Top 15 # Xem Nhiều Nhất Cách Học Máy Vi Tính Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Sử Dụng Máy Vi Tính

Sử dụng máy vi tính thực chất là sử dụng những chương trình, phần mềm ứng dụng được cài đặt trên máy vi tính để thực hiện một hay nhiều công việc cụ thể nào đó như đánh văn bản, tính toán, xử lý ảnh, in ấn hoặc giải trí như truy cập internet, chơi trò chơi, xem phim, nghe nhạc,…

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy vi tính theo đúng nghĩa của nó, có nghĩa là bạn sẽ biết phải bắt đầu làm gì với cái máy vi tính theo trình tự các bước sau.

Cách mở nguồn các thiết bị vi tính

Mở nguồn máy vi tính (CPU)

Thao tác này cũng giống như khi mở các thiết bị điện, điện tử khác. Bạn hãy nhấn vào nút có ghi chữ Power hoặc On/Off trên thùng máy (Case, CPU) đây là nút lớn nhất thường nằm ở phía trước, chỉ cần nhấn vào và bỏ tay ra liền không nhấn quá mạnh và giữ lâu.

Nút nguồn của máy vi tính

Thông thường khi máy vi tính hoạt động thì đèn báo màu xanh hoặc vàng sẽ sáng.

Mở nguồn màn hình vi tính

Bạn hãy nhấn vào nút Power hoặc On/Off phía trước màn hình (Monitor) nếu màn hình chưa được mở.

Nút nguồn của màn hình vi tính

Đèn báo nguồn của màn hình lúc đầu thường sẽ có màu vàng và chuyển sang màu xanh khi có tín hiệu từ CPU.

Mở nguồn các thiết bị khác

Mở công tắc cho các thiết bị còn lại nếu muốn sử dụng như loa, Modem, Router (thiết bi truy cập internet ), máy in,,.. nếu không nhìn thấy công tắc phía trước thì có thể nó được bố trí nằm phía sau hoặc bên hông của thiết bị. Thông thường khi thiết bị được mở sẽ có đèn báo sáng.

Bạn cần phải kiểm tra để chắc là máy vi tính và các thiết bị khác đều đã được cắm dây nguồn vào ổ điện. Một số máy vi tính có nhiều thiết bị được cắm chung vào một ổ cắm có công tắc, cần phải mở công tắc này trước và sau khi mở công tắc thì có thể một số thiết bị như màn hình, loa,… sẽ được cấp điện hoạt động.

Khởi động Hệ điều hành

Khác với các thiết bị điện tử, máy vi tính gồm có phần cứng là những thiết bị, bộ phận có thể chạm vào được và phần mềm là chương trình điều khiển các hoạt động của phần cứng, chương trình ứng dụng…. Trong đó có một chương trình đặc biệt giúp quản lý và điều hành mọi hoạt động của máy vi tính là phần mềm hệ thống hay còn gọi là Hệ điều hành. Mỗi máy vi tính bắt buộc phải có ít nhất một Hệ điều hành, Windows, Linus, Mac OS,… là tên gọi của những Hệ điều hành thông dụng.

Sau khi được cấp nguồn, máy vi tính sẽ tự kiểm tra và hiển thị các thông số trên màn hình, nếu không có vấn đề gì thì Hệ điều hành sẽ được khởi động, lúc này đèn màu đỏ sẽ sáng hoặc nhấp nháy để báo hiệu ỗ dĩa cứng đang hoạt động, đèn này chỉ sáng khi nào có sự truy xuất dữ liệu chứa trong ỗ dĩa cứng. Công việc duy nhất cần phải làm lúc này là chờ khoảng một vài phút hoặc lâu hơn tùy theo tốc độ của bộ vi xử lý trong máy vi tính.

Màn hình khởi động của máy vi tính

Cách sử dụng chương trình phần mềm ứng dụng trên máy vi tính

Sau khi hệ điều hành khởi động hoàn tất, màn hình chính (Desktop) của hệ điều hành xuất hiện. Mỗi hệ diều hành sẽ có màn hình Destop khác nhau, tuy nhiên thông thường trên màn hình sẽ có các biểu tượng của chương trình và một biểu tượng hình mũi tên có thể di chuyển được, đó là con trỏ chuột cho biết có thể sử dụng chuột để thao tác. Lúc này đèn đỏ báo hiệu ổ dĩa cứng đang hoạt động sẽ tắt.

Man hình Desktop của Windows

Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng máy vi tính thì hãy dành chút thời gian để làm quen với việc sử dụng bàn phím và chuột của máy vi tính. Xem hướng dẫn Cách sử dụng bàn phím của máy vi tính và Cách sử dụng chuột của máy vi tính

Trước hết bạn cần phải nắm được một số thao tác cơ bản của Hệ điều hành để quản lý các tài nguyên như ổ dĩa, dữ liệu, chương trình,… mỗi hệ điều hành có thể sẽ có cách quản lý khác nhau nhưng hầu hết đều có giao diện đồ họa trực quan nên rất thuận tiện cho người sử dụng.

Tiếp theo là tìm hiểu xem những chương trình phần mềm ứng dụng nào đã được cài đặt, chúng hoạt động như thế nào và mục đích dùng để làm gì. Các hình ảnh nhỏ và dòng chữ bên dưới được hiển thị trên màn hình (Desktop) là các biểu tượng đại diện (Shortcut) cho các chương trình. Khi muốn mở, chạy chương trình nào thì nhấn đúp nút chuột trái vào biểu tượng đó hoặc dùng chuột chọn biểu tượng và nhấn phím Enter trên bàn phím

Cách mở hoặc chạy một chương trình vi tính

Ngoài các biểu tượng nằm trên màn hình Desktop còn có các biểu tượng khác của chương trình nằm trong hệ thống Menu của Hệ điều hành. Mỗi chương trình có thể có nhiều biểu tượng và được đặt trong một thư mục (Folder) có tên của chương trình, khi chỉ con trỏ chuột vào các thư mục nằm trong hệ thống Menu này thì các thư mục con hoặc các biểu tượng sẽ tự động sổ ra, muốn mở chương trình nào chỉ cần nhấn chuột vào chương trình đó.

Chương trình mỗi khi chạy sẽ mất một khoảng thời gian để khởi động, hãy chờ cho đến ghi nào xuất hiện khung cửa sổ giao diện của chương trình ( đèn ổ dĩa cứng tắt).

Cách đóng một chương trình vi tính đang chạy

Khi muốn kết thúc, đóng hoặc thoát khỏi chương trình đang chạy thông thường sẽ có 2 cách là nhấn nút trái chuột vào nút có hình dấu X (thường nằm ở góc trên bên phải cửa sổ của chương trình) hoặc truy cập vào trình đơn (Menu) File và chọn Exit, Close hoặc Quit…

Thoát khỏi chương trình vi tính

Cách tắt máy vi tính

Tắt máy vi tính cũng cần phải theo một trình tự để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và hệ thống. Ngược lại với quá trình khởi động và sử dụng, trước khi tắt máy cần phải thoát (kết thúc) khỏi chương trình đang hoạt động và sau đó kết thúc hoạt động của Hệ điều hành (Shut Down hoặc Turn Off) . Sau khi kết thúc hệ điều hành máy vi tính sẽ tự động tắt nguồn, bạn chỉ cần tắt nguồn điện của màn hình và các thiết bị khác.

Nếu sau khi thoát khỏi hệ điều hành mà máy vi tính không thể tự động tắt nguồn thì có thể do bị lỗi hệ điều hành hoặc thiết bị phần cứng bên trong. Lúc này bạn hãy nhấn và giữ nút nguồn khoảng vài giây thì máy vi tính sẽ tắt.

Đối với máy vi tính sử dụng Hệ điều hành Windows 7 hoặc 8, khi muốn tắt máy thì phải truy cập vào Menu Start (nằm ở góc dưới bên trái màn hình) và chọn Shut Down

Đối với máy vi tính sử dụng Hệ điều hành Windows 10, khi muốn tắt máy thì phải truy cập vào Menu Start (nằm ở góc dưới bên trái màn hình) sau đó chọn Power và chọn Shut Down

Shut Down windows

Việc tắt máy vi tính đột ngột mà không theo trình tự an toàn rất dễ làm hư hỏng các linh kiện bên trong của máy vi tính.

Phía trước máy vi tính (CPU) còn có một nút nhấn nhỏ, nút này dùng để khởi động lại (Reset) máy vi tính khi bị lỗi đứng hình, treo máy.

chúng tôi

Cách Sử Dụng Bàn Phím Của Máy Vi Tính

Bàn phím (Keyboard) là thiết bị giao tiếp cơ bản giữa người dùng với máy vi tính và là thiết bị không thể thiếu, nếu thiếu nó máy vi tính sẽ báo lỗi và không khởi động. Bài viết này sẽ giới thiệu chức năng của một số phím cơ bản trên bàn phím.

Các phím thông dụng trên bàn phím

Phím ký tự: Dùng để nhập các ký tự được ký hiệu trên phím.

Phím dấu: Dùng để nhập các dấu được ký hiệu trên phím, các phím có 2 ký tự được dùng kèm với phím Shift (xem phím Shift).

Phím số: Dùng để nhập các ký tự số, các phím có 2 ký tự được dùng kèm với phím Shift (xem phím Shift)

Các phím chức năng

Từ phím F1 đến F12 được dùng để thực hiện một công việc cụ thể và được qui định tùy theo từng chương trình.

Các phím đặc biệt

Esc (Escape): Hủy bỏ (cancel) một hoạt động đang thực hiện, thoát ra khỏi một ứng dụng nào đó đang hoạt động.

Tab: Di chuyển dấu nháy, đẩy chữ sang phải một khoảng rộng, chuyển sang một cột hoặc Tab khác.

Caps Lock : Bật/tắt chế độ gõ chữ IN HOA (đèn Caps lock sẽ bật hoặc tắt tương ứng theo chế độ)

Enter: Phím dùng để ra lệnh thực hiện một lệnh hoặc chạy một chương trình đang được chọn.

Space Bar: Phím tạo khoảng cách giữa các ký tự, trong một số trường hợp phím này còn được dùng để đánh dấu vào các ô chọn. Lưu ý mỗi khoảng cách cũng được xem là một ký tự, gọi là ký tự trắng hay trống.

Backspace: Lui dấu nháy về phía trái một ký tự và xóa ký tự tại vị trí đó nếu có.

Các phím Shift, Alt (Alternate), Ctrl (Control) là phím tổ hợp chỉ có tác dụng khi nhấn kèm với các phím khác, mỗi chương trình sẽ có qui định riêng cho các phím này.

Đối với phím Shift khi nhấn và giữ phím này sau đó nhấn thêm phím ký tự để gõ chữ IN HOA mà không cần bật Caps lock, hoặc dùng để gõ các ký tự bên trên đối với phím có 2 ký tự.

Phím Windows: Mở menu Start của Windows và được dùng kèm với các phím khác để thực hiện một chức năng nào đó.

Phím Menu: Có tác dụng giống như nút phải chuột.

Các phím điều khiển màn hình hiển thị

Print Screen (Sys Rq) : Chụp ảnh màn hình đang hiển thị và lưu vào bộ nhớ đệm Clipboard, sau đó, có thể dán (Paste) hình ảnh này vào bất cứ ứng dụng nào hỗ trợ hình ảnh, hay các trình xử lý đồ họa (Paint, Photoshop,…). Ở các chương trình xử lý đồ họa, chọn New trong trình đơn File và dùng lệnh Paste trong trình đơn Edit (hay dùng tổ hợp phím Ctrl+V) để dán hình ảnh vừa chụp vào ô trắng để xử lý nó như một ảnh thông thường.

Scroll Lock: Bật/tắt chức năng cuộn văn bản hay ngưng hoạt động của một chương trình. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng hiện nay không còn tuân lệnh phím này nữa. Nó bị coi là “tàn dư” của các bàn phím IBM PC cũ. Đèn Scroll Lock hiển thị trạng thái bật/tắt của nút.

Pause (Break) : Có chức năng tạm dừng một hoạt động đang thực hiện, một ứng dụng nào đó đang hoạt động.

Các phím điều khiển trang hiển thị

Các phím điều khiển trang hiển thị

Insert (Ins) : Bật/tắt chế độ viết đè (Overwrite) trong các trình xử lý văn bản.

Delete (Del) : Xóa đối tượng đang được chọn, xóa ký tự nằm bên phải dấu nháy trong các chương trình xử lý văn bản.

Home: Di chuyển dấu nháy về đầu dòng trong các chương trình xử lý văn bản.

End: Di chuyển dấu nháy về cuối dòng trong các chương trình xử lý văn bản.

Page Up (Pg Up): Di chuyển màn hình lên một trang trước nếu có nhiều trang trong cửa sổ chương trình.

Page Down (Pg Dn): Di chuyển màn hình xuống một trang sau nếu có nhiều trang trong cửa sổ chương trình.

Các phím mũi tên

Chức năng chính dùng để di chuyển (theo hướng mũi tên) dấu nháy trong các chương trình xử lý văn bản, điều khiển di chuyển trong các trò chơi.

Cụm phím số

Num Lock: Bật hay tắt các phím số, đèn Num Lock sẽ bật hoặc tắt theo trạng thái của phím này. Khi tắt thì các phím sẽ có tác dụng được ký hiệu bên dưới.

Các phím số và phép tính thông dụng có chức năng giống như máy tính cầm tay. Lưu ý dấu chia là phím /, dấu nhân là phím * và dấu bằng (kết quả) là phím Enter.

Các đèn báo

Các đèn báo tương ứng với trạng thái bật/tắt của các nút Num Lock, Caps Lock, Scroll Lock.

Các dấu chấm nổi

Các dấu chấm nằm trên phím F và J giúp người dùng định vị nhanh được vị trí của hai ngón trỏ trái và phải khi sử dụng bàn phím bằng 10 ngón tay.

Dấu chấm nằm trên phím số 5 bên cụm phím số giúp định vị ngón giữa tại vị trí số 5 khi thao tác.

Các chức năng khác

Đối với bàn phím có các phím hỗ trợ Media và Internet, các phím này được sử dụng như các lệnh trong các chương trình Media (xem phim, nghe nhạc,…) và Internet (duyệt Web, Email,…).

Nếu bàn phím có thêm các cổng USB, Audio (âm thanh) thì dây cắm của các cổng này phải được cắm vào các cổng tương ứng trên máy vi tính.

Ngoài ra một số bàn phím có các phím đặc biệt cần phải được cài đặt chương trình điều khiển (Driver) trong dĩa CD kèm theo để hoạt động.

Cách Tính Chu Vi Hình Vuông

Bài viết chia sẻ khái niệm chu vi hình vuông, cách tính chu vi hình vuông, hỗ trợ bạn đọc hiểu bản chất vấn đề để áp dụng vào việc giải các bài tập về tính chu vi hình vuông một cách nhanh chóng, dễ dàng. Một vài dạng bài tập tính chu vi hình vuông toán lớp 3 từ đơn giản đến nâng cao cũng được tổng hợp ở bài viết này.

Cách tính chu vi hình thang vuông Cách tính chu vi hình thang chi tiết Cách tính chu vi hình chữ nhật Cách tính chu vi đa giác Cách tính chu vi hình tròn

Tìm hiểu lý thuyết, cách tính chu vi hình vuông

Cách tính chu vi hình vuông

1. Công thức tính chu vi hình vuông

– Khái niệm hình vuông: hình vuông là tứ giác đều có bốn cạnh bên bằng nhau và vuông góc với nhau.

– Lý thuyết chu vi hình vuông: Chu vi hình vuông là tổng độ dài 4 cạnh của hình vuông

– Công thức tính chu vi hình vuông: P = 4 x a

Trong đó: P là chu vi hình vuông

a là độ dài cạnh của hình vuông

Từ đây, ta cũng dễ dàng tìm được công thức tính nửa chu vi hình vuông như sau:

1/2 P = (4 x a)/2 = 2a 2. Bài tập tính chu vi hình vuông Trường hợp 1: Cách tính chu vi hình vuông toán lớp 3 Bài tập 1: Tính chu vi hình vuông cạnh a với a = 9cm, 15cm Lời giải:

Gọi hình vuông đã cho là ABCD

Áp dụng công thức tính chu vi hình vuông, ta có

P (ABCD)= 4 x 9 = 36 Cm

Đáp án: Chu vi hình vuông ABCD là 36 cm

Tương tự, ta cũng có thể dễ dàng tính chu vi hình vuông có cạnh 15cm là 60cm

Bài tập 2: Tính chu vi hình vuông ABCD có kích thước ghi trên hình vẽ

Tính chu vi hình vuông ABCD khi biết kích thước cạnh là 10cm.

Tương tự với dạng bài tập 1, chúng ta có thể dễ dàng tính được chu vi hình vuông EFGH trong hình là 40cm

Trường hợp 2: Tính chu vi hình vuông khi biết diện tích Bài tập 3: Tính chu vi hình vuông có diện tích là 36 cm2

Với dạng bài tập này, ngoài công thức tính chu vi hình vuông, chúng ta cũng cần nhớ lại công thức tính diện tích hình vuông. Cụ thể:

S = a x a Hoặc S = a2

Trong đó: S là diện tích hình vuông, a là cạnh hình vuông

Lời giải

Gọi hình vuông đã cho là ABCD, các cạnh AB = BC = CD= AD = a. Theo dữ liệu bài ra ta có diện tích hình vuông ABCD là 36 cm2. Như vậy

S (ABCD) = a x a = 36 cm2

Như vậy a = 6 cm

Áp dụng công thức tính chu vi hình vuông, ta có: P (ABCD) = 6 x 4 = 24 cm

Đáp án: Chu vi hình vuông ABCD là 24cm

https://9mobi.vn/cach-tinh-chu-vi-hinh-vuong-25726n.aspx Tương tự như hình vuông, hình thoi cũng là loại tứ giác đều có 2 cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Để biết chi tiết khái niệm, công thức tính chu vi hình thoi, các bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách tính chu vi hình thoi của 9mobi.vn

Tự Học Và Sửa Một Số Lỗi Khi Dùng Máy Vi Tính Tu Hoc Va Sua Mot So Loi Cua May Vi Tinh Doc

HỌC SỬ DỤNG MÁY VI TÍNHHọc sử dụng vi tính không khó, nhưng đòi hỏi người học phải cần cù chịu khó, thường xuyên sử dụng máy vi tính, vi tính mang lại cho con người rất nhiều điều lý thú và bổ ích, thuận lợi rất nhiều trong công việc hoặc học hỏi để nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tìm hiểu thế giới, vũ trụ bao la,… (nếu nối mạng, hoặc bạn biết tìm những tài liệu mình muốn trên mạng,…).Soạn bài bằng vi tính sẽ giúp giáo viên bớt đi rất nhiều thời gian chép giáo án, có nhiều thời gian để học tập, chăm sóc gia đình, vui chơi,… Những đ/c làm Ban giám hiệu nếu biết sử dụng vi tính sẽ có rất nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu, làm cho mình tự tin hơn khi phải nộp báo cáo, văn bản (Nếu đ/c nào chữ xấu), đỡ mất nhiều thời gian viết báo cáo, văn bản vì có thể dùng văn bản cũ sửa sang 1 chút là có văn bản mới để nộp…Sử dụng thành thạo vi tính làm cho con người có phản xạ nhanh nhẹn, tháo vát và thông minh hơn. Trí nhớ tốt hơn,…Thời gian đầu sử dụng máy vi tính có thể chưa quen, vì các bạn mới học vi tính thường tập trung cao độ tìm chữ, dễ gây đau đầu, chóng mặt, mỏi cổ, cảm giác mỏi mệt, … nên anh chị em chỉ nên sử dụng máy từ 1 – 2 giờ đồng hồ phải nghỉ giải lao khoẳng 30 phút sau mới tiếp tục sử dụng máy vi tính, khi đã quen sử dụng vi tính, sẽ nâng dần thời gian sử dụng máy vi tính theo nhu cầu từng người.Vì lí do trên nên tôi muốn viết những gì dễ học nhất, cần thiết nhất (theo tôi nghĩ) để anh chị em sử dụng máy VT nhanh, thành thạo trong 1 thời gian ngắn, đỡ khổ hơn tôi ngày xưa.Tài liệu dùng cho máy vi tính cài WindoW XP, ít dùng từ ngữ Tin học (khó hiểu).Phần I: Microsoft Word (soạn thảo văn bản, giáo án). Phần II: Microsoft Excel (làm bảng biểu, tính toán).Phần III: Microsoft Powerpoint (CT trình chiếu, giáo án điện tử).Do trình độ có hạn, chưa có 1 loại bằng cấp nào về tin học, chỉ số thông minh dưới mức trung bình, nên trong tài liệu chắc chắn sẽ không tránh được những thiếu sót, sai sót rất ngớ ngẩn. Mong sự tham gia góp ý của các bạn để tài liệu có hiệu quả thiết thực hơn, chính sác hơn,…Chúc anh chị em trong trường TH sử dụng thành thạo máy VT trong một thời gian nhanh nhất.Xin chân thành cảm ơn !

NHỮNG THAO TÁC CƠ BẢNSOẠN THẢO VĂN BẢN, GIÁO ÁN,…XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG XẢY RA KHI SOẠN THẢOKí hiệu dùng trong văn bản này:– Dấu * là ấn chột trái 1 lần.– Dấu ** là ấn chột trái 2 lần.– @ là ấn chột phải 1 lần. – Trong tài liệu có sử dụng một số từ viết tắt, bạn tự luận, nếu không hiểu thì hỏi lại.Trong VT cùng một việc có rất nhiều cách làm khác nhau, tôi chỉ giới thiệu 1 cách làm dễ nhất, thiên về cách sử dụng các phím trên bàn phím (nhanh, dễ làm).1. Làm quen với máy VT:– Hộp điều khiển (CPU) còn gọi là cây, là 1 hộp hình khối dạng đứng, hoặc dạng nằm. Bên trong chứa các thiết bị tính toán và điều khiển mọi hoạt động của máy VT, trên CPU có các nút sau:+ POWER (nút bấm nguồn): dùng để đóng, ngắt nguồn điện gọi là khởi động nguội (sau 30s mới khởi động lại, không nên khởi động kiểu này nhiều lần dễ hỏng máy).+ RESET: Dùng để khởi động lại, khi máy bị treo không làm việc được. Nếu máy nào không có nút RESET, làm như sau:

2. Giới thiệu về các nút dưới MH VT:– Nút bên phải đầu tiên cạnh đèn sáng: Nút tắt, mở MH và báo điện vào.– Nút Menu: hiện bảng điều chỉnh MH.– Nút + : Tăng sáng, tối, điều chỉnh MH,…– Nút – : Tăng sáng, tối, điều chỉnh MH,…– Nút Exit: Tắt hộp điều khiển MH.3. Mở máy:– Cắm điện, ấn nút Power ở CPU, chờ cho máy khởi động khi nào chiếc đồng hồ cát (giống cái cốc) bên con chỏ trên MH không còn mới được điều khiển chuột.4. Tắt máy:

5. Giới thiệu bàn phím và