Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Giải Dị Ứng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Chữa Dị Ứng Tôm

Dị ứng tôm cua là tình trạng cơ thể phản ứng quá mẫn với thành phần protein có trong các loại thực phẩm này, từ đó gây ra các triệu chứng xấu như ngứa da, nổi mẩn, nghẹt mũi, khó thở… Một số trường hợp chữa trị không kịp thời hoặc bị dị ứng nghiêm trọng dẫn đến sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tại sao ăn tôm cua lại bị dị ứng?

Hiện tượng dị ứng cua biển, tôm hay cua đồng đều do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch gây ra. Khi ăn các thực phẩm này, hệ thống miễn dịch trong cơ thể bạn xác định nhầm một loại protein của tôm, cua là có hại, từ đó kích hoạt sản xuất kháng thể và giải phóng histamine cùng nhiều chất hóa học khác gây ra phản ứng dị ứng trong cơ thể.

Ngoài ra, một số chất được sản sinh trong quá trình bảo quản, chế biến tôm cua cũng có thể sản sinh độc tố khiến cơ thể bạn bị kích ứng và gặp phải những triệu chứng bất lợi.

Những đối tượng dễ bị dị ứng tôm cua

Các đối tượng có nguy cơ bị dị ứng tôm cua cao nhất bao gồm:

Trẻ nhỏ, phổ biến hơn là các bé trai

Người lớn tuổi

Người mắc một trong các bệnh lý dị ứng như hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng

Người có tiền sử bị dị ứng với các loại hải sản khác

Trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột có cơ địa dị ứng hoặc từng bị dị ứng cua, tôm.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng tôm cua

Các triệu chứng dị ứng cua tôm thường xuất hiện sau vài phút hoặc vài giờ kể từ lúc ăn. Bạn có thể gặp các dấu hiệu bất thường sau:

Nổi phát ban trên da

Da ngứa ngáy khó chịu

Viêm da dị ứng

Hắt hơi, nghẹt mũi

Môi, lưỡi hoặc đường thô hấp bị sưng dẫn đến khó nuốt, khó thở, thở khò khè

Đi tiêu phân lỏng, đau bụng, buồn nôn hoặc ói mửa nhiều

Chóng mặt, mệt mỏi hoặc thậm chí là ngất xỉu

Có cảm giác ngứa ran ở miệng

Các biểu hiện sốc phản vệ do dị ứng tôm cua: Giảm huyết áp, mất ý thức, mạch đập nhanh, da tái lạnh…

Khi nào nên tới bệnh viện khám?

Bạn nên đi khám bác sĩ khi có biểu hiện bị dị ứng tôm cua nghiêm trọng, da nổi nhiều phát ban gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, trường hợp có triệu trứng sốc phản vệ cần nhanh chóng nhờ người thân đưa tới cơ sở y tế gần nơi sinh sống nhất để được cấp cứu kịp thời. Việc chần chừ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Để xác định bạn có thật sự bị dị ứng tôm cua hay mắc một bệnh lý nào khác, bác sĩ có thể thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán sau:

– Khám lâm sàng:

Bác sĩ kiểm tra ngoài da để nhận biết các dấu hiệu cho thấy dị ứng. Bạn cũng sẽ được yêu cầu trả lời một số câu hỏi như:

Các triệu chứng bạn đang gặp phải diễn ra trong bao lâu rồi?

Số lượng tôm, cua hay các loại thực phẩm khác bạn đã ăn trước khi bị dị ứng?

Tiền sử dị ứng của cá nhân và gia đình

Bạn có mắc các bệnh lý dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn… không?

– Xét nghiệm máu:

Mẫu máu được lấy từ cơ thể của bạn sẽ được đem vào phòng thí nghiệm để phân tích công thức máu, điện giải hay tìm kiếm sự hiện diện của các kháng thể.

– Kiểm tra chích da:

Kỹ thuật này giúp xác định được thực phẩm cụ thể khiến hệ thống miễn dịch giải phóng ra các kháng thể IgE. Kết quả sẻ được bác sĩ thông báo sau khoảng 1 – 2 tuần.

Cách chữa dị ứng cua tôm

Khi bị dị ứng với cua hoặc tôm, việc đầu tiên bạn nên làm là ngừng ăn các thực phẩm này. Tùy theo triệu chứng gặp phải nặng hay nhẹ mà có cách xử lý cho phù hợp.

1. Dùng thuốc điều trị dị ứng tôm cua

Đây là thuốc chống dị ứng được điều chế dưới dạng viên nang, dung dịch uống, thuốc nhỏ mắt hoặc kem bôi ngoài da. Trong đó có các loại thuốc phổ biến như Clorpheniramin, Loratadine hay Cetirizine…Thuốc giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi phát ban trên da, ngăn chặn phản ứng dị ứng tiếp tục tiến triển.

Một số tác dụng phụ của thuốc kháng histamin bạn có thể gặp phải như khô miệng, buồn ngủ, mờ mắt, buồn nôn, mất tập trung. Các loại thuốc dạng uống thường được bác sĩ chỉ định vào buổi tối. Bạn không nên sử dụng thuốc trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Trường hợp bị sốc phản vệ do dị ứng cua biển, tôm bạn sẽ được điều trị khẩn cấp bằng cách tiêm Epinephrine (Adrenaline) kết hợp với các phương pháp xử lý cấp cứu y khoa. Loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện huyết áp, tim mạch, giúp dễ thở, giảm sưng môi miệng và đường thở.

2. Các biện pháp chữa trị dị ứng tôm cua tại nhà

– Chườm khăn lạnh giảm ngứa:

Hơi lạnh cùng với độ ẩm của thể giúp xoa dịu da, giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bạn có thể lấy một chiếc khăn mềm nhúng vào trong nước lạnh, sau đó vắt cho ráo nước và đắp lên khu vực da bị ngứa khoảng 20 – 30 phút. Lặp lại vài lần trong ngày mỗi khi các nốt sẩn ngứa, phát ban làm bạn khó chịu.

– Uống nước chanh mật ong:

Nước chanh mật ong bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp giải độc, thanh lọc cơ thể và làm tăng sức đề kháng để những vùng da bị ảnh hưởng nhanh bình phục. Hãy lấy một ly nước ấm và pha vào 2 thìa mật ong cùng vài giọt chanh rồi uống.

Mỗi ngày bạn có thể uống 1 – 2 ly, dùng tốt nhất là vào buổi sáng.

– Tắm nước lá khế, rau má chữa dị ứng cua tôm:

Dùng một nắm lá khế và rau má tươi rửa sạch, đem nấu với 2 lít nước. Chờ cho nước nguội rồi lấy tắm và vệ sinh vùng da bị ngứa. Thực hiện cách này 2 -3 lần mỗi ngày sẽ giúp các nốt mề đay nổi trên da do dị ứng nhanh lặn.

Bị dị ứng tôm cua bao lâu thì khỏi?

Khả năng phục hồi sau khi bị dị ứng cua hay tôm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Mức độ dị ứng

Thời gian bắt đầu tiến hành điều trị

Phương pháp điều trị

Cơ địa của từng cá nhân

Thông thường, nếu được điều trị sớm và đúng cách thì tình trạng dị ứng tôm cua có thể khỏi sau khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, các triệu chứng dị ứng kéo dài hàng tuần. Tốt nhất bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh lành.

Lưu ý khi bị dị ứng tôm cua

Bên cạnh việc điều trị đúng cách, khi bị dị ứng tôm cua bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để mau khỏi bệnh:

Loại bỏ tôm cua ra khỏi thực đơn nếu bạn không muốn tiếp tục bị dị ứng trở lại. Ngay cả các món ăn chỉ chứa một ít thịt tôm, thịt cua hay gạch cua như chả, lẩu hay canh cũng không nên dùng.

Giữ vệ sinh da sạch sẽ. Chỉ nên dùng nước sạch, nước ấm hoặc nước lá khế, trà xanh, sài đất, mướp đắng để tắm. Tránh sử dụng xà phòng làm da bị kích ứng, tổn thương nặng hơn.

Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít một ngày để hỗ trợ đào thải các chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể.

Mặc quần áo rộng rãi để những vùng da tổn thương không bị cọ sát, trầy xước

Rửa tay thường xuyên và cắt móng cho sạch sẽ. Tránh cào gãi làm tổn thương, nhiễm trùng da

Ngoài ra, khi bị dị ứng tôm cua bạn cũng nên ăn trái cây và các thực phẩm có tính mát như mướp, rau sam, đậu xanh sẽ giúp làm dịu da, giảm nổi mẩn ngứa. Tránh ăn đồ nóng và các thức ăn giàu đạm khác.

Khi bị dị ứng tôm nghiêm trọng, bạn nên có biện pháp thăm khám và xử lý kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Dị Ứng Thức Ăn: Nguyên Nhân

5

/

5

(

2666

bình chọn

)

1. Dị ứng thức ăn

1.1. Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là phản ứng bất thường đối với thực phẩm khi cơ thể lầm tưởng một loại thức ăn nào đó là có hại.

1.2. Cơ chế gây dị ứng thực phẩm

Khi cơ thể tiếp xúc với chất mà hệ thống xác định là chất gây hại thì các kháng thể IgE sẽ được sinh ra.

Các phản ứng này có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Thức ăn gây dị ứng thường chứa nhiều histamine hoặc trong quá trình chuyển hóa thức ăn làm sản sinh ra histamine.

Các chất này đọng lại trong cơ thể gây phù nề tại chỗ hoặc khắp cơ thể.

Ngoài ra protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật trong thức ăn có thể gây dị ứng.

Protein này có đăc điểm bền với nhiệt nên khi đã nấu thức ăn kĩ ở nhiệt độ cao, protein vẫn giữ được cấu trúc ban đầu và gây ra tình trạng bệnh.

1.3. Phân biệt dị ứng thức ăn

Các biểu hiện của chúng rất dễ nhầm lẫn với tình trạng không dung nạp thức ăn, ngộ độc thực phẩm hay có sẵn các bệnh lý.

Cụ thể:

– Không dung nạp thực ăn do thiếu enzyme thiết yếu để tiêu hóa hoàn toàn thức ăn đó.

Ví dụ, thiếu enzyme lactase làm giảm khả năng tiêu hóa đường sữa, khiến đầy hơi, tiêu chảy, chuột rút.

– Ngộ độc thực phẩm: Đôi khi các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cũng giống với dị ứng thức ăn.

– Nhạy cảm với chất phụ gia có trong thực phẩm. Ví dụ chất sulfites thường sử dụng trong trái cây khô, đồ hộp có thể gây ra các cơn hen suyễn ở người nhạy cảm.

– Độc tính histamine có trong các loại cá đông lạnh không được bảo quản đúng quy cách như cá thu, cá ngừ khiến nguy cơ ngộ độc cao.

– Những người bị bệnh celiac dễ bị dị ứng gluten khi sử dụng thực phẩm có thành phần này.

2. Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thức ăn 

Dị ứng thức ăn có thể đi từ nhẹ đến nặng, với các dấu hiệu như ngứa sưng lưỡi, nôn mửa, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở hoặc huyết áp thấp. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn thức ăn lạ.

Một số phản ứng cấp tính có thể gây ra bệnh nghiêm trọng thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng gọi là sốc phản vệ.

Trẻ bị dị ứng thức ăn thường xảy ra nhiều hơn so với người lớn, đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nguyên nhân do sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dẫn tới các phản ứng nổi đỏ, mẩn ngứa.

2.2. Di truyền

Vấn đề này cũng có thể là do yếu tố di truyền gây ra. Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu bố mẹ đều bị dị ứng thức ăn thì con cái sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh này.

2.3. Môi trường

Khi các chức năng trong cơ thể bình thường nhưng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, nguồn nước, nơi có bệnh truyền nhiễm sẽ dẫn đến dị ứng.

3. Đối tượng dễ bị dị ứng thức ăn

Đây là hiện tượng phổ biến và có dễ gặp ở mọi đối tượng, không kể lứa tuổi, giới tính.

Theo thống kê, 5% tình trạng này ở người lớn và 8% ở trẻ em và đang có chiều hướng tăng lên.

– Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dễ mắc hơn

– Tiền sử gia đình có người bị hen suyễn, chàm, phát ban hoặc dị ứng.

– Đã từng bị dị ứng thực phẩm và tái đi tái lại nhiều lần.

– Người bị dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt sẽ có nguy cơ cao mắc các dị ứng khác.

4. Triệu chứng của dị ứng thức ăn

Triệu chứng bệnh có thể đi từ nhẹ tới nặng, có thể xảy ra trong vài phút đến vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn thức ăn lạ với một số dấu hiệu:

Nổi mề đay, ngứa ran hoặc ngứa trong miệng.

Chóng mặt, đau đầu hoặc ngất xỉu.

Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở.

Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hay nôn mửa.

Có biểu hiện sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Nặng hơn có thể gây sốc phản vệ

Hiện tượng sốc phản vệ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như đường hô hấp bị thắt chặt, cổ họng sưng, khó thở, sốc, mạch đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức…

5. Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Để đưa ra quyết định chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm:

Thử nghiệm da: Theo dõi phản ứng trên da bằng cách trích xuất ở dạng pha loãng của chất nghi ngờ gây dị ứng lên vùng da tay hoặc da lưng.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra lượng kháng thể IgE trong máu phản ứng với các loại protein có trong một số loại thức ăn nhất định.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

6. Cách xử lý khi bị dị ứng thức ăn

Ngay khi bị dị ứng thực phẩm bạn nên xử lý kịp thời theo một số cách sau:

– Dừng ngay những thực phẩm đang dùng, không tiếp tục dung nạp thức ăn nghi dị ứng.

– Đưa tới cơ sở y tế nếu tình trạng không thuyên giảm.

– Với người bị sốc phản vệ, nghẹt thở, mất ý thức cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực và nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất cấp cứu.

7. Bị dị ứng thức ăn phải làm sao?

7.1. Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng ra khỏi khẩu phần ăn

Điều đầu tiên nên loại các thực phẩm nghi ngờ dị ứng ra khỏi thực đơn hàng ngày, tránh ăn các loại thực phẩm đã và dễ gây kích ứng.

7.2. Sử dụng thuốc tây 

Đối với dị ứng thể nhẹ: Sử dụng thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, phát ban.

Đối với dị ứng nghiêm trọng: Bạn có thể cần tiêm epinephrine và đến phòng cấp cứu với hai phương pháp điều trị thông thường là Anti-ige và liệu pháp miễn dịch đường uống.

7.3. Một số mẹo dân gian chữa dị ứng hiệu quả

7.3.1. Nước giấm rượu táo

Giấm rượu táo có tác dụng kháng lại các tác nhân dị ứng bên trong là histamine, cân bằng lại pH, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó khôi phục hoàn chỉnh hệ miễn dịch.

Kiềm trong giấm rượu táo rất tốt cho việc loại bỏ các gốc tự do có hại gây ra dị ứng.

Cách sử dụng: Pha giấm rượu táo với 1 thìa mật ong, một thìa nước chốt chanh với nước ấm. Mỗi ngày nên uống hai cốc.

7.3.2. Uống nước gừng

Gừng kết hợp mật ong giúp hạn chế vấn đề đường tiêu hóa. Vị cay tính ấm của gừng làm giảm triệu chứng mẩn ngứa, phát ban trên da.

Cách sử dụng: Đun sôi gừng thái lát trong khoảng 10 phút sau đó cho mật ong khuấy đều dùng trực tiếp.

Nha đam có tính mát, làm dịu các triệu chứng trên da.

Cách sử dụng: Lấy phần thịt nha đam thoa trực tiếp lên vùng da bị kích ứng. Sau 10-15 phút dùng nước ấm vệ sinh lại vùng da bị tổn thương

7.3.4. Dùng lá trầu không

Lá trầu không là phương pháp an toàn khi bà bầu bị dị ứng thức ăn.

Cách sử dụng: Giã nát lá trầu không và đắp lên vùng da tổn thương giúp giảm tình trạng mẩn ngứa.

7.3.5. Tỏi sống

Tỏi có chứa thành phần chống dị ứng tự nhiên, do đó nhai 3 nhánh tỏi sống mỗi ngày, giúp bạn phục hồi tổn thương do dị ứng rất nhanh.

Tuy nhiên, không nên ăn một số lượng lớn tỏi tươi nhất là vào khi cơ thể đói sẽ gây cảm giác khó chịu, chướng bụng, buồn nôn và rối loạn đường ruột.

8. Người bị dị ứng thức ăn nên ăn gì? Kiêng gì?

8.1. Người bị dị ứng thức ăn nên ăn gì?

– Gừng: Chứa chất chống viêm và chống vi khuẩn, giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu do dị ứng thực phẩm.

Chỉ cần pha một tách trà gừng tươi và uống suốt cả ngày.

– Chanh: Nước chanh giúp loại bỏ tạp chất và độc tố khỏi hệ thống, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, là một trong những thực phẩm hiệu quả trong điều trị dị ứng thực phẩm.

– Trà xanh có thể giảm các triệu chứng khó chịu của dị ứng thực phẩm.

– Nước ép cà rốt và dưa chuột là một trong những cách tự nhiên đối phó với dị ứng thực phẩm, giúp giảm sự khó chịu và cải thiện sức đề kháng của dạ dày.

Thực phẩm giàu vitamin C có tác dụng điều trị nhạy cảm nhẹ với thực phẩm và giàu chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng tái diễn.

– Trong giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng).

Lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.

– Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt.

– Trường hợp đang phù nề, rịn nước nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp và uống ít nước.

– Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa…

9. Cách phòng tránh dị ứng thức ăn

– Nên đọc kĩ thành phần trên bảo bì, đảm bảo các thành phần này không gây dị ứng cho cơ thể.

– Không nên kết hợp những thức ăn có mẫn cảm chéo với các thực phẩm gây dị ứng như sữa dê với sữa bò, thịt bò với thịt cừu, giữa các loại cá với các loại đậu…

– Không ăn thực phẩm quá hạn sử dụng, thực phẩm hỏng.

– Luôn sẵn thuốc dị ứng trong người khi du lịch, đi ra ngoài.

– Vệ sinh dụng cụ nhà bếp, tránh để thức ăn lẫn với thực phẩm gây dị ứng chung một dụng cụ.

Đối với trẻ nhỏ bị dị ứng thức ăn, cách phòng tránh bằng cách:

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trong bữa ăn của người mẹ.

– Trẻ rất dễ dị ứng với sữa nên các bà mẹ cần lưu ý thành phần sữa.

– Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng. Nên cho trẻ làm quen từ từ với thức ăn và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như lòng trắng trứng, lạc, hải sản…

XEM THÊM:

Xử Trí Khi Bị Dị Ứng Thuốc

Dị ứng thuốc là một biến chứng rất hay gặp trong quá trình điều trị, biểu hiện lâm sàng đa dạng, phong phú với những tổn thương ở da, niêm mạc và cả ở các cơ quan nội tạng. Mọi loại thuốc đều có thể gây ra những phản ứng dị ứng, tuy nhiên dị ứng thuốc tây hay gặp nhất như thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, chống viêm không steroid và các thuốc điều trị gout là những thuốc có tỷ lệ gặp cao nhất gây ra các phản ứng dị ứng.

1. Dấu hiệu và triệu chứng khi xảy ra dị ứng thuốc

Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi dùng thuốc, hoặc thậm chí có thể xảy ra vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần sau đó.

Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thuốc bao gồm:

Mề đay. Các loại thuốc đều có thể gây mày đay, hay gặp nhất là kháng sinh, huyết thanh, vắc xin, NSAID… Mày đay thường là biểu hiện hay gặp và ban đầu của phần lớn các trường hợp dị ứng thuốc. Sau khi dùng thuốc vài phút, chậm có thể hàng ngày, người bệnh có cảm giác nóng bừng, râm ran một vài chỗ trên da như côn trùng đốt, sau đó xuất hiện những sẩn phù màu hồng hoặc đỏ đường kính vài milimet đến vài centimet, ranh giới rõ, mật độ chắc, hình tròn hoặc bầu dục, xuất hiện ở nhiều nơi, có thể chỉ khu trú ở đầu, mặt cổ, tứ chi hoặc toàn thân. Ngứa là cảm giác khó chịu nhất, xuất hiện sớm, thường làm người bệnh mất ngủ, càng gãi càng làm sẩn to nhanh hoặc xuất hiện những sẩn phù khác. Đôi khi kèm theo có khó thở, đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, sốt cao. Mày đay dễ tái phát trong thời gian ngắn, ban vừa mất đi đã xuất hiện trở lại.

Viêm da dị ứng tiếp xúc thường do thuốc và hoá chất gây ra chủ yếu là thuốc bôi và mỹ phẩm. Viêm da dị ứng tiếp xúc thực chất là chàm (eczema), thương tổn cơ bản là mụn nước kèm theo có ngứa và tiến triển qua nhiều giai đoạn. Bệnh thường xảy ra ít giờ sau tiếp xúc với thuốc, biểu hiện ngứa dữ dội, nổi ban đỏ, mụn nước, phù nề ở chỗ tiếp xúc với thuốc.

Đỏ toàn thân. Thường gây ra do các thuốc như penicillin, ampicillin, streptomycin, sulfamid, chloramphenicol, tetracyclin, các thuốc an thần, NSAIDs… 4 – Đỏ da toàn thân là tình trạng đỏ da diện rộng trên ≥ 90% diện tích cơ thể hoặc toàn thân như tôm luộc, gồm 2 giai đoạn: đỏ da và bong vẩy trắng. Bệnh xuất hiện 2-3 ngày, trung bình 6-7 ngày, đôi khi 2-3 tuần lễ sau khi dùng thuốc. Người bệnh ngứa khắp người, sốt cao, rối loạn tiêu hoá, nổi ban và tiến triển thành đỏ da toàn thân, trên da có vẩy trắng, kích thước không đều, các kẽ tay kẽ chân nứt chảy nước vàng, đôi khi bội nhiễm có mủ.

Các triệu chứng khác bao gồm:

Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

Co thắt đường thở và cổ họng, gây khó thở

Buồn nôn hoặc quặn bụng

Nôn hoặc tiêu chảy

Bồn chồn, hoảng hốt

Mạch nhanh nhỏ khó bắt

Hạ huyết áp

Mất ý thức

2. Ai là người dễ bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Mặc dù bất cứ ai cũng có thể có phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh nhưng nếu có một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hơn, bao gồm:

Tiền sử dị ứng với các chất khác, chẳng hạn như dị ứng thực phẩm hoặc sốt hoa cỏ (tên tiếng Anh là Hay fever)

Phản ứng dị ứng với một loại thuốc khác

Tiền sử gia đình bị dị ứng thuốc

Tăng tiếp xúc với chính loại thuốc kháng sinh gây dị ứng đó, vì dùng liều cao, sử dụng lặp đi lặp lại hoặc sử dụng kéo dài

3. Làm gì khi bị dị ứng thuốc?

Gọi ngay 115 khi bạn hoặc người thân sau khi sử dụng thuốc mà có các triệu chứng của dị ứng như:

Khó thở hoặc thở khò khè

Co thắt trong cổ họng hoặc cảm giác rằng đường thở đang đóng lại

Khàn giọng hoặc khó nói

Sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng

Buồn nôn, đau bụng hoặc nôn

Nhịp tim nhanh hoặc mạch đập

Lo lắng hay chóng mặt

Mất ý thức

Phát ban và khó thở

Các triệu chứng khác của phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ)

Các bước xử lý tiếp theo bao gồm:

Ngưng sử dụng loại thuốc gây dị ứng hoặc nghi ngờ gây dị ứng

Tiêm ngay thuốc epinephrine tự động. Chích thuốc epinephrine vào bắp thịt đùi phía ngoài, chích xuyên qua quần áo nếu cần thiết

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao. Nếu bị buồn nôn hoặc ói, cho người bệnh nằm nghiêng một bên, người bệnh không nên ngồi dậy hoặc đứng lên.

Không nên để người bệnh một mình

Nếu các triệu chứng của người bệnh không đỡ hơn hoặc bị tệ hơn, tiêm epinephrine lần thứ 2 sau liều thứ nhất 5 phút.

Người nhà cần chắc chắn sẽ đưa được người bệnh đến bệnh viện

4. Điều trị dị ứng thuốc tại bệnh viện

Một vấn đề cần lưu ý mang tính nguyên tắc là khuyến cáo tuyệt đối không để bệnh nhân tiếp xúc với các loại thuốc điều trị và phòng bệnh đã gây nên hiện tượng dị ứng cho bản thân họ và hạn chế sử dụng các loại thuốc khác. Về điều trị, có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng kháng histamin anti H1 thế hệ 2 như cetirizin, fexofenadin, astemisol, loratadin…; trường hợp dị ứng thuốc nặng hơn có thể kết hợp với thuốc corticoid như prednisolon, methylprednisolon tiêm truyền; đồng thời cũng phối hợp với các thuốc điều trị triệu chứng.

Trong một số trường hợp nên bù nước và chất điện giải khi có yêu cầu, kể cả thuốc lợi tiểu. Nếu có hiện tượng bội nhiễm có thể sử dụng kháng sinh, nên lựa chọn loại kháng sinh thích hợp và bảo đảm sử dụng hợp lý, an toàn. Để phòng ngừa sốc phản vệ có thể xảy ra, cần xử trí kịp thời các trường hợp bị đỏ da, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell; việc xử lý can thiệp thực hiện giống như các trường hợp nặng do dị ứng thuốc, chú ý đến công tác hộ lý, hỗ trợ, giúp đỡ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi Mayoclinic.org

Nguyên Nhân Dị Ứng Thức Ăn Và Cách Điều Trị

Dị ứng thức ăn là tình trạng thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng này không chỉ đơn thuần là nổi sẩn ngoài da hay sưng phù ở lưỡi mà nó còn tấn công vào cả hệ thống hô hấp làm người bệnh khó thở. Vậy đâu là nguyên nhân làm dị ứng thức ăn và cách điều trị như thế nào, hày cùng theo chân chúng tôi để tìm hiểu.

Đây đơn thuần là một phản ứng xảy ra ở hệ miễn dịch khi ăn phải một loại thực phẩm nhất định. Ngay cả khi chỉ dùng một lượng nhỏ thức ăn này cũng gây ra các triệu chứng dị ứng điển hình như phát ban, ngứa, sưng lưỡi, khó thở thậm chí là ngất xỉu hay sốc phản vệ.

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn

Thường gặp ở những người có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị dị ứng như (mề đay, chàm, hen…). Vài cuộc nghiên cứu được tiến hành cho thấy nếu đời bố mẹ có người bị dị ứng với thức ăn thì sẽ di truyền trực tiếp xuống đời con cái. Nhưng có một điều đặc biệt là chỉ có chứng dị ứng là di truyền còn dị ứng bởi tác nhân nao thì lại có thể hoàn toàn khác nhau.

Chẳng hạn như, bố hoặc mẹ bạn bị dị ứng với tôm nhưng đến đời bạn khi ăn tôm thì không hề hấn gì mà lại bị dị ứng với đậu phộng.

Các số liệu thống kê gần đây cho thấy trẻ em là đối tượng khá mẫn cảm nên dễ bị dị ứng thức ăn hơn so với người lớn, vài trường hợp cá biệt có thể dẫn tới tử vong do dị ứng diễn biến nghiêm trọng. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu là những yếu tố thuận lợi để những thành phần lạ trong thực phẩm có cơ hội tấn công gây dị ứng. Một số trường hợp ghi nhận trẻ em bị dị ứng với các loại thực phẩm như tôm, cua, sữa bò hay đậu phộng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Vài cách điều trị khi bị dị ứng thức ăn

#1 – Dùng thuốc chữa dị ứng thức ăn

4 nhóm thuốc phổ biến dùng cho các trường hợp bị dị ứng thực phẩm gồm:

+ Epinephrin (adrenalin): dùng tiêm vào bắp tay sau ít phút khi cơ thể có phản ứng mẫn cảm với một số loại thức ăn. Dùng muộn có thể phát sinh phản ứng phản vệ 2 pha, tăng nguy cơ tử vong.

+ Kháng Histamin: thế hệ cũ bao gồm cyclizin, meclizin, cycloheptadin, alimerazin, chlopheniramin). Không dùng prometazin cho trẻ em dưới 2 tuổi, trẻ em trên 2 tuổi có thể dùng nhưng với lượng ít, do một số trường hợp trẻ bị suy hô hấp dẫn đến đột tử khi ngủ.

+ Thuốc chống co thắt phế quản: gồm thuốc kích thích thụ thể beta-2 dạng hiết như salmeterol, salbutamol hoặc dùng loại ống hít có phối hợp 2 chất này.

+ Coticoid hít hay toàn thân: dùng để phòng các phản ứng muộn của cơ thể với thức ăn ở dạng uống như trên.

+ Mật ong: được dùng để chữa chứng dị ứng do hải sản rất tốt. Pha một muỗng canh mật ong cùng một ly nước ấm và uống ngay sau khi cơ thể có phản ứng mẫn cảm với thức ăn. Các vitamin và dưỡng chất có trong mật ong sẽ làm giảm bớt triệu chứng ngứa do dị ứng.

+ Nước ép rau quả: nước ép rau quả sẽ làm giảm sương phù ở lưỡi. Đồng thời, nước ép rau quả cũng góp phần làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh khác. Một số loại nước ép rau quả bạn có thể dùng để chữa dị ứng như: nước ép cà rốt, táo, thơm, cam, củ dền…

+ Chanh: dùng điều trị trong đa số trường hợp bị dị ứng. Sau khi ăn xong một loại thực phẩm nào đó mà thấy xuất hiện ban đỏ trên da thì hãy nhanh chóng pha một ly nước chanh đường và uống ngay lập tức.

+ Gừng: sẽ làm giảm những vết mẩn đỏ, ngứa trên da. Vì vậy, hãy dùng ngay một tách trà gừng nóng khi bị dị ứng.