Top 4 # Xem Nhiều Nhất Cách Học Nút Số Bida 3 Băng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Bộ Nút Số 50 Bida 3 Băng (Diamond System)

Bộ nút số 50 bida 3 băng còn tên gọi khác là bộ Diamond System hay hệ thống kim cương, dựa trên các nút trên bàn bida để tính toán đường chạy của bi chủ (bi đánh). Bộ nút số này được sử dụng nhiều nhất trong các tình huống ba băng (chạm đủ 3 băng trước khi chạm bi) và luôn luôn sử dụng 3 ép phê (gần như hết ép phê) trong một trận đấu. Đây là một trong những hệ thống được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

Có thể nói, cánh cửa để bước vào thế giới bida 3 băng chính là bộ nút số 50. Bất kỳ ai chơi bida 3 băng cũng phải tập luyện thuần thục hệ thống này trước khi bước sang các kỹ thuật khác. Nếu kết hợp tập bộ nút số 50 với bộ đứng, cách phát cơ, né đá, canh bi carde cộng với cây cơ bida vừa ý, hợp tay thì sẽ giúp người chơi tiến bộ rất nhanh trong bộ môn này.

Kỹ thuật căn bản của bộ nút số 50 bida 3 băng

Bộ nút số 50 là là bài học cơ bản dành cho người chơi bida 3 băng, do đó người học chơi bida 3 băng nhất thiết phải học theo công thức này để tăng độ chính xác của các cú đánh, thay vì chỉ dùng cảm giác của mình. Trung bình có khoảng 1/3 số điểm ghi được trong một trận bida 3 băng dùng hệ thống này.

Kỹ thuật căn bản của bộ nút số 50:

Cách để gậy bida: Áp phê thuận phía bên phải hoặc bên trái tùy theo hướng bi, gậy bida đặt song song với bàn, không đưa cao phần đuôi cơ. Đây là cách để gậy bida cho mọi tư thế của bộ nút số 50.

Lực đánh: Phải vừa đủ, nếu quá mạnh hoặc quá yếu bi sẽ không tuân theo luật này.

Công thức tính rất đơn giản: Điểm nhắm (Aim) = Điểm bắt đầu (Start) – Điểm đích (Finish). Tuy nhiên, rất khó nhớ được giá trị của các điểm, vì đối với mỗi điểm nhắm – bắt đầu – đích là một hệ thống số khác nhau, bắt buộc phải nhớ riêng rẽ.

Một số điểm cần lưu ý:

Có nhiều người mới chơi bida 3 băng thường quá chú trọng vào nút số, các hệ thống… nhưng lại quên điều quan trọng nhất trong bida 3 băng là:Chạm, lực và kỹ thuật tay sau trong đó:

– Chạm là khả năng đánh chính xác vào “điểm chạm”, khả năng chạm phần trái.

– Phát lực “phù hợp” cho mỗi thế đạn. Thứ nhất là có những trái đạn chỉ trúng khi bạn phát đúng loại lực. Thứ 2 là phát lực sao cho sau khi 3 trái bi dừng lại, bạn có lợi thế nhất.

– Kỹ thuật tay sau: cái này bạn cần phải được hướng dẫn trực tiếp trên bàn, có người quan sát bạn phát cơ. Kỹ thuật tay sau sẽ quyết định bạn ở levels nào trong môn bida 3 băng.

Mỗi bộ nút số có cách sử dụng khác nhau, có góc đánh sai số buộc người chơi phải biết cách tính trừ hao. Vậy nên khi bạn có trong tay lý thuyết của 1 bộ nút số, không có nghĩa là bạn làm chủ được nó.

Bài tập xác định điểm trúng trong bộ 50

Chọn điểm đứng mặc định ở 50 (góc dậu), góc 50 là góc không có sai số. Hãy tập với chỉ 1 trái bi chủ trên bàn. Từ điểm đứng 50, nhiệm vụ của bạn là đưa bi chủ về điểm trúng trên băng 3,4,5 và 6.Bạn dùng ép phê nào hợp với bạn cũng được (ép phê 2; ép phê 2,5; ép phê 3).

Bạn hãy đặt ra cho mình mục tiêu, ví dụ tôi muốn điểm trúng ở băng 3 là 37 trúng (xuyên băng), vậy hãy dùng ép phê của bạn để đưa bi chủ về đúng 37(xuyên băng). Tương tự hãy tự ra đề cho mình ở các điểm trúng trên băng 4, 5 và 6 với điểm đứng ban đầu luôn là 50. Hoặc tôi muốn điểm trúng ở băng 4 là 42, vậy phải đánh làm sao để bi về 42. Hãy tự thực hiện và tự nhớ, đánh thật nhiều lần để hiểu muốn đưa bi chủ ở góc 50 về chỗ nào đó thì phải làm sao với ép phê của mình. Đây là bài tập rất quan trọng và là phương pháp để xác định điểm trúng trong bộ 50 của riêng bạn.

Trong bộ nút số 50 thì ép phê, phát lực, khả năng tư duy…của mỗi người mỗi khác, không ai giống ai cả. Vậy nên muốn đánh “rõ ràng” và biết mình đang làm gì trên bàn bida, các bạn cần phải có người hướng dẫn, và phải trải qua nhiều giờ khổ luyện. Chỉ có cách thường xuyên tập luyện thì người chơi mới tự rút ra được cách sử dụng bộ nút số 50 một cách tốt nhất.

Chúc các bạn thành công!

Góc Nhìn Khác Từ Các Bộ Nút Số, Hệ Thống Hình Học Trong Môn Bida 3 Băng (Three Cushion Billiards) ???

Trước khi chia sẻ bài viết này, NTT muốn nói rằng, NTT đã dành một khoảng thời gian tìm hiểu, trải nghiệm với các bộ nút số, các hệ thống hình trong môn 3C. Sau đó NTT tự đúc kết và hệ thống thêm các hệ thống hình khác để ứng dụng cho các nhóm hình trong môn Libre. Công việc tìm hiểu nút số, hệ thống hình học để áp dụng cho Libre không biết có phải là công việc cũ đã có người làm chưa, nhưng đối với NTT, nó đã cho bản thân nhiều trải nghiệm, đặc biệt góc nhìn mới với 1 người tiếp cận với 3C chỉ trên sách vở, chưa từng tiếp xúc với anh em trong giới 3C.

Cái hay của việc này, chính là việc NTT không đi vào lối mòn tư duy, có thể những cái suy nghĩ của mình bị sai, con đường mình đi bị “lạc”, nhưng chắc chắn, NTT sẽ không bị tình trạng đẽo cày giữa đường, thỏa thích tìm hiểu và sáng tạo theo những cái mình thích, những cái mình cần.

Tại sao NTT cần tìm hiểu nút số và hệ thống hình học?

Chắc chắn rồi, NTT vẫn là 1 fan trung thành của bộ môn Libre, và NTT đang đi giải những bài toán mà 1 người chơi Libre phải đối mặt khi học từ thấp lên cao. Sẽ tới lúc anh em sẽ đặt câu hỏi, tại sao căn băng khó quá, có cách nào căn dễ hay không? Và nút số, các hệ thống hình sẽ giúp mọi người đơn giản hóa cách căn băng. Trước khi đi tiếp, chúng ta phải làm rõ 2 khái niệm, thế nào là , thế nào là hệ thống hình học ?

* Bộ nút số (hay gọi là hệ thống nút số): là các hệ thống tính toán, thường bao gồm các dãy số nằm trên tia đi, tia chạm và tia về.

* Hệ thống hình học: nói nôm na là những công thức căn đơn giản, dựa trên các qui tắc đơn giản của môn toán hình học. Có một điều rất quan trọng, những hệ thống thuộc về hình học dễ học và dễ thuộc hơn so với các hệ thống nút số.

Nên học gì từ các bộ nút số, bộ hình? NTT có nghe rất nhiều người chia sẻ về việc học 3C, có bạn khuyên rằng không nên học nút số từ sớm, có bạn lại khuyên nên học cách phát lực và tay sau trước, có bạn thì khuyên nên học bộ đứng, cách ngắm, cách chạm trái, chạm băng trước… Mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau vì mục đích khác nhau và tư duy khác nhau, không thể nói cách nào đúng và cách nào sai.

Đối với NTT, lúc mới tiếp cận, NTT thử học cách sử dụng các bộ số, bộ hình. Sau một thời gian, NTT thấy rằng, việc mình học tư duy trong các bộ này mới là thứ quan trọng , nói cách khác, chúng ta nên học cách tư duy của những người “phát minh” ra những bộ số, bộ hình này. Lấy một ví dụ trong vô số tình huống mà NTT đã gặp thực tế trong lúc tìm hiểu: NTT đang đọc dạo một cuốn sách viết về bộ số, tự nhiên thấy một hình như thế này:

Với hình này chúng ta dễ nhận ra đánh 4 áp phê lên trên thì tia tới và tia về cùng 1 đường thẳng, và góc lệch là 0.7 nút. NTT chợt suy nghĩ ra, liệu chúng ta có thể áp dụng bộ số này cho nhóm hình xỉa (cắt mỏng) trong Libre được hay không? Câu trả lời là được, rồi sau đó NTT mở rộng nó ra, để áp dụng cho những trường hợp 1, 2, 3 áp phê, rồi 5, 6 áp phê, rồi khi a băng và chạm trái khác nhau thế nào…

Đó chính là cái mà NTT muốn truyền tải tới các bạn với một góc nhìn khác về nút số, bộ hình.Tại sao chúng ta không học tư duy của những người sáng tạo ra những bộ số và bộ hình này, để có thể sáng tạo ra những bộ số và bộ hình mới, phục vụ nhu cầu mà chúng ta đang mong muốn?

Tìm hiểu bộ số và bộ hình là tìm hiểu về qui luật, ý tưởng của chúng? NTT muốn nói rằng, bạn đừng cố gắng nhớ từng con số, học vẹt chúng, mà hãy mở rộng những vấn đề cốt lõi và nền tảng khác. NTT sẽ đưa một vài ví dụ để bạn có thể hiểu rõ hơn.

Ở hình trên là 1 bộ hình, đánh 1/2 trái đỏ, bi trắng sẽ về điểm chạm 0. Tuy nhiên bộ số sẽ không còn đúng nếu điểm chạm băng đầu gần góc dậu. Lý do vì sao? Có 1 điểm mà NTT nhận ra, khi bi vào góc dậu, nó sẽ bị bẻ hướng đột ngột do khúc ngoặt gấp, quĩ đạo rất khó đoán, đa số các bộ số và bộ hình sẽ tránh khu vực góc dậu ra.

Ví dụ thứ 2 chính là trong hình a băng, góc ra sẽ bằng góc tới. Đây là điều ai cũng biết phải không nào? Tuy nhiên, nếu a băng với góc tới dựng hơn, điều gì sẽ xảy ra?

Theo bạn trong hình a băng này, bi chủ sẽ đi theo đường màu đỏ hay vàng? NTT thấy rằng, khi a băng dù không có áp phê, nếu góc hơi dựng thì bi chủ sẽ trượt trên băng dài hơn, dẫn tới bi chủ có ma sát và sinh ra một chút áp phê thuận. Và bạn đoán ra được đáp án rồi chứ, đó chính là những lý thuyết nền tảng khi chúng ta tìm hiểu vấn đề nào đó, những cái mà không ai dạy chúng ta cả. Nên nhớ, kiến thức nền tảng giúp chúng ta đi những bước đi vững chắc trên còn đường chông gai .

Hãy lấy 1 ví dụ như hình ở trên, 1 công thức a băng mà nhiều tài liệu có hướng dẫn. + B1. Lấy trung điểm giữa bi chủ và 2 bi mục tiêu + B2. Nối trung điểm và góc dậu + B3. A băng 0 áp phê theo đường thẳng song song với đường thẳng màu xanh lam ở B2, sẽ được quĩ đạo tia ra song song với tia ban đầu màu vàng như trên hình.

Và theo bạn đây là bộ hình đúng hay sai?

Câu trả lời của NTT là, tùy thuộc vào góc vô để điều chính lực và áp phê cho phù hợp, sẽ ra được công thức đúng. Chỉ có điều, những tài liệu trên internet có khá sơ xài và không đề cập hết tất cả các trường hợp có thể xảy ra.

Lời kết

Bộ Nút Số 50 (Cơ Bản Và Mở Rộng Đầy Đủ)

Hướng dẫn chi tiết cách dùng Bộ nút số 50 bida 3 băng (bộ 50) cực dễ hiểu cho người mới bắt đầu môn 3 băng.

Tại sao gọi là bộ 50?

Do góc dậu dùng để làm chuẩn có giá trị là 50 nên người ta hay gọi là bộ 50. That’s it!

Bộ 50 sử dụng cho thế bi nào?

Nếu bạn có thắc mắc như trên, nghĩa là bạn có một tư duy của người đánh bida. Mình đã gặp rất nhiều người hỏi tại sao vị trí này của bộ nút số A có giá trị là 10, nhưng lại là 20 trong bộ nút số khác.

Do đó, người học chơi bida 3 băng cần hiểu rõ điều này: Mỗi thế bi có một bộ số riêng tương ứng!

Quay lại câu hỏi Bộ 50 sử dụng cho thế bi nào: Bộ này sử dụng cho thế bi sườn.

Thế bi sườn là gì? Cách sử dụng bộ 50

Đầu tiên, ta cần biết đường đi của thế bi áp dụng bộ số này:

Hay nói cách khác, đường đi của bi sẽ lần lượt chạm từ băng dài và sau đó đi đến tất cả các băng còn lại theo một hình tròn.

Bài hướng dẫn này mình chia làm 4 nội dung sử dụng bộ 50:

Bi mục tiêu nằm gần băng thứ 3 (đánh 3 băng)

Bi mục tiêu nằm gần băng thứ 4 (đánh 3 băng)

Bi mục tiêu nằm gần băng thứ 5 (đánh 4 hay 5 băng)

Sai số của bộ nút số 50 này

1. Trường hợp bi mục tiêu nằm gần băng thứ 3

Tiếp theo, câu hỏi là đánh bi vàng xong chạm vào đâu trên băng dài (gần bi vàng) để kết thúc ở điểm trúng 30? Ta sử dụng công thức tổng quát của bộ nút số 50 như sau:

Điểm trúng = Điểm đầu – Điểm đánh

Điểm đầu là gì? Giá trị tính như thế nào?

Ta nối dài đường đi của bi chủ (như các bạn thấy đường màu vàng). Đuôi của đường này cắt ở đâu thì đó là giá trị của Điểm đầu (màu cam). Điểm đầu có thể nằm trên băng ngắn hoặc băng dài. Lấy góc dậu là 50. Đây là lý do tại sao bộ nút số này có tên gọi là Bộ 50 cùng với các tên khác như Bộ nút số kim cương, Bộ Diamond…

Bây giờ chỉ việc chọn một cặp Điểm đầu và Điểm đánh thích hợp để có Điểm trúng là 30.

Có vô số cách đánh, ví dụ đánh bi chủ vào Điểm đánh 20, thì?

Ta có Điểm đầu giá trị ~ 85 (nằm giữa 80 và 90), vậy nếu 85 đánh 20 thì bi chủ sẽ chạm băng thứ 3 ở Điểm trúng = 85 – 20 = 65

Điểm trúng = Điểm đầu – Điểm đánh

Nghĩa là đánh 20 sai rồi nhỉ. Ta cần điều chỉnh Điểm đầu và Điểm đánh lại để có con số nhỏ hơn 65 bằng cách giảm giá trị Điểm đầu lại.

Và trong hình bi này, Điểm đánh chính xác là 40. Khi đó Điểm đầu là 70. Khớp công thức 70 – 40 = 30 là điểm trúng.

Chỉ đánh 2 ép phê cho các bi thả giò gà vào bi cadre (bi vàng).

Nếu cần phải kéo để chạm vào Điểm đánh, tăng lên thành 3 ép phê.

Nếu đánh không bi (a băng) thì chỉ đánh 2 ép phê!

2. Trường hợp bi mục tiêu nằm gần băng thứ 4

Ta xác định bi mục tiêu nằm trên đường trúng nào để lấy giá trị Điểm trúng. Sau đó chọn cặp Điểm đầu và Điểm đánh phù hợp tương tự ở phần trên.

Lưu ý:

3. Bi mục tiêu nằm gần băng thứ 5 (đánh 4 hoặc 5 băng)

Sai số trong bộ nút số 50

Như các bạn thấy các con số giá trị của Điểm đầu, Điểm đánh, Điểm trúng đều rất tròn trịa nhưng thực sự thì nó không hề như vậy. Mục đích của người nghiên cứu và đưa ra nó trước tiên là để dễ áp dụng mà.

Bây giờ mình sẽ nói rõ hơn về sai số của bộ nút số này.

Sai số ở Điểm đầu lớn hơn 60

Đối với Điểm đầu từ 60 trở đi sẽ xuất hiện sai số. Thực tế khi Điểm đầu 70, đánh vào 0 sẽ không về Điểm trúng là 70 mà tăng lên khoảng 74-75. Nên người ta sử dụng thêm sai số đối với các Điểm đầu lớn như thế này:

60: sai số +3

70: sai số +5

80: sai số +8

90: sai số +10

100: sai số +13

Ví dụ: Bi chủ đang ở nút 70, bạn muốn đánh về 50, thì bạn cần đánh vào:

Lấy 70 + 5 (sai số) – 50 = 25

Hoặc lấy 70 – 50 = 20. Sau đó + thêm sai số 5. Ta được 25.

Sai số ở Điểm đầu < 50

Đối với Điểm đầu < 50, tương ứng cách nút 50 bao nhiêu nút thì đó là sai số của nút đó:

45: sai số -1

40: sai số -2

35: sai số -3

30: sai số -4

20: sai số -6

Đây là lý do tại sao bạn từ 30 đánh vào 10 = 20 lại không về dậu mà chỉ về cách dậu 1 khoảng ~ 1/2 nút. Hoặc đánh hết ép phê cũng chỉ về gần dậu.

Ví dụ cần đánh về dậu (tức về 20 băng thứ 4), sai số được áp dụng như sau:

Lấy 30 + (-4) – 20 = 6. Tức đánh vào 6 thay vì đánh vào 10.

Hoặc lấy 30 – 20 = 10. Sau đó lấy 10 cộng cho sai số là -4: 10 – 4 = 6.

Điểm trúng ở băng 4 khi Điểm đầu < 40

Wow, cuối cùng cũng soạn xong một bài hướng dẫn mà mình nghĩ là tạm ổn về những vấn đề xoay quanh bộ nút số 50 này. Như bạn thấy thì nó có ti tỉ thứ cần phải bàn đến đúng không? Và lý thuyết cũng chỉ mới là 1 phần, chúng ta cần luyện tập rất nhiều nữa để có thể làm chủ được nó, sử dụng nó linh hoạt, mau lẹ…

Móng Băng Nhà 2 Tầng

Móng băng là gì?

Móng băng được biết đến là một trong các loại móng nhà 2 tầng được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Đây là loại móng mà có chiều dài rất lớn so với chiều rộng.

Móng băng nhà 2 tầng thường được dùng dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột. Nếu dùng móng băng dưới dãy cột thì sẽ gọi là móng băng giao thoa.

Thông thường ở những vùng có điều kiện địa chất kém hơn thì người ta có thể dùng phương án móng băng. Bởi kết cấu móng băng này hợp với đa số các loại địa chất thông thường.

Móng băng lún đều và rất dễ thi công. Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng.

Ngoài ra loại móng băng ở hồi nhà thường dùng phảo tốt hơn móng băng dọc nhà hay móng băng tường ngăn.

Đồng thời móng băng ở hồi nhà cũng thường rộng hơn bởi nó thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu, nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

Các loại móng băng nhà 2 tầng

Đối với móng băng của nhà 2 tầng thì chúng thường được chia làm 3 loại chính là:

Lưu ý: Nếu trong trường hợp, móng băng là móng cứng có chiều sâu đặt móng lớn. Vậy thì chúng ta nên thay bằng móng mềm. Nó sẽ có tác dụng là làm giảm được chiều sâu đặt móng nên kinh tế hơn.

Móng thường là móng bê tông cốt thép và khi đó cốt thép cột được liên kết với thép móng.

Chọn kích thước móng băng là bao nhiêu?

Chiều cao của bản vẽ móng băng nhà 2 tầng sẽ phụ thuộc vào nhịp của cột và chiều cao tầng, đối với nhà.

Đối với nhà 2 tầng điển hình thì ta nên chọn chiều cao dầm móng bằng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất.

Cấu tạo kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Thực tế như đã nói ở trên thì thiết kế cấu tạo của móng băng nhà 2 tầng gồm 3 loại chính: móng cứng, móng mềm, móng kết hợp một lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối. Và rồi cuối cùng là dầm móng.

Kích thước của bộ phận cấu tạo cụ thể sẽ là:

Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200) x 350 (mm).

Kích thước dầm móng phổ thông: 300 x (500-700) (mm).

Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.

Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.

Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng

Khi lựa chọn thiết kế móng băng cho nhà 2 tầng, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Dầm móng thiết kế phổ thông b30(cm) x h(50 -60)(cm).

Thép chủ , thép đai thiết kế phổ thông : thép chủ 6Φ(18-20), thép đai Φ8a150.

Chiều dày bản móng băng thiết kế phổ thông: vát chéo từ dầm móng ra cạnh, từ 35(cm) à 20(cm).

Bề ngang bản móng thiết kế phổ thông: 1-1,2(m).

Thép bản móng thiết kế phổ thông : Φ12a150.

Để có thể làm được móng băng nhà 2 tầng. Bạn hãy tham khảo ngay các bước và nội dung sau:

Các bước làm móng trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Khi làm móng băng nhà 2 tầng, hãy thực hiện theo lần lượt các bước sau:

Đóng cọc.

Đào hố móng.

Làm phẳng mặt hố móng.

Kiểm tra cao độ lót móng.

Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.

Ghép cốp pha móng.

Đổ bê tông móng.

Tháo cốp pha móng.

Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.

Khảo sát địa chất:

Việc khảo sát địa chất là 1 trong các khâu rất quan trọng. Đặc biệt là lựa chọn loại đất phù hợp để thi công và xây dựng móng nhà.

Thông thường, đất thích hợp để xây nhà là đất chặt, kiên cố, khô ráo.

Lựa chọn thiết kế phù hợp:

Tiến hành tìm hiểu các loại móng thông dụng với từng loại nhà. Từ đó xem xét và đối chiếu với phần đất định xây dựng xem có phù hợp hay không.

Thi công phải đảm bảo:

Cần phải đảm bảo chất lượng công trình. Ta cần tiến hình nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, thiết kế khoa học. Bởi thực tế nếu việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng.

Cụ thể như: nứt sàn bê tông, thấm sàn,…

Lựa chọn chất lượng nguyên vật liệu tốt:

Việc lựa chọn chất lượng nguyên vật liệu để đổ móng cũng vô cùng quan trọng. Các loại chất lượng nguyên liệu phải đảm bảo là loại tốt.

Nhà thầu phải có kinh nghiệm:

Ta cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn được nhà thầu uy tín.

Bạn có thể tham khảo hồ sơ của chúng tôi: https://cosevco.vn/gioi-thieu

Giám sát thi công:

Việc chú ý giám sát trong quá trình thi công là rất cần thiết.

Hy vọng các kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu hơn. Từ đó ứng dụng loại móng băng này vào công trình cho thật hợp lý.