Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Giải Rubik 4×4 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Hướng Dẫn Giải Rubik 4X4X4 Cách Đơn Giản Nhất – Rubik Ha Noi

Điều trước tiên bạn cần đạt được trước khi giải rubik là: 1/ Bạn phải giải rubik 3x3x3 rồi. Theo bất kì cách nào cũng được. 2/ Bạn phải có rubik 4x4x4. ^_^ Nếu không có thì tạm thời đọc chay vậy. Nói thật là mình cũng giải được con này từ trước khi tậu cục 4x4x4 về (do xem trên Youtube) Rubik 4x4x4 có 2 điểm khác biệt cơ bản sau so với loại 3x3x3 1/ nó không có khối tâm cố định 2/ Nó có 2 khối cạnh trên 1 cạnh

Ta sẽ giải quyết 2 khác biệt này, sau đó, những vấn đề còn lại giống hệt 3x3x3 Bắt đầu nào!!! Trước tiên là kí hiệu của Rubik cube 4x4x4. Nó có khác chút so với 3x3x3. Các bạn có thể xem hình dưới để hiểu kí hiệu mà mình dùng. Các bạn cần chú ý: do kí hiệu trong rubik 4x4x4 không thống nhất trên các web site và cả clip youtube. Do đó các bạn cần hiểu R (viết hoa) là gì, r (viết thường) là gì. Ở các trang web khác, R và r có thể khác (mặc dù cách xoay giống hệt nhau). Phía dưới có clip minh họa của Silv3r. Kí hiệu của Silv3r khác của mình, nhưng thực ra đều xoay như nhau cả.

Các bước chính để giải rubik 4x4x4 1. Xếp các khối tâm đúng vị trí 2. Ghép các cặp khối cạnh (có 12 cặp như thế) 3. Xếp như Rubik 3x3x3 4. Xếp thêm 1 chút (do sự khác biệt của 2 loại). Phần này tối đa bạn chỉ xoay thêm 2 chuỗi công thức là xong.

Bước 1: Xếp các khối tâm đúng vị trí

Bước này các bạn cần chú ý 2 điểm sau (cơ bản nhưng dễ mắc sai)

1/ Các màu tâm phải đối xứng nhau theo cặp: white – yellow; green – blue; red – orange.

2/ Khi bạn để khối trắng lên mặt UP, khối đỏ ở mặt FRONT thì BLUE phải ở bên mặt RIGHT. Nếu BLUE nằm bên LEFT là sai. Nếu sai như vậy, cầm rubik như trên và xoay: (Dd)2 R2 L2 (Dd)2.

Nếu các bạn vẫn không làm được tâm, hãy tham khảo clip hướng dẫn của Silv3r. Many thank to Silv3r. Updated on Apr 4th

Bước 2: Ghép các cặp khối cạnh (có 12 cặp như thế) Các bạn tìm 1 cặp cạnh bất kì, ví dụ mình chọn là vàng – đỏ và đưa nó về 1 mặt nào đó và đặt kiểu nhìn của bạn như hình vẽ dưới Update (by vuaquyen92): Nếu ai muốn nhóm cạnh nhanh hơn thay vì cách cổ điển trên có thể tham khảo clip sau của anh tikid về cách nhóm cạnh 6 pair as 1

Bước 3: Xếp rubik theo cách như 3x3x3.

Bước 4. Một số vấn đề nho nhỏ thì thằng ku em không như ý muốn.

1/ Parity OLL: Khi màu vàng ở khối cạnh là số lẻ Sau khi các bạn làm xong F2L, KHOAN LÀM OLL ĐÃ. Hãy dừng lại 1 chút và ngắm xem cục rubik của mình có rơi vào tình trạng như vậy không. Ở rubik 3x3x3, số màu vàng ở khối cạnh luôn là 0, 2, 4 tức là toàn là số chẵn. Nếu ở rubik 3x3x3 mà có số màu vàng ở khối cạnh xuất hiện là lẻ, chứng tỏ rubik của bạn mới pop-up và bạn đã lắp sai khối đó.

Với 4x4x4, khi bạn thấy mặt vàng có 1 hoặc 3 màu vàng mà không phải số chẵn, không có vấn đề gì. Các bạn hãy nhìn hình vẽ và làm theo công thức trong hình luôn 2/ Parity PLL: Đổi cạnh Sau khi các bạn làm PLL xong, các khối góc đúng vị trí, chỉ còn 2 cặp khối cạnh hoán đổi vị trí cho nhau như hình vẽ. Các bạn xoay theo hình vẽ là ok. Cái này dễ nhớ

3/ Parity PLL: Đổi góc NGUỒN : RUBIKVN.ORG

Rubik 4×4 Và Cách Giải Cho Người Mới

Rubik 4×4 (hay còn gọi là Rubik’s Revenge – Rubik báo thù) là bản nâng cấp của Rubik 3×3. Chiếc rubik này cũng được sáng chế bởi một người Hungary Sebestény Péter. Rubik 4×4 cũng có thể được dùng như chiếc rubik 2×2, hoặc dùng như rubik 3×3 nếu chỉ xoay các tầng bên ngoài. Có khoảng 7.4×10^45 trạng thái có thể xảy ra với chiếc rubik này. Trong bài viết này, ta sẽ tập trung vào việc học giải rubik 4×4 một cách đơn giản nhất và CÓ NỀN TẢNG NHẤT!

Bước 1 : Tìm hiểu chung về Rubik 4×4

a. Cấu tạo và quy tắc màu

Giống như rubik 3×3, rubik 4×4 cũng được cấu tạo từ các mảnh tâm (1 màu), cạnh (2 màu) và góc (3 màu). Cả hai đều có 8 viên góc, nhưng 4×4 lại có tận 24 viên cạnh, và 24 viên tâm. Giống như rubik 3×3, khi giải hoàn thành cube sẽ có MÀU TRẮNG đối diện MÀU VÀNG, MÀU XANH LÁ đối diện MÀU XANH DƯƠNG và MÀU ĐỎ đối điện MÀU CAM.

b. Quy ước kí hiệu các mặt, các tầng

Bạn hãy thử cầm cube theo cách sau: Mặt trước màu xanh lá, mặt trên màu vàng. Như vậy ta sẽ có các kí hiệu cho từng mặt như sau:

Chữ in hoa tương ứng với tầng bên ngoài, chữ in thường tương ứng với tầng bên trong cùng bên.

c. Kí hiệu cách xoay

Mỗi chữ tương ứng với mỗi mặt và hướng xoay của chúng.

Nếu là chữ thì xoay theo chiều kim đồng hồ 90 độ.

Chữ có dấu ‘ thì xoay ngược chiều kim đồng hồ 90 độ.

Chữ có số 2 đằng sau tức là xoay hai lần tương ứng 180 độ.

Đặc biệt nếu xoay cả hai tầng trong và ngoài, ta viết tắt thành Xw (X = R L D U F B)

Ví dụ:

Bước 2 : Hoàn thành phần tâm Rubik 4×4 – Ghép tâm

a. Quy tắc màu

Ta có thể dễ dàng thấy rằng, phần tâm rubik 4×4 là KHÔNG CỐ ĐỊNH. Không phải chỉ 4×4 mà tất cả các rubik chẵn tầng đều như thế. Vậy, điều đầu tiên để làm được phần tâm này là bạn phải biết được QUY TẮC MÀU CỦA RUBIK 4X4. Tôi hay nhớ quy tắc màu như sau:

Theo màu đối diện: Trắng đối vàng, xanh lá đối xanh biển (hai màu xanh – lạnh), Đỏ đối cam (hai màu nóng)

Theo vị trí tương đối: Nếu trắng bên dưới, xanh lá trước mặt thì bên phải là màu cam. bên trái là màu đỏ.

b. Cách giải phần tâm rubik 4×4

Để đưa viên màu trắng còn lại vào vị trí, ta dùng công thức: Dw’ Rw’ Dw

Khi đã làm xong mặt màu trắng này, ta sẽ bắt đầu làm tâm màu vàng ở mặt đối diện. Ta nên để mặt trắng đã hoàn thành xuống dưới đáy để quan sát mặt vàng dễ hơn.

Hai công thức ứng với hai trường hợp này như sau: Rw U Rw’ và Rw U2 Rw’

TIPS: Hãy chú ý quan sát cách hoạt động của hai công thức trên, ta có thể áp dụng rất tốt ở 4 tâm còn lại. Chơi Rubik cũng cần phải hiểu một chút ^^

Tiếp theo ta sẽ làm nốt 4 tâm còn lại. Ta sẽ để mặt trắng và vàng đã hoàn thành sang bên trái phải để tránh bị đảo lộn. Bạn tiếp tục lần lượt làm các tâm còn lại. Hãy chú ý tới QUY TẮC MÀU không là bạn sẽ ghép tâm sai đấy ^^

Nếu rơi vào trường hợp này, bạn sẽ sử dụng công thức: Rw U Rw’ (giống bên trên)

Đến đây, bạn đã làm xong phần tâm của rubik 4×4. Xin chúc mừng ^^

Bước 3: Ghép cạnh

Phần tâm đã xong, chúng ta chuyển sang bước tiếp theo đó là ghép cạnh. Cạnh rubik 4×4 được cấu tạo từ hai mảnh rời. Nếu chúng chưa được ghép, bạn phải đưa chúng về một mặt. Sẽ có ba trường hợp có thể xảy ra.

Lưu ý: Các công thức này tuy rất ngắn nhưng lại có thể gây ra xáo trộn ở 1 cạnh khác. Khi làm cần lưu ý di chuyển các cạnh đã ghép sang vùng khác an toàn.

Ba công thức lần lượt cho ba trường hợp này lần lượt là: Uw L’ U’ L Uw’ / Uw’ R U R’ Uw / R U’ B’ R2′

Đến cặp cạnh cuối cùng, bạn sẽ không thể sử dụng công thức nào bên trên nữa vì tất cả các cạnh còn lại đã được ghép hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ sử dụng công thức sau: Dw R F’ U R’ F Dw’

Bước 4: Giải nốt như cách xoay 3×3:

Đến bước này bạn có thể giải rubik 4×4 giống như một chiếc rubik 3×3, chỉ xoay các cạnh ngoài thôi. Lúc này 4 viên ở giữa sẽ là tâm, cạnh thì gồm 2 viên đã ghép. Nếu bạn cần thêm sự trợ giúp hãy tham khảo bài viết Cách giải rubik 3×3 đơn giản nhất.

Bước 5: Trường hợp đặc biệt: OLL Parity và PLL Parity

OLL parity rubik 4×4 là gì?

OLL Parity là trường hợp một cặp cạnh rubik 4×4 không thể quay mặt vàng lên trên giống như các cạnh khác. Nếu bạn để ý, các cạnh màu vàng quay lên trên ở tầng 3 BAO GIỜ CŨNG LÀ SỐ CHẴN. Rubik 4×4 thì đặc biệt hơn, chúng có thể có 3 cặp cạnh màu vàng quay lên nằm trên tầng 3, và một cặp cạnh màu vàng hướng ra bên ngoài.

Đối với trường hợp này, ta phải sử dụng công thức đặc biệt như sau: Rw2 B2 U2 Lw U2 Rw’ U2 Rw U2 F2 Rw F2 Ll’ B2 Rw2

PLL Parity rubik 4×4 là gì?

Khi đã làm được OLL (toàn bộ tầng 3 đã thành màu vàng – nhưng vị trí thì chưa đúng), bạn sẽ dùng các công thức PLL để hoàn thiện nốt. Thế nhưng vẫn có các trường hợp đặc biệt mà không thể giải bằng các công thức rubik 3×3

Toàn bộ cục rubik đã giải xong trừ hai góc chéo nhau.

Toàn bộ cục rubik đã giải xong trừ hai cặp cạnh đối điện hoặc hai cặp cạnh liền kề.

Lúc này, ta lại phải sử dụng công thức PLL Parity như sau: r2U2 r2 Uw2 r2 u2

Làm xong công thức này ta có thể giải bình thường giống rubik 3×3 rồi. Xong, bạn đã hoàn thành cục rubik 4×4.

Cách Giải Rubik 4×4 Đơn Giản Nhất Không Tốn Nhiều Thời Gian

Cách giải Rubik 4×4 đơn giản nhất không tốn nhiều thời gian

Những vấn đề cơ bản của Rubik 4×4

Trước khi bắt đầu chơi Rubik 4×4 bạn cần tìm hiểu những cấu tạo và bộ phận của nó để có thể biết vận dụng linh hoạt tay xoay Rubik nhanh nhất. Bước này không nên bỏ qua vì những ký hiệu phía dưới sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn:

Cấu tạo cơ bản

Rubik 4×4 là khối lập phương, mỗi mặt là một màu riêng biệt gồm 16 ô vuông. Khi mới mua hoặc khi giải thành công các màu sắc được sắp xếp như sau: mặt Trắng đối diện mặt Vàng, mặt Đỏ đối diện mặt Cam, mặt Xanh Dương đối diện mặt Xanh Da Trời.

Các mảnh của khối rubik 4×4

Các mảnh của Rubik 4×4 ghép lại với nhau được gọi là Viên góc, Viên trung tâm và viên cạnh. Số lượng các mảnh như sau:

Viên Góc: 8 viên, mỗi viên chỉ có 3 mặt màu khác nhau.

Viên Trung Tâm: 24 viên, mỗi viên có 1 mặt màu. Các khối tâm này không cố định như Rubik 3×3.

Viên Cạnh: 24 viên, mỗi viên có 2 mặt màu.

→ Phỉnh poker

Mặt và Lớp để xoay

Phụ thuộc vào cách cầm Rubik của người chơi, các kí hiệu chữ cái đầu trong Tiếng anh của mặt đó được quy ước như sau:

F (Front – Phía trước)

R (Right – Bên phải)

L (Left – Bên trái)

B (Back – Phía sau)

U (Up – Bên trên)

D (Down – Bên dưới)

Các lớp bên trong được kí hiệu bằng những chữ cái viết thường để phân biệt tương ứng với mặt bên ngoài như quy ước ở trên lần lượt là r, l, u, b, f, d. Ví dụ: Bên ngoài là mặt D thì bên trong kí hiệu là d

Xoay các mặt của Rubik

Xoay Rubik có công thức nhất định nên việc xoay và xác định các mặt vô cùng quan trọng. Tương tự như xoay Rubik 3×3, nếu bạn đã biết xoay trước đó thì việc xoay Rubik 4×4 cũng đơn giản hơn rất nhiều.

Các chữ cái in hoa  R L U D F B ở mặt ngoài, cần xoay vuông góc 90 độ mỗi mặt theo chiều kim đồng hồ.

Ký hiệu kèm theo dấu ‘ hoặc chữ i bạn xoay vuông góc ngược chiều kim đồng hồ R’ L’ U’ D’ F’ B’  hoặc Ri Li Ui Di Fi Bi.

Ký hiệu các chữ cái in hoa theo số 2 như R2 L2 U2 D2 F2 B2: bạn có thể xoay theo chiều nào cũng được một góc 180 độ.

→ Cung cấp PG tại Hà Nội giá rẻ nhất

Cách xoay Rubik 4×4 đơn giản

Giải các viên trung tâm 

Mỗi Rubik 4×4 có 24 viên trung tâm, việc đầu tiên bạn cần làm là đưa 4 viên trung tâm của mỗi mặt về đúng vị trí, tuân thủ theo quy tắc các màu đối nhau đã nêu ở trên: Vàng – Trắng, Xanh lá cây- Xanh da trời, Đỏ – Da cam.

Cách thực hiện được tiến hành như sau: Ta sẽ làm lần lượt với các viên trung tâm ở các mặt liền kề nhau cho đến khi đủ 6 mặt:

Bước 1: Xác định  2 viên Trung tâm đang nằm trên hai mặt liền kề mà cần phải hoán đổi cho nhau. Giữ khối Rubik sao cho hai mặt chứa hai viên Trung tâm này là mặt U ( mặt trên) và mặt R (mặt phải).

Bước 2: Xoay mặt U và R sao cho viên Trung tâm mong muốn nằm ở các vị trí đánh dấu như hình bên dưới.

Bước 3: Thực hiện theo công thức sau: r’ d’ r U r’ d r để hoán đổi 2 mảnh trên. Làm tương tự ta được 6 mặt đều có các viên trung tâm đều đúng vị trí.

→ UNO

Giải các viên cạnh 

Để giải các viên cạnh ta cần đưa các viên cạnh về gần nhau, chưa cần đúng vị trí chính xác của nó. Bạn hãy tiến hành theo 2 bước sau đây:

Bước 1: Xác định viên Cạnh mà bạn muốn ghép đôi. Giữ khối Rubik sao cho viên Cạnh này nằm giữa mặt F ( mặt trước ) và mặt R ( mặt Phải). Được làm nổi bật như hình:

Giải tương tự Rubik 3×3

Các trường hợp đặc biệt khi giải Rubik 4×4

Trong quá trình giải Rubik 4×4 se có 2 trường hợp mà chúng ta gặp phải và có những cách phá giải như sau:

Trường hợp 1: OLL Parity 

OLL Parity là trường hợp một cặp cạnh rubik 4×4 không thể quay mặt vàng ra ngoài.Vì vậy, ta phải sử dụng công thức đặc biệt như sau: Rw2 B2 U2 Lw U2 Rw’ U2 Rw U2 F2 Rw F2 Ll’ B2 Rw2

→ Top 10 ảo thuật gia lừng danh tài hoa nhất thế giới

Trường hợp 2: PLL Parity 

Khi đã làm được OLL nhưng bạn vẫn không thể hoàn thành Rubik ?

Hai góc chéo nhau chưa được giải

Hai cặp cạnh đối diện hoặc hai cặp cạnh liền kề chưa về đúng vị trí

Khi đó, ta lại phải sử dụng công thức PLL Parity như sau: r2 U2 r2 Uw2 r2 u2

Cách Giải Rubik 2X2X2, 3X3X3, 4X4X4, 5X5X5 (Cập Nhật Ngày 29/05/2009)

CÁCH GIẢI RUBIK’S CUBE(Full version, update on 05/29/2009)Nguồn: InternetBiên soạn lại: huuson (huuson010584@yahoo.com)

I. Giới thiệu:Khối lập phương Rubik (Khối Rubik hay đơn giản là Rubik) là một trò chơi giải đố cơ học được phát minh vào năm 1974 bởi giáo sư kiến trúc, điêu khắc gia người Hungary Ernő Rubik. Các tên gọi sai thường gặp của trò chơi này là Rubix, Rubic và Rubick.Mỗi mặt của phiên bản chuẩn có 9 ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, thông thường là trắng, đỏ, vàng, cam, xanh lá cây và xanh dương. Bài toán bắt đầu bằng việc xáo trộn tất cả vị trí các ô vuông ở mỗi mặt, tức là các màu sắc xen kẽ nhau. Bài toán chỉ được giải quyết khi mà mỗi mặt của khối là một màu đều đặn.Có thể nói khối Rubik là một trong những loại đồ chơi bán chạy nhất thế giới. Riêng trong năm 2005, đã có khoảng 300.000.000 khối Rubik được bán ra.Phân loại:Rubik hiện đại thường làm bằng chất dẻo, có bốn phiên bản chính là: 2×2×2 (“Khối bỏ túi”), 3×3×3 (Khối tiêu chuẩn), 4×4×4 (“Rubik báo thù”) và 5×5×5 (“Khối dành cho giáo sư”). Gần đây các khối lớn hơn đã xuất hiện trên thị trường như khối 6×6×6 và 7×7×7 (V-Cube 6 và V-Cube 7)…

Các phiên bản Rubik:Từ trái qua: Rubik báo thù, Rubik tiêu chuẩn, Khối dành cho giáo sư và Khối bỏ túiTừ khối Rubik tiêu chuẩn, người ta đã tạo ra các khối có dạng hình học khác như tứ diện (Pyraminx), bát diện (Skewb Diamond), khối 12 mặt (Megaminx) và khối 20 mặt (Dogic); hoặc các khối không lập phương như 2×3×4, 3×3×5, 1×2×3. Thậm chí hiện nay với máy tính, người ta đã có thể mô phỏng các khối Rubik trong không gian n chiều mà bình thường không thể tạo ra ngoài thực tế.Cơ chế:Khối Rubik tiêu chuẩn có chiều dài mỗi cạnh 5,7 cm, được tạo thành từ 26 khối nhỏ hơn. Phần giữa của mỗi mặt trong 6 mặt chỉ là một hình vuông gắn với các cơ chế khung làm lõi, đóng vai trò khung sườn cho cách mảnh khác dựa vào và xoay quanh. Khối Rubik có thể được tháo ra dễ dàng, thường bằng cách xoay một mặt 45° và lắc một khối ở cạnh cho tới khi nó rời ra. Tính chất này thường được dùng để “giải” khối Rubik.II. Hướng dẫn chơi rubik:

Qui ước:_ Rubik có 6 mặt: Trên (U), Dưới (D), Trước (F), Sau (B), Trái (L), Phải (R) (mặt U quay lên trên và trong suốt quá trình xoay nó luôn ở trên không thay đổi). Ngoài ra, nhận xét rằng, các cặp màu đối nhau như sau: white – yellow, green – blue, red – orange.

_ Góc là hình lập phương nhỏ có 3 màu được thể hiện. _ Cạnh là hình lập phương nhỏ có 2 màu được thể hiện. _ Tâm là hình lập phương nhỏ có 1 màu được thể hiện (ở giữa mỗi mặt).

_ U,D,F,B,R,L là xoay mặt tương ứng 900 theo chiều kim đồng hồ; U’,D’,F’,B’,R’,L’ là xoay mặt tương ứng 900 theo chiều ngược kim đồng hồ; U2,D2,F2,B2,R2,L2 là xoay mặt tương ứng 1800(Lưu ý: khi gặp công thức B tức là xoay mặt B 90 độ theo chiều kim đồng hồ thì ta phải để mặt B hướng về phía mình rồi mới xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Các mặt khác cũng tương tự)

GÓC ĐÚNG VỊ TRÍ là hình lập phương nhỏ ở 1 góc nào đó có 3 màu giống với 3 màu trung tâm. Có thể đúng thứ tự màu hay không cũng được, không quan trọng.

Cách giải rubik chuẩn 3x3x3Bước 1: Làm đúng màu tầng 1.

Bước 2: Làm đúng màu 4 khối cạnh ở tầng giữa._ Tìm 1 “cạnh” ở tầng 3 thoả điều kiện như hình vẽ nghĩa là mặt ở tầng 3 trùng màu với tâm, mặt dưới trùng màu với tâm kế bên để đưa nó vào đúng vị trí.

Để rubik như hình, xoay: D’ R’ D R D F D’ F’(Làm ngược lại nếu màu dưới đáy ở bên trái)

_ Gặp trường hợp đặc biệt sau thì làm công thức đó 1 lần để viên cạnh red-blue