Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Học Giỏi Môn Anh Văn Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Những Cách Để Học Giỏi Môn Văn

Khi nói tới môn Văn ai ai cũng định hình trong đầu đây là bộ môn rất chán và buồn ngủ, cứ phải nghe nhiều , viết nhiều. Môn Văn cần sự tư duy bay bổng, một chất thơ trong tâm hồn, chất của một nghệ sỹ điều này chỉ có ở những bạn có năng khiếu bẩm sinh. Và để học giỏi môn văn thì chỉ có người có năng khiếu thật sự, còn những bạn bình thường thì rất khó để học giỏi. Nhưng với 6 cách sau đây có thể giúp bất kỳ một bạn nào cũng có thể học giỏi môn văn mà không nhất thiết phải có năng khiếu bẩm sinh.

Phương pháp nào giúp chúng ta học giỏi văn hơn?

1. Dành nhiều thời gian đọc truyện ngắn, tiểu thuyết

Đây là cách học hỏi tốt nhất để các bạn có một bài văn hay và sâu sắc. Việc đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết không những giúp chúng ta hiểu từ ngữ tiếng Việt mà còn giúp rèn luyện khả năng sáng tạo và trí tượng tưởng trong môn Văn. Hiện nay, khi ra nhà sách không chỉ có các tác phẩm trong nước mà các tác phẩm kinh điển của nước ngoài cũng được bày bán càng hỗ trợ cho các bạn có thêm kinh nghiệm trong lối viết văn của mình.

2. Trải nghiệm thực tế

Chúng ta thường thấy những nhà văn, nhạc sỹ họ thường đi thực tế sau đó thì sáng tác truyện hoặc những bài hát. Vậy chúng ta nghĩ vì sao họ phải đi thực tế? Chúng ta cũng vậy, để có 1 bài văn hay, những câu văn xúc tích chúng ta cần có 1 cảm xúc thực sự, vậy cảm xúc thật làm sao có khi chúng ta chưa thực sự trải nghiệm? Đây là 1 trong những cách quan trọng nhất giúp chúng ta học giỏi môn văn.

3. Biến hóa những tiết học văn trở nên thú vị hơn.

4. Đọc và soạn bài trước ở nhà

Khi đã đọc và soạn bài trước ở nhà là bạn đã nắm tất cả nội dung bài học ngày hôm đó. Bạn nghĩ sao nếu mọi câu hỏi giáo viên đưa ra và bạn đều trả lời được? Một tâm trạng cực kỳ thoải mái, tự tin và vui vẻ, trong mắt mọi người bạn đúng là ” Ngôi Sao”. Khi đó bạn có chắc mình không muốn học môn văn? Môn văn có còn là môn học khiến bạn buồn ngủ? Bạn tự tin khẳng định rằng tôi có bí kíp học giỏi văn để hướng dẫn cho những bạn khác.

5. Nghỉ ngơi, thư giãn.

6. Chú ý nghe giảng.

Tập trung chú ý nghe giảng cũng là một trong những bí kíp giúp bạn học giỏi môn văn. Việc đọc và soạn bài ở nhà sẽ trở nên vô nghĩa nếu như lên lớp chúng ta không nghe giáo viên giảng bài vì nghe giảng trên lớp giúp chúng ta ghibị là đúng hay sai? Có gì cần mở rộng thêm không? Đúng hướng hay chệch hướng để bổ sung, sửa đổi. Giúp chúng nhớ thêm một lần nữa về bài học của mình. Nếu không nghe giảng chúng ta không biết những nội dung trong bài mình đã chuẩn ta nhìn nhận tác phẩm một cách hoàn chỉnh hơn.

TRÊN CON ĐƯỜNG CỦA SỰ THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN CỦA KẺ LƯỜI BIẾNG

Cách Học Giỏi Môn Tiếng Anh Câu Hỏi 35097

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh mỗi ngày:

1. HỌC TỪ VỰNG:

Đây là yếu tố căn bản để các em học tốt tiếng Anh. Nếu không có vốn từ vựng hoặc từ vựng quá nghèo nàn thì nó sẽ cản trở rất nhiều trong việc giao tiếp hoặc đọc hiểu được các bài tập.

Có nhiều cách để các em học từ vựng mà nhớ lâu hơn:

– Học từ vựng qua bài hát Tiếng anh hoặc 1 bộ phim mà mình yêu thích. Hãy ghi các từ vựng mới ra một quyển sổ nhỏ. Đem theo bên mình bất cứ lúc nào, hễ có thời gian rảnh thì lấy ra để học thôi.

– Học từ vựng qua các câu chuyện ngắn song ngữ. Truyện có nhiều màu sắc sẽ tạo ấn tượng với các em nhiều hơn và giúp các em nhớ lâu hơn.

– Học từ chính trong sách của các em. Hãy dùng bút nhiều màu để ghi ra, trang trí thật đẹp để gây chú ý cho các em. Nếu các em muốn giỏi hơn thì viết ra thành nguyên câu, để mình vừa học từ mà vừa học cả cấu trúc của câu.

2. HỌC PHÁT ÂM:

Phát âm cũng đóng vai trò không kém quan trọng so với học từ vựng. Đa phần người Việt Nam đều bị phát âm sai. Ngay thời gian đầu mới học, các em phải thật chú ý để không bị mắc lỗi này, để lâu rất khó để sửa. Nếu phát âm không đúng, người nghe sẽ khó để hiểu được ý mà bạn đang muốn truyền đạt. Vì vậy, mỗi một từ vựng mà các em ghi ra, các em phải ghi thêm phần phát âm để đọc chính xác từ vựng đó nha.

3. HỌC NÓI:

Có rất nhiều bạn rất giỏi về lý thuyết, nhưng khi bắt phải nói thì hiếm có ai nói được thành thạo. Một phần do cách dạy của người Việt Nam quá chú trọng về lý thuyết, ít có thực hành nên các em không có nhiều cơ hội để giao tiếp.

Các em nên dành nhiều thời gian để luyện nói trên lớp. Thực hành càng nhiều, càng giúp các em mạnh dạn hơn, tập cho mình kỹ năng phản xạ trong giao tiếp.

Cần khắc phục tính nhút nhát của mình, cứ mạnh dạn nói Tiếng anh bất cứ khi nào có thể. Bên cạnh đó, các em cũng nên dành thời gian để đến các câu lạc bộ Tiếng anh hoặc ra các công viên có nhiều người nước ngoài để thực hành. Những việc như thế sẽ giúp các em tiến bộ Tiếng anh trong thời ngắn.

4. HỌC NGHE:

Có nhiều cách giúp các em rèn luyện kỹ năng nghe tốt, đây là vài bí quyết chia sẻ với các em:

– Lựa những bài hát bằng Tiếng anh chậm, dễ nghe để luyện nghe mỗi ngày. Các em cứ nghe đi nghe lại thật nhiều lần, đến khi nào từng câu chữ trong bài hát thấm vào đầu của mình thì thành công. Một bí quyết cho các bạn hay nghe nhạc trước khi ngủ là các em hãy nghe nhạc tiếng anh trước khi các em đi sâu vào giấc ngủ. Nó vừa giúp các em thư giản, vừa giúp các em ghi nhớ được nhanh hơn.

– Các em cũng có thể luyện nghe qua những bộ phim ngắn hoặc các bài nghe có sẵng trên mạng xã hội. Chú ý đừng vội nhìn phụ đề, nghe qua vài lần rồi hẳn xem để nhớ.

Làm Sao Để Học Giỏi Môn Ngữ Văn

Làm Sao Để Học Giỏi Môn Ngữ Văn Đạt Điểm Tối Đa

Bạn biết không, trong bất môn học nào, năng khiếu thiên bẩm chỉ chiếm chưa đến 10% thành công. Và môn văn cũng như vậy. Vì sao ư? Từ kinh nghiệm của bản thân mình và những người bạn học đại học Ngoại Thương thi văn với số điểm rất cao đã đồng ý điều này.

Tôi biết rằng bạn đang hào hứng với thông điệp trên, điều đó có nghĩa rằng nếu bạn học không giỏi môn văn, bạn vẫn có thể đạt điểm cao trong 2 – 3 tháng cuối nếu làm đúng phương pháp… Và bạn cũng đang tò mò về nó phải không?

Bạn có biết, để đạt điểm cao môn văn rất đơn giản. Trong những ngày tiếp theo, bạn phải rèn luyện cho mình ba yếu tố quan trọng sau:

Thứ nhất, các bạn phải có kiến thức.

Thứ hai, các bạn phải có phương pháp ôn thi.

Thứ ba, các bạn phải có kỹ năng làm bài hiệu.

Và bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước sở hữu cho mình ba điều trên để đạt điểm tối đa trong kỳ thi sắp tới.

Như bạn đã biết, môn văn là môn bắt buộc trong tất cả các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, là môn học quan trọng cho các bạn chọn khối C, khối D và đây cũng là vật cản quan trọng cho những bạn học chuyên các khối tự nhiên trong kỳ thi sắp tới. Chính vì vậy việc ôn luyện và làm tốt bài thi môn văn là vấn đề được nhiều bạn quan tâm.

Trong thực tế không ít bạn sai lầm khi suy nghĩ rằng môn văn là môn học thiên về năng khiếunên những bạn không có năng khiếu sẽ không thể học và làm bài thi tốt đối với môn này. Sự thật không hoàn toàn như thế, tất nhiên môn học này sẽ là lợi thế của những bạn có năng khiếu về văn chương, tuy nhiên năng khiếu chỉ là một phần, quan trọng là các bạn phải có kiến thức, có phương pháp ôn thi và kỹ năng làm bài tốt thì các bạn mới có thể đạt kết quả cao trong hai kỳ thi sắp tới. Tôi xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm về phương pháp ôn thi và kỹ năng làm bài thi môn văn mà tôi đã áp dụng và rất hiệu quả:

Học dứt điểm từng tác phẩm

Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên bỏ qua những bài đã xuất hiện trong đề thi năm của những năm trước. Đề riêng về phần lý luận văn học và văn học nước ngoài không có trong kỳ thi tuyển sinh, vì thế các bạn nên tập trung vào phần văn học Việt Nam hiện đại, từ 1930 đến nay. Quan trọng nhất là các bạn phải chủ động trong khi học, khi ôn thi cũng như khi làm bài.

Nghiên cứu kĩ đề thi của những năm gần đây

Nghiên cứu đề thi cũ cũng là một cách học thông minh giúp các bạn hiểu được bố cục của đề, từ đó có cách học hợp lý.

Chia ra kiến thức môn văn ra làm 2 phần: văn xuôi và thơ

Phần văn xuôi, yêu cầu đặt ra là các bạn phải tóm tắt được tác phẩm để nắm được linh hồn; nắm được bố cục của tác phẩm qua các bài giảng của giáo viên và sách tham khảo.

Hơn nữa, bạn cần nắm được tính cách của các nhân vật. Có những nhân vật từ đầu đến cuối tác phẩm không thay đổi, các bạn phải thấy được phẩm chất của nhân vật (như Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Có nhân vật tính cách thay đổi liên tục bởi thế các bạn cần tìm được thời điểm khiến tính cách thay đổi. Ví dụ: Chí Phèo trước và sau khi đi ở tù, trước và sau khi gặp Bá Kiến, trước và sau khi gặp Thị Nở…

Phần thơ, các bạn nên thuộc lòng bài thơ dù dài hay ngắn. Nếu bài thơ dài quá thì bạn có thể xác định theo giảm tải của bài học hoặc học những đoạn thơ trọng tâm. Vì khi học thuộc những câu thơ thì bạn sẽ dễ dàng nhập tâm và “hóa thân” để hiểu được linh hồn của bài thơ.

Các bạn cũng nên nắm chắc được đặc trưng của thơ. Ví dụ như: Thơ Mới (1932-1945), đặc trưng là thơ tự do, giọng điệu mượt mà, trữ tình, cái tôi cá nhân được đề cao, tinh thần yêu nước dù kín đạo vẫn được thể hiện… Trong khi đó, thơ giai đoạn 1945-1974 là thơ cách mạng: bao gồm các đề tài, các tác phẩm đề cập đến đất nước, tình yêu quê hương, tình yêu con người. Ngoài ra, tập “Nhật ký trong tù”, các bạn cũng cần lưu ý nắm vững để không bỏ sót bất kì một nội dung quan trọng nào trong quá trình ôn thi.

BÀI THI MÔN VĂN NHẤT THIẾT PHẢI CÓ CÁC Ý THẬT RÕ RÀNG

“Văn học nó cũng giống các môn khoa học tự nhiên ở chỗ là nó cũng có công thức, nếu em có thể nắm bắt được những công thức đó thì môn Văn cũng đơn giản thôi”.

Đồng ý rằng văn chương là phải lai láng, lãng mạn và cảm xúc. Nhưng cũng cần phải nói thẳng ra rằng, phần lớn hiện giờ chấm văn sẽ chẳng chấm cảm xúc của các em trong bài đâu, người ta chỉ quan trọng những gì em viết được, số trang em làm được, những ý nào em có trong bài, có ý là ok ta có điểm. Vậy nên đừng nên có suy nghĩ mình sẽ tự làm một bài văn hay theo cảm xúc của mình, em sẽ không thể đạt được điểm cao khi không có ý, ý và ý đâu.

Vậy nên, để có 1 bài thi môn Văn đạt điểm khá trở lên, trước hết em phải nắm chắc các kiến thức nền tảng cơ bản, học thật kĩ những kiến thức được dạy trên lớp, sau đó mới nghĩ đến chuyện trau chuốt bài văn cho thật hoa mỹ, bay bổng.

PHƯƠNG PHÁP HỌC VĂN THEO TỪNG DẠNG CÂU HỎI TRONG ĐỀ

Phần 1: Đọc hiểu văn bản (3 điểm)

– Đây là câu đầu tiên và cũng là câu gỡ điểm cho các em.

– Cách học:

+ Đầu tiên các em cần nắm thật chắc những kiến thức Tiếng Việt mình đã học (các em có thể lên mạng tìm, hỏi thầy cô, hoặc tự mình tổng hợp lại)

+ Để củng cố cho những kiến thức trên thì các em phải chăm chỉ luyện đề.Hãy làm bất cứ đề nào lọt vào tầm mắt em, làm càng nhiều càng tốt (tùy theo khả năng sắp xếp thời gian học của em mà hãy đặt ra mục tiêu 1 ngày làm mấy đề).

– Cách làm bài: trình bày rõ ràng, câu cú súc tích, và quan trọng kiến thức phải thật chính xác.

Phần 2: Tập làm văn (7 điểm)

Nghị luận xã hội (2 điểm)

– Phần này sẽ đánh giá học sinh về khả năng phân tích đề, tư duy logic, mức độ hiểu biết xã hội, sức thuyết phục của bài viết.

– Cách học:

+ Tích lũy cho mình thật nhiều kiến thức về xã hội (báo đài, Internet,…)

+ Nắm vững các bước làm 1 đoạn văn nghị luận xã hội (bao gồm cả 2 dạng: Nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về 1 vấn đề xã hội)

+ Luyện đề chăm chỉ

+ Ngoài ra các em có thể chuẩn bị trước mở, kết đoạn. Tốt nhất nên là mở, kết đoạn có thể áp vào trong mọi trường hợp.

– Cách làm bài:

+ Nghiên cứu đề thật kỹ

+ Trước khi làm bài nên gạch sẵn các ý ra cho đỡ quên

+ Làm bài theo đúng các bước đã được dạy.

+ Chú ý chọn lọc ý để viết, ko nên viết dài vì đây là đoạn văn và điểm của câu này không nhiều

+ Tuy nhiên, các em hoàn toàn có thể sáng tạo cách viết của riêng mình, miễn sao em đảm bảo được tính logic, sức thuyết phục cho bài viết của em.

Các em có thể tham khảo cách làm bài của chị Linh Vân – giải nhất HSG Văn quốc gia. Bài văn nghị luận của chị ấy sẽ được làm theo trình tự như sau: phân tích đề (giải thích thật kỹ tất cả các khái niệm xuất hiện trong đề) – Liệt kê 3 dẫn chứng để minh họa cho đề bài – Phân tích, bàn luận – Phản đề – Mở rộng vấn đề – Liên hệ bản thân.

Nghị luận văn học (5 điểm)

– Đây là câu nhiều điểm nhất, yêu cầu các em dành nhiều sự đầu tư nhất cả về mặt kiến thức lẫn thời gian làm bài

– Cách học tác phẩm:

+ Đầu tiên phải nắm thật vững phần kiến thức cơ bản, bao gồm tác giả (tên, sinh ra vào giai đoạn nào, biến cố trong cuộc đời,…) và tác phẩm (bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời, nội dung, nghệ thuật tiêu biểu,…)

+ Có rất nhiều câu hỏi cho dạng đề này, nhưng tựu chung lại thì các em vẫn sẽ phải phân tích văn bản. Có nhiều cách học phân tích tác phẩm và mỗi người sẽ hợp với phương pháp khác nhau. Đối với bản thân chị thì SƠ ĐỒ CÂY thực sự là 1 cách học hiệu quả. Những gì em cần làm là đọc thật nhiều tài liệu để chọn ra những ý hay nhất, tự tổng hợp lại, tự làm sơ đồ cây, và tự học. Chỉ khi chính em làm ra cái sơ đồ đấy thì em mới có thể hiểu và học được.

+ Bước cuối cùng vẫn là luyện đề. Practice makes perfect

– Cách làm

+ Xác định đúng yêu cầu đề bài

+ 1 số tip:

– Nếu vào các dạng phân tích đoạn thơ hoặc văn, cần phải tóm tắt qua nội dung tác phẩm trước khi đi vào phân tích

– Trước khi kết bài nên tóm tắt qua về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm để bài viết được hoàn chỉnh và cô đọng nhất….

Vậy là chị đã tóm tắt xong cho các em về cách học và làm của 1 bài thi Văn đại học rồi đó.

Lời gửi gắm cuối cùng…

– Các bước để chuẩn bị cho bài thi Văn đại học: HỌC – ÔN – LUYỆN ĐỀ – ĐI THI

– Trong thời gian ôn thi, chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn ngủ điều độ, đừng học quá sức sẽ chỉ phản tác dụng mà thôi. Cố gắng giữ tinh thần thật thoải mái, đừng quá áp lực bởi vì kết quả em nhận được sẽ đúng với những gì em đã bỏ ra, thật đấy. À và đừng quên tận hưởng những tháng ngày học sinh cuối cùng, đại học không hẳn là thiên đường đâu và em sẽ nhớ những năm tháng học sinh lắm đó.

– Đi thi thì hãy nhớ Em đã học rất chăm chỉ và em sẽ làm bài tốt, vì thế hãy cứ tự tin mà lia bút thôi. Kiểm soát thời gian chặt vào. Đừng để thất thoát điểm 1 cách vô lý.

– Cuối cùng, chúc các em may mắn và hẹn gặp các em ở FTU <3

Nguồn: FTU2 – Hỗ Trợ Tân Sinh Viên

Bước #1 – Bắt đầu với: Bước #2 – Hướng dẫn triển khai: Bước #3 – Đề Thi, Tài Liệu: Bước #4 – Online Training:

Tôi tin những điều trên sẽ giúp bạn tạo nên những điều kỳ diệu trong học tập của mình.

Hướng Dẫn Học Anh Văn Giỏi

Với kinh nghiệm của một người đã sử dụng Tiếng Anh như Tiếng Việt, tôi có vài điều chia sẻ về việc học tiếng Anh như sau

Có nghĩa là bạn phải nghe dù không hiểu, luyện cho lỗ tai mình phải nghe cho ra từ, câu. Không xem đáp an trước. Nhằm giúp chúng ta có thể luyện NGHE như thế, bạn có thể nghe khi bạn đang làm việc khác. Hoặc đang thư giản, thay vì nghe nhạc tiếng Việt hay tiếng Hàn, bạn nên nghe nhạc Tiếng Anh.

Tuy nhiên, để chúng ta không bị mất nhiêù thời gian luyện nghe, chúng ta có những bài tập luyện nghe như ” NGHE đánh trắc nghiệm” ” NGHE điền từ” ” NGHE trả lơì câu hỏi”” NGHE viết ra” ” NGHE lồng phụ đề”

Có nghĩa là muốn học giao tiếp thì nên nghe những mẫu đàm thoại trong các đoạn phim, chỉ cần load về 1 bộ phim mình thích, rồi nghe và xem hoài.

Thậm chí người bản xứ, học cũng phải học như vậy. Họ đã nghe số lượng câu để giao tiếp hàng ngày từ trong bụng mẹ, khi họ chưa hiêủ gì hết, đến khi sinh ra họ cũng phải nghe như thế đến khoảng 4,5 tháng mới hiểu rôì làm theo, 8 tháng đến hơn 1 năm mới bập bẹ nói từng chữ.

Các bạn có nhận thấy quá trình học tiếng Việt của chúng ta cũng như thế không ?

Vậy số lần chúng ta nghe những từ, những câu đó, chắc chúng ta không thể đếm được, đúng không các bạn.

Cách học này giúp bạn nhớ lâu hơn khi sử dụng được cụm từ hay câu đã học được.

Ngoài ra khi dùng ta không cần suy nghĩ lâu để ráp lại thành câu. Đó là yêu cầu trong giao tiếp vì không có nhiêù thời gian cho bạn suy nghĩ khi giao tiếp.

Vì sao ? vì khi ta học quy luật ngữ pháp có nghĩa là ta đang phân tích Tiếng Anh. Ta chỉ cần biết nó như thế và chấp nhận một cách tự nhiên không cần biết tại sao .

Ví dụ : He goes to school everyday but I go to school everyday.

Yesterday, he went to the zoo and Yesterday, I went to the zoo.

Hãy chấp nhận thế, đừng thắc mắc tại sao, hãy học rôì áp dụng thế thôi.

Vậy các bạn sẽ hỏi làm sao có thể biết các quy luật ngữ pháp đó. Hãy xem xét phần số 6

Bạn nên đọc chuyện tiếng Anh, loại truyện bạn thích.

Học giao tiếp không nên nghe và lặp lại, vì khi giao tiếp là Nghe và Đáp, chứ có bao giờ ta cần phải lặp lại nguyên văn lời người khác nói đâu. Học bằng cách nghe và đáp lại sẽ dễ dàng cho chúng ta rất nhiều.

Đó là 7 quy tắc giúp bạn nói tiếng Anh lưu loát trong thời gian bạn muốn.

Bạn có thể tải về bất kể tài liệu nào bạn muốn nghe để trao dồi từ vựng và ngữ pháp. Internet là nguồn cấp vô tận. Ngành nào cũng có tài liệu.

Thú thật trước đây khi còn học phổ thông, tôi rất tệ môn tiếng Anh. Văn phạm thì sơ sài, giao tiếp thì ú ớ. Chỉ tới khi có ý định đi du học thông qua chương trình trao đổi văn hóa CCI của trung tâm ILA khi ấy, tôi mới bắt đầu thực sự lao vào học. Nhưng phải nói, học ngoại ngữ là cả một quá trình rèn luyện, không chỉ một thời gian ngắn mà có thể tiến bộ nhanh được. Bằng tất cả những nỗ lực của bản thân, tôi chỉ có thể học theo kiểu đối phó để đủ điểm TOEFL và học thuộc vài câu phỏng vấn để đủ điều kiện tham gia vào chương trình. Thi TOEFL theo tôi thật ra cũng chỉ là một dạng thi theo kiểu kiểm tra testing skill, tức là kiểm tra khả năng làm test!. Bạn hoàn toàn có thể “luyện” được. Điểm TOEFL cao với chuyện giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh là hai chuyện khác nhau! May là lúc đó thi TOEFL không có phần nói, nếu có chắc tôi sẽ chẳng bao giờ có cơ hội đi du học.

Khi sang tới Mỹ, sống trong môi trường của người bản địa với những cách sử dụng tiếng Anh hoàn toàn khác với những gì học ở Viêt Nam, tôi mới thật sự “thấm thía”. Thời gian đó mới thực sự là quãng thời gian học nhiều và hiệu quả nhất.

Đến ngay hôm nay, tôi tự tin khi cho rằng mình đã chiến thắng chính mình,cảm thấy thoải mái hơn trong vấn đề giao tiếp mặc dù còn rất rất nhiều điều còn phải hoàn thiện. Đúc kết từ những kinh nghiệm xương máu của chính bản thân, tôi thấy rằng khi học giao tiếp Anh văn, chúng ta thường mắc phải những lầm tưởng sau đây:

Mục tiêu của việc học giao tiếp tiếng Anh không phải là nói như người bản xứ, mà chính là nói lưu loát bằng chính accent (giọng điệu) của riêng mình. Việc nói giống người bản xứ còn tùy thuộc vào những yếu tố bẩm sinh như chất giọng và năng khiếu của người học. Bạn không nên đặt nặng vấn đề nói giọng chuẩn hay giọng bản xứ, mà hãy chú tâm hơn vào việc diễn đạt ý của mình một cách lưu loát, bằng chất giọng của riêng mình, có thể là nghe chưa hay nhưng vẫn đủ để người khác hiểu. Những chính trị gia, nhà ngoại giao của những nước không nói tiếng Anh cũng vậy. Họ vẫn nói tiếng Anh theo giọng địa phương nhưng cực kỳ lưu loát. Đôi khi chính các accent đó lại tạo cho họ một phong cách riêng biệt thu hút người nghe. (ông Kofi Anan, nguyên tổng thư ký LHQ là một ví dụ.)

Đừng quá bận tâm vào việc nói thế nào cho giống người bản xứ, hãy tập trung vào việc nói sao cho lưu loát trước. Nếu bạn nói bằng giọng bản xứ mà không lưu loát trong diễn đạt thì cũng chẳng có ích gì. So sánh một cách dễ hiểu, mình là người Việt, tiếng Việt là tiếng mẹ để nhưng đâu phải ai cũng nói chuyện lưu loát! Một số ông Tây học tiếng Việt vẫn có khả năng diễn đạt cực tốt, như Mr Dâu Tây nổi tiếng ở Hà Nội.

Do đó, hãy chú trọng học nói lưu loát tiếng Anh hơn là luyện nói giọng chuẩn, nói giọng bản xứ.

Nói điều này ra để chúng ta luôn nhớ rằng, bên cạnh kỹ năng Ngoại ngữ, đừng bao giờ quên rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng bản ngữ!

Theo tôi đọc nhiều là tốt nhưng chưa đủ. Quan trọng nhất là phải nghe thật nhiều. Nghe thường đi đôi với nói, đọc với viết. cho nên để nâng cao từ vựng cho việc nói, hãy nghe thật nhiều. Nghe để làm quen với từ rồi chúng ta tự tìm và tra ra ý nghĩa, nghe để học cách người bản xứ phát âm. Mặc dù đọc sẽ giúp bạn biết ngay từ mới được đánh vần ra sao, nhưng nghe rồi mất thời gian tìm kiếm để biết cách đánh vần sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.

Kinh nghiệm cá nhân của tôi là nghe thật nhiều phim Mỹ, tin tức nước ngoài như CNN, Chanel News Asia, hay CNBC (nếu bạn quan tâm nhiều đến kinh tế). CNN là chuẩn nhất bởi nó bao trùm tất cả các lĩnh vực văn hóa kinh tế chính trị, xã hội…Mưa lâu thấm dần. Nghe thật nhiều rồi bạn sẽ quen. Không có cách nào khác, phải nghe thật nhiều vào.

học tiếng anh cho người đi làm kỹ năng tiếng anh hoàn hảo cho khả năng thăng tiến xa hơn của bạn trên trường quốc tế

Người đi làm chật vật học tiếng Anh

Trong cuộc sống hiện đại, tiếng Anh gần như là yêu cầu bắt buộc trong công việc. Song không phải ai cũng đạt được trình độ nghe, nói, đọc, viết lưu loát, nhiều người đi làm đã gặp không ít khó khăn khi học ngoại ngữ.

Trong giai đoạn khủng hoảng, nhiều người càng chú trọng học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết để hỗ trợ công việc, trong đó, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được kết quả mong muốn.

Còn với anh Nguyễn Văn Quang, do công việc bận rộn nên việc luyện tập, sử dụng tiếng Anh không được liên tục. “Giờ nói tiếng Anh, tôi cứng lưỡi hết rồi”, anh Quang nói.

Không chỉ vậy, chị Phạm Tuyết Ngà, công ty Kiểm toán Immanuel chia sẻ, khó khăn đầu tiên của chị là vốn từ vựng khá ít. Điều đó cộng thêm với việc phát âm tiếng Anh chưa chuẩn khi chị không tự tin khi giao tiếp.

Người đi làm cần một chương trình tiếng Anh dành riêng cho mình.

Những khó khăn trên đều xoay quanh vấn đề về nghe, phát âm, từ vựng, phản xạ. Theo các chuyên gia, để giải quyết điều đó, người đi làm cần có chương trình học riêng với lộ trình cụ thể, mang tính ứng dụng cao.

Thấu hiểu được những khó khăn của người đi làm trong quá trình học tiếng Anh, AROMA đã thiết kế và liên tục hoàn thiện chương trình học dành riêng cho đối tượng này.

Khoanh vùng được lượng kiến thức cần thiết trong môi trường công việc, các bài học trong chương trình “Tiếng anh cho người đi làm” trực tiếp đi vào những tình huống giao tiếp điển hình hàng ngày. Điều này giúp học viên thu hẹp được lượng từ vựng cần nhớ và dễ dàng ứng dụng kiến thức vào thực tế. Để khắc phục được tình trạng nghe kém và nói tiếng Anh “cứng lưỡi”, thiếu tự tin, mỗi học viên được luyện ngữ âm và có cơ hội thực hành nói nhiều trong lớp học.

Lớp học tiếng Anh cho người đi làm.

Hơn nữa, khi được học cùng lớp với những người đi làm như mình, các học viên có được tiếng nói chung, dễ dàng chia sẻ và cùng nhau khắc phục khó khăn. Giáo viên tiếng Anh cũng là những người đi làm, hiểu được nhu cầu sử dụng tiếng Anh và những vướng mắc của học viên, từ đó dễ dàng tháo gỡ, định hướng và tạo động lực học tập cho mọi người.