Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Học Sinh 10 Hiệu Quả Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Giảm Cân Hiệu Quả Nhất Cho Học Sinh Lớp 10

Hiện nay, thực trạng các em học sinh béo phí, thừa cân ngày càng nhiều, trung bình cứ 10 em thì có từ 3 – 5 em bị béo phì, có cân nặng quá cao, chỉ số MBI vượt quá cao so với ngưỡng cho phép. Béo phì có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các em, bởi chúng là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh tật, béo phì còn làm cho các em mất đi sự tự tin trong các hoạt động trong nhà trường và ngoài xã hội, làm các em trở nên nhút nhát, không năng động, cũng có thể khiến cho kết quả học tập của các em giảm sút. Vì thế, giảm cân cho các em học sinh đang béo phì, thừa mỡ là một việc làm rất cần thiết và cấp bách.

1. Học võ để giảm cân hiệu quả

Môn thể thao kickboxing

Môn thể thao kickboxing là hình thức tập luyện giảm cân, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả đang được ưa chuộng tại khắp các phòng tập trên thế giới và cả ở Việt Nam. Đây là một trong những môn thể thao có cường độ tập tương đối nặng, trong vòng 40 phút tập luyện bạn có thể đốt cháy từ 600-700 calo, cắt giảm và tận dụng tối đa lượng mỡ thừa, tái tạo năng lượng cho các hoạt động khác giúp giảm cân nhanh, an toàn và hiệu quả. Nếu bạn chịu khó với 60 phút luyện tập boxing có tác dụng tương đương với việc chạy 9km trên máy tập chạy bộ.

Taekwondo

Môn võ Taekwondo tập trung hoàn toàn vào chân và cú đá. Những cú đá bay (tung người, đá xoay 360o) hay cú đá chẻ khiến taekwondo trở thành môn võ thuật tuyệt vời để giảm cân, và đặc biệt là giảm mỡ bụng và đùi. Trong Taekwondo bạn không bao giờ thực sự ngừng chuyển động.

2. Tuyệt đối không dùng thức ăn nhanh

Đa số các bậc phụ huynh, ai cũng có công việc, hằng ngày ngoài việc lo chuyện gia đình, nhà cửa, mọi người điều phải đi làm, tập trung vào công việc của mình, do quá bận rộn nên nhiều phụ huynh không thể chuẩn bị cho con em một buổi sáng với khẩu phân ăn chuẩn, đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thay vào đó là các loại fastfood, thức ăn nhanh như bánh mì nướng, kẹp thịt, thịt quay, các loại bánh humberger, khoai tây chiên…Những loại thức ăn này là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì cho các em học sinh, bởi chúng chứa một lượng lớn dầu mỡ, chất béo, cung cấp 1 lượng calo rất lớn, các em học sinh lại ít hoạt động, lượng năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể.

Để giảm cân hiệu quả nhất cho học sinh, các bậc phụ huynh nên hạn chế hoặc tuyệt đối không cho con em ăn các loại thức ăn nói trên, đồng thời hãy chuẩn bị thức ăn cho các em với khẩu phần ăn cân đối, đủ các chất protein, chất xơ, chất béo(ít và tốt), glucozo, vừa không làm các em béo phì nhưng vẫn đảm bảo các em có đủ chất dinh dưỡng.

Nước ngọt có gas và trà sữa không còn xa lạ gì với giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là các em học sinh. Trà sữa, một trong những loại đồ uống chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây nhưng đã được đón nhận và cực kỳ được yêu thích, điều đó thể hiện ở việc có rất nhiều cửa hàng trà sữa lớn nhỏ khác nhau tại các thành phố lớn như HN, TPHCM với các tên gọi GongCha, DingTea, Toco Toco, Phúc Long, KOI, Royal Tea,…Tuy yêu thích nhưng các bạn và các em lại không biết rằng, trong thành phần của các loại thức uống này có HFCS – một loại chất tạo ngọt, tăng hương vị, độ ngọt cho đồ uống. Chất tạo ngọt là một trong những tác nhân sản sinh axit béo, gây tăng cân. Không chỉ đem lại tác dụng tăng cân, chúng cũng là tác nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, các bậc phụ huynh nên khuyên nhủ, và bản thân các em nếu có mong muốn tăng cân, giữ sức khỏe tốt thì nên hạn chế uống các loại đồ uống này.

Vì bận rộn và không hay chuẩn bị bửa sáng cho các em, nên nhiều bậc phụ huynh thường cho các em tiền tiêu vặt. Với số tiền đó, các em thường mua bánh ngọt, bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, chúng cũng là một trong những loại thực phẩm chứa dầu, mỡ, nguyên nhân khiến cho các em tăng cân.

Vậy nên, để giảm cân hiệu quả nhất cho học sinh, khi cho các em tiền tiêu vặt, các bậc phụ huynh hãy nhắc nhở, khuyên bảo các em nên mua các loại trái cây, nước ép trái cây, sinh tố, yaourt để đảm bảo chất dinh dưỡng và sức khỏe.

Uống đủ nước cũng giúp cho việc giảm cân có hiệu quả hơn, các em học sinh còn nhỏ, vẫn chưa có đủ ý thức uống bao nhiêu thì đủ, quý phụ huynh hãy hướng dẫn các em uống 1 ngày bao nhiêu nước, chia ra bao nhiêu lần để uống, nên uống vào giờ nào, không nên uống vào giờ nào…

Đối với những em học sinh cấp 1, cấp 2, quý phụ huynh nên khuyến kích con em tập thể dục, vận động thân thể khoảng 30 phút mỗi ngày, với các bài tập thể dục như chạy bộ, đạp xe, nhảy dây, hít đất, vừa tăng cường sức khỏe, vừa chuyển hóa mỡ trong cơ thể thành năng lượng, đồng thời tiêu hao năng lượng do thức ăn cung cấp, giúp giảm cân cho học sinh lớp 10 hiệu quả hơn.

10 Cách Học Ngoại Ngữ Hiệu Quả

1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.

Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.

2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.

Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình… như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.

Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.

Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.

Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt.

Học ngoại ngữ không nên “vơ đũa cả nắm”, nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.

Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: “Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi” Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công…

Cách Học Tốt Sinh 12 Hiệu Quả Nhất

Sinh học là một môn học có kiến thức lý thuyết khá nhiều nên các em dành nhiều thời gian cho việc học thuộc lòng. Tuy nhiên, các em không nên chỉ học thuộc lòng vì khi đó sẽ tạo cho người học tiếp cận kiến thức một cách thụ động. Có thể các em học thuộc làu những phần được hỏi khi hỏi xuôi nhưng nếu hỏi ngược thì rất nhiều em rơi vào tình trạng khó khăn vì không hiểu bản chất vấn đề.

Biết cách tóm lược các ý chính của bài

Và một phương pháp học rất hiệu quả đối với môn sinh học là tổng hợp kiến thức theo sơ đồ tư duy. Hình thành kiến thức trên những cành cây, mỗi nhánh cây là một ý thì khi nhìn vào bản sơ đồ việc nắm kiến thức sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và đi vào đầu một cách nhanh chóng. Với mỗi bài học các em làm một sơ đồ tư duy thì đến khi ôn bài các em chỉ cần nhìn vào sơ đồ thì có thể tóm lược được các ý chính của bài và tổng hợp được các kiến thức.

Liên kết giữa các kiến thức nhỏ lẻ của môn học

Học qua hình ảnh và các video, vật sống cụ thể

Hiện nay trên lớp, các giáo viên đều cho các em quan sát các hình ảnh, dẫn chứng sinh động, video khá thú vị và giúp các em khắc sâu, ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.

Học nhóm cũng là một bí quyết để các em học tốt môn sinh học lớp 12. Khi học với những người bạn, những phần nào chưa hiểu các em có thể hỏi, trao đổi với bạn của mình để cùng nhau tiến bộ.

Luôn có một cuốn sổ tay bên cạnh

Liên hệ với kiến thức thực tiễn

Sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sống nên kiến thức rất rộng. Vì thế muốn nắm bắt được những nguyên lý cơ bản của sự sống cần phải biết cách học, biết cách liên hệ kiến thức thực tiễn của bản thân để có thể hiểu cặn kẽ vấn đề và việc học trở nên hấp dẫn và thú vị hơn rất nhiều.

Tổng Hợp Cách Học Môn Sinh Học Đạt Hiệu Quả

1. Tổng hòa các nhân tố vật lý như khí hậu và địa lý được gọi là ổ sinh thái và

2. Các sinh vật khác sinh sống trong cùng ổ sinh thái.

Các hệ sinh thái thường được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau từ cá thể và các quần thể cho đến các hệ sinh thái và sinh quyển. Sinh thái học là môn khoa học đa ngành, nghĩa là dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau.

Đối tượng nghiên cứu tất cả các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường:

* Đơn vị tổ chức: Nguyên tử – Phân tử – Tế bào – Mô – Cơ quan – Cá thể – Quần thể -Quần xã – Hệ sinh thái.(tế bào là đơn vị cơ bản).

* Đối tượng: Cá thể, Quần thể, Quần xã, Hệ sinh thái.

1. Nghiên cứu đặc điểm của các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật và sự thích nghi của chúng với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau.

3. Nghiên cứu điều kiện hình thành quần thể, những đặc điểm cơ bản và mối quan hệ trong nội bộ quần thể (như phân bố, mật độ, sinh trưởng, sinh sản, tử vong…) giữa quần thể với môi trường thể hiện trong sự biến động và điều chỉnh số lượng cá thể.

4. Nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc của các quần xã, mối quan hệ giữa trong nội bộ quần thể khác nhau, quá trình biến đổi của các quần xã theo không gian và thời gian qua các loại hình diễn thế (succession).

5. Nghiên cứu sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong quần xã, giữa quần xã và ngoại cảnh, thể hiện trong các chuỗi và lưới thức ăn, các bậc dinh dưỡng và sự hình thành những hình tháp sinh thái về số lượng và năng lượng.

6. Nghiên cứu những nhân tố vô cơ cần thiết cho sinh vật, tham gia vào chu trình sinh địa hoá trong thiên nhiên; từ đó xác định rõ mối tương quan trong hệ sinh thái để nghiên cứu năng suất sinh học của các hệ sinh thái khác nhau.

7. Nghiên cứu cấu trúc của sinh quyển gồm những vùng địa lý sinh vật lớn trên trái đất, cung cấp những hiểu biết tương đối đầy đủ về thế giới của chúng ta.

8. Ứng dụng các kiến thức về sinh thái học vào việc tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên, phân tích những sai lầm của con người trong việc sử dụng phung phí tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường và những hậu quả tai hại; từ đó đề ra các biện pháp phục hồi tài nguyên sinh vật, bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu cần thiết cho sản xuất, sinh hoạt, thẩm mĩ, nghỉ ngơi…và giữ cân bằng sinh thái.

9. Thông qua các kiến thức về sinh thái học đóng góp tích cực vào công việc giáo dục dân số.

PHẦN B: CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC MÔN SINH

Nhiều học sinh cho rằng Sinh học là một môn học thuộc lòng không có gì sáng tạo, một số khác lại cho rằng đây là môn học khó vì kiến thức rộng rất khó nhớ và đặc biệt là thi khó đạt được điểm cao (nhất là điểm tối đa). Những nhận xét trên đều có phần đúng và không đúng.

– Nhiều lò luyện thi hướng dẫn các em ôn tập theo các câu hỏi cụ thể và ra các đáp án chi tiết để học sinh học thuộc lòng. Cách làm này không hay vì học sinh sẽ bị động và quen kiểu ăn sẵn nên khi không trúng các dạng câu hỏi đã học thường không biết xoay xở ra sao. Ngoài ra, việc cố nhớ đáp án chi tiết cho từng câu hỏi sẽ rất khó, nếu có cố nhớ được cũng sẽ nhanh quên. Hơn nữa, câu hỏi cụ thể thì sẽ vô cùng nhiều vì người ra đề với cùng một nội dung có thể biến báo tạo ra không biết bao nhiêu câu hỏi và câu hỏi khác nhau sẽ có các đáp án khác nhau.

– Không nên học thuộc lòng cả bài cả chương theo như sách giáo khoa. Việc học thuộc lòng từng bài các em có thể thực hiện được khá nhanh nhưng lại nhanh quên. Tuy nhiên, cái chính là cách học này thể hiện học sinh không biết tóm tắt các ý của bài, không biết ý nào là chính ý nào là phụ, cái gì cần nhớ cái gì không. Chính vì cách học như thế rất nặng nề nên học sinh sẽ nảy ra tư tưởng học tủ hoặc có tư tưởng coi cóp trong khi làm bài.

– Không nên quá chú trọng vào việc tìm những câu hỏi khó, quá lắt léo hoặc toán hoá sinh học một cách máy móc mà bỏ qua các câu hỏi nhằm kiểm tra các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.

– Tránh đi vào chi tiết mà không quan tâm đến tổng thể. Ví dụ, chỉ biết học thuộc lòng các chi tiết của từng bài riêng rẽ mà không thấy được các chi tiết, các bài học và các chương có quan hệ với nhau ra sao. Tóm lại, cần quan tâm đến học cách hệ thống hoá kiến thức tạo dựng nên bộ khung xương sau đó mới học các chi tiết để lắp ráp vào bộ khung đó để xây dựng nên một ngôi nhà kiến thức hoàn chỉnh.

– Đối với mỗi đơn vị kiến thức cần học theo cách: Nắm chắc khái niệm, cơ chế, ý nghĩa, ví dụ. Chẳng hạn, khi học về đột biến đa bội thể thì cần học khái niệm thế nào là đột biến đa bội, cơ chế phát sinh thể đa bội, phân loại đa bội thể, đặc điểm của thể đa bội, ý nghĩa của đột biến đa bội trong chọn giống và trong tiến hoá, nêu được một số ví dụ về các dạng đa bội.

– Ôn tập theo thứ tự ưu tiên. Mặc dầu đề thi sẽ ra bao quát gần như toàn bộ chương trình nhưng không thể không có trọng tâm. Nếu bám sát theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT thì trọng tâm rơi vào lớp 12. Điều đó cũng có nghĩa là phần biến dị và các ứng dụng của di truyền học vào công tác chọn giống cũng như cơ sở di truyền học của sự tiến hoá. Ngoài ra, di truyền và biến dị là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau. Chỉ có thông qua nghiên cứu các thể đột biến chúng ta mới tìm hiểu được các qui luật di truyền nên đề thi không thể thiếu được các câu hỏi về đột biến. Tiếp đến là phần di truyền với các qui luật di truyền ở các mức độ phân tử, tế bào, cá thể và quần thể. Di truyền phân tử thì cần học theo: cấu trúc và chức năng của vật chất di truyền (ADN, ARN), quá trình truyền đạt thông tin di truyền (tự nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã) có thể kết hợp ôn tập luôn về đột biến gen. Di truyền tế bào: Cấu trúc nhiễm sắc thể, cơ sở tế bào học của các qui luật di truyền của Menden cũng như liên kết gen và hoán vị gen. Quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở mức độ tế bào thông qua các quá trình phân bào nguyên phân và giảm phân. Có thể kết hợp với việc ôn tập về đột biến NST. Các qui luật truyền học ở mức độ cá thể: Qui luật Menden, hiện tượng tương tác gen, liên kết gen và hoán vị gen, liên kết với giới tính, di truyền tế bào chất. Di truyền học quần thể: Qui luật Hac đi VanBec (phát biểu nội dung, điều kiện nghiệm đúng, ứng dụng), các yếu tố làm thay đổi tần số alen, tần số kiểu gen của quần thể. Cứ như vậy các em cần xác định những vấn đề cần ôn tập.

Về phần sinh thái học: thông thường đề thi có thể có 1 hay 2 câu.

Chương trình sinh học 10 về nguyên tắc cũng có thể ra tuy nhiên nếu có thì cũng hạn chế.

– Liên hệ vận dụng kiến thức: Kiểu vận dụng kiến thức đơn giản là giải các bài tập. Theo thứ tự ưu tiên thì bài tập về các qui luật di truyền như liên kết gen, hoán vị gen, qui luật Menden (chú trọng đến các bài tập về phả hệ), tương tác gen, di truyền quần thể rồi mới đến các bài tập về đột biến. Những bài tập về sinh học phân tử như tính tốc độ trượt của ribôxôm vv… có ưu tiên thấp vì những bài tập kiểu này mang tính toán hoá một cách máy móc. Những bài tập nâng cao thuộc loại kết hợp các dạng với nhau ví dụ, vừa di truyền liên kết với giới tính vừa có hoán vị gen vv… Tuy nhiên, tránh đi vào những bài tập quá phức tạp vì mức độ ưu tiên khi ra đề của loại này là khá thấp.

Kiến thức mà các em cần thu thập (thông tin) đã có sẵn trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, không nên cố học thuộc lòng cả bài như cách sách giáo khoa đã trình bày mà các em hãy lựa chọn ra những thông tin quan trọng cần ghi nhớ. Môn sinh học tuyệt nhiên không phải là môn học thuộc lòng đơn thuần. Mặc dầu nếu không nhớ kiến thức thì ta chẳng làm được gì, nhưng nhớ kiến thức mà không hiểu nó là cái gì hoặc không hiểu nó một cách thấu đáo thì khi ngươì ta đặt câu hỏi một cách khác đi ta cũng chẳng biết cách trả lời. Vì vậy, đầu tiên các em cần đọc kỹ bài và tìm xem những câu chữ nào quan trọng rồi dùng bút đánh dấu hoặc bút gạch chân các từ ngữ hoặc các câu đó (làm như vậy dễ cho việc ôn tập vì khi ôn bài ta chỉ cần liếc qua những dòng đã đánh dấu mà không phải đọc lại cả bài). Thông thường, ngay trong sách giáo khoa, những thông tin nào quan trọng nhất ở mỗi bài cũng được in nghiêng hoặc nhấn mạnh lại trong phần tóm tắt của bài. Tuy nhiên, các em phải tìm thêm các ý để dẫn đến kết luận quan trọng mã sách đã nêu ra.

Chúng ta không nên cố ghi nhớ thông tin khi không biết thông tin đó có ý nghĩa gì. Chúng ta phải tự mình đặt ra các câu hỏi như: Tại sao lại như thế? Cái này dùng để làm gì? Có ý nghĩa gì? Và nếu là một học sinh giỏi thì không những thế em còn phải đặt ra câu hỏi: Làm thế nào người ta biết được điều đó? Tất cả các loại câu hỏi trên mà thầy khuyên các em khi học nên đặt ra là nhằm giúp ta xử lý và tìm ý nghĩa đích thực của thông tin. Ban đầu học như thế này sẽ chậm hơn so với các em học thuộc cả bài một cách máy móc. Với bộ nhớ tuyệt vời của tuổi trẻ thì các em có thể học thuộc lòng cả một vài trang sách rất nhanh mà chẳng cần hiểu nó là gì. Tuy nhiên, cái gì nó cũng có giá của nó. Học kiểu này có nhớ nhanh nhưng lại quên cũng nhanh và đặc biệt là khi gặp những câu đòi hỏi sự vận dụng kiến thức thì cách học như vậy sẽ chẳng giúp gì được cho các em.

Nếu khi học các em cố tìm hiểu kỹ thông tin, biết cách xử lý thông tin bằng hàng loạt các câu hỏi để hiểu bài một cách sâu sắc hơn thì mặc dầu ban đầu học có chậm nhưng bù lại các em sẽ nhớ tốt hơn và điều quan trọng hơn cả là các em biết sử dụng các thông tin đó một cách linh hoạt. Có nghĩa là đối với các câu hỏi đòi hỏi sự vận dụng kiến thức ở các mức độ khác nhau các em có thể nhanh chóng tìm ra lời giải.

Lưu trữ thông tin có thể thực hiện dưới hai hình thức:

– Lưu trữ ở “bộ nhớ ngoài”: Đây thực chất là chúng ta ghi thông tin một cách tóm tắt và có hệ thống vào vở ghi của mình. Ta có thể tự tìm cách sắp xếp thông tin theo cách riêng của mình miễn là cách đó giúp ta nhớ tốt thông tin hoặc nếu cần ta có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất, khoa học nhất. Cũng giống như những đồ dùng trong nhà của các em, nếu cứ bạ đâu ta vứt đó, không sắp xếp nó một cách khoa học gọn gàng thì đến lúc cần dùng ta sẽ rất mất nhiều thời gian tìm kiếm thậm chí có khi tìm mãi mà chẳng ra. Việc này cũng cần phải học và kiên trì học. Vở ghi bài trên lớp nên để lề rộng một phần ba trang sách. Để lề rộng như vậy một mặt nó có thể giúp ta có chỗ bổ xung thêm thông tin từ các sách hoặc ngờ uồn khác, mặt khác có chỗ cho ta ghi các câu hỏi nảy sinh khi ta học bài. Các câu hỏi nảy sinh mỗi lúc mỗi khác, ở các góc độ khác nhau, thậm chí không phải do ta nghĩ ra mà bạn bè hoặc thầy cô đặt ra. Tất cả các loại câu hỏi rất đa dạng như thế sẽ rất quí, chúng giúp ta hiểu bài tốt hơn nhiều so với việc ta chỉ chấp nhận kiến thức một cách thụ động.

– Ghi nhớ thông tin: Đây chính là quá trình ta tìm cách nhớ tất cả các thông tin vào trong bộ óc của mình (bộ nhớ trong). Như trên đã trình bày, nhớ thông tin không phải là khó, cái khó chính là làm sao để nhớ lâu và đặc biệt là làm sao để lúc cần thiết ta có thể lấy ra thông tin một cách nhanh nhất (tái hiện lại thông tin nhanh nhất). Nhiều khi đồ vật của chúng ta, vốn cẩn thận ta cất kỹ quá nên có lúc ta lại không biết để nó ở đâu để mà lấy ra dùng. Muốn nhớ lâu thì chúng ta cần phải xử lý tốt thông tin để hiểu nó một cách thấu đáo. Tuy nhiên, những thông tin mới muốn nhớ lâu ta cần tạo ra mối liên hệ với các thông tin đã biết. Có thể ví những hiện tượng, kiến thức đã học với những gì xẩy ra hàng ngày xung quanh ta, quen thuộc với chúng ta. Ngoài ra, để dễ tái hiện lại thông tin (nhớ lại kiến thức) chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống lưu trữ kiến thức. Cũng giống như khi làm việc với máy tính, chúng ta phải biết mình đã ghi thông tin vào ổ đĩa nào? Trong thư mục nào? Tập tin nào? vv… Có như vậy khi truy cập vào máy ta mới nhanh chóng tiếp cận được thông tin. Vậy thì kiến thức chúng ta học cũng phải ghi nhớ nó theo một cách nào đó tương tự để khi cần ta có thể nhanh chóng lấy nó ra mà làm bài.

Thí dụ, học bài :”Quá trình tự nhân đôi của ADN”

Tóm lại: Cần ôn tập theo kiểu hệ thống hoá kiến thức đi từ tổng thể tới chi tiết. Trong từng phần cụ thể lại đi từ khái niệm cơ bản đến cơ chế, qui trình, cách phân loại, đặc điểm đến ứng dụng. Cần kết hợp việc ghi nhớ các kiến thức cơ bản như khái niệm, nguyên lí đến việc vận dụng kiến thức vào việc giải các bài tập, các vấn đề ứng dụng trong thực tiễn. Mặc dầu phải ôn tập toàn bộ chương trình sinh học nhưng cần xác định thứ tự ưu tiên một cách hợp lí mà không dàn trải đều.

Nên học theo phương pháp “Tái hiện kiến thức”, phương pháp học này gồm 3 bước :

a. Đi nghe thầy giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ.

b. Về nhà sau một thời gian ngắn ăn uống và nghỉ ngơi, học viên ngồi vào bàn học tái hiện lại kiến thức (nghe giảng buổi sáng – tái hiện buổi chiều, nghe giảng buổi chiều – tái hiện ngay buổi tối).

– Với bài tập: Che bài giải của thầy cô, đọc đề để giải lại.

– Với kiến thức giáo khoa: Lập dàn ý chi tiết để dễ học.

c. Một tuần sau, đúng giờ học bộ môn sinh, học viên lấy bài cũ đọc lại một lần.

– Nhìn chung những đề tuyển sinh các năm gần đây phần giáo khoa cho rất sát chương trình, không đánh đố. Nhưng điều đó không có nghĩa là học thuộc lòng thì sẽ làm được.

– Để làm được buộc học sinh phải hiểu, nhớ.

– Để hiểu và nhớ giáo khoa, học viên phải khái quát – tổng kết về chương trình học của mình, nắm vững các ý chính của từng bài. Điều này sẽ giúp hệ thống hóa được các kiến thức của mình và không thấy mông lung, rối lên vì nhiều kiến thức. Để hệ thống hóa kiến thức, thí sinh có thể làm các bước sau:

+ Nắm vững 14 chương của chương trình giáo khoa lớp 12.

+ Nắm vững số bài trong 1 chương (VD chương 1: Cơ sở vật chất cơ chế di truyền ở cấp phân tử có 7 bài).

+ Nắm vững số ý chính trong 1 bài (VD : bài ADN có 5 ý chính).

+ Nắm vững số ý phụ trong mỗi ý chính.

+ Nắm vững những ví dụ chứng minh trong sách giáo khoa.

– Bài tập cơ sở vật chất di truyền và biến dị: những bài tập này thuộc khoa học chính xác như toán, hóa, lý. Do đó, thí sinh phải nắm được công thức mới giải được. Ví dụ: số nu môi trường cần cung cấp cho 1 gen có 3000 nu nhân đôi 3 lần = (23 – 1). 3000

– Bài tập qui luật di truyền (bài tập lai) thuộc khoa học thực nghiệm. Học viên sử dụng lí thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm theo đề bài (biện luận và viết sơ đồ lai). Để biện luận 1 bài tập lai ta tiến hành theo 5 bước:

+ Xác định tính trội, tính lặn

+ Xác định quy luật di truyền

+ Xác định kiểu gen bố mẹ

+ Viết sơ đồ lai (nếu có hoán vị gen ta tính tần số hoán vị trước khi viết sơ đồ lai).

Sau khi làm xong ta kiểm tra kiểu hình qua sơ đồ lai đúng với đề bài tập thì ta đã biện luận chính xác.

– Cơ sở vật chất di truyền và biến dị

– Hiện tượng di truyền và biến dị

– Quy luật di truyền và biến dị

– Ứng dụng di truyền và biến dị vào đời sống, sản xuất.

b. Nguồn gốc sự sống và các thuyết tiến hóa.

c. Bài tập di truyền và biến dị.

Bài viết được chúng tôi tổng hợp từ các nguồn:

http://giaoduc.net.vn/Tuyen-sinh-2012/Tu-van/On-thi-dai-hoc-Cach-tu-on-tap-mon-Sinh-hoc-co-hieu-qua-post41450.gd

http://luyenthidaminh.vn/news/Kinh-nghiem-hoc-tap/kinh-nghiem-hoc-tot-mon-sinh-hoc-431.html

http://vietbao.vn/Tuyen-sinh/Phuong-phap-hoc-tot-mon-Sinh/40127652/348/