1-Giai đoạn học các bài tập thể dục khí công từ đầu đến cuối, giúp cơ thể có đủ khí lực thúc đẩy máu tuần hoàn. Dùng máy đo áp huyết, đo ở hai tay, vào mỗi sáng và mỗi tối. Thời gian sẽ trả lời kết qủa, là trước khi tập khí công và sau khi tập một tuần, hai tuần, ba tuần hay 1 tháng…rồi so sánh với áp huyết tiêu chuẩn, xem trước khi tập và sau khi tập, khác nhau như thế nào, tốt hay xấu..
Tốt có nghĩa là người có bệnh cao áp huyết hay bệnh tiểu đường, cholesterol cao, sau khi tập thì đi thử nghiệm thất hết bệnh, hay đo áp huyết đã lọt vào tiêu chuẩn:
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Còn khi áp dụng khí công để đi chữa bệnh cho người khác, thì phải kiểm chứng từng mỗi bài tập riêng bằng máy đo áp huyết trước khi tập và sau khi tập, để mình biết chắc bài tập nào làm tăng áp huyết, thì dùng bài đó hướng dẫn cho những người có áp huyết thấp. Bài nào sau khi tập làm hạ thấp áp huyết thì đem áp dụng để chữa cho những người bị bệnh cap áp huyết. Bài nào làm tăng hay giảm số thứ hai tâm trương để chữa bệnh hẹp hay hở van tim. Bài nào sau khi tập làm tănh nhanh nhịp tim hay làm chậm nhịp tim. Bài nào chữa cầm được mồ hôi, bài nào tập cho ra mồ hôi, bài nào tập chữa được táo bón, bài nào chữa được bệnh tiêu chảy, bài nào chữa được nhức đầu, bài nào chữa được chóng mặt, bài nào chữa được bệnh ăn không tiêu, kém hấp thụ, bài nào chữa được bệnh dư mỡ, dư đường trong máu, bài nào chữa được bệnh suyễn, bệnh sạn thận, tuyến tiền liêt, tiểu đêm, mất ngủ, ngủ nhiều, đau lưng, tay, vai, chân, lưng. gối….
Như vậy chúng ta đã có cả một kho thuốc chữa bệnh bằng các bài tập khì công, nên gọi là khí công chữa bệnh, chứ không giống các loại khí công khác gọi là phòng bệnh, nhưng khi có bệnh lại không áp dụng nó để chữa bệnh được.
Thời gian học, tập luyện và đúc kết kinh nghiệm để đem ra chữa bệnh cho mọi người được kết qủa, ít nhất mất 3-6 tháng trở lên, chuyên dùng các bài tập khí công để chữa bệnh.
2-Giai đoạn học Khí Công Y Đạo kế tiếp, khi một người có đủ khí như các nhà thể dục thể thao, những người học võ, học khí công…họ cũng vẫn bị bệnh, không phải do thiếu khí, mà khí bị tắc không thông, lúc đó cần học day bấm, vuốt huyệt để làm cho khí huyết lưu thông, thường châm nặn máu đầu tay chân, vuốt các đoạn huyệt vòng chân khí tay, chân, du huyệt trên lưng, khích-du huyệt trên kinh tay, chân, day các đầu ngón tay chân, vuốt khí chữa bệnh, hư, thực, lão suy, học chuyên môn về huyệt và lý luận ngũ hành tạng phủ tìm nguyên nhân gốc bệnh, và học dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học, Quy Kinh Chẩn Pháp……
3-Giai đoạn học Khí Công Y Đạo điều chỉnh tinh, chữa bệnh bằng điều chỉnh ăn uống.
Có những trường hợp thông huyệt hay tập khí công không có kết qủa, vì cơ thể thiếu máu, thiếu những chất bổ dưỡng tạo máu, lúc đó cần phải đo áp huyết để biết khí huyết thiếu như thế nào, nhiều hay ít, do đường kinh nào…nên cần phải học đến ngũ hành để chữa vào nguyên nhân gốc bệnh, biết về thuốc như tính-khí-vị của thuốc, cách học giai đoạn này là nghiên cứu về những chất bổ máu, phá máu, phá đàm. Bổ máu cho người thiếu máu áp huyết thấp. Phá máu cho những người dư thừa máu, cao áp huyết..
4-Cách chữa Tâm Bệnh qua việc học Khí Công Y Đạo:
Ba giai đoạn trên là học Khí Công và Y thuật. Giai đoạn hoàn tất là học Đạo, là học những nguyên lý nhân qủa của bệnh về ba yếu tố Tinh-Khí-Thần.
Thí dụ về Tinh, là ăn uống thuốc men, những chất này thiếu thì hậu qủa của bệnh sẽ là bệnh gì, những chất này dư thì hậu qủa của bệnh là những bệnh gì, phải trình bầy giảng giải cho bệnh nhân hiểu để tránh không phạm phải. Ăn những chất này làm mất khí, ăn những chất này làm dư khí, thiếu qúa hay dư qúa đều bệnh
Như về Khí, thì hậu qủa của bệnh này do thiếu tập bài này, hay tập dư bài này.., nên thấy chữa bệnh bằng khí công cần phải biết kỹ thuật và công dụng của mỗi bài tập do mình tự nghiên cứu chứng nghiệm được mặt bổ, mặt tả của bài tập, mới đem cho bệnh nhân ứng dụng các bài tập trong việc bổ tả của bệnh mình cần chữa.
Về Thần là tâm lý tính tình như vui, lo, buổn, sợ, giận, đối với bệnh nào hợp, bệnh nào không hợp. Như buồn qúa thở dài hại phổi, phụ nữ sẽ bị ung thư vú, trầm cảm. Vui qúa hóa điên dại. Lo qúa hại tỳ vị, ăn mất ngon mất tính hấp thụ và chuyển hóa. Sợ qúa vãi đái hại thận. Giận qúa làm bầm gan hại gan, tăng cao áp huyết, rối loạn tim mạch.
5-Cao hơn một bậc nữa về Đạo học trong Khí Công Y Đạo là biết ngưyên nhân hậu qủa của thân bệnh, còn biết nguyên nhân hậu qủa của tâm bệnh, của nghiệp bệnh.
Nguyên nhân hậu qủa của thân bệnh chữa bằng khí công, y thuật.
Nguyên nhân hậu qủa của Tâm Bệnh, giảng giảng lý thuyết khí huyết, liên hệ ngũ hành lục phủ ngũ tạng và đo kiểm chứng có kết qủa rõ ràng bằng con số nào tốt số nào xấu, do thuốc tây, thuốc ta, do ăn, do tập đúng sai, lúc đó bệnh nhân sẽ không còn cố chấp vào đông y tây y khí công, miễn sao cách nào thuốc nào làm cho mình khỏi bệnh qua kiểm chứng bằng máy đo áp huyết là được. Do đó, môn Khí Công Y Đạo mới gọi máy đo áp huyết là bác sĩ giỏi nhất trong gia đình của mình, cho mình biết cách tự điều chỉnh Tinh-Khí-Thần được khỏi bệnh hay hơn các ông thầy thuốc nào khác..
Nguyên nhân hậu qủa của Nghiệp Bệnh thì cần phải tham thiền học luật nhân quả trong đạo Phật, và tu học đến trình độ cấp 5 của Khí Công Y Đạo trở lên, hay học từ chư vị trong bài Cầu Ơn Trên Giải Nghiệp Bệnh, lúc đó mình có thể biết một bệnh do nghiệp và cách giải nghiệp bệnh. Muốn có đ ược khả năng này, cần phải dấn thân phục vụ chúng sinh theo đại nguyện hành bồ tát đạo, lánh dữ làm lành, ăn chay, tu tâm dưỡng tánh mới mở mang được trí tuệ và tâm đạo cứu độ người.
Thân
doducngoc