Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Học Thuộc Bài Mà Không Buồn Ngủ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Đi Làm Đêm Hoặc Học Đêm Khuya Mà Không Buồn Ngủ

Bổ sung nhóm vitamin B

Khi thức khuya, cơ thể con người sẽ tiêu hao rất nhiều vitamin B, trong đó có cả vitamin B12, đây là một trong những nguồn dưỡng chất then chốt cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi vitamin B12 bị tiêu hao nhiều không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mà còn gây tổn hại cho năng lực nhận thức, tâm trạng uể oải, làm việc thiếu hiệu quả vào cả ngày hôm sau.

Dùng một lượng dầu dừa thích hợp

Khi thức khuya và đói, bạn dễ thèm ăn những món nhiều dầu mỡ để cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên, thành phần mỡ không khỏe mạnh này có thể khiến bạn sa sút tinh thần, cơ thể trì trệ. Trong khi đó, dầu dừa lại có chứa một loại axit béo tự nhiên, có thể trực tiếp đi vào gan và chuyển hóa thành năng lượng, không gây tích tụ mỡ thừa có hại cho cơ thể.

Luyện tập thể chất vừa sức

Theo nghiên cứu cho thấy, rèn luyện cơ thể ở mức độ vừa phải có tác dụng nâng cao tinh thần cho bạn. Đặc biệt với người hay thức đêm thì 20 phút luyện tập thể chất sẽ kích thích não bộ, tăng khả năng ghi nhớ, giúp tư duy sáng tạo và làm việc hiệu quả.

Kéo dài giấc ngủ trưa hơn bình thường

Cho dù bồi bổ bằng ăn uống thế nào thì khi thức khuya, cơ thể bạn vẫn thiếu nhất chính là giấc ngủ. Chính vì vậy, nếu cảm thấy quá mệt mỏi và thiếu tinh thần, bạn nên kéo dài giấc ngủ trưa trong ngày hôm sau so với bình thường để “bù đắp” lại.

Đừng uống cà phê

Chắc hạn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe lời khuyên này. Không uống cà phê – một phần của việc thức đêm hay sao?

Đúng là với phần lớn những người thức khuya, cà phê là “cứu cánh” hiệu quả.

uy nhiên, mức năng lượng và tập trung ấy thường không kéo dài được lâu. Sau 1-2 giờ “tỉnh như sáo”, người dùng cà phê dễ rơi vào trạng thái “đơ” trong vòng 4 tiếng sau đó.

Điều này đặc biệt đúng khi bạn phải thức khuya, khi cơ thể bạn thường đang rất mệt mỏi và yếu ớt sau một ngày làm việc căng thẳng. Lúc này, cơ thể bạn không thể kịp phục hồi sau khi bị vắt kiệt bởi tác dụng của cà phê, và tình trạng uể oải có thể kéo dài sang ngày hôm sau.

8 Cách Để Chống Lại Cơn Buồn Ngủ Mà Không Cần Cafe

Nếu ngày hôm trước bạn phát hiện ra quán bar mới của thành phố, ngày trước nữa bạn tổ chức sinh nhật cho bạn thân của mình, và ba ngày trước bạn online đến 4 giờ sáng, nguyên nhân bạn luôn buồn ngủ là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên nếu bạn ngủ đầy đủ, chỉ thức khuya và những dịp đặc biệt, nhưng bạn luôn cảm thấy buồn ngủ, nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do bệnh lí.

Tìm hiểu về những nguyên nhân phổ biến nhất gây buồn ngủ và cách chữa trị tự nhiên. Nếu những triệu chứng vẫn cứ dai dẳng, hãy sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ của bạn để kiểm tra

Chắc chắn bạn đã từng được nghe “giấc ngủ cả đêm không thể được bổ sung”, và nó sẽ dựa vào nhịp sinh học của cơ thể, trong bóng tối giấc ngủ sẽ sâu hơn.

Những nghiên cứu gần đây với rất nhiều bằng chứng, bao gồm trong khoảng thời gian từ 10h tối đến 2 giờ sáng là thời gian cơ thể được thoải mái nhiều hơn khi ngủ.

Vì vậy, nếu không có lý do gì đặc biệt, bạn nên tránh lướt Facebook đến khi gần sáng, và tất nhiên, đảm bảo rằng bạn ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.

3. Tắm nước ấm

Chúng tôi có thể nói “lạnh nhất có thể”, nhưng chúng tôi không muốn làm bạn sợ và bỏ qua đoạn này. Bắt đầu bằng massage nhẹ nhàng chân tóc khi gội đầu và hít hà hương thơm của dầu gội tinh dầu, không nhất thiết chỉ với dầu thiết yếu.

Khi bạn dội nước, thực hiện một thói quen tốt cũ khi tắm của người scotland: 3 giây với nước lạnh, 3 giây với nước nóng bỏng. Lặp lại hai hoặc ba lần, sau đó kết thúc với nước mát hoặc nước ấm, và quấn người bằng một chiếc khăn choàng ấm. Bạn sẽ kích thích máu lưu thông, và quên rằng trước đó bạn đang buồn ngủ.

4. Giữ đầu óc bận rộn

Tập trung vào công việc, nghỉ ngơi với người đồng nghiệp nói nhiều nhất và thường không để khoảng “trắng”, vậy bộ não của bạn sẽ không có cơ hội- dù chỉ một khoảnh khắc- nghỉ ngơi.

Hoặc nghiêm trọng hơn là bạn không thể né tránh cám dỗ than phiền rằng bạn buồn ngủ hoặc quan tâm tới việc đó, nói về cuộc phiêu lưu đêm qua, vài giờ sau khi bạn ngủ.

Sức mạnh của tự ám thị và từ chối, trong trường hợp này tốt hơn bạn tưởng. Bạn càng nghĩ ít về việc phải đi ngủ, bạn sẽ ít buồn ngủ. Bên cạnh đó, bạn không ngủ.

5. Ăn một quả táo

theo các cuộc khảo sát, nó có thể đánh thức bạn tốt hơn một chén đầy cà phê đặc biệt nếu bạn là một thành viên của danh sách nghiện cafe, đó là lần cuối cùng họ dùng việc cảm thấy buồn ngủ bởi vì họ đã uống cafe từ khi họ còn đi học. Bạn có thể làm căng thẳng sự cân bằng của chất dinh dưỡng, và 5 phần trái cây và rau một ngày, những người theo một chế độ ăn kiêng cần bằng không cần những lười khuyên cho việc đánh đuổi cơn buồn ngủ, và vì vậy họ không ở giữa chúng ta.

6. Lắng nghe dạ dày của bạn

Cơ thể con người có một chương trình đáng nể để truyền đạt những gì nó muốn – nhưng hầu hết chúng ta không nghe thấy, đơn giản là vì đấy là những gì chúng ta cần học.

Đột nhiên rất thèm sô cô la, là một ví dụ, nó không phải một kế hoạch ngầm của cơ thể bạn để đáp trả chế độ ăn kiêng kiệt quệ mà bạn làm với nó: đó đơn giản là cách để nói với bạn rằng lượng đường trong máu của bạn đã giảm.

Rõ ràng rằng, tại thời điểm đó không cần phải ăn ngấu nghiến 3 cây kem và 2 chiếc bánh xốp. Hai phần 3 miếng sô cô la (đen là tốt nhất) là đủ.

7. Tập thể dục ( một cách điều độ)

Nếu bạn không có thời gian/ tâm trạng/ tiền để đến các phòng tập hoặc hồ bơi- những thứ tốt cho cơn buồn ngủ-, ít nhất hãy nghỉ ngơi để đi bộ 20 phút, đi bộ trong công viên hoặc đạp xe đạp.

Đừng thực hiện nó quá mức, mặc dù, bởi vì sau một khoảng thời gian, khi chất endorphins giảm, bạn sẽ thấy buồn ngủ hơn.

8. Bật (nhiều) đèn.

Khoảng không với một nửa ánh sáng làm tăng cơn buồn ngủ, bởi vì cơ thể của bạn hiểu rằng đến giờ đi ngủ khi ánh sáng xung quanh giảm. Khi bạn cảm thấy đôi mắt nặng trĩu, mở nhiều đèn hơn, bạn sẽ không tin được những hiệu quả tức thì.

Nguồn : 8 ways to fight sleepiness without coffee

Bật Mí Cách Làm Sao Để Không Buồn Ngủ Khi Học Bài?

Buồn ngủ khi đang học bài là “căn bệnh” phổ biến của hầu hết học sinh, sinh viên mỗi khi bước vào mùa thi. Bài vở nhiều mà kỳ thi gần kề khiến bạn cảm

Tránh ngồi học với tư thế chống tay vào cằm

Tư thế ngồi học chống tay vào cằm dễ gây buồn ngủ

Một trong những thói quen khiến bạn dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ khi đang học bài đó là ngồi sai tư thế, ngồi với tư thế chống tay vào cằm. Đây là tư thế rất dễ gây cảm giác mệt mỏi, khiến bạn dễ dàng gục xuống và chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay. Vì thế, đừng chỉ thắc mắc vì sao mình hay buồn ngủ hoặc làm thế nào để không buồn ngủ khi học bài mà hãy thay đổi ngay thói quen này bằng cách ngồi đúng tư thế, ngồi thẳng lưng để có thể học tập trung nhất.

Hãy thường xuyên vận động

Ngồi lì một chỗ cũng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt, uể oải và buồn ngủ. Do đó cách trị buồn ngủ khi học bài đơn giản nhất là bạn nên thường xuyên đi lại hoặc vận động tại chỗ. Ví dụ: Học 1h bạn lại đứng dậy đi lại, xuống dưới nhà, pha tách trà, cà phê… Hoặc bạn cũng có thể ngồi tại chỗ và thực hiện động tác đơn giản sau: Dùng 2 bàn tay của mình xoa lên 2 tai theo hình vòng tròn của vành tai. Các bạn thực hiện khoảng 20-30 lần sau đó ngửa đầu ra sau khoảng 3-5 lần bảo đảo cơn buồn ngủ sẽ nhanh chóng biến mất.

Nên ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc giúp tinh thần sảng khoái, chống buồn ngủ hiệu quả.

Bạn thường thắc mắc làm sao để không buồn ngủ khi học nhưng liệu bạn có biết nguyên nhân khiến bạn thường xuyên “ngáp ngắn ngáp dài” khi học là do bạn ngủ chưa đủ giấc. Vậy nên để tránh buồn ngủ khi đang học bạn cũng nên chú ý sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và học bài sao cho phù hợp, đảm bảo ngủ đủ khoảng 8h mỗi đêm. Không chỉ giúp bạn chống lại cơn buồn ngủ các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra ngủ đủ giấc sẽ giúp hoạt động lưu thông của máu lên não sẽ tốt hơn, nhờ đó bạn có thể tỉnh táo và học tập hiệu quả.

Đừng quên ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau quả

Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng và đặc biệt là bổ sung nhiều rau quả cũng là một trong những cách đơn giản để chống buồn ngủ khi đang học bài. Bởi theo nghiên cứu khoa học thì trong rau và hoa quả có chứa khá nhiều đường, điều này đồng nghĩa khi ăn nhiều rau quả tức là chúng ta đã cung cấp thêm cho cơ thể một lượng đường cần thiết. Mà theo nguyên lý chung thì khi cung cấp đủ lượng đường trong máu bạn sẽ hạn chếđược tối đa cảm giác hoa mắt, chóng mặt cũng như buồn ngủ.

Nhìn chung để chống buồn ngủ khi học bài là không khó, quan trọng là bạn quyết tâm. Mong rằng với những gợi ý trên bạn đã không còn thắc mắc làm sao để không buồn ngủ khi học bài cũng như đừng quên áp dụng ngay để có thể tập trung học tập và đạt được kết quả cao nhất trong kỳ thi sắp tới.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Cách Ngủ Ít Mà Không Mệt

Nếu bạn quá bận rộn với công việc hay học tập, không có thời gian “ngủ thoải mái” thì bài viết Cách ngủ ít mà không mệt mỏi này sẽ là giải pháp dành cho bạn…

1) Ngủ theo chu kỳ 90 phút

Đây là phương pháp khá phổ biến mà ai cũng có thể áp dụng được. Giấc ngủ được chia ra các chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút, trong một chu kỳ ngủ thường có 5 giai đoạn như sau:

Ru ngủ: Mắt lim dim, dần dần chìm vào giấc ngủ.

Ngủ nông: Cơ thể bắt đầu giấc ngủ nhưng chưa sâu lắm. Khoảng thời gian này chiếm 50% giấc ngủ.

Ngủ sâu: Giai đoạn này chiếm khoảng tầm 10% giấc ngủ.

Ngủ rất sâu: Gần như tất cả cơ quan đều trong trạng thái nghỉ ngơi

Ngủ mơ: Mặc dù đang ngủ nhưng mắt vẫn có chuyển động.

Một giấc ngủ ngon, đủ giấc kéo dài tầm 5 chu kỳ liên tục – tức 7,5 tiếng và thời gian ngủ tối thiểu phải là 3 chu kỳ – 4,5 tiếng.

Công thức tính thời gian ngủ phù hợp như sau:

Lý giải các thông số như sau:

1.5h = 90 phút: tương đương với 1 chu kì ngủ của cơ thể.

1.5h x 5: tương đương với số chu kì ngủ trung bình là 5.

X: khoảng thời gian ước lượng từ khi nằm xuống ngủ đến khi cơ thể vào bước vào giai đoạn 1- Ru ngủ. Thời gian có thể từ 10 phút đến 30 phút tùy mỗi người, khoảng thời gian này càng ngắn càng tốt, mình sẽ chia sẻ phương pháp này ở cuối bài viết.

Ví dụ thế này: Bạn 12 giờ khuya mới đi ngủ, thời gian đi vào giấc ngủ tầm 10 phút, vậy giờ thức dậy tối thiểu của bạn sẽ là:

Bạn cần nhớ, phải thức dậy đúng lúc hết 1 chu kỳ giấc ngủ, tức là 90 phút, nếu bạn bị đánh thức giữa chừng ở giai đoạn ngủ sâu hay rất sâu, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi và cáu gắt dù cho có ngủ nhiều hay ít đi chăng nữa. Mình thì rất ghét bị ai đó đánh thức ở giai đoạn 5, người ta đang mơ đẹp mà phá, tức cả ngày, hận cả đời

Những lưu ý quan trọng dành cho bạn trong phần này:

Thấp nhất là 3 chu kì và cao nhất là 6 chu kì. Đừng lấy những con số khác nằm ngoài khoảng này. Nếu thấp hơn thì chắc chắn cơ thể bạn sẽ kiệt quệ, cho dù bạn có thức dậy vào lúc hoàn hảo đi chăng nữa. Ngủ dưới 3 chu kì thì đảm bảo ngày hôm sau bạn sẽ cực kì uể oải.

Một số trường hợp đã thức dậy đúng vào khung giờ hoàn hảo nhưng lại không chịu dậy mà tiếp tục ngủ nướng. Hậu quả là cơ thể tiếp tục bước sang chu kì mới, giờ bạn dậy có thể không còn là giờ hoàn hảo. Và vì thế bạn vẫn cảm thấy mệt.

Không khuyến cáo áp dụng phương pháp này trong thời gian dài chỉ với 3 chu kì ngủ. Đây chỉ là biện pháp chữa cháy những ngày có công việc bận rộn, việc bất khả kháng, nếu áp dụng quá liều, tức ngày nào, tháng nào cũng ngủ ít vậy thì chắc chắn bạn sẽ gặp rắc rối lớn về sức khỏe.

2) Phương pháp ngủ ít vẫn khỏe của chuyên gia

I) Phong cách Dymaxion – ngủ 2h mỗi ngày

Công thức: Mỗi 6h ngủ một lần, mỗi lần 30 phút. Tổng cộng thời gian ngủ 2h.

Kiến trúc sư Hoa Kỳ Buckminster Fuller là người đã nghĩ ra phương pháp ngủ này. Bản thân ông luôn ngủ như vậy, và ông cho biết mình luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng.

Sau 2 năm thử nghiệm, kết quả khám sức khỏe tổng thể của ông được xem là hoàn hảo. Điều này có nghĩa, bạn chỉ cần ngủ rất ít, nhưng vẫn đảm bảo năng lượng tốt cho sức khỏe.

II) Ngủ “sáng tạo” – 20 phút mỗi lần

Công thức: Mỗi 4h ngủ một lần, mỗi lần 20 phút.

Đây là một trong những công thức ngủ được đánh giá là thuận tiện và hiệu quả nhất. Tuy vậy, mặt trái của nó là bạn không được phép bỏ bất kỳ giai đoạn ngủ nào trong ngày, nếu không muốn trở nên mệt mỏi và trì trệ.

Phương pháp này được cho là nguyên nhân đứng sau khả năng sáng tạo của Leonardo da Vinci và Salvador Dali.

III) Ngủ kiểu Siesta – 6,5h

Công thức: 5h ngủ ban đêm + 1,5 h ngủ ban ngày = 6,5h.

Winston Churchill, một trong những thủ tướng nổi tiếng nhất Anh Quốc thực hiện chính xác công thức ngủ này. Ông lên giường vào lúc 3h sáng, dậy lúc 8h, sau đó ngủ thêm 1,5h buổi chiều.

IV) Phong cách Tesla – 2h 20 phút

Công thức ngủ: 2h ban đêm + 20 phút ban ngày = 2h 20 phút.

Nhà khoa học “điên” Nikola Tesla chỉ ngủ 2 – 3h mỗi ngày. Ông có thể làm việc thâu đêm, và chỉ lấy năng lượng nhờ phong cách ngủ kỳ dị này.

V) Phong cách “nhân loại” – 2,5h

Công thức ngủ: 2,5h ban đêm, cùng 3 lần nghỉ 20 phút trong ngày.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu thời gian ngủ của trẻ con, người già và động vật. Ví dụ như loài voi, chúng ngủ khoảng 2h/ngày, theo đúng phong cách “nhân loại” chúng ta vừa trình bày: 1h buổi đêm, 3 – 4 đợt 15 phút trong ngày.

Làm sao để có được giấc ngủ sâu?

Chúng ta vẫn biết các CEO của những công ty lớn, những nhà khởi nghiệp thường ngủ rất ít, chỉ 4 đến 5 tiếng một ngày, vậy họ lấy đâu ra năng lượng để làm việc cả ngày, lấy năng lượng đâu để sáng tạo không ngừng?

Để ngủ ngắn mà vẫn hiệu quả, đáp án ở chất lượng giấc ngủ, bạn phải có giấc ngủ sâu thật tốt. Điều đó có thể được thực hiện bằng một số cách sau:

i) Hạn chế xem Ti vi, Laptop, Smartphone

ii) Xây dựng một giờ ngủ cố định

Mỗi người có một khoảng thời gian khác nhau, hãy tự thử xem mình có thể ngủ ít nhất bao nhiêu giờ mà không mệt mỏi, từ đó xây dựng thói quen cho chính bản thân mình.

iii) Tránh uống cà phê, rượu, trà vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối.

Cà phê, chè, nước uống có ga, sôcôla và quà vặt có đường có thể làm cho bạn khó ngủ.

iv) Tắm nước ấm trước khi ngủ

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc tắm nước ấm sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn, ngủ sâu hơn.

v) Nghe một bài nhạc yêu thích với giai điệu nhẹ nhàng

vi) Chuẩn bị một chỗ ngủ phù hợp

Chuẩn bị một chiếc giường êm ái và thoải mái và điều quan trọng với giấc ngủ ngon

Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng hãy thường xuyên làm sạch chăn đệm, ga trải giường của bạn, đồng thời sử dụng những loại nước xả vải có mùi hương nhẹ nhàng.

Bạn cũng cần chú ý chọn loại gối không quá cao, có độ mềm vừa phải đều tạo cảm giác thư giãn và giúp ngủ sâu hơn.

vii) Một vài lưu ý khác

Nên ngủ trưa tầm 15 đến 20 phút để lấy lại năng lượng, lưu ý không ngủ quá dài sẽ khiến cơ thể đi vào chu kỳ, tỉnh dậy sẽ rất mệt.

Duy trì thói quen tập thể dục – Không chỉ tốt cho giấc ngủ, Tập thể dục còn tốt cho cơ thể của bạn

Uống đủ nước, tuyệt đối tránh các loại nước ngọt nhân tạo. Nước rất cần cho việc lưu thông máu cũng như các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Lượng nước phù hợp cũng cho phép nhịp điệu nhiệt độ cơ thể của chúng ta lên xuống dễ dàng hơn.

Nicotine, Caffeine và rượu có ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Một Ly Cà Phê vào buổi sáng để làm tăng sự tỉnh táo cũng tốt thôi nhưng tránh uống Cà phê vào ban đêm vì làm rối loạn giấc ngủ.

Thuốc ngủ không làm chúng ta có một giấc ngủ sâu đúng nghĩa, sẽ làm chúng ta dần bị lệ thuộc vào nó. Nhưng cơ thể sẽ có phản ứng kháng thuốc nếu sử dụng thường xuyên.

Hệ thống tỉnh táo: Hệ thống tỉnh táo và hệ thống giấc ngủ là hai hệ thống độc lập nhưng chúng tác động lên nhau. Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp ta tỉnh táo cả ngày. Nếu hệ thống tỉnh táo của bạn yếu, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi và muốn đi ngủ sớm, điều này làm suy yếu hệ thống giấc ngủ của bạn. Ngược lại, nếu bạn làm tăng sự tỉnh táo của bạn, bạn cũng làm tăng sức mạnh của hệ thống giấc ngủ. Để tăng sức mạnh của hệ thống tỉnh táo chính là tập thể dục và tham gia các hoạt động ngoài trời.

Thức ăn giàu chất đường và Carbohydrate đơn, thực phẩm cay, nhiều chất béo, khó tiêu cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ. Thiếu Canxi và Magie làm giảm chất lượng giấc ngủ, ăn quá no trước khi ngủ cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Tư thế ngủ – Nằm sấp đặt áp lực không cần thiết lên một số cơ quan quan trọng của bạn, cũng như gây ra các vấn đề về cổ, lưng… Nằm nghiêng về bên phải sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.

Nhiệt độ phòng – Một căn phòng mát mẻ và một bầu không khí dễ chịu

Ánh sáng trong phòng ngủ – Nên nhớ, Melatonin sản sinh trong bóng tối, vì vậy, đừng nên có quá nhiều ánh sáng trong phòng khi ngủ.