Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Học Thuộc Nhanh Cấu Hình Electron Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Viết Cấu Hình Electron Hay, Chi Tiết

Lý thuyết và Phương pháp giải

– Nắm chắc cách viết cấu hình electron nguyên tử dựa vào nguyên lý vững bền, nguyên lý Pauli và quy tắc Hund:

+ Nguyên lý Pauli: Trên một obital nguyên tử chỉ có thể chứa tối đa là hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.

+ Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obital sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.

+ Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các obital có mức năng lượng từ thấp đến cao

* Các bước viết cấu hình electron nguyên tử

+ Xác định số electron trong nguyên tử.

+ Phân bố các electron theo trật tự mức năng lượng AO tăng dần.

+ Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp electron trong một lớp.

Ví dụ: 26Fe.

+ Có 26e

+ Viết theo trật tự mức năng lượng AO tăng dần:

+ Sau đó viết lại theo thứ tự các phân lớp electron trong 1 lớp:

* Chú ý:

+ Trật tự các mức năng lượng AO tăng dần như sau:

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p

* Dựa vào số electron ở lớp ngoài cùng để suy ra tính chất của nguyên tố hóa học.

Sơ đồ hình thành ion nguyên tử:

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho biết số electron tối đa trong 1 lớp, 1 phân lớp

Hướng dẫn:

*Số electron tối đa trong một phân lớp

+ Phân lớp s chứa tối đa 2e

+ Phân lớp p chứa tối đa 6e

+ Phân lớp d chứa tối đa 10e

+ Phân lớp f chứa tối đa 14e

* Số electron tối đa trong một lớp

+ Lớp thứ nhất có tối đa 2e

+ Lớp thứ hai có tối đa 8e

+ Lớp thứ ba có tối đa 18e

Ví dụ 2: Nguyên tử X có ký hiệu 2656 X. Cho các phát biểu sau về X:

(1) Nguyên tử của nguyên tố X có 8 electron ở lớp ngoài cùng.

(2) Nguyên tử của nguyên tố X có 30 nơtron trong hạt nhân.

(3) X là một phi kim.

(4) X là nguyên tố d.

Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là?

A. (1), (2), (3) và (4).

B. (1), (2) và (4).

C. (2) và (4).

D. (2), (3) và (4).

Hướng dẫn:

Do có sự chèn mức NL nên electron được phân bố như sau:

– Số e lớp ngoài cùng là 2 do đó X là Kim loại

– N = A – Z = 56 – 26 = 30

– Electron cuối cùng phân bố trên phân lớp 3d nên X là nguyên tố d.

⇒ Chọn C.

Ví dụ 3: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng [Ne]3s 2 3p3. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. X ở ô số 15 trong bảng tuần hoàn.

B. X là một phi kim.

C. Nguyên tử của nguyên tố X có 9 electron p.

D. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp electron.

Hướng dẫn:

⇒ Chọn C.

Ví dụ 4: Cấu hình electron nào sau đây viết sai?

Hướng dẫn:

⇒ Chọn C.

Ví dụ 5: Một nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Xác định số hiệu nguyên tử của X. Viết cấu hình e của X

Hướng dẫn:

Z = 2 + 8 + 4 = 14

Ví dụ 6: Một nguyên tố d có 4 lớp electron, phân lớp ngoài cùng đã bão hòa electron. Tổng số electron s và electron p của nguyên tố này là

Hướng dẫn:

Nguyên tố d có 4 lớp electron → electron cuối cùng trên phân lớp 3d.

Vậy tổng số electron s và electron p là 20

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Tìm các nguyên tố X và Y

Câu 2. Nguyên tố X có Z = 28, cấu hình electron của ion X 2+ là:

Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng ở mức cao nhất là 3p. nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X va Y có số electron hơn kém nhau 3. Nguyên tử X, Y lần lượt là:

A. Khí hiếm và kim loại C. Kim loại và kim loại

B. Kim loại và khí hiếm D. Phi kim và kim loại

Câu 4. Ion X a+ có tổng số hạt là 80; số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20; tổng số hạt trong hạt nhân của ion X a+ là 56. Hãy cho biết cấu hình electron đúng của X a+?

A. [18Ar] 3d 8 B. [18Ar] 3d 6 C. [18Ar] 3d 44s 2 D. [18Ar] 3d 4

Câu 5. Nguyên tố A có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s 1. Nguyên tố B có phân lớp cuối là 3p 5. Viết cấu hình electron đầy đủ của A, B. Xác định tên A, B.

Câu 6. Nguyên tử A có e ở phân lớp 3d chỉ bằng một nửa phân lớp 4s.Cấu hình electron của nguyên tử A là

Câu 7. Nguyên tử M có cấu hình electron ngoài cùng là 3d 74s 2. Số hiệu nguyên tử của M

A. 24 B. 25 C. 27 D. 29

Câu 8. Viết cấu hình electron của các ion Cu 2+, N 3-, Fe 3+, Cl–,Al 3+. Biết số thứ tự nguyên tố lần lượt là: Cu (Z = 29), N (Z = 7), Fe (Z = 26), Cl (Z = 17), Al (Z = 13).

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bài 5. Cấu Hình Electron. Nguyên Tử

1. Cấu hình electron nguyên tử:

– Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

– Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử:

+ Số thứ tự lớp electron bằng các chữ số: 1, 2, 3

+ Phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường: s, p, d, f

+ Số electron trong phân lớp được ghi bằng chỉ số ở phía trên bên phải kí hiệu của phân lớp: s2, p6, d10…

– Cách viết cấu hình electron nguyên tử:

+ Xác định số electron của nguyên tử.

+ Các electron được phân bố theo thứ tự tăng dần các mức năng lượng AO, tuân theo các nguyên lí Pau-li, nguyên lí vững bền và quy tắc Hun.

+ Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong 1 lớp và theo thứ tự của các lớp electron.

+ Lưu ý: các electron được phân bố vào các AO theo phân mức năng lượng tăng dần và có sự chèn mức năng lượng. Tuy nhiên, khi viết cấu hình electron, các phân mức năng lượng cần được sắp xếp lại theo từng lớp.

Ví dụ: Nguyên tử Fe có Z= 26.

+ Các e được phân bố như sau: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6. Có sự chèn mức năng lượng 4s < 3d

+ Sắp xếp lại các phân lớp theo từng lớp, ta được cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2

Hoặc viết gọn: [Ar] 3d6 4s2 ( [Ar] là cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố argon, là khí hiếm gần nhất đứng trước Fe )

2. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng:

– Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố:

+ Số electron tối đa ở lớp ngoài cùng của nguyên tử mỗi nguyên tố là 8 electron. Các nguyên tử có 8e lớp ngoài cùng đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hóa học. Đó là các nguyên tử khí hiếm ( trừ He có 2e lớp ngoài cùng ).

+ Các nguyên tử có 1, 2, 3e ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử kim loại, trừ H, He và B.

+ Các nguyên tử có 5, 6, 7e ở lớp ngoài cùng thường là các nguyên tố phi kim.

+ Các nguyên tử có 4e ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử kim loại hoặc phi kim

II. Năng lượng của các electron 1. Năng lượng của electron trong nguyên

– Trong nguyên tử, các electron nằm trên mỗi obitan có một mức năng lượng xác định, được gọi là mức năng lượng obitan nguyên tử ( mức năng lượng AO).

– Các electron trên các obitan khác nhau của cùng một phân lớp có năng lượng như nhau.

Ví dụ: Phân lớp 2p có 3 AO: 2px, 2py, 2pz. Các electron của các obitan p này tuy có sự định hướng trong không gian khác nhau, nhưng chúng có cùng mức năng lượng AO.

– Trật tự các mức năng lượng obitan nguyên tử: Khi số hiệu nguyên tử Z tăng, các mức năng lượng AO tăng dần theo trình tự sau:

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d…

– Khi điện tích hạt nhân tăng, có sự chèn mức năng lượng: mức 4s trở nên thấp hơn 3d, mức 5s thấp hơp 4d, 6d thấp hơn 4f, 5d…

2. Các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử: a. Nguyên lí Pau-li:

– Ô lượng tử: Để biểu diễn obitan nguyên tử một cách đơn giản, người ta dùng các ô vuông nhỏ, được gọi là các ô lượng tử. Một ô lượng tử ứng với 1 AO.

– Nguyên lí Pauli: Trên 1 obitan chỉ có thể có nhiều nhất là 2electron và 2 electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.

– Chiều tự quay khác nhau của 2 electron được biểu diễn bằng 2 mũi tên nhỏ: 1 mũi tên có chiều đi lên, 1 mũi tên có chiều đi xuống.

+ Khi trong 1 obitan đã có 2 electron, gọi là các electron ghép đôi: .

+ Khi obitan chỉ chứa 1 electron thì electron đó gọi là electron độc thân

– Số electron tối đa trong 1 lớp và 1 phân lớp:

+ Số electron tối đa trong 1 lớp: 2n2

+ Số electron tối đa trong 1 phân lớp:

+ Các phân lớp s2, p6, d10, f14 có đủ số electron tối đa gọi là phân lớp bão hòa. Phân lớp chưa đủ số electron tối đa gọi là chưa bão hòa. Phân lớp có 1 nửa số electron tối đa s1, p3, d5, f7 gọi là bán bão hòa.

b. Nguyên lí vững bền:

– Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.

Ví dụ: Nguyên tử B có Z =5, có 5e sẽ phân bố lần lượt vào các obitan: 1s, 2s, 2p. Trong đó 2e vào AO-1s, 2e vào AO-2s và 1e vào AO-2p

Biểu diễn bằng ô lượng tử đối với nguyên tử B:

c. Quy tắc Hun:

– Trong cùng 1 phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau. Các e độc thân này được kí hiệu bằng các mũi tên cùng chiều, thường được viết hướng lên trên.

– Ví dụ: Nguyên tử N có Z = 7: có 7e, được phân bố vào các AO: 1s, 2s, 2p

III. Lớp và phân lớp electron 1. Lớp electron:

– Trong nguyên tử, các e được sắp xếp thành từng lớp, các lớp được sắp xếp từ gần hạt nhân ra ngoài. Các e có năng lượng gần bằng nhau được sắp xếp trên cùng 1 lớp.

– Những e ở lớp trong liên kết với hạt nhân bền chặt hơn những e ở lớp ngoài. Năng lượng của e lớp trong thấp hơn năng lượng e ở lớp ngoài. Năng lượng của e chủ yếu phụ thuộc vào số thứ tự của lớp.

– Thứ tự các lớp e được ghi bằng các số nguyên n = 1,2,3….,7

n = 1 2 3 4 5 6 7

Tên lớp: K L M N O P Q

– Lớp K có n = 1 là lớp gần hạt nhân nhất, lớp Q có n=7 là lớp xa hạt nhân nhất.

2. Phân lớp electron:

– Mỗi lớp e phân chia thành các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường: s, p, d, f…

– Các e trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.

– Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.Lớp thứ n có n phân lớp e. Tuy nhiên, trên thực tế, với các nguyên tố đã biết, chỉ có số e điền vào 4 phân lớp: s, p, d và f.

– Các e ở phân lớp s được gọi là các electron s, các e ở phân lớp p được gọi là các electron p….

3. Obitan nguyên tử. Số obitan nguyên tử trong một phân lớp và 1 lớp electron:

– Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào. Có thể hình dung sự chuyển động của các electron như một đám mây điện tích âm. Vùng không gian bao quanh hạt nhân nguyên tử chứa hầu như toàn bộ điện tích của đám mây được gọi là obitan nguyên tử. Obitan nguyên tử ( automic orbital: AO ) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt ( tìm thấy) electron là lớn nhất, khoảng 90%.

– Số obitan nguyên tử trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 1, 3, 5, 7

– Số obitan trong lớp e thứ n là n2 obitan.

– Các obitan s có dạng hình cầu, các obitan p có dạng hình số 8 nổi và được định hướng khác nhau trong không gian. Các obitan d, f có hình dạng phức tạp hơn.

Cấu Tạo Vỏ Nguyên Tử, Phân Lớp Electron Và Bài Tập

– Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.

– Trong nguyên tử thì số electron (e) = số proton (p) = số hiệu nguyên tử (Z): e = p = Z.

II. Lớp Electron và phân lớp Electron

– Ở trạng thái cơ bản, các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao (từ gần hạt nhân ra xa hạt nhân) và sắp xếp thành từng lớp.

– Các electron ở gần nhân liên kết bền hơn với hạt nhân. Vậy electron ở lớp trong có mức năng lượng thấp hơn so với ở các lớp ngoài.

– Các electron trên cùng 1 lớp có mức năng lượng gần bằng nhau

– Xếp theo thứ tự mức năng lượng từ thấp đến cao, các lớp e này được ghi bằng các số nguyên tử theo thứ tự n= 1, 2, 3, 4,… với tên gọi : K, L, M, N,…

– Các e trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

– Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường: s, p, d, f.

– Các electron ở phân lớp s gọi là electron s, electron ở phân lớp p gọi là electron p,…

+ Lớp thứ nhất (lớp K, n = 1) có 1 phân lớp s

+ Lớp thứ hai (lớp L, n = 2) có 2 phân lớp s, p

+ Lớp thứ ba (lớp M, n = 3) có 1 phân lớp s, p, d

+ Lớp thứ bốn (lớp N, n = 4) có 2 phân lớp s, p, d, f

– Obitan nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là lớn nhất (90%).

– Ký hiệu Obitan: AO

– Trên 1 AO chỉ chứa tối đa 2 electron được gọi là electron ghép đôi.

– Nếu trong 1 AO chứa 1 electron thì được gọi là e độc thân.

– Nếu trong AO không chứa electron nào được gọi là AO trống.

– Phân lớp s có 1 AO hình cầu

– Phân lớp p có 3 AO hình số 8 nổi

– Phân lớp d có 5 AO và phân lớp f có 7 AO hình dạng phức tạp

1. Số electron tối đa trong một phân lớp, phân lớp electron bão hòa.

– Trên 1 Obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.

* Ví dụ: phân lớp s chứa 1 AO ⇒ số e tối đa trong phân lớp s = 2.1 = 2.

* Phân lớp Electron bão hòa.

– Phân lớp đã đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa

2. Số Electron tối đa trong 1 phân lớp, lớp electron bão hòa

– Lớp electron đã đủ số e tối đa được gọi là lớp electron bão hòa

– Lớp electron bão hòa khi các phân lớp electron trong lớp đó bão hòa

III. Bài tập về cấu tạo vỏ nguyên tử và phân lớp electron

Chọn đáp án đúng.

– A đúng. Z = 75, số khối A = 75 + 110 = 185

– Hạt chứa 20 notron và 19 proton và 19 electron. Suy ra Z = 19, số khối A = 19 + 20 = 39.

Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử flo là 9. Trong nguyên tử flo, số electron ở mức năng lượng cao nhất là:

A. 2. B. 5. C. 9. D. 11.

– Đáp án đúng: B. 5

– Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử flo là 9, suy ra flo có 9 electron phân bố vào các phân lớp như sau: 1s 22s 22p 5. Vậy flo có 5 electron ở mức năng lượng cao nhất.

A. 6 B. 8 C. 14 D. 16

Hãy chọn đáp số đúng.

– Đáp án đúng: D. 16

– Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 mức năng lượng, lớp thứ 3 có 6 electron, như vậy có sự phân bố như sau 1s 22s 22p 63s 23p 4.

⇒ Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử X là 16+.

b) Tại sao lớp N chứa tối đa 32 electron.

a) Lớp: Cho biết số nguyên tố trong cùng chu kì.

– Phân lớp: Cho biết số obitan và số electron tối đa trong một phân lớp

– Lớp và phân lớp khác nhau ở điểm: Lớp cho biết số nguyên tố trong chu kì, còn phân lớp cho biết số obitan và số electron tối đa.

b) Lớp N là lớp thứ 4 có các phân lớp s, p, d, f có số electron tối đa tương ứng các phân lớp là 2, 6, 10, 14 ([….]4s 24p 64d 104f 14) nên số electron tối đa là 32.

– Hãy xác định số proton, số proton trong hạt nhân và số electron ở vỏ electron của nguyên tử.

– Hãy xác định sự phân bố electron trên các lớp.

– Ta có, Z= 18 suy ra trong hạt nhân Ar có 18p và 22n (40 – 18), lớp vỏ electron của nguyên tử có 18e được phân bố như sau: 1s 22s 22p 63s 23p 6.

Cách Học Nhanh Thuộc Và Nhớ Lâu

Cách học nhanh thuộc và nhớ lâu

Nhiều bạn gặp khó khăn trong việc học thuộc, khi học xong thì lại bị mau quên. Kể cả khi thức khuya dậy sớm hay dùng đủ mọi cách vẫn không thể nào nhớ được. Những bài học thuộc lòng trên lớp, những công thức cần thiết cho làm bài tập.

Bí quyết học thuộc bài

Đọc hiểu bài trước khi học thuộc:

Khi hiểu được bản chất của vấn đề hãy xem vấn đề đó nói gì. Chỗ nào không hiểu thì phải hỏi lại ngay và ghi chép cẩn thận.

Cách này sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm được khoảng thời gian học bài lại. Mà lại vừa giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn.

Cần tóm tắt lấy ra các ý chính:

Hãy cố gắng hiểu bản chất của vấn đề từ đó tóm tắt lại nội dung chính.

Viết tựa của bài viết sau đó viết các ý theo diễn biến nội dung bài học để có thể nắm được toàn bộ chương trình một cách ngắn gọn nhất! Sau đó hãy gạch những ý chính, ý quan trọng của bài cần diễn đạt ra.

Nội dung bài học cần chia nhỏ:

Việc phân bài học thành những mục nhỏ tương ứng với nội dung cụ thể sẽ giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn. Hãy tập trung nhiều thời gian cho những phần khó thuộc, khó nhớ.

Phương pháp này chính là phương pháp học “chia nhỏ mục tiêu. Khi học thuộc được một đoạn, một ý. Bạn sẽ có thêm động lực sự hào hứng để học tiếp những phần khác.

Chia nhỏ phần để học sẽ giúp bạn học dễ vào hơn!

Lấy ví dụ trong thực tế:

Khi hiểu và nắm được nội dung bài, bạn hãy lấy những ví dụ thực thực tế. Bởi những điều thực tế và gần gũi sẽ giúp ta nhớ lâu hơn.

Đặc biệt là khi phải học thuộc sự kiện, ngày tháng năm trong các môn lịch sử hay những đặc trưng cơ bản của các vùng địa lý.

Hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình để liên tưởng các sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện mà bản thân bạn đã thuộc nằm lòng. Ví dụ như nhớ về những chuyến du lịch, những ấn tượng mạnh mẽ của bạn về một vùng đất nào đó.

Nếu bạn đã đi du lịch ở một số nơi thì đặc điểm về khí hậu, kinh tế, con người của vùng đó như thế nào? Như vậy, sẽ quá đơn giản để bạn có thể học thuộc.

Khi biết cách vận dụng thực tế vào trong bài học sẽ giúp bạn có thể giúp bạn đạt được những điểm số cao hơn.

Vừa học vừa kết hợp ghi chép:

Học thuộc kết hợp ghi chép lại. Đây là phương pháp giúp bạn nhớ bài vừa nhanh,vừa có hệ thống, vừa có chiều sâu, vừa tăng cường khả năng tập trung.

Đọc nhẩm bài:

Đây là cách học phổ biến nhất khá nhiều thời gian cho bạn. Nhưng hãy thật sự chú tâm vào việc học vì nếu trong lúc đọc nhẩm bài mà bạn nghĩ ngợi mông lung sẽ rất khó lòng mà học thuộc được.

Khi đọc nhẩm bài, bạn hãy cố gắng nhớ lại nội dung đã học. Lúc nào cố gắng mà cũng không nhớ được thì hãy mở sách ra xem. Lần lượt nhẩm từng đoạn một cho đến khi hết bài!

Luôn giữ cho tinh thần thoải mái khi học bài:

Điều quan trọng nhất khi học bài đó chính là tạo tinh thần thoải mái. Hạn chế lo lắng hay nghĩ ngợi mông lung về vấn đề gì đó đến mức tối đa.

Cần có không gian học tốt:

Hãy tạo một không gian yên tĩnh thoáng mát. Với lượng ánh sáng tự nhiên đủ để có thể học tập không hại đến sức khỏe. Nhưng cũng đừng quá im lặng sẽ tạo cho bạn cảm giác căng thẳng và rất dễ buồn ngủ.

Hãy tạo thói quen sắp xếp các đồ đạc được gọn gàng.

Khi học bài bạn có thể đứng, ngồi, nằm hay đi qua đi lại. Miễn sao giúp bạn có cảm giác thoải mái nhất. Nhưng tránh trường hợp đổi tư thế liên tục. Bởi nó sẽ làm cho bạn có cảm giác mệt mỏi, mất tập trung.

Để học bài nhanh thuộc ta cần có sự tập trung vào bài học. Vậy nên tránh học ở không gian có người ra vào liên tục, học quá ồn ào, thiếu ánh sáng. Như vậy bạn sẽ mất tập trung nên sẽ rất khó học thuộc bài.

Lưu ý những điều nên tránh khi học thuộc:

Trong lúc học tuyệt đối không được học môn này lại nhảy sang môn kia học liền. Bạn cần học môn nào thì dứt điểm môn đó.

Nếu giữ thói quen nhảy từ môn này sang môn kia học như thế . Sẽ không những làm mất thời gian của bạn mà còn làm bạn khó có thể nhớ được nội dung mình đã học.

Không nên vừa ăn vừa học vì việc này sẽ làm bạn mất tập trung.

Hãy cố gắng tập trung và bỏ qua những chuyện bên ngoài. Để bạn có thể học bài đạt hiệu quả tốt hơn!