Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Học Giỏi Toán Khi Bị Mất Gốc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Làm Thế Nào Khi Học Bị Mất Gốc?

Học lại từ đầu?

Giống như một cái cây, ngay cả khi nó mọc cao lên rồi, mà ở bên dưới gốc, có những con sâu phá hủy, cắn nó, làm nó nguy hại thì chỉ có cách duy nhất bây giờ, không thể nào phá cái cây ấy đi được, mà bạn buộc phải đưa cái cây ấy ra một vùng đất khác, đảm bảo điều kiện hơn, đầy đủ dinh dưỡng hơn, có những sự chăm sóc chu đáo hơn, từ đó giúp diệt trừ những loài sâu bọ đang phá cây.

Việc học cũng vậy, nếu chẳng may bạn học bị mất gốc thì chỉ còn một cách duy nhất: học lại từ đầu. Có lần mình cũng bị mất gốc một số chương trong các môn tự nhiên, và mình mắc phải sai lầm lớn, mặc dù bị mất gốc nhưng cứ đi tìm kiếm mấy quyển sách tham khảo, đọc qua qua vài bài có lời giải, thấy hơi hiểu mang máng, hoặc đôi khi cũng không hiểu lắm, thế rồi lúc làm bài kiểm tra vẫn không làm được. Hoặc là đôi khi không hiểu vì sao lại phải làm như vậy. Nhất là khi đã học bị mất gốc lại còn đi giải đề. Đề thi là tổng hợp kiến thức ở mức độ cao nhất, không được luyện tập kĩ sao có thể làm được. Giống như việc, bạn tập bơi, bạn không được luyện tập mà ngay lập tức cho bạn đi thi bơi, bạn không chết đuối mới là lạ.

Mặc dù là dân chuyên Toán, nhưng ngay môn toán cũng có những phần mình mất gốc vì lúc học không để tâm. Nếu bạn nào học cấp 3 rồi sẽ biết, đó là phần hình không gian và 3 đường cô-nic. Phần tính khoảng cách trong hình không gian là một trong những phần rất khó, có thể xếp chỉ sau phần hệ phương trình và bất đẳng thức. Và hồi đó mình không thể hiểu mô tê gì cả. Cho đến một ngày, mình chợt nhận ra một sự thật, một cách rất vô tình.

Hôm đó tình cờ minh cầm quyển sách bài tập hình lớp 11 và làm một bài. Ủa sao bài này thấy quen quen. Hình như bài này gặp đâu đó rồi. Hóa ra đó là một bài thi quốc tế Toán học IMO (International Mathematical Olympiad) của những năm chín mấy, các bác trên bộ thấy hay biên tập lại sách mới cho vào. Mình bắt đầu đặt câu hỏi “Vì sao bài thi quốc tế mà Bộ lại cho vào sách bài tập?”. Chắc chắn phải có lý do gì đó. Ngày xưa khi học, mình luôn luôn coi thường bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập, bởi mình nghĩ sách này thiết kế cho chung, cả học sinh dân tộc thiểu số cũng học, muốn khác biệt phải học những thứ cao siêu chứ học mấy bài này làm gì. Nhưng sau lần ấy, mình bắt đầu có một cái nhìn khác về bài tập trong sách bài tập. Thế là mình ngồi “cày” lại hết sách giáo khoa và sách bài tập của những phần mình học bị mất gốc. Có lần mình rủ bạn mình, hai thằng là dân chuyên Toán mà ngồi nghĩ một bài hình không gian mất 3 tiếng không nghĩ ra. Đến lúc xem giải mới thấy ấm ức lắm.

Vững chắc từ nền móng

Sau này, kết nối lại kinh nghiệm học, thì mình thấy mọi sự phải khởi đầu bằng sách giáo khoa và sách bài tập. Giống như xây nhà, bạn không xây móng chắc chắn thì làm sao lên cao được. Cái móng nhà của bạn yếu, bạn xây 3,4 tầng còn được, chứ sao xây được 72 tầng như tòa nhà Keangnam – tòa nhà cao nhất Việt Nam. Khi bạn học, đặc biệt là các môn tự nhiên, nếu không hiểu bản chất ngay từ những bài cơ bản mà chỉ giải đơn thuần như con vẹt thì sau lên những bài khó hơn, khả năng tư duy, suy luận và phân tích logic cao hơn, chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Mình vẫn còn nhớ lớp 12 của môn Toán có một chương là Tích phân. Cá nhân mình nghĩ rằng đây là một bài “gỡ điểm” vì khi mình luyện thi quanh đi quẩn lại chương này chỉ có 3 dạng: sử dụng công thức, đổi biến số và tích phân từng phần. Cá biệt lắm có thêm một vài bài thi học sinh giỏi thì sử dụng cách giải không bình thường. Thế nhưng lúc đầu mới học, mình không hiểu gì cả, và mình biết đây cũng là một phần rất khoai với nhiều bạn. Thế nhưng lúc học, thầy nói rất ít, thầy cứ chép đề lên bảng, cho ngồi giải, cho cả lớp lần lượt lên giải hết tất cả các câu trong sách giáo khoa. Thế là trong 2 tuần liền, khi làm khoảng 100-200 bài tích phân, bắt đầu những công thức mới thành phản xạ, nhớ vào trong đầu và mình bắt đầu hiểu ra bản chất.

Nếu xét bản chất khoa học, bạn mất gốc một phần, một chương nào đó là do bộ não của bạn chưa đủ liên kết nơ ron thần kinh trong phần đó. Giống như việc con đường từ nhà bạn đến trường, lần đầu đi học, chắc hẳn bạn cũng thấy lạ lẫm và có thể lạc đường. Nhưng khi đi nhiều rồi, bắt đầu nhớ từng ngóc ngách, từng hàng, từng ngõ. Việc học cũng vậy, nếu bạn học bị mất gốc thì việc cần làm nhất là bạn phải tích đủ lượng nơ ron thần kinh trong phần học ấy. Mà khởi đầu là bạn phải làm tốt sách giáo khoa và sách bài tập. Phải làm cho bằng được và hiểu cho đúng bản chất. Mình là dân chuyên Toán, nhưng ngày đó bài nào trong sách giáo khoa Toán mà mình không làm được, ngay lập tức mình sẽ mở giải ở cuối ra xem. Mà nếu giải không có, mình sẽ mở sách “Để học tốt”. Nói thật với các bạn là mình luôn có “Để học tốt” trên bàn học đó, không giải được thì mở ra để xem vì sao lại giải như vậy. Khi hiểu bản chất thì giải lại, chứ mình cũng không ngại câu chuyện dân chuyên Toán mà đi dùng để học tốt

Đợt vừa rồi ngồi làm đề thi Đại học toán, mặc dù mấy năm nay chẳng động vào Toán gì cả, nhưng mình chỉ mất có 10 phút là giải xong 2 bài phương trình và bất đẳng thức, những bài khác làm một lèo là ra, lý do là khi cái gốc có rồi, làm gì cũng nhanh. Không phải là khoe, nhưng mình kể chuyện này để bạn thấy, mình học giỏi Toán nhưng cũng từng mất gốc, và cũng phải bắt đầu lại bằng việc làm thật tốt bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập.

Trainer Đỗ Việt Cường

Nguyên Nhân Mất Gốc Toán? Làm Sao Khi Mất Gốc Môn Toán?

Môn toán là một môn học thuộc khối khoa học tự nhiên, kiến thức môn toán có sự kế thừa qua các năm học, ví dụ để làm được dạng bài tập rút gọn biểu thức chứa căn của toán lớp 9 thì học sinh cần biết cách vận dụng bảy hằng đẳng thức, phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử và rút gọn phân thức đại số của chương trình lớp 8. Việc hổng một số nội dung quan trọng của các năm học trước khiến học sinh cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận các kiến thức mới nếu không được bổ sung một cách kịp thời, lâu ngày người học cảm thấy chán nản vì đã cố gắng nhưng không thể tiếp thu kiến thức mới, dần già dẫn tới việc mất gốc toán.

Chương trình học trên lớp vẫn tiếp diễn, các bài học mới vẫn đi qua theo đúng lịch, khi các em không tập trung học thì những lỗ hổng kiến thức sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, cho đến khi các em nhận ra mình không thể hiểu được những gì thầy cô đang giảng trên bảng. Đa số các em thích chơi hơn là thích học nên nếu phụ huynh không để ý đến việc học của con em mình, khi các em nói với bố mẹ là con nghe cô giảng mà không hiểu gì thì do có “độ trễ” về mặt thời gian, nên thời điểm đấy có thể các em đã bị mất gốc toán.

Đối với học sinh bị mất gốc toán thì các em rất sợ việc phải học toán, giờ toán sợ thầy cô hỏi bài, cố gắng hoàn thành bài tập về nhà bằng cách chép bài của bạn hoặc lên internet copy các bài giải có sẵn, chu trình này lặp đi lặp lại ngày qua ngày giống như việc người lớn chúng ta rất ghét làm một công việc nào đó nhưng vì trách nhiệm hoặc áp lực nên vẫn phải hoàn thành, hệ quả của việc phải làm công việc bản thân không thích thì sẽ không bao giờ có kết quả tốt được. Bị mất gốc toán, sợ học toán lâu ngày sẽ chuyển sang trạng thái ghét học toán, vì môn học này mà bản thân phải chịu bao nhiêu áp lực.

Xuất phát từ nguyên nhân đẫn đến mất gốc toán do đặc thù môn học, do học sinh bỏ bê việc học trong một thời gian dẫn đến không theo được chương trình hiện tại, do phụ huynh học sinh không quan tâm tới việc học của con em mình nên dần dần dẫn đến việc các em sợ học toán, vậy đối với học sinh bị mất gốc toán thì cách học toán cho người mất gốc như thế nào. Các bạn cần thực hiện nghiêm chỉnh các bước sau:

Phụ huynh cần đưa ra những lý do để các con có cảm hứng học toán, học toán để có được tư duy logic, vận dụng vào cuộc sống, các môn khoa học khác đều cần có nền tảng về toán học kể cả văn học, âm nhạc và mỹ thuật cụ thể việc học toán sẽ có bốn tác dụng chính như sau:

Thứ nhất học toán để sử dụng cho cuộc sống hàng ngày, tức là cộng trừ nhân chia, tính chi phí, lãi suất, phần trăm.

Thứ hai là toán giúp giải trí, toán thể thao ví dụ như toán olympic của học sinh. Loại toán này giúp người chơi rèn khả năng vượt qua khó khăn, có cảm giác sung sướng khi giành chiến thắng.

Thứ ba học toán để thông minh hơn, để rèn luyện tư duy logic, vận dụng vào các quyết định trong cuộc sống

Thứ tư cũng là lý do quan trong nhất là học toán để áp dụng cho cuộc sống, công việc: Ngoài một số ít làm toán chuyên nghiệp, thì các ngành nghề khác cũng cần toán (ở mức độ khá chuyên sâu): bác sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu xã hội học, an toàn thông tin, bảo mật thông tin, lưu trữ dữ liệu, xử lý tín hiệu, nông nghiệp, ngư nghiệp tất cả đều phải sử dụng toán.

Thứ năm và cũng là lý do chính cho các con học toán tại thời điểm hiện tại, đó là học toán để không phải sợ toán nữa, học toán để hoàn thành tốt các bài kiểm tra trên lớp, để thi đỗ vào các trường THPT, trường đại học có chuyên ngành đào tạo – để có cơ hội đến gần với các ngành nghề khác, học toán vì đây là môn học bắt buộc ở mọi cấp, mọi trình độ học.

Đầu tiên học sinh bị mất gốc toán phải có mong muốn cải thiện trình độ hiện tại của mình, điểm thi trên lớp thấp mãi rồi cũng phải có một chút gì đó mong muốn học tốt hơn. Đối với những học sinh vừa mất gốc toán lại không có thái độ cầu tiến thì rất khó để có thể kéo lại được. Vậy phải có những biện pháp tâm lý giúp học sinh có mong muốn mình sẽ tiến bộ.

Đối với các học sinh mất gốc toán, khi có mong muốn học tốt hơn thì các em lại gặp phải một rào cản là không biết bắt đầu lại từ đâu. Nguồn tài liệu trên internet rất phong phú, đa dạng nhưng cái gì nhiều quá thì lại khó trong việc chọn lọc học cái gì vào thời điểm này là phù hợp với mình. Vậy cần phải tìm ra được lộ trình phù hợp với tình hình hiện tại của học sinh.

Kiến trúc kiến thức trải qua các năm học được xây dựng theo trình tự, lấy ví dụ năm học lớp 8 học các chuyên đề A,B,C,D lên đến năm học lớp 9 sẽ chuyển sang các chuyên đề E,F,G,H. Nhưng việc học kiến thức của chuyên đề E chỉ cần sử dụng những nội dung chuyên đề A của chương trình lớp 8. Nếu bỏ thời gian ra học lại tất cả các chuyên đề A,B,C,D của chương trình lớp 8 thì sẽ rất mất thời gian, lại phải đảm bảo bài đang học trên lớp, các bài kiểm tra hiện tại. Vậy tối ưu là học lại các nội dung chính của chuyên đề A lớp 8, chỉ những nội dung, dạng bài chính phục vụ cho việc học chuyên đề E hiện tại. Như vậy học sinh sẽ thấy rằng không phải học lại quá nhiều mà vẫn đảm bảo học được chương trình trên lớp hiện tại, khi thấy hiểu bài trên lớp và có sự tiến bộ thì sẽ tạo cảm hứng học tập tốt hơn. Câu hỏi đặt ra vẫn là lộ trình học tập hiện tại cần phải phù hợp với năng lực, tình hình hiện tại.

Có một mục tiêu rõ ràng cho môn toán sẽ giúp học sinh mất gốc phần nào cảm thấy an tâm, bước đầu kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình tiếp nhận kiến thức về sau.

Mỗi ngày, học sinh nên phân bổ thời gian để tiếp cận các kiến thức đã mất gốc, thử đọc lại các kiến thức này, từ đơn giản đến phức tạp, làm những bài Toán từ khó đến dễ.

Đối mặt với mỗi bài Toán, học sinh mất gốc cần xác định xem kiến thức nào mình đã biết và chưa biết, những ý nào mình có thể làm được, ý nào không. Sau đó từ từ tìm tòi, bổ sung lượng kiến thức giành cho phần chưa biết.

Trong tiến trình chữa mất gốc Toán. Học sinh cũng nên đưa ra kế hoạch học tập cho mình. Ví dụ: Kế hoạch hôm nay là học 1 tiếng môn Toán, làm được khoảng 4-5 bài, thì hãy cố gắng hoàn thành hết số bài tập đã định trong 1 ngày.

Những kế hoạch đã được vạch sẵn, những khung giờ học toán cố định, những bài tập được chỉ định phải hoàn thành trong ngày hôm nay cần được học sinh mất gốc thực hiện y sì, không được khất sang ngày hôm sau. Đôi khi, thức khuya một chút nhưng bù lại, học sinh sẽ cảm thấy an lòng hơn khi hoàn thành kế hoạch đã đặt ra, đó cũng chính là động lực kích thích học sinh phấn đấu và duy trì thói quen học tập lâu dài.

Mỗi ngày học tập và rèn luyện là một cơ hội giúp bạn “vá lại” những lỗ hổng kiến thức. Bởi thế, hãy tận dụng tối đa thời gian mình đang có, sắp xếp và tuân thủ nó để vượt qua chính mình bằng sự nỗ lực và kiên trì. Đừng bao giờ bỏ cuộc giữa chừng.

Đối với học sinh mất gốc môn toán, tâm lí lo sợ luôn đè nặng những lúc ngồi vào bàn học, sự ái ngại, dè chừng luôn thường trực khi đối diện với sách vở, đây cũng là điều dễ hiểu. Vì thế lại sinh ra hiện tượng ôm đồn, ôn thi dồn nén. Điều này dẫn đến việc “tơ càng ngày càng rối”, hậu quả là quá nhiều kiến thức lung tung mà không nhớ hết nổi. Như vậy, công sức ôn thi sẽ trở thành công cốc.

Sách giáo khoa chính là nền tảng, là hơi thở, bắt nguồn cho mọi thành công sau này. Các bạn học sinh không cần phải học quá nhiều từ sách tham khảo này kia nữa. Nếu các bạn học chắc trong sách giáo khoa thì đi thi ít nhất các bạn cũng đạt điểm khá. Hơn nữa, những câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa sẽ là nền tảng giúp học sinh chúng ta tút lại kiến thức cho mình.

Làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa, đối chiếu lời giải, đáp số với bạn bè, thầy cô để rút kinh nghiệm cho những bài tập sau. “Mưa dần thấm lâu”. Rồi các bạn cũng sẽ thành thạo tất cả các dạng, mà mọi bài thi đều xuất phát điểm từ sách giáo khoa hết.

“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Mỗi người có một ý tưởng mới mẻ khác nhau. Vì vậy, Thầy cô và bạn bè được xem là nguồn năng lượng tiềm năng mà các học sinh mất gốc toán cần… khai thác triệt để. Những thắc mắc sẽ được giải đáp, những kinh nghiệm sẽ được truyền đạt, những dạng bài hay, những cách giải mới sẽ được cập nhật liên tục từ các nguồn này.

Nếu cảm thấy mơ hồ, học sinh mất gốc toán có thể ghi lại toàn bộ lưu ý, góp nhặt từ bạn bè, thầy cô vào một cuốn sổ, lâu lâu lại đem ra xem lại, ghi nhớ và tự rút ra những kinh nghiệm riêng cho mình.

Trong quá trình ôn thi, học sinh mất gốc toán sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận dụng kiến thức vào bài làm. Nếu không kiên trì, nhẫn nại chắc chắn học sinh rất dễ bỏ cuộc, nản chí và buông xuôi mọi chuyện.

Có thể bạn sẽ mất nhiều thời gian để giải một bài toán hơn các bạn khác, có thể bạn sẽ ú ớ khi được hỏi về kiến thức nào đó nhưng những lỗ hổng này vẫn có thể bù đắp được nếu bạn thật sự muốn khắc phục nó.

Hãy nỗ lực chinh phục những mục tiêu đã đặt ra, tạo thói quen và hứng thú trong quá trình học tập thì việc ôn thi sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều.

Phương Pháp Học Tiếng Anh Khi Bạn Bị Mất Gốc

Trước hết bạn phải nắm được hệ thống phiên âm quốc tế và tập thói quen tra cứu phiên âm các từ khi bạn có từ mới.Nếu bạn tham gia lớp học thì cố gắng nhờ thầy cô chỉnh sửa lỗi phát âm và luôn luôn sử dụng từ điển để chắn chắn về những từ không biết.

Nguyên tắc đầu tiên trong học từ vựng: – Bạn nên học theo cụm từ, tránh học từng từ đơn lẻ. Các từ thường xuyên đi với nhau và hoàn cảnh sử dụng những cụm từ đó như thế nào. – Để nhớ được từ vựng thì không có cách nào hiệu quả bằng cách sử dụng chúng. – Một cách học thông minh là bạn hãy cố gắng “chen” những từ vừa mới học vào khi tập nói hay khi tập viết email bằng tiếng Anh. – Có thể lúc đầu bạn còn rất lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng chính những lúc như vậy bạn sẽ nhớ từ được nhiều nhất và theo thời gian, bạn sẽ sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng hay một cách thành thạo. – Cốt lõi vấn đề ở đây chính là bạn đang tự giúp mình tạo ra những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học. Bạn không nhất thiết phải viết từ ra giấy nhiều lần vì việc này chỉ giúp bạn nhớ được chính tả của từ mà thôi. – Đặt mục tiêu mỗi ngày học một lượng từ mới nhất định.

Nói là kĩ năng vô cùng khó và đòi hỏi sự rèn luyện liên tục. Kĩ năng nói sẽ thể hiện rõ ràng sự tiến bộ của bạn và rất thú vị khi bạn có thê nói chuyện lưu loát bằng Tiếng Anh. Bạn có thể rèn luyện kĩ năng này bằng cách tận dụng tối đa và tạo ra môi trường giao tiếp cho bản thân bằng cách: – Tham gia học Tiếng Anh giao tiếp để có môi trường nghe, nói nhiều nhất.

– Tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh

– Lên khu du lịch để tập làm hướng dẫn viên nói chuyện với người nước ngoài.

Luyện nghe sẽ giúp bạn làm quen với ngôn ngữ nhanh. – Ban đầu có thể bạn không nghe được nhiều,chỉ một số từ đơn giản và không nắm được nội dung là gì. Nhưng bạn nghe thường xuyên thì bạn sẽ thẩm thấu dân dần. Hơn nữa nếu các kĩ năng khác của bạn cũng đã được bổ trợ thì bạn sẽ nghe tốt hơn.

Học Tiếng Anh Khi Bị Mất Gốc Qua 7 Bộ Phim Hoạt Hình Triệu View

19 Tháng 10, 2018

Nhiều người nghĩ rằng phim hoạt hình chỉ nên dành cho thiếu nhi. Nhưng thực tế những bộ phim hoạt hình lại chính là nơi em học được nhiều điều tốt đẹp. Đặc biệt là các bộ phim bằng tiếng Anh. Giọng đọc của nhân vật rõ ràng giúp em luyện phát âm, bổ sung từ vựng dễ dàng. Em không còn cảm thấy nhàm chán, khô khan khi học thuộc kiến thức tiếng Anh một cách máy móc.

1. Nữ hoàng băng giá- Frozen

Nữ hoàng băng giá là một bộ phim hoạt hình đã làm mưa làm gió tại các rạp chiếu phim năm 2013. Bộ phim được sản xuất bởi hãng truyền hình nổi tiếng Walt Disney. Frozen là một bộ phim thuộc thể loại nhạc kịnh dựa trên câu chuyển cổ tích “bà chúa tuyết”. Phim kể về hai nàng công chúa xinh đẹp Elsa & Anna. Elsa có sức mạnh tạo ra băng giá và vô tình khiến cả vương quốc của mình chìm trong mùa đông vĩnh cửu. Elsa bỏ đi và người em Anna đã có một hành trình dài để tìm người chi của mình. Không chỉ xuất sắc về cốt truyện, Frozen còn được đánh giá cao về âm nhạc và hiệu ứng hình ảnh 3D chất lượng.

Lời thoại của các nhân vật khá rõ ràng. Em có thể dễ dàng nhớ được từ vựng qua bộ phim. Đây là cách học tiếng Anh khi bị mất gốc vô cùng hiệu quả. Xem Frozen em sẽ được thưởng thức một loạt bài nhạc phim cuốn hút. Nếu bỏ qua bộ phim này thì thật đáng tiếc.

2. Học từ vựng tiếng Anh cho người mất gốc qua Hành Trình Của Moana

Hành trình của Moana cũng là một trong những bộ phim hoạt hình ăn khách nhất. Bộ phim có nội dung xoay quanh hành trình của cô gái Moana cùng người bạn đồng hành á thần maui tìm hòn đảo huyền bí để cứu ngôi làng. Trong hành trình vượt biển, moana gặp phải nhiều sinh vật huyền diệu của biển.

Bộ phim ghi điểm nhờ nhạc phim siêu hay và nội dung lôi cuốn. Việc học từ vựng thông qua bộ phim sẽ rất thú vị. Sau chuỗi ngày học tập vả em có thể thưởng thức Hành trình của Moana, một bộ phim tuyệt vời để học tiếng Anh cho những người bị mất gốc. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi vừa được học vừa được thư giãn?

Xem thệm: – Cách học ngữ pháp tiếng Anh cấp tốc xóa “mù” tận gốc trong 2 tháng

3. Phim hoạt hình vui nhộn Sing 2016

4. Chú khủng long tốt bụng- The good dinosaur

Chú khủng long màu xanh lá Arlo từ nhỏ sinh ra đã nhỏ bé, yếu ớt và luôn nhút nhát. Arlo thường xuyên bị các anh đưa ra làm trò đùa. Một ngày giông bão, Arlo bị lạc và phải chứng kiến cha mình bị dòng nước lũ cuốn trôi. Trong hành trình tìm đường về nhà Arlo gặp được người bạn đồng hành- cậu bé Spot. Arlo và Spot cùng nhau chu du qua những vùng đất mới đầy bí ẩn và khắc nghiệt. Từ chuyến hành trình này Arlo đã khắc phục được nỗi sợ hãi và khai phá được khả năng tiềm ẩn của bản thân.

Điều đặc biệt của The good dinosaur là ngôn ngữ được sử dụng trong phim khá đơn giản, thông dụng. Giọng nói của các nhân vật trong phim chậm rãi, rõ ràng để người mất gốc tiếng Anh dễ dàng nghe được.

Một seri phim hoạt hình tuyệt vời nhất mọi thời đại. The Simpson xoay quanh cuộc sống của một gia đình ở thị trấn Springfield. Nội dung của phim đề cập đến lối sống, văn hóa của xã hội Mỹ. Tất cả được hiện lên dưới góc nhìn hài hước, châm biếm. Series film này có tới 538 tập cho em thoải mái bổ sung vốn từ vựng thông dụng. Đồng thời em cũng được hiểu thêm về phong cách sống, tình huống giao tiếp của người Mỹ. Học tiếng Anh khi bị mất gốc với the Simpson chắc chắn em sẽ trau dồi được kha khá vốn từ vựng.

Nếu em bỏ qua bộ phim Vút bay thì quả là một điều đáng tiếc. Bộ phim có tỷ lệ khen thưởng cao nhất vào năm 2009 tại Rotten Tomatoes. Up đã đạt giải Quả cầu vàng cho bộ phim hoạt hình hay nhất và có nhạc phim gốc hay nhất từ Hiệp hội báo chí nước ngoài, 5 giải đề cử Oscar, thậm chí là đề cử cho phim xuất sắc nhất -Best Picture.

Nội dung phim xoay quanh ông lão góa vợ Carl Fredricksen và cậu bé Russell- nhà thám hiểm hoang dã. Họ đã bay đế Nam Mỹ bằng ngôi nhà được kéo bằng bóng bay. Câu chuyện đầy cảm động đã làm thổn thức bao trái tim của người xem.

7. Truy tìm Nemo- Finding nemo

Nemo và cha Marlin sống tại Vỉa San Hô nơi những mối nguy hiểm luôn rình rập. Marlin luôn phải để mắt đến cậu con trai độc nhất của mình. Nhưng ngày đầu tiên đến trường Nemo đã bỏ qua lời dặn dò của cha và một mình bơi đi thăm dò chiếc thuyền. Và đúng như lo lắng của Marlin, Nemo đã bị một thợ lặn bắt đi. Cuộc truy tìm Nemo bắt đầu từ đây.

Hồi hộp, gay cấn nhưng cũng chứa đựng nhiều tính nhân văn, truy tìm Nemo xứng đáng là bộ phim để theo dõi.

Tuy nhiên em cũng cần dành thời gian để củng cố ngữ pháp. Bởi vì trong đề thi THPT QG sẽ không bỏ qua phần kiến thức này. Vậy làm sao để học tiếng Anh khi bị mất gốc ngữ pháp?

Vững vàng từ vựng, nắm chắc ngữ pháp thi THPT Quốc gia trong 7 tuần

Học tiếng Anh qua phim hoạt hình chỉ là một hình thức để cải thiện vốn từ vựng một cách tự nhiên, không bị nhàm chán. Quan trọng là em cần ôn luyện đúng trọng tâm thi tiếng Anh THPT Quốc gia bao gồm cả từ vựng và ngữ pháp.

Nếu em chưa biết mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo ngay cuốn sách EASY 5. Một sản phẩm mới của CCBook- đơn vị phát hành sách hàng đầu hiện nay.

Sách học tiếng Anh khi bị mất gốc lấy gốc siêu tốc trong 7 tuần.

Giải mã sức mạnh của EASY 5

EASY 5 xây dựng một lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc chi tiết cho từng tuần. Mỗi ngày sẽ có một bài học được soạn sẵn cho khoảng 1h học.

Kiến thức ngữ pháp trình bày theo sơ đồ để dễ hiểu dễ nhớ. Phần kiến thức nào khó và phức tạp sẽ được bẻ nhỏ và lồng ghép trong các bài học theo mức độ khó tăng dần.

Lượng từ vựng hay xuất hiện trong đề thi cũng được phân bổ hợp lý theo bài. Học tiếng Anh khi bị mất gốc từ vựng trở nên vô cùng dễ dàng.

Điều đặc biệt là EASY 5 trình bày kiến thức qua sơ đồ, hình ảnh sinh động và màu sắc bắt mắt. Khi học em sẽ không cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi.

Ví dụ và bài tập hay xuất hiện trong đề thi đều được dịch nghĩa, có đáp án và lời giải cặn kẽ. Dù “dốt đặc cán mai”, em cũng dễ dàng hiểu được.

Sau mỗi tuần em có thể đánh giá được sự tiến bộ của bản thân thông qua bài test.

Chỉ trong 7 tuần, CCbook đảm bảo em sẽ lấy lại kiến thức nền tảng nhanh chóng, tự tin nắm gọn điểm 5 tiếng Anh thi THPT QG.