Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Học Bài Tây Tiến Nhanh Thuộc Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Soạn Bài Tây Tiến (Quang Dũng

Soạn bài Tây tiến (Quang Dũng)

Câu 1 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Bố cục: Bài thơ có thể chia làm 4 đoạn:

– Phần 1 (14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến

– Phần 2 (8 câu tiếp theo): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

– Phần 3 (8 câu tiếp theo): Chân dung người lính Tây Tiến

– Phần 4 (còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây

Câu 2 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất:

+ Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội, hiểm trở: sương lấp, dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, heo hút cồn mây, thác gầm thét, cọp trêu người, ngàn thước lên cao ngàn thước xuống,…

+ Thiên nhiên thơ mông, trữ tình: hoa về trong đêm hơi, nhà ai Pha Luông mưa xa khơi,…

– Hình ảnh người lính Tây Tiến trên nền thiên nhiên ấy: “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Đó có thể là giây phút nghỉ ngơi của những người lính sau chặng đường hành quân vất vả, song đó cũng có thê là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn của các anh

Câu 3 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Vẻ đẹp mới của thiên nhiên và con người miền Tây:

– Không gian hội hè, một đêm lửa trại ấm áp tình quân dân:

+ Hình ảnh: em xiêm áo – những cô gái Lào lộng lẫy trong trang phục truyền thống của dân tộc mình

+ Ánh sáng: bừng lên hội đuốc hoa

+ Âm thanh: tiếng nhạc “khèn lên mạn điệu”

– Bức tranh Mộc Châu chiều sương: “có thấy”, “có nhớ” thầm gợi nhắc các hình ảnh

+ Hồn lau nẻo bến bờ

+ Dáng người trên độc mộc

+ Dòng nước lũ hoa đong đưa

→ Tất cả cảnh vật dường như đều có hồn, thơ mộng, mờ nhòa trong sương

Câu 4 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Hình ảnh người lính Tây Tiến bi mà không lụy, bi mà vẫn tráng

– Ngoại hình:

+ Đoàn binh không mọc tóc: cách nói toát lên khẩu khí ngang tàng, cứng cỏi, đầy bản lĩnh của những người lính

+ Quân xanh màu lá giữ oai hùm

+ Mắt trừng

– Vẻ đẹp tâm hồn:

+ Lãng mạn, bay bổng, đa tình: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

+ Giàu ý chí, nghị lực, sẵn sàng hi sinh vì đất nước: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,…

+ Cái chết:

* Bi: bỏ mạng trên khắp chiến trường “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”

* Tráng: tác giả đã lí tưởng hóa cái chết của những người lính, họ chết nghĩa là họ trở về với đất mẹ thân yêu, về với quê hương “Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Câu 5 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Gợi nhắc về “mùa xuân ấy”: thời điểm lịch sử khó khăn, gian khổ mà lãng mạn, hào hùng

– Hồn về Sầm Nứa, chẳng về xuôi: Lời thề của người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây

Luyện tập

Câu 1 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Bút pháp Quang Dũng sử dụng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn.

– So sánh với bài thơ “Đồng chí” để làm rõ bút pháp đó:

+ “Đồng chí”: tác giả Chính Hữu sử dụng bút pháp tả thực, với những hình ảnh chân thực, gần gũi để từ đó làm toát lên vẻ đẹp giản dị, chân chất cùng những thiếu thốn, khó khăn của người lính

+ “Tây Tiến”: tác giả sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập, bên cạnh việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên dữ dội, hiểm trở ông còn miêu tả thiên nhiên với vẻ đẹp thơ mộng trữ tình; hình ảnh người lính cũng được tác giả chú ý làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, lãng mạn.

Câu 2 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Chân dung người lính Tây Tiến:

– Ngoại hình: “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”, “mắt trừng gửi mộng”. Hình ảnh người lính Tây tiến được miêu tả chân thực, vừa thể hiện hiện thực khốc liệt, gian khổ của cuộc chiến tranh vừa thể hiện niềm tự hào về dáng vẻ kì dị nhưng gân guốc, độc đáo của người lính

– Tâm hồn:

+ Hào hoa, lãng mạn – nét đặc trưng của những chàng trai Hà thành: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

+ Ý chí: sẵn sàng hiến dâng cả sự sống, tuổi trẻ cho tổ quốc “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

→ Lí tưởng xả thân vì đất nước của thế hệ trẻ sau cách mạng tháng Tám

– Sự hi sinh:

+ Hình ảnh thơ: “biên cương”, “mồ viễn xứ”, “áo bào”, “về đất”. “khúc độc hành”

+ Nghệ thuật: sử dụng từ Hán Việt, nghệ thuật nói giảm nói tránh

→ Người lính xem cái chết, sự hi sinh rất nhẹ nhàng, thanh thản, với họ cái chết ko phải là sự ra đi mk là sự trở về với đất mẹ yêu thương

→ Vẻ đẹp bi tráng của những người lính

Nội dung chính của văn bản:

– Giá trị nội dung:

Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.

– Giá trị nghệ thuật:

+ Cảm hứng và bút pháp lãng mạn

+ Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt..

+ Kết hợp chất nhạc và chất họa

Bài giảng: Tây Tiến – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Soạn Bài Tây Tiến Ngắn Nhất

Hướng dẫn Soạn bài Tây tiến ngắn nhất. Với bản soạn văn 12 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.

Soạn bài: Tây tiến

Khái quát về tác phẩm Tây Tiến

Bố cục: Bài thơ có thể chia làm 4 đoạn:

– Phần 1 (14 câu đầu): Thiên nhiên vùng tây Bắc vừa hùng vĩ vừa dữ dội.

– Phần 2 (8 câu tiếp theo): Kỉ niệm ấm tình quân dân và vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên nơi đây.

– Phần 3 (8 câu tiếp theo): Chân dung bi trang của những người lính Tây Tiến.

– Phần 4 (còn lại): Lời sắt son gắn bó của người lính với vùng đất tây Bắc.

– Những địa danh cụ thể như Sông Mã; Sài khao; Mường Lát.

– Thiên nhiên:

+ Con đường hành quân dốc khúc khuỷu, sâu thăm thẳm.

+ Heo hút cồn mây.

+ Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội, hiểm trở: sương lấp, dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, heo hút cồn mây, thác gầm thét, cọp trêu người, ngàn thước lên cao ngàn thước xuống,…

+ Thiên nhiên thơ mộng, trữ tình: hoa về trong đêm hơi, nhà ai Pha Luông mưa xa khơi,…

Vẻ đẹp mới đầy thơ mộng, uyển chuyển và mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây:

+ Thời gian: đêm tối.

+ Không gian: rừng núi.

+ Hoạt động : đêm lửa lại, liên hoan.

+ Hình ảnh: em xiêm áo – những cô gái Tây Bắc rực rỡ và duyên dáng, e ấp trong chiếc áo truyền thống của quê hương mình.

+ Ánh sáng: đuốc hoa, ánh lửa bập bùng.

+ Âm thanh: tiếng nhạc, tiếng khèn “khèn lên man điệu”, sự sống động của đêm liên hoan.

– Bức tranh Mộc Châu chiều sương:

+ Hồn lau nơi bến bờ của dòng sông tĩnh lặng

+ Dáng con thuyền độc mộc nhỏ cùng người lao động nổi bật đẹp tựa tranh

+ Cánh hoa rừng cũng thi vị đong đưa trên dòng nước lũ

→ Cảnh vật chìm đắm trong sự say mê, vừa lặng lẽ, thiêng liêng lại vừa có nét duyên tình tự đầy thầm kín, sông nước, bến bờ hài hoà, đẹp đẽ, như thực, như mơ.

Hình ảnh người lính Tây Tiến bi mà không lụy, bi mà vẫn tráng.

– Ngoại hình:

+ Đoàn binh không mọc tóc : tóc bị rụng vì sự tàn phá của những cơn sốt rét rừng.

+ Quân xanh màu lá : da dẻ xanh xao vì ốm, vì đói khát, vì sốt rét.

+ Đoàn binh vẫn giữ oai hùm; mắt trừng: vẻ oai phong, ngang tàng, lẫm liệt của người lính. Hiện thực khắc nghiệt không vùi lấp đi ý chí kiên cường nơi trái tim họ.

– Vẻ đẹp tâm hồn:

+ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm “: trái tim khát khao yêu thương, rạo rực những tình cảm đẹp đẽ và sự lạc quan nơi người lính.

+ ‘Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” – chấp nhận hy sinh vì độc lập của dân tộc, dũng cảm, bản lĩnh, đúng với tinh thần ” quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”

+ Cái chết đầy bi tráng:

Bi: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”: người lính ngã xuống nơi đầu chiến trận, chẳng được trở về với quê hương, chiến tranh đã cướp đi mạng sống, bỏ lại tất cả những giấc mơ đẹp của tuổi trẻ

Tráng: “Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành”- cái chết huy hoàng, cái chết khiến thiên thiên, đất nước phải cất lên lời ca tự hào về những con người chiến đấu vì lý tưởng.

– Hồn về Sầm Nứa, chẳng về xuôi: trái tim, tâm hồn những người chiến sĩ Tây Tiến vẫn mãi luôn gắn bó son sắt, luôn nhớ về những nơi mà họ từng qua, từng chạm tới.

Soạn Bài Tây Tiến Ngắn Gọn Nhất

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Tây Tiến

1. Tác giả

Tác giả Quang Dũng 

– Tác giả Quang Dũng (1921-1988) sinh ra tại Hà Nội là nhà thơ nổi bật trong thế hệ những nhà thơ miền Bắc của Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến sau cách mạng tháng tám.

– Ngoài sáng tác thơ thì ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩ tài ba.

– Năm 2001, Quang Dũng được truy tặng giải thưởng Nhà nước cao quý về văn học và nghệ thuật.

– Các bài thơ nổi bật trong sự nghiệp thơ ca của ông như: Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, Quán bên đường, Linh râu ria.

2. Tác phẩm

– Tây Tiến là tác phẩm được in trong tập thơ Mây đầu ô (1986).

– Tây Tiến là tên gọi của một đơn vị quân đội phần đông là thanh niên Hà Nội được thành lập năm 1947. Các chiến sĩ trong đoàn quân có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào nhằm chống lại âm mưu xâm lược của bọn thực dân Pháp.

– Năm 1948, ông rời khỏi binh đoàn Tây Tiến và sau đó vì nỗi nhớ binh đoàn cũ nên ông đã viết nên bài thơ Nhớ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh. Sau này bài thơ được đổi tên thành Tây Tiến.

II. Tìm hiểu văn bản và soạn bài Tây Tiến

Câu 1: Bốc cục tác phẩm

Bài thơ được chia làm 4 đoạn với những mục đích và nội dung thể hiện riêng:

– Đoạn 1 (từ đầu đến câu 14): Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ,nên thơ và mỹ lệ.

– Đoạn 2 (tiếp theo đến câu 22): Kỷ niệm của người lính Tây Tiến trong đêm liên hoan tại Mộc Châu.

– Đoạn 3 (tiếp theo đến câu 30): Hình ảnh người lính Tây Tiến hào hoa và tình quân dân thắm thiết, mặn nồng.

– Đoạn 4 (4 câu cuối): Sự khẳng định nỗi nhớ da diết và lời hẹn ước của tác giả

Câu 2: Soạn Tây Tiến qua bức tranh thiên nhiên và hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên đầy đặc sắc trong đoạn thơ

 “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

 Cảnh Sài Khao hùng vĩ

– Hình ảnh người lính cũng được thể hiện rõ nét bên cuộc hành trình cùng thiên nhiên. Với những khắc nghiệt của núi rừng trên chặng hành trình đầy vất vả, gian truôn, đầy hiểm nguy là thế và khiến “đoàn quân mỏi” nhưng tinh thần không “mỏi”. Những chàng trai trí thức Hạ thành ngày ra đi đầu không ngoảnh lại, họ đem sức trẻ, trí tuệ và tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng ý chí đấu tranh bất khuất, kiên cường vì tổ quốc, vì dân tộc.

Hình ảnh người lính hành quân qua núi rừng

Câu 3: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở đoạn 2 được thể hiện gần gũi, độc đáo

– Nếu soạn Tây Tiến ở đoạn thơ trên đậm tính dữ dội của hiện thực núi rừng thì đoạn thơ 2 lại mang màu sắc trữ tình, thơ mộng với 2 bối cảnh: cuộc liên hoan tại doanh trại, cuộc chia tay lên đường đi Châu Mộc.

+ Cuộc liên hoan vui vẻ giữa quân và dân nơi doanh trại đầy hào hứng với khung cảnh lung linh, rực rỡ. Sau một ngày dài hành quân vất vả, mệt mỏi thì những giây phút này trở nên vô cùng quý giá và ý nghĩa với những người lính. Ở đây chỉ còn lại tình quân dân, tình đồng đội thân tình, chân ái.

+ Cuộc chia tay lên đường đi Châu Mộc trên sông giữa chiều sương đượm buồn. Cảnh vật đôi bờ cũng trở nên có tình, có tâm hồn, cũng biết nhớ thương, lưu luyến.

Câu 4: Vẻ đẹp lãng mạn và đậm chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa qua đoạn 3

– Tác giả miêu tả những đồng đội của mình một cách chân thật nhất:

– Đánh giá cao tinh thần yêu tổ quốc mà hy sinh quên mình, khẳng định khí chất anh hùng ngời sáng.

Câu 5: Soạn Tây Tiến qua nỗi nhớ vùng đất thiêng liêng này được diễn tả ở đoạn thứ 4

– “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”

… Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

III. Tổng kết soạn bài Tây Tiến

1. Giá trị nội dung

Qua nỗi nhớ Tây Tiến xưa cũ, tác giả thể hiện hình ảnh người lính đầy lãng mạn, hào hoa nhưng vô cùng dũng cảm, gan trường và giàu lòng yêu nước. Bên cạnh đó, vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng hiện lên dữ dội, hiểm nguy nhưng cũng đầy chất thơ, lãng mạn và hùng vĩ.

Qua bài thơ, tác giả không chỉ khắc khoải nỗi nhớ mà ẩn trong đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu đồng đội, tình yêu nhân dân và lớn lao hơn cả là tình yêu đất nước to lớn luôn có mặt trong từng câu chữ, ý thơ của Quang Dũng.

2. Giá trị nghệ thuật

– Bút pháp lãng mạn, đậm chất hào hùng, bi tráng được thể hiện nhiều trong bài thơ để lột tả những nét độc đáo, đặc biệt của Tây Tiến và Tây Bắc.

– Phép phóng đại, đối lập kết hợp những yếu tố cường điệu; hình ảnh và ngôn từ độc đáo, giàu trí tưởng tượng, thể hiện một tư tưởng mới lạ mang phong cách riêng của tác giả.

Cách Học Thuộc Bài Nhanh Nhất?

Cách học từ mới với hiệu suất là 99,9 % đây

C1: +Trước khi học thuộc lòng bạn phải thư giãn tức là nằm nghỉ, hít thở sâu… Đồng thời phải học thuộc trong một không gian tĩnh lặng. quy tắc khi học thuộc lòng đó chính là đừng để tâm hồn treo lên cành cây, hãy để đầu óc tập trung vào từ mới.+ khi học, thì yếu tố quan trọng nhất để thành công là viết, viết và viết. Đừng thấy đó là công việc thừa, vì chính tớ đã không tin viết sẽ giúp mình học thuộc lòng nhanh hơn, nhưng sau một thời gian, từ vựng ngấm vào mình lúc nào ko biết.Vậy thì phải viết ntn? nếu phải học thuộc một lượng từ quá lớn trong thời gian ngắn thì tớ có phương pháp sau:Dùng bút từ 2 đến 3 loại mực khác nhau khi viết. viết hết từ này bằng màu xanh, lại viết từ kia màu đỏ v..v. Song chớ nên lạm dụng quá nhiều loại mực ko thì càng khó thuộc.viết cách dòng, đặc biệt với bạn có chữ ko được nice cho lắm, điều này sẽ khiến ta dễ nhìn hơn.+ Sau khi học xong cần lưu ý 1 điều (rất nhiều bạn mắc phải) đó là không nghe nhạc, xem phim, đọc truyện… vì nó sẽ làm phân tán tư tưởng.Tiếp: Tăng cường ăn bí ngô, táo và chuối để tăng cường trí nhớtrong quá trình học thuộc lòng, chớ nên đặt áp lực lên mình, vì hậu quả là đến lúc kiểm tra thì đầu bạn sẽ empty!!

C2: Hãy kiếm một quyển vở dày, ghi lại những từ đã học. Gập đôi trang giấy lại, một bên ghi từ tiếng Anh, bên kia ghi nghĩa tiếng Việt, rồi khi học thuộc tiếng Anh, ta gập nửa kia lại để cố nhớ nghĩa tiếng việt. Nếu không nhớ được thì mới giở ra xem, môĩ lần giở ra xem thì tích một dấu sao vào từ đó. Dần dần từ nào càng lắm sao thì chứng tỏ từ đó khó thuộc và ta phải tập trung vào đó hơn ( đây là kinh nghiệm của bố tớ và nó khá hiệu quả đấy)

C3: khi học từ ta nên đặt một vài câu hóm hỉnh chứa từ đó:VD: A timorous baby can fly from Vietnam to USA to be a president.Timorous: nhút nhát ; President: Tổng thống

C4: cách này tớ chỉ mới nghe nói đến thôi:Viết từ mới ra giấy, sau đó đọc một vài lần, khi đi ngủ thì đặt tờ giấy đó xuống gối, sáng hôm sau từ sẽ ” bay” vào đầu. ( cách này theo tớ không được khả thi cho lắm và cũng bất tiện khi học từ mới vào buổi sáng vì ta không thể ngủ giữa chừng được), song cũng đáng để ta thử nghiệm

Nói tóm lại: điều quan trọng nhất khi HTL chính là viết, và viết như nào thì bạn tham khảo ở trên.

Có thể bạn chưa hoặc sắp biếtGiả dụ: mỗi ngày ta học thuộc 10 từ.Một tuần ta sẽ học thuộc được: 10. 7 = 70 từMột tháng ta sẽ học thuộc được: 70. 4= 280 từMột năm ta sẽ học thuộc được: 280. 12 = 3360 từTrừ đi khoảng 60 từ vì quên còn 3300 từVậy từ một người không có tí từ vựng nào trong đầu thì chỉ sau 1 năm người đó sẽ thuộc được gần như một quyển từ điển!!!