Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Học Đêm Mà Không Buồn Ngủ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Đi Làm Đêm Hoặc Học Đêm Khuya Mà Không Buồn Ngủ

Bổ sung nhóm vitamin B

Khi thức khuya, cơ thể con người sẽ tiêu hao rất nhiều vitamin B, trong đó có cả vitamin B12, đây là một trong những nguồn dưỡng chất then chốt cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi vitamin B12 bị tiêu hao nhiều không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mà còn gây tổn hại cho năng lực nhận thức, tâm trạng uể oải, làm việc thiếu hiệu quả vào cả ngày hôm sau.

Dùng một lượng dầu dừa thích hợp

Khi thức khuya và đói, bạn dễ thèm ăn những món nhiều dầu mỡ để cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên, thành phần mỡ không khỏe mạnh này có thể khiến bạn sa sút tinh thần, cơ thể trì trệ. Trong khi đó, dầu dừa lại có chứa một loại axit béo tự nhiên, có thể trực tiếp đi vào gan và chuyển hóa thành năng lượng, không gây tích tụ mỡ thừa có hại cho cơ thể.

Luyện tập thể chất vừa sức

Theo nghiên cứu cho thấy, rèn luyện cơ thể ở mức độ vừa phải có tác dụng nâng cao tinh thần cho bạn. Đặc biệt với người hay thức đêm thì 20 phút luyện tập thể chất sẽ kích thích não bộ, tăng khả năng ghi nhớ, giúp tư duy sáng tạo và làm việc hiệu quả.

Kéo dài giấc ngủ trưa hơn bình thường

Cho dù bồi bổ bằng ăn uống thế nào thì khi thức khuya, cơ thể bạn vẫn thiếu nhất chính là giấc ngủ. Chính vì vậy, nếu cảm thấy quá mệt mỏi và thiếu tinh thần, bạn nên kéo dài giấc ngủ trưa trong ngày hôm sau so với bình thường để “bù đắp” lại.

Đừng uống cà phê

Chắc hạn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe lời khuyên này. Không uống cà phê – một phần của việc thức đêm hay sao?

Đúng là với phần lớn những người thức khuya, cà phê là “cứu cánh” hiệu quả.

uy nhiên, mức năng lượng và tập trung ấy thường không kéo dài được lâu. Sau 1-2 giờ “tỉnh như sáo”, người dùng cà phê dễ rơi vào trạng thái “đơ” trong vòng 4 tiếng sau đó.

Điều này đặc biệt đúng khi bạn phải thức khuya, khi cơ thể bạn thường đang rất mệt mỏi và yếu ớt sau một ngày làm việc căng thẳng. Lúc này, cơ thể bạn không thể kịp phục hồi sau khi bị vắt kiệt bởi tác dụng của cà phê, và tình trạng uể oải có thể kéo dài sang ngày hôm sau.

8 Cách Để Chống Lại Cơn Buồn Ngủ Mà Không Cần Cafe

Nếu ngày hôm trước bạn phát hiện ra quán bar mới của thành phố, ngày trước nữa bạn tổ chức sinh nhật cho bạn thân của mình, và ba ngày trước bạn online đến 4 giờ sáng, nguyên nhân bạn luôn buồn ngủ là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên nếu bạn ngủ đầy đủ, chỉ thức khuya và những dịp đặc biệt, nhưng bạn luôn cảm thấy buồn ngủ, nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do bệnh lí.

Tìm hiểu về những nguyên nhân phổ biến nhất gây buồn ngủ và cách chữa trị tự nhiên. Nếu những triệu chứng vẫn cứ dai dẳng, hãy sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ của bạn để kiểm tra

Chắc chắn bạn đã từng được nghe “giấc ngủ cả đêm không thể được bổ sung”, và nó sẽ dựa vào nhịp sinh học của cơ thể, trong bóng tối giấc ngủ sẽ sâu hơn.

Những nghiên cứu gần đây với rất nhiều bằng chứng, bao gồm trong khoảng thời gian từ 10h tối đến 2 giờ sáng là thời gian cơ thể được thoải mái nhiều hơn khi ngủ.

Vì vậy, nếu không có lý do gì đặc biệt, bạn nên tránh lướt Facebook đến khi gần sáng, và tất nhiên, đảm bảo rằng bạn ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.

3. Tắm nước ấm

Chúng tôi có thể nói “lạnh nhất có thể”, nhưng chúng tôi không muốn làm bạn sợ và bỏ qua đoạn này. Bắt đầu bằng massage nhẹ nhàng chân tóc khi gội đầu và hít hà hương thơm của dầu gội tinh dầu, không nhất thiết chỉ với dầu thiết yếu.

Khi bạn dội nước, thực hiện một thói quen tốt cũ khi tắm của người scotland: 3 giây với nước lạnh, 3 giây với nước nóng bỏng. Lặp lại hai hoặc ba lần, sau đó kết thúc với nước mát hoặc nước ấm, và quấn người bằng một chiếc khăn choàng ấm. Bạn sẽ kích thích máu lưu thông, và quên rằng trước đó bạn đang buồn ngủ.

4. Giữ đầu óc bận rộn

Tập trung vào công việc, nghỉ ngơi với người đồng nghiệp nói nhiều nhất và thường không để khoảng “trắng”, vậy bộ não của bạn sẽ không có cơ hội- dù chỉ một khoảnh khắc- nghỉ ngơi.

Hoặc nghiêm trọng hơn là bạn không thể né tránh cám dỗ than phiền rằng bạn buồn ngủ hoặc quan tâm tới việc đó, nói về cuộc phiêu lưu đêm qua, vài giờ sau khi bạn ngủ.

Sức mạnh của tự ám thị và từ chối, trong trường hợp này tốt hơn bạn tưởng. Bạn càng nghĩ ít về việc phải đi ngủ, bạn sẽ ít buồn ngủ. Bên cạnh đó, bạn không ngủ.

5. Ăn một quả táo

theo các cuộc khảo sát, nó có thể đánh thức bạn tốt hơn một chén đầy cà phê đặc biệt nếu bạn là một thành viên của danh sách nghiện cafe, đó là lần cuối cùng họ dùng việc cảm thấy buồn ngủ bởi vì họ đã uống cafe từ khi họ còn đi học. Bạn có thể làm căng thẳng sự cân bằng của chất dinh dưỡng, và 5 phần trái cây và rau một ngày, những người theo một chế độ ăn kiêng cần bằng không cần những lười khuyên cho việc đánh đuổi cơn buồn ngủ, và vì vậy họ không ở giữa chúng ta.

6. Lắng nghe dạ dày của bạn

Cơ thể con người có một chương trình đáng nể để truyền đạt những gì nó muốn – nhưng hầu hết chúng ta không nghe thấy, đơn giản là vì đấy là những gì chúng ta cần học.

Đột nhiên rất thèm sô cô la, là một ví dụ, nó không phải một kế hoạch ngầm của cơ thể bạn để đáp trả chế độ ăn kiêng kiệt quệ mà bạn làm với nó: đó đơn giản là cách để nói với bạn rằng lượng đường trong máu của bạn đã giảm.

Rõ ràng rằng, tại thời điểm đó không cần phải ăn ngấu nghiến 3 cây kem và 2 chiếc bánh xốp. Hai phần 3 miếng sô cô la (đen là tốt nhất) là đủ.

7. Tập thể dục ( một cách điều độ)

Nếu bạn không có thời gian/ tâm trạng/ tiền để đến các phòng tập hoặc hồ bơi- những thứ tốt cho cơn buồn ngủ-, ít nhất hãy nghỉ ngơi để đi bộ 20 phút, đi bộ trong công viên hoặc đạp xe đạp.

Đừng thực hiện nó quá mức, mặc dù, bởi vì sau một khoảng thời gian, khi chất endorphins giảm, bạn sẽ thấy buồn ngủ hơn.

8. Bật (nhiều) đèn.

Khoảng không với một nửa ánh sáng làm tăng cơn buồn ngủ, bởi vì cơ thể của bạn hiểu rằng đến giờ đi ngủ khi ánh sáng xung quanh giảm. Khi bạn cảm thấy đôi mắt nặng trĩu, mở nhiều đèn hơn, bạn sẽ không tin được những hiệu quả tức thì.

Nguồn : 8 ways to fight sleepiness without coffee

Cách Thức Dậy Sớm Mà Không Buồn Ngủ Để Có Một Buổi Sáng Tuyệt Vời

Thật khó khăn để ra khỏi giường, ra khỏi chiếc chăn ấm áp yêu quý, nhất là trong những ngày mùa đông giá rét. Chỉ mới nghĩ đến thôi đã thấy… muốn nằm tiếp rồi.

Nhưng công việc vẫn còn đó, nó không thể tự làm được. Nếu lười và ngại ra khỏi giường thì OK! Kệ xác công việc đi.

Nhưng vẫn phải đi vệ sinh :'(

Vậy là đúng rồi! Kiểu gì cũng phải ra khỏi giường.

Nguồn: Youtube

Lợi ích của việc thức dậy sớm

Có nhiều thời gian hơn

Bắt đầu ngày mới hơn người khác tức là có nhiều thời gian hơn người khác. Bạn hoàn toàn có thể tập thể dục, check mail, giải trí hay học một điều gì đó mới mẻ.

Đặc biệt buổi sáng chính là lúc thích hợp nhất để lên danh sách công việc làm trong ngày. Chỉ tốn một chút thời gian buổi sáng nhưng bạn đã quản lý thời gian tốt hơn rất nhiều người khác.

Tập thể dục thường xuyên hơn

Thể dục buổi sáng không chỉ giúp bạn tỉnh ngủ mà còn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Chỉ khoảng 10 phút vận động đem lại năng lượng làm việc tới hàng giờ đồng hồ rồi.

Tập thể dục đạt hiệu quả cao nhất vào sáng thức dậy và trước khi đi ngủ. Mà hầu hết mọi người đều muốn dành buổi tối cho việc giải trí, thư giãn thay vì tập thể dục. Vậy nên thức dậy sớm giúp bạn có thời gian để làm điều tốt nhất cho cơ thể của bạn.

Năng suất làm việc cao hơn

Đầu óc chúng ta sáng suốt, minh mẫn nhất vào buổi sáng sớm. Việc thức dậy sớm giúp bạn có nhiều thời gian hơn.

Vậy sao không lập kế hoạch làm việc trong ngày với khoảng thời gian tuyệt vời đó. Từ đó, không chỉ hiệu suất làm việc được nâng cao mà quỹ thời gian của bạn được quản lý đúng cách cũng giúp bạn tận hưởng nhiều điều hơn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, thời gian buổi sáng cũng giúp bạn có thể check email, làm việc nhà… trong khi người khác còn đang say giấc.

Giỏi hơn người khác chỉ là điều sớm muộn mà thôi.

Giảm Stress

Dậy sớm đem lại cảm giác thoải mái và sảng khoái. Không chỉ có vậy, bạn còn có nhiều thời gian hơn để giải quyết bớt những công việc trong ngày. Từ đó, căng thẳng, mệt mỏi không còn là vấn đề của bạn.

Điều này không chỉ giúp bạn có một ngày làm việc hiệu quả mà còn giúp bạn có trạng thái sức khỏe tốt để tận hưởng cuộc sống

Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương

Chuẩn bị cho một giấc ngủ chất lượng

Trước khi nói đến việc thức dậy như thế nào chúng ta nên biết cách chuẩn bị cho giấc ngủ đã.

Tại sao lại phải chuẩn bị cho giấc ngủ?

Việc chuẩn bị trước khi ngủ rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Chắc bạn không muốn chui vào trong chăn lúc 11 giờ nhưng mắt vẫn mở thao láo tới 1 giờ sáng. Hay bạn thích suy nghĩ sự đời lúc đi ngủ?

Một giấc ngủ tồi tệ sẽ đem lại cảm giác khó chịu, buồn ngủ vào mỗi sáng thức dậy.

Đặt mục tiêu thực sự quan trọng với bạn

Nếu chỉ đơn giản là thức dậy thôi thì bạn rất khó có thể dậy đúng giờ hoặc duy trì thói quen dậy đúng giờ được. Bạn cần phải có một lý do, một mục tiêu thực sự quan trọng với bản thân. Đó chính là nguồn động lực vô giá giúp bạn bật ra khỏi giường mỗi sáng.

Tắt máy điện thoại ngay đi

Màn hình điện thoại phát ra ánh sáng xanh xua tan cảm giác buồn ngủ của bạn. Chính nó là nguyên nhân khiến nhiều người đi ngủ với đôi mắt mở to. Không những thế, dùng quá nhiều điện thoại vào ban đêm cũng gây ảnh hưởng xấu tới mắt.

Hãy tắt điện thoại đi ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ. Đó là khoảng thời gian vừa đủ để mắt bạn không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng xanh từ điện thoại. Đặc biệt, đó cũng là khoảng thời gian để bạn không còn nghĩ đến cái điện thoại đó nữa.

Nếu bạn không đủ can đảm để tắt điện thoại?

Không sao cả! Mình cũng vậy!

Mình là một người dùng điện thoại để xem Youtube, lướt Facebook rất nhiều. Bạn nghĩ mình sẽ tự tắt điện thoại ư? Đến chính mình còn không dám nghĩ đến điều đó.

Mình đã sử dụng chức năng tự động tắt của chiếc Xiaomi Redmi. Và nó thực sự giúp mình thoát khỏi cái điện thoại, thứ sẽ phá hoại giấc ngủ của mình. Mặc dù đôi khi hơi khó chịu khi mình đang xem điều gì đó thú vị thì vụt tắt nhưng… cũng đáng mà 🙂

À! Ít nhất thì đừng tắt điện thoại hay máy tính trước khi đọc xong bài viết này nha 🙂

Gạt bỏ tất cả suy nghĩ trong đầu

Đây chắc chắn là điều bạn muốn làm trước khi đi ngủ. Mình cảm thấy như được cứu rỗi khi làm điều này vào buổi tối vậy.

Điều bạn cần thực hiện là lấy một quyển sổ (hoặc một tờ giấy) và một cây bút rồi ghi lại tất cả suy nghĩ hiện ra trong đầu. Ghi lại tất cả, bao gồm cả những suy nghĩ mà bạn xem nó là vớ vẩn như “sáng mai ăn gì?”, “hôm nay giá vàng lên bao nhiêu?”, “tình hình thế giới như thế nào?”, “mai crush có thích mình không?”…

Việc này giúp bạn gạt bỏ tất cả suy nghĩ trong đầu, đạt được trang thái thư giãn nhất khi ngủ và đôi khi ghi được những ý tưởng sáng tạo bạn không ngờ tới.

Tuyệt đối không được dùng điện thoại để ghi chú. Bạn biết lý do rồi đấy!

Tập thiền trước khi ngủ

Thiền định cũng là một cách giúp bạn đạt được sự thư giãn, thoải mái trước khi đi ngủ. Ngoài ra, thiền còn giúp bạn nhìn vào bên trong chính bản thân, cảm nhận cơ thể, chạm tới sự bình an.

Tập thiền là cách giúp bạn có giấc ngủ thoải mái, tuyệt vời nhất!

Đặt báo thức CHẮC CHẮN dậy

Đặt báo thức là điều ai cũng làm. Nhưng báo thức có giúp họ dậy không thì chỉ có họ mới biết được.

Vậy sao không đặt báo thức CHẮC CHẮN THỨC DẬY nhỉ?

Hãy đặt báo thức theo những nguyên tắc sau:

Đặt báo thức vào giờ bạn muốn dậy

Chọn nhạc báo thức bạn thích (nên chọn những bài hát sôi động, náo nhiệt tăng sự năng động cho ngày mới)

Nếu bạn “thích” tắt báo thức, hãy đặt nhiều báo thức ở nhiều khung giờ liền nhau (VD: 6h, 6h5, 6h10,…)

Đặt điện thoại, đồng hồ báo thức Ở CUỐI GIƯỜNG. Như vậy bạn sẽ phải ngồi dậy để tắt báo thức. Ít nhất cũng tỉnh chút xíu rồi 🙂

Khi ngủ dậy thì làm gì?

Với một giấc ngủ chất lượng thì việc thức dậy sẽ không còn quá khó khăn như trước đâu.

Ngồi dậy

Muốn đứng dậy ra khỏi giường được thì phải ngồi dậy trước đã.

Sau khi ngồi dậy, bạn có thể ngồi trầm ngâm, tắt báo thức,… NHƯNG TUYỆT ĐỐI không được nằm xuống lại. Chỉ cần một lần đặt lưng xuống thôi là rất khó để bật dậy lần thứ hai.

Nhưng nếu bạn đặt báo thức như trên thì bạn sẽ phải ngồi dậy sớm thôi 🙂

Mục đích của việc ngồi dậy là giúp cho bạn thoát li dần dần khỏi giấc ngủ “quyến rũ”, tạo bước đà tiến tới ra khỏi giường.

Ra khỏi giường và bắt đầu ngày mới thôi

Đây chính là bước cuối cùng rồi!

Bạn có thể ngồi trên giường bao lâu cũng được nhưng cuối cùng bạn sẽ bước chân xuống đất. Khoảnh khắc đó khẳng định con người tuyệt vời trong bạn, khả năng làm chủ thời gian của bạn, ấn định một ngày mới năng động đã bắt đầu.

Hi vọng rằng qua những gì mình chia sẻ, bạn sẽ có những ngày làm việc năng động và hiệu quả!

Cách Học Và Ôn Thi Môn Ngữ Văn Để Không Buồn Ngủ

Cập nhật: 11/01/2020

Ngữ văn là một trong những môn học khó nhằn với học sinh bởi khối lượng kiến thức đồ sộ. Rất nhiều học sinh chỉ cần mở vài trang sách Ngữ Văn đã cảm thấy buồn ngủ, mắt nhắm mắt mở và không tập trung được vào bài học. Để học Ngữ Văn hiệu quả, không buồn ngủ, học sinh có thể làm theo những cách sau.

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí .

Thời gian học hiệu quả

Các môn KHXH như Văn, Sử, Địa, GDCD cùng môn ngôn ngữ như Tiếng Anh, Tiếng Pháp… thích hợp học vào khoảng thời gian từ 7h15-10h sáng nhất. Trong khi học, khoảng được 45 phút – 1 tiếng, bạn có thể đứng dậy nhìn ra xa hoặc vận động nhẹ nhàng để không bị đau mắt và tập trung tốt hơn.

Học theo sơ đồ tư duy

Cách học tốt nhất, hiệu quả nhất với môn Ngữ Văn chính là học theo sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy giúp bạn nhớ bài nhanh hơn, tăng cường khả năng lập luận và phân tích cũng như giúp bạn phát triển ý dễ dàng hơn. Nhờ đó mà học sinh hiểu bài hơn đồng thời cũng giúp đầu óc thư thái hơn. Vì thế trước khi mở sách ra học hay cầm bút và vẽ sơ đồ tư duy.

Tất nhiên, một bài Văn dài loằng nhoằng khi qua sơ đồ tư duy trông sẽ dễ nhìn, dễ hiểu hơn hẳn rồi. Khi học cũng sẽ không bị buồn ngủ như khi nhìn 1 đống chữ dày đặc trên trang vở.

Đặt ra thắc mắc xung quanh bài học

Sự chủ động sẽ giúp ta tập trung và tỉnh táo hơn trong giờ học. Vì thế, hãy mạnh dạn hơn với bài học của mình. Khi không hiểu chỗ nào, bạn có thể hỏi thầy cô, bạn bè. Việc đặt ra các thắc mắc xung quanh bài học vừa giúp bạn tạo hứng thú với môn học vừa nhớ lâu, hiểu sâu vấn đề.

Học sinh còn có thể tự tạo hứng thú với môn học bằng cách suy nghĩ về bài giảng liên hệ tới thực tế bản thân. Khi đó, bạn sẽ thấy môn học có ích và thực tế hơn rất nhiều.

Phân chia kiến thức

Làm một vài động tác thư giãn

Nếu cơn buồn ngủ ập tới, hãy thử làm một vài động tác sau như: Hít thở thật sâu, mở to hai mắt, ngồi thẳng người lên, căng các cơ vai ngực lên, mỉm cười. Sau đó dùng 2 tay xoa lên 2 tai theo hình vòng tròn quanh vành tai (khoảng 10-20 lần) rồi ngửa đầu ra sau hết cỡ 3-5 lần. Lúc này hãy hét thật to trong suy nghĩ một khẩu hiệu như Cố lên, Không được ngủ hoặc Mình có thể làm được, I can do it…

Jennie