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa…

Cuối cùng kiểm tra soát lần cuối, tẩy các đường bị lem, tô lại các đường vẽ mờ.

Như vậy là bằng các bước đơn giản nêu trên thì các bạn đã có thể vẽ bản đồ Việt Nam nhanh và dễ dàng.

Bài 3: Thực Hành Vẽ Bản Đồ Việt Nam

Bài 3. THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

– Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.

2. Về kĩ năng

Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần trên đất liền) và một số đối tượng địa lí.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

– Bản đồ hành chính Việt Nam.

– Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

– Bản đồ trống Việt Nam.

– Atlat địa lí Việt Nam.

2. Học sinh:

– Atlat địa lí Việt Nam.

– Giấy A4 để vẽ lược đồ.

Hoạt động 1: Vẽ khung lược đồ Việt Nam.

Bước 1: Vẽ khung ô vuông gồm 40 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8). Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (2 cm).

Bước 2: Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).

Bước 3: Vẽ từng đường biên giới (vẽ nét đứt – – -), vẽ đường bờ biển (có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ).

Bước 4: Dùng các kí hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa (ô E8).

Bước 5: Vẽ các sông chính. (Các dòng sông và bờ biển có thể tô màu xanh nước biển).

Hoạt động 2: Điền tên các dòng sông, thành phố, thị xã lên lược đồ.

* Bước 1: quy ước cách viết địa danh.

+ Tên nước: chữ in đứng.

+ Tên thành phố, quần đảo: viết in hoa chữ cái đầu, viết song song với cạnh ngang của khung lược đồ. Tên sông viết dọc theo dòng sông.

* Bước 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam xác định vị trí các thành phố, thị xã. Xác định vị trí các thành phố ven biển: Hải Phòng: gần 21 độ B, Thanh Hoá: 19 độ 45’B, Vinh: 18 0 45’B, Đà Nẵng: 16 độ B, Thành phố Hồ Chí Minh 10 độ 49’B…

Xác định vị trí các thành phố trong đất liền:

+ Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuộc đều nằm trên kinh tuyến 108 độ Đ.

+ Lào Cai, Sơn La nằm trên kinh tuyến 104 độ Đ.

+ Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lai Châu đều nằm trên vĩ tuyến 22 độ B.

+ Đà Lạt nằm trên vĩ tuyến 12 độ B.

* Bước 3: HS điền tên các thành phố, thị xã vào lược đồ.

Cách Vẽ Bản Đồ Việt Nam Trên Giấy A4 Nhanh Đơn Giản Nhất

Trong địa lý chúng ta vẫn thường hay được tiếp xúc với các loại bản đồ khác nhau. Trong đó có bản đồ Việt Nam. Vậy như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ bản đồ Việt Nam một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

Vai trò của bản đồ

Bản đồ có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong học tập và giảng dạy.

Trong học tập, bản đồ giúp học sinh dễ hình dung bài học, nhất là các bài về địa hình. Có bản đồ, học sinh có thể trả lời các câu hỏi một cách dễ dàng.

Trong giảng dạy, bản đồ giúp giảng viên hiện thực hóa bài giảng được rõ ràng hơn. Ví dụ về các bài châu lục, vùng miền, địa hình, với bản đồ giảng viên có thể cung cấp tọa độ, xác định phương hướng các vùng miền…

Vẽ bản đồ trong chương trình học

Trong chương trình địa lý lớp 12 có bài học về vẽ lược đồ Việt Nam lớp 12. Trong đó với nội dung là vẽ lược đồ với đường biên giới một cách tương đối chính xác.

Chúng ta sẽ vẽ bản đồ Việt Nam một cách sơ lược nhất. Sau đó điền các địa danh quan trọng như thủ đô Hà Nội, các thành phố lớn trên cả nước. Ngoài ra còn thể hiện rõ ràng các ranh giới vùng miền, phân chia rõ địa phận từ Bắc vào Nam.

Đồ dùng để vẽ bản đồ Việt Nam

Việc thực hiện vẽ bản đồ bắt đầu từ chuẩn bị dụng cụ, gồm các dụng cụ:

– Giấy A4: bản đồ được thực hiện vẽ trên giấy A4.

– Bút chì: dùng bút chì gỗ (có thể mua loại bút 2B). Mục đích để dễ vẽ các đường uốn cong không gây gãy ngòi như chì kim.

– Thước kẻ: khoảng 30 cm (hoặc 20 cm), nên chọn thước có độ dài vừa phải để vẽ các đường được thẳng tránh bị lem.

Ngoài ra còn có các loại bút màu và một số dụng cụ khác. Nhưng cơ bản là gồm những dụng cụ trên.

Cách vẽ bản đồ Việt Nam

Cách vẽ bản đồ Việt Nam được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kẻ khung ô vuông

– Khung ô vuông khoảng 40 ô có đánh dấu thứ tự hàng ngang, hàng dọc. Từ trái qua phải (hàng ngang) là A đến E, từ trên xuống dưới (hàng dọc) là 1 đến 8. Chiều của ô vuông tương ứng 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến.

– Trong đó, kinh tuyến là 102 độ Đ đến 112 độ Đ, vĩ tuyến là 8 độ B đến 24 độ B.

– Cách vẽ nhanh: dùng thước thẳng 30 cm, mỗi ô vuông lấy bằng chiều ngang thước là 3,4 cm.

Bước 2: Xác định đường và điểm khống chế và nối lại thành khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam (gọi là phần đất liền).

– Xác định từng vị trí sẽ dễ dàng. Bằng cách xác định bằng các kinh tuyến, vĩ tuyến vị trí nằm trên.

– Xác định các điểm cực Đông, cực Tây, cực Nam, cực Bắc gắn với địa danh cụ thể. Trong đó

+ Điểm cực Đông có tọa độ 12°39’21″B 109°27’39″Đ thuộc tỉnh Khánh Hòa

+ Điểm cực Tây có tọa độ 22°25’49″N 102°11’3″E thuộc tỉnh Điện Biên

+ Điểm cực Nam có tọa độ 8°34′ Bắc, 104°40′ Đông thuộc tỉnh Cà Mau

+ Điểm cực Bắc có tọa độ 23°22’59″B – 105°20’20″Đ thuộc tỉnh Hà Giang

Bước 3: Vẽ các đường được quy định như sau: nét đứt là đường biên giới, nét liền là đường bờ biển. Vẽ từng đoạn một là các điểm cực Tây, cực Bắc cụ thể:

– Đoạn 2: Từ Lào Cai đến điểm cực Bắc (Hà Giang)

– Đoạn 3: Từ Lũng Cú (Hà Giang) đến Móng Cái (Quảng Ninh)

Cứ tiếp tục vẽ các đoạn nối liền nhau từ đường biên giới đến đường bờ biển (chú ý các kinh độ, vĩ độ để vẽ cho chuẩn)

Bước 4: Vẽ hai đảo lớn quan trọng Hoàng Sa, Trường Sa ở ô E4 và E8. Đánh dấu một cách tượng trưng vì đây là các đảo san hô.

Bước 5: Hoàn thành nốt các sông chính, có thể dùng kí hiệu màu xanh để phân biệt với các đường ranh giới.

Sau khi hoàn thành các đường nét cơ bản, công đoạn cuối cùng là điền tên các thành phố, địa danh quan trọng trên bản đồ. Một số địa danh tiêu biểu cần có: thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần Đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa…

Như vậy là bằng các bước đơn giản nêu trên thì các bạn đã có thể vẽ bản đồ Việt Nam nhanh và dễ dàng.

” Danh sách các thành phố trực thuộc Trung Ương mới nhất.

Bản Đồ Việt Nam Không Phải Hình Chữ S?

LTS: Bấy lâu nay, trên các kênh quảng bá của các doanh nghiệp, vì vô tình mà đã mắc những thiếu sót không đáng có: Không thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa khi vẽ bản đồ Việt Nam. Bài viết sau đây của anh Nguyễn Ngọc Long, một người hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chiến lược truyền thông và thương hiệu cá nhân cung cấp thêm một góc nhìn, lý giải vấn đề này.

Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!

Tôi cho rằng, việc cụ thể trong trường hợp này chưa có gì quá nghiêm trọng. Nhưng từ câu chuyện nhỏ của tấm bản đồ ấy mà tôi thấy cần phải nói tới những vấn đề có tầm vóc lớn lao hơn. Đó là ý thức của những người trẻ ở thế hệ 8x chúng tôi, và cả thế hệ 9x, 10x đang từ từ lớn.

Gần đây, các tình nguyện viên trong sự kiện đón tiếp người không chân tay tới Việt Nam đã lộn ngược tấm biểu ngữ có in hình bản đồ Việt Nam khi tiễn anh này về nước. Điều đáng nói là tấm bản đồ ấy cũng hoàn toàn không thể hiện 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi. Thật đáng tiếc là những hình ảnh chưa đẹp ấy vẫn được lên sóng Truyền hình Quốc Gia VTV1.

Khi phản ánh này việc này trên trang facebook cá nhân, có người góp ý với tôi rằng “không nên sa đà vào tiểu tiết” và “đừng bới lông tìm vết”. Nhận thức như vậy là nguy hiểm, vì khi cho rằng việc đó không quan trọng thì mặc nhiên phát sinh suy nghĩ thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là có cũng được, không có cũng không có gì to tát lắm.

Theo tôi, để xảy ra nhận thức này, có lỗi rất lớn của những người làm giáo dục và hệ thống tuyên truyền của chúng ta. Khi còn học phổ thông, từ thầy cô trong nhà trường cho đến sách vở thơ ca nhạc họa đều phát đi một thông điệp rằng VIỆT NAM HÌNH CHỮ S. Nếu hỏi nước Việt Nam hình gì, tôi sẽ nói Việt Nam hình chữ S, các bạn sẽ nói Việt Nam hình chữ S, và hàng triệu triệu học sinh sinh viên bây giờ cũng sẽ vẫn có câu trả lời như thế. Đó là một điều vô cùng tai hại.

Chính vì đã ăn sâu trong đầu rằng Việt Nam hình chữ S nên từ trong tiềm thức chúng ta đã “gạt” 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ra khỏi suy nghĩ và coi nó như thể một cái gì đó mang tính chất bổ sung không quá quan trọng. Lớn lên một chút, khi chúng ta đi làm, có những va chạm này kia, chúng ta mới nhận thức thêm rằng nếu quên chấm thêm 2 chấm vào bản đồ thì chắc chắn chúng ta bị phạt.

Trường Sa và Hoàng Sa từ xưa đến giờ vẫn là một bộ phận không thể tách rời của đất nước Việt Nam, như là một con người thì mặc nhiên phải có đủ tay chân vậy. Có bao giờ bạn nghĩ rằng khi vẽ hình một người nào đó thì phải nhớ thêm tay chân vào, và có bao giờ bạn nghĩ rằng vẽ người thì vẽ tay chân cũng được mà không có cũng chẳng sao? Vậy có lý do gì lại cho rằng “vẽ thiếu” Hoàng Sa – Trường Sa ở trên bản đồ là không quan trọng? Thực ra, đó là vẽ sai chứ không phải là vẽ thiếu. Và cái bản đồ ấy không phải bản đồ thể hiện hình ảnh đất nước Việt Nam.

Sẽ thật là buồn cười, xấu hổ thậm chí là nhục nhã nếu một ngày nào đó bạn nói với bạn bè quốc tế của bạn rằng “Hey man, Spratlys and Paracels belong to Vietnam” (Xin chào! Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam) và được hỏi ngược lại rằng “But where is it?” (Vậy nó ở đâu?) nhưng bạn chẳng thể nhấc tay chỉ chính xác được rằng Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở chỗ nào trên tấm bản đồ. Nhưng chúng ta không thể yêu nước chỉ bằng cách mặc áo cờ đỏ sao vàng, mang biểu ngữ và hô lên rằng “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” theo cách như vậy được.

Tôi không cho rằng tất cả chúng ta cần phải ghi nhớ mấy trăm trang sách lịch sử dày cộp hay học thuộc lòng xem Hoàng Sa – Trường Sa nằm ở kinh độ, vĩ độ bao nhiêu, có thời tiết khí hậu ra sao, đặc điểm địa chất thế nào (như một nhà nghiên cứu chiến lược Biển Đông)… Nhưng ít nhất cũng phải ghi nhớ trong tiềm thức rằng đó là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và có thể lấy tay chỉ được “ang áng” vị trí 2 quần đảo đó trên tấm bản đồ. Một lần nữa, tôi xin khẳng định rằng, VIỆT NAM CHÚNG TA KHÔNG HỀ CÓ HÌNH CHỮ S.

Cách vẽ bản đồ Việt Nam theo “mẹo” của Nguyễn Ngọc Long

Và để có thể “ang áng” được, tôi xin mách các bạn một mẹo nhỏ thế này.

Ai cũng biết Việt Nam có 3 thành phố lớn là Hà Nội ở miền bắc (điểm số 1), Sài Gòn TPHCM ở miền nam (điểm số 3) và Đà Nẵng ở miền trung. Miền Trung tức là ở giữa, nên “suy ra” Đà Nẵng “nằm giữa”, ở “trung điểm” của Sài Gòn và Hà Nội, bạn xác định điểm số 2. Tiếp theo, bạn chỉ cần nhớ rằng Khánh Hòa – Nha Trang “nằm giữa”, ở “trung điểm” của Đà Nẵng và Sài Gòn, bạn sẽ xác định được điểm số 4. Từ điểm số 2 là Đà Nẵng bạn vẽ rộng ra phía Biển Đông và “chếch lên một chút”, chúng ta có quần đảo Hoàng Sa. Từ điểm số 4 là Nha Trang – Khánh Hòa bạn vẽ lấn ra phía Biển Đông và “chếch xuống một chút”, chúng ta có quần đảo Trường Sa.

Thành phố lớn thứ 4 trực thuộc Trung Ương là Thành phố Hải Phòng. Để nhớ “ang áng” vị trí của nó ở bản đồ thì các bạn chỉ cần nhớ nó là thành phố biển nằm gần Hà Nội. Tiếp nữa, ghi nhớ rằng Hải Phòng – Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành một tam giác kinh tế trọng điểm ngoài miền bắc, thì bạn có thể xác định được luôn vị trí của tỉnh Quảng Ninh, nơi có Vịnh Hạ Long nổi tiếng.

Và vì nội dung bài viết có mục tiêu hướng dẫn các bạn xác định vị trí Hoàng Sa, Trường Sa chứ không phải để nói về việc vẽ bản đồ chi tiết, nên tôi sẽ tạm thời chưa đề cập các đảo khác như Phú Quốc, Cô Tô, Trà Bản, Thượng Mai, Hạ Mai, Vạn Cảnh, Tuần Châu… trên tấm bản đồ. Tất nhiên, chúng ta đang nói đến việc ghi nhớ “ang áng” nên các vị trí này không hoàn toàn chính xác 100% như thực tế, cách dễ nhất là các bạn hãy coi trên chúng tôi (vì trang này ghi đích danh rằng Quần đảo Hoàng Sa – Đà Nẵng, Việt Nam và quần đảo Trường Sa – Khánh Hòa, Việt Nam).

Bao nhiêu năm qua chúng ta đã bị nhận thức sai, hiểu sai, giáo dục nhau sai thì bây giờ hãy dũng cảm nhìn nhận và làm cho nó đúng. Ngày qua ngày, vẫn có hàng triệu bạn trẻ trên Internet tranh đấu để được đi biểu tình, tự hào khi cầm tấm bảng Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam. Có bao nhiêu bạn trẻ nói rằng mong ước lớn nhất cuộc đời là một lần được đến Trường Sa. Tôi biết các bạn vô cùng yêu nước. Vậy thì hãy bắt đầu bằng những việc “nhỏ nhặt” nhất nhưng mang ý nghĩa lớn lao, đó là hãy bổ sung kiến thức cần thiết trong vấn đề chủ quyền biển đảo.