Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Bản Đồ Sao Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Bản Đồ, Cách Vẽ Bản Đồ

Lý thuyết Địa lý lớp 6: Bản đồ cách vẽ bản đồ gồm Lý thuyết và các bài giải SGK, SBT Địa lý 6 cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kiến thức địa lý 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

A. Lý thuyết Địa lý 6 bài 2

1. Bản đồ là gì?

Khái niệm: Là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất trên một mặt phẳng.

– Là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy bằng các phương pháp chiếu đồ.

– Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ có sự biến dạng so với thực tế:

+ Các vùng đất có thể đúng diện tích nhưng sai hình dạng, hoặc đúng hình dạng nhưng sai diện tích.

+ Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ thì sự biến dạng càng rõ rệt.

– Càng về 2 cực sự sai lệch càng lớn.

3. Một số công việc phải làm khi vẽ bản đồ

– Thu thập thông tin về đối tượng Địa lí, bằng phương pháp thực địa hoặc sử dụng ảnh vệ tinh và ảnh hàng không.

– Tính tỉ lệ, lựa chọn các ký hiệu để thể hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ.

B. Bài tập vận dụng và trắc nghiệm Địa lý 6 bài 2

1. Trắc nghiệm bài Bản đồ và cách vẽ bản đồ

Câu 1: Bản đồ là hình vẽ

A. Tương đối

B. Tuyệt đối chính xác

C. Tương đối chính xác

D. Kém chính xác

Câu 2: Bản đồ là biểu hiện

A. Mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng

B. Mặt phẳng của Trái Đất lên mặt cong hình cầu

C. Toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng của giấy

D. Mặt cong của Trái Đất lên 1 mặt phẳng

Câu 3: Công việc phải làm khi vẽ bản đồ

A. Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí

B. Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ

C. Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Tầm quan trọng của bản đồ trong việc học địa lí là

A. Cung cấp cho ta về vị trí, sự phân bố các đối tượng

B. Cung cấp cho ta về hiện tượng địa lí ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ.

C. Cung cấp cho ta những khái niệm chính sác về vị trí, sự phân bố các đối tượng hiện tượng địa lí tự nhiên – kinh tế – xã hội ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất hay vùng đất lên

A. Một hình tròn

B. Một mặt phẳng thu nhỏ

C. Một quả địa cầu

D. Một hình cầu

Câu 6: Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được

A. Kết quả đúng tương đối

B. Kết quả tuyệt đối

C. Kết quả bị sai số

D. A, B, đúng

Câu 7: Bằng phương pháp chiếu đồ các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến là 2 đường thẳng song song nên càng về 2 cực sẽ

A. Càng sai lệch

B. Sai số

C. Đúng như ban đầu

D. Sai lệch càng lớn

Câu 8: Các nhà hành hải sử dụng bản đồ có đường kinh vĩ tuyến là

A. Đường cong

B. Đường thẳng

C. A, B đúng

D. A, B sai

Câu 9: Bản đồ có các đường kinh tuyến chụm về 2 cực thì đường kinh tuyến ở 0 o sẽ là đường

A. Cong

B. Thẳng

C. Xiên

D. Zích zắc

Câu 10: Trên quả địa cầu các đường kinh tuyến sẽ như thế nào?

A. Là những đường cong

B. Kinh tuyến ở vị trí 0o là một đường thẳng

C. Là những đường thẳng

D. Tất cả đều sai

2. Giải bài tập Địa lý 6 bài 2

Câu 1: Quan sát bản đồ hình 5 cho biết:

– Bản đồ này khác bản đồ hình 4 ở chỗ nào?

– Vì sao diện tích đảo Gron-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ? (Trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu km 2, diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu km 2?

Trả lời:

– Quan sát bản đồ hình 5 và hình 4 ta thấy có sự khác nhau. Đó chính là bản đồ hình 4 chưa nối liền những chỗ bị đứt còn bản đồ hình 5 những chỗ bị đứt đã được nối liền.

– Diện tích đảo Gron-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ là bởi vì: Theo cách chiếu của Mec – ca – to (các đường kính, vĩ tuyến trên bản đồ bao giờ cũng là những đường thẳng song song) thì càng xa xích đạo về phía hai cực, sai số về diện tích càng lớn. Điều đó đã lí giải cho việc tại sao diện tích đảo Grơn – len trên thực tế chỉ bằng 1/9 diện tích lục địa Nam Mĩ, nhưng trên bản đồ Mec – ca – to thì diện tích đảo Grơn – len trên bản đồ lại to bằng diện tích lục địa Nam Mĩ.

Câu 2: Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kính, vĩ tuyến ở các bản đồ hình 5, 6, 7? Trả lời:

Sự khác nhau về hình dạng các đường kính, vĩ tuyến ở các bản đồ hình 5, 6, 7:

– Ở hình 5: Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến đều là các đường thẳng.

– Ở hình 6: Kinh tuyến giữa 0 độ là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong chụm ở cực. Các đường vĩ tuyến là đường thẳng song song.

– Ở hình 7: Kinh tuyến là các đường cong chụm lại ở cực, xích đạo là đường thẳng, các đường vĩ tuyến Bắc là những đường cong hướng về cực Bắc, các đường vĩ tuyến Nam là những đường cong hướng về cực Nam.

Câu 3: Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập Địa lí? Trả lời:

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hoặc toàn bộ Trái Đất lên một mặt phẳng. Trong việc giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ giúp xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí (như sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn…)

– Qua bản đồ người đọc còn biết được hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới.

Câu 4: Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng? Trả lời:

Bản đồ có kinh tuyến và vĩ tuyến đường thẳng là bản đồ sử dụng phép chiếu đồ hình trụ đứng. Theo phép chiếu đồ này thì vùng xích đạo có độ chính xác nhất, không có sai số độ dài; càng xa xích đạo càng kém chính xác; tỉ lệ theo lưới chiếu kinh tuyến vĩ tuyến thay đổi giống nhau, liên tục tăng dần từ xích đạo đến cực. Hơn nữa ở góc chiếu này góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc trên địa cầu. Đó là lí do các nhà hàng hải hay sử dụng bản đồ có lưới kinh tuyến vĩ tuyến là những đường thẳng.

Câu 5: Để vẽ được bản đồ, người ta phải lần lượt làm những công việc gì? Trả lời:

Để vẽ được bản đồ, trước hết phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của bản đồ cần vẽ để chọn cách chiếu đồ thích hợp, sau đó lần lượt làm các công việc sau:

– Thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ.

– Biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

– Thu nhỏ khoảng cách.

– Chọn các loại và dạng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí.

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lí 6 bài 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ gồm phần lý thuyết và phần bài tập vận dụng giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm bản đồ, cách vẽ và quy định vẽ bản đồ…

Bài 2. Bản Đồ. Cách Vẽ Bản Đồ

KỸ NĂNG ĐỊA LÝCÁCH VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍGiới thiệu– Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng viết đỏ và viết chì). – Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị thực tế hay đơn vị %). – Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác. – Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài. – Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ. – Ghi tựa đề cho biểu đồ đã vẽ.PHẦN I: NHẬN BIẾT SỐ LIỆU ĐỂ XÁC ĐỊNH BIỂU ĐỒ CẦN VẼ

Cơ cấu, tỉ lệ %trong tổng số1 hoặc 2 mốc năm (nhiều thành phần) Biểu đồ TRÒN

3 mốc năm trở lên (ít thành phần)Biểu đồ MIỀN

 Biểu đồ Tròn : Mô tả cơ cấu các thành phần trong một tổng thể  Biểu đồ miền : Vừa Mô tả cơ cấu các thành phần trong một tổng thể; vừa mô tả động thái PT của hiện tượng

Tình hình phát triển Biểu đồ ĐƯỜNGBiểu đồ CỘT

Tốc độ tăng trưởng

 Mô tả động thái PT của hiện tượng. SS mối tương quan về độ lớn giữa các hiện tượng

PHẦN II: NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆUCơ cấuSo sánh từng thành phần ở mỗi mốc thời gian tăng hay giảm, thành phần này hơn hay kém thành phần kia bao nhiêu lần ở mỗi giai đoạn.

Tỉ lệ % trong tổng số

So sánh hai thành phần

-Tình hình phát triển qua các năm -Tốc độ tăng trưởng qua các nămNhận xét tăng hay giảm ở mỗi mốc thời gian (giai đoạn nào nhanh, nhanh nhất… giai đoạn nào giảm, giảm nhiều nhất …)

PHẦN III: CÁCH VẼ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒI. Biểu đồ TRÒN: * Khi nào vẽ biểu đồ TRÒN?Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ TRÒN hay biểu đồ cần thể hiện cơ cấu, tỉ lệ (ít năm, nhiều thành phần). – Đề bài cho số liệu tuyệt đối, (thực tế) phải chuyển sang số liệu tương đối (%). – Vẽ theo chiều kim đồng hồ, theo thứ tự đề bài, lấy mốc chuẩn là kim đồng hồ chỉ số 12. – Trước khi vẽ ghi rõ 1% = 3,6o. – Số liệu ghi trong vòng tròn phải là số liệu %. – Cần chú ý độ lớn (bán kính của các vòng tròn cần vẽ).Ví : đồ trong phân theo khu kinh các 1990, 1999.Đơn vị: tỉ đồng NămTổng sốNông – Lâm – Ngư nghiêpCông nghiệp – Xây dựngDịch vụ

Cách chuyển đổi đơn vị từ số liệu thực tế sang số liệu %: Muốn tính % của số nào thì lấy số đó nhân cho 100 và chia cho tổng số: (%)** (%) Tương tự ta có bảng số liệu sau khi chuyển đổi đơn vị thực tế ra đơn vị %. NămNông – Lâm – Ngư nghiêpCông nghiệp – Xây dựngDịch vụ

II. Biểu đồ MIỀN: * Khi nào vẽ biểu đồ MIỀN?Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ MIỀN hay biểu đồ cần thể hiện cơ cấu tỉ lệ (nhiều năm, ít thành phần).– Đề bài cho số liệu tuyệt đối phải chuyển sang số liệu tương đối (tức đổi ra %).– Vẽ lần lượt từ dưới lên trên theo thứ tự của đề bài.– Lấy năm đầu tiên trên trục tung, phân chia khoảng cách năm theo tỉ lệ tương ứng.– Ghi số liệu vào đúng vị trí từng miền trong biểu đồ đã vẽ.Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1985 – 1998.Đơn vị: (%) NămNgành198519881990199219951998

Cách Vẽ Bản Đồ Việt Nam

Hướng dẫn cách vẽ bản đồ Việt Nam

Cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 nhanh đơn giản nhất

1. Vai trò của bản đồ

Bản đồ có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong học tập và giảng dạy.

Trong đời sống, chúng ta vẫn thường hay sử dụng bản đồ để xác định vị trí, phương hướng, đường đi. Đặc biệt bản đồ có ứng dụng thực tiễn trong thời tiết. Ngày nay nó càng được sử dụng một cách rộng rãi để dự báo chính xác thời tiết hàng ngày hay những diễn biến bất thường như bão, lốc…Ngoài ra thì trong quân sự, bản đồ có vai trò trong việc xem xét địa hình tác chiến.

Trong học tập, bản đồ giúp học sinh dễ hình dung bài học, nhất là các bài về địa hình. Có bản đồ, học sinh có thể trả lời các câu hỏi một cách dễ dàng.

Trong giảng dạy, bản đồ giúp giảng viên hiện thực hóa bài giảng được rõ ràng hơn. Ví dụ về các bài châu lục, vùng miền, địa hình, với bản đồ giảng viên có thể cung cấp tọa độ, xác định phương hướng các vùng miền…

2. Vẽ bản đồ trong chương trình học

Trong chương trình địa lý lớp 12 có bài học về vẽ lược đồ Việt Nam lớp 12. Trong đó với nội dung là vẽ lược đồ với đường biên giới một cách tương đối chính xác.

Chúng ta sẽ vẽ bản đồ Việt Nam một cách sơ lược nhất. Sau đó điền các địa danh quan trọng như thủ đô Hà Nội, các thành phố lớn trên cả nước. Ngoài ra còn thể hiện rõ ràng các ranh giới vùng miền, phân chia rõ địa phận từ Bắc vào Nam.

Đồ dùng để vẽ bản đồ Việt Nam

Việc thực hiện vẽ bản đồ bắt đầu từ chuẩn bị dụng cụ, gồm các dụng cụ:

Giấy A4: bản đồ được thực hiện vẽ trên giấy A4.

Bút chì: dùng bút chì gỗ (có thể mua loại bút 2B). Mục đích để dễ vẽ các đường uốn cong không gây gãy ngòi như chì kim.

Thước kẻ: khoảng 30 cm (hoặc 20 cm), nên chọn thước có độ dài vừa phải để vẽ các đường được thẳng tránh bị lem.

Ngoài ra còn có các loại bút màu và một số dụng cụ khác. Nhưng cơ bản là gồm những dụng cụ trên.

3. Cách vẽ bản đồ Việt Nam

Cách vẽ bản đồ Việt Nam được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kẻ khung ô vuông

– Khung ô vuông khoảng 40 ô có đánh dấu thứ tự hàng ngang, hàng dọc. Từ trái qua phải (hàng ngang) là A đến E, từ trên xuống dưới (hàng dọc) là 1 đến 8. Chiều của ô vuông tương ứng 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến.

– Trong đó, kinh tuyến là 102 độ Đ đến 112 độ Đ, vĩ tuyến là 8 độ B đến 24 độ B.

– Cách vẽ nhanh: dùng thước thẳng 30 cm, mỗi ô vuông lấy bằng chiều ngang thước là 3,4 cm.

Bước 2: Xác định đường và điểm khống chế và nối lại thành khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam (gọi là phần đất liền).

– Xác định từng vị trí sẽ dễ dàng. Bằng cách xác định bằng các kinh tuyến, vĩ tuyến vị trí nằm trên.

– Xác định các điểm cực Đông, cực Tây, cực Nam, cực Bắc gắn với địa danh cụ thể. Trong đó

Điểm cực Đông có tọa độ 12°39’21″B 109°27’39″Đ thuộc tỉnh Khánh Hòa

Điểm cực Tây có tọa độ 22°25’49″N 102°11’3″E thuộc tỉnh Điện Biên

Điểm cực Nam có tọa độ 8°34′ Bắc, 104°40′ Đông thuộc tỉnh Cà Mau

Điểm cực Bắc có tọa độ 23°22’59″B – 105°20’20″Đ thuộc tỉnh Hà Giang

Bước 3: Vẽ các đường được quy định như sau: nét đứt là đường biên giới, nét liền là đường bờ biển. Vẽ từng đoạn một là các điểm cực Tây, cực Bắc cụ thể:

– Đoạn 1: Điểm cực Tây (Điện Biên) đến Lào Cai

– Đoạn 2: Từ Lào Cai đến điểm cực Bắc (Hà Giang)

– Đoạn 3: Từ Lũng Cú (Hà Giang) đến Móng Cái (Quảng Ninh)

Cứ tiếp tục vẽ các đoạn nối liền nhau từ đường biên giới đến đường bờ biển (chú ý các kinh độ, vĩ độ để vẽ cho chuẩn)

Bước 4: Vẽ hai đảo lớn quan trọng Hoàng Sa, Trường Sa ở ô E4 và E8. Đánh dấu một cách tượng trưng vì đây là các đảo san hô.

Bước 5: Hoàn thành nốt các sông chính, có thể dùng kí hiệu màu xanh để phân biệt với các đường ranh giới.

Sau khi hoàn thành các đường nét cơ bản, công đoạn cuối cùng là điền tên các thành phố, địa danh quan trọng trên bản đồ. Một số địa danh tiêu biểu cần có: thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần Đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa…

Cuối cùng kiểm tra soát lần cuối, tẩy các đường bị lem, tô lại các đường vẽ mờ.

Như vậy là bằng các bước đơn giản nêu trên thì các bạn đã có thể vẽ bản đồ Việt Nam nhanh và dễ dàng.

Bản Đồ. Cách Vẽ Bản Đồ Bai 2 Ban Do Cach Ve Ban Do Ppt

BÀI 2: BẢN ĐỒ.CÁCH VẼ BẢN ĐỒ.2 nội dung chínhVẽ bản đồ là gì?Là: Biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

2) Cách vẽ bản đồ:

Quan sát bản đồ thế giới, và quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất. Rút ra nhận xét?BẢN ĐỒ THẾ GIỚIQUẢ ĐỊA CẦUBản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.Vậy bản đồ là gì?I.

* Bản đồ: Là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Đảo GrrenlandGreen landNam mĩ * Vẽ bản đồ : là chuyển bề mặt cong của Trái Đất ra bề mặt phẳng của giấy. Các vùng đất vẽ trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so với thực tếTùy theo yêu cầu mà người ta sử dụng những phương pháp chiếu đồ khác nhau.Lưu ýTrên bản đồ có các đường kinh, vĩ tuyến là các đường thẳng, phương hướng bao giờ cũng tương đối chính xác.Vĩ tuyếnKinh tuyếnII. Thu thập thông tin và dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: ?Để vẽ được một bản đồ hoàn chỉnh, chúng ta phải làm những công việc gì?ĐÁP ÁNLà hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất thu nhỏ theo tỉ lệ và có lưới kinh vĩ tuyến.Là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất trên mặt phẳng giấy.Là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.A, b, c đúngCâu 1: Bản đồ là gì?

Các hoạt động sản xuất của con ngườiCác loại địa hình, sông ngòi, khí hậuSự phân bố cụ thể các đối tượng địa líTình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con ngườiCâu 2: Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lílà thể hiện:HS lưu ý về nhà học bài:

Học thuộc phần kết luận trang 11

Trả lời 3 câu hỏi trong SGK

Làm bài tập 2 (Bản đồ thực hành địa lí 6).

Đọc trước bài 3: Tỉ lệ bản đồ (sgk/12)cảm ơn các bạn chúc học vui vẻ