Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Giải Case Study Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Giải Bài Tập Đề Án Case Study Từ 7

Ngoài ra, với bạn nào không có thời gian giải bài tập vì bận đi làm, bận con cái, nhà cửa,.v.v…thì có thể liên hệ để mình hỗ trợ các bạn làm bài tập đề án CASE STUDY này một cách nhanh chóng và bài làm chất lượng.

Hướng dẫn giải bài tập đề án tốt nghiệp case study

Khi chúng ta bắt đầu giải một tình huống, để người đọc, trong trường hợp này là giáo viên chấm bài sẽ chinh phục bởi lời văn cũng như cách xử lý tình huống của bạn. Bạn cần chú ý 3 bước cơ bản nhất là: nghiên cứu, phân tích và bắt tay vào viết. Khi viết đôi khi bạn cần quay lại giai đoạn nghiên cứu vì đôi khi thông tin bạn đang có vẫn chưa đủ.

A/ Giai đoạn nghiên cứu

Tìm kiếm thông tin ở thư viện hoặc Internet

Tìm và phỏng vấn những người có kiến thức

Khi thực hiện phỏng vấn, chúng ta không chỉ cần câu trả lời có hay không mà chúng ta cần những thông tin trong chính những câu trả lời. Vì thế, điều mà bạn cố phải làm là khiến người phỏng vấn nói ra tất cả những gì họ biết. Từ đó, bạn bổ sung những điều ấy vào trong tình huống của mình.

B/ Giai đoạn phân tích

Tập hợp tất cả những thông tin bạn có

Bạn bắt đầu tập hợp những thông tin bạn có từ nhiều nguồn bài viết, sách vở và nhiều cá nhân khác nhau. Rất khó để bạn có thể làm việc với hàng loạt thông tin như thế. Nên hãy bắt đầu phân loại chúng.

Phân chia ra các phần cho những người khác nhau

Mỗi cá nhân hay mỗi nhóm tham gia viết xây dựng tình huống cần phải giải quyết những vấn đề thực sự quan trọng, là những vấn đề đang diễn ra mà người đọc cần biết để hiểu được tình huống ấy.

3 Cố gắng trình bày tình huống một cách hệ thống nhất chỉ trong vài câu

Khi bạn làm điều này, bạn sẽ thấy mình cần nhiều thông tin hơn nữa. Khi bạn cảm thấy hài lòng với cách mà bạn định nghĩa vấn đề mà bạn muốn người đọc suy nghĩ, hãy chẻ nhỏ vấn đề ra. Mỗi phần nhỏ ấy sẽ là một mảnh ghếp cần phải được hiểu rõ trước khi giải quyết vấn đề.

C/ Bắt tay vào viết

Định nghĩa về vấn đề hay đưa ra câu hỏi về tình huốnh mà bạn muốn người đọc phải giải quyết

Tổ chức hợp lý nội dung

Phần kết luận

Tình huống bạn đưa ra cần phải có một kết luận. Tuy nhiên, bạn không nên có một kết luận cứng nhắc đối với tình huống của mình. Kết luận của bạn nên ở dạng là một gợi ý có thể bao quát được những hướng giải quyết mà người đọc có thể đưa ra.

MÃ CASE: 17B.QTKD.001: NẮM BẮT TÂM LÝ KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CHIP & CHIP

MÃ CASE: 17B.QTKD.002: XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

MÃ CASE: 17B.QTKD.003: YẾU TỐ CẦN CHÚ TRỌNG KHI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

MÃ CASE: 17B.QTKD.004: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Bạn hãy phân tích thực trạng chung về ngành da giầy tại thị trường ViệtNam

Dịch vụ viết báo cáo thực tập giá rẻ chất lượng – Xây dựng kế hoạch kinh doanh – Lập kế hoạch kinh doanh – Đề án quản trị kinh doanh – đề án CASE STUDY

MÃ CASE: 17B.QTKD.005: ĐA DẠNG SẢN PHẨM ĐỂ THÀNH CÔNG

Phân tích các yếu tố thành công của Công ty Thiết bị Văn phòng Trí Anh.

Giám đốc Công ty Thiết bị Văn phòng Trí Anh đã hiện tốt chức năng nào của quản trị.

Bạn sẽ tư vấn cho Công ty Thiết bị Văn phòng Trí Anh cần phải là gì thêm để đem lại hiệu quả cao hơn?

Phân tích môi trường kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực văn phòng phẩm.

Phân tích thực trạng kinh doanh của các Công ty trong lĩnh vực văn phòng phẩm tại Việt Nam hiện nay. Các DN có khó khăn và thuận lợi gì?

MÃ CASE: 17B.QTKD.006: SỰ GẮN BÓ VÀ TRUNG THÀNH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Phân tích chức năng quản trị kinh doanh được vận dụng chủ yếu trong tình huống trên?

Phân tích bí quyết kinh doanh của công ty.

Từ tình huống trên, nêu bài học gì rút ra cho nhà Quản trị?

Phân tích các nhân tố tác động đến sự trung thành, gắn bó của người lao động trong DN.

Công tác tạo động lực cho người lao động hiện nay tập trung vào những nội dung nào. Nghiên cứu 1 DN cụ thể để phân tích công tác tạo động lực cho người lao động tại đó.

MÃ CASE: 17B.QTKD.007: CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THI ĐUA TẠI CÔNG TY TNHH HOA SEN

MÃ CASE: 17B.QTKD.008: ĐỂ NHÂN VIÊN GẮN BÓ VỚI NƠI LÀM VIỆC

Dịch vụ viết báo cáo thực tập giá rẻ chất lượng – Xây dựng kế hoạch kinh doanh – Lập kế hoạch kinh doanh – Đề án quản trị kinh doanh – giải bài tập đề án CASE STUDY

MÃ CASE: 17B.QTKD.009: THÀNH CÔNG CỦA S&F

MÃ CASE: 17B.QTKD.010: TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH NHẤT VINH

MÃ CASE: 17B.QTKD.011: CHÚ TRỌNG AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CÔNG TY HALONGFOOD

MÃ CASE: 17B.QTKD.012: CHIẾN THUẬT CỦA CÔNG TY BK SAFE

MÃ CASE: 17B.QTKD.013: LỢI ÍCH CÔNG BẰNG

Lập kế hoạch kinh doanh – Đề án quản trị kinh doanh – giải bài tập đề án CASE STUDY

MÃ CASE: 17B.QTKD.014: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ TUYỂN CHỌN NHÂN VIÊN

MÃ CASE: 17B.QTKD.015: SỨC HÚT TỪ THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

MÃ CASE: 17B.QTKD.016: TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

MÃ CASE: 17B.QTKD.017: TRIẾT LÝ KINH DOANH GÓP PHẦN CHO SỰ THÀNH CÔNG

MÃ CASE: 17B.QTKD.018: XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA MÌ ĂN LIỀN VIFON

MÃ CASE: 17B.QTKD.019: LỰA CHỌN CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÙ HỢP

MÃ CASE: 17B.QTKD.020: THỊ TRƯỜNG BỎ NGỎ

Xây dựng kế hoạch kinh doanh – Lập kế hoạch kinh doanh – giải bài tập đề án CASE STUDY

MÃ CASE: 17B.QTKD.021: BỘ PHẬN NÀO QUAN TRỌNG TRONG DOANH NGHIỆP?

MÃ CASE: 17B.QTKD.022: CHIẾN LƯỢC NÀO CHO CÔNG TY B ?

MÃ CASE: 17B.QTKD.023: CẦN HAY KHÔNG BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC?

MÃ CASE: 17B.QTKD.024: NẮM ĐƯỢC TÂM LÝ NHÂN VIÊN ĐỂ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG

MÃ CASE: 17B.QTKD.025: ĐỘNG LỰC ĐỂ NHÂN VIÊN GẮN BÓ VỚI DOANH NGHIỆP

MÃ CASE: 17B.QTKD.026: CÔNG TY GỐM ĐỨC MINH

MÃ CASE: 17B.QTKD.027: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÌNH PHÚ

MÃ CASE: 17B.QTKD.028: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NAM PHƯƠNG

MÃ CASE: 17B.QTKD.029: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH

MÃ CASE: 17B.QTKD.030: HTX MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU XUÂN LAI

MÃ CASE: 17B.QTKD.031: CHIÊU TRÒ BÁN HÀNG

Phân tích yếu tố đảm bảo thành công khi áp dụng thuật “mượn đất bán hàng”.

Tại sao Ông Ninh lại sử dụng thuật “mượn đất” để bán hàng?

Thuật “mượn đất bán hàng” sẽ nảy sinh hiện tượng gì? Dẫn chứng cụ thể trong tình huống này.

Phân tích nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng về mặt hàng nông sản ở Việt Nam. Ví dụ cụ thể đối với từng nhân tố. Nêu thực trạng về việc kinh doanh mặt hàng nông sản tại Việt Nam có nội dung tương tự như tình huống trên.

Kết luận rút ra từ tình huống này là gì?

Xây dựng kế hoạch kinh doanh – Lập kế hoạch kinh doanh – Đề án quản trị kinh doanh – giải bài tập đề án CASE STUDY

Case Study Là Gì? 7 Bước Viết Business Case Tăng Chyển Đổi

Chắc hẳn bạn đã từng nghe Case Study là gì nhưng bạn đã thật sự hiêu về nó?

Case study là cách tuyệt vời để chuyển đổi lead thành khách hàng thực sự. Công cụ này sẽ xây dựng uy tín cho thương hiệu. Chứng minh sản phẩm của bạn có thể giải quyết vấn đề của người dùng. Và cho khách hàng tiềm năng thấy họ sẽ được trải nghiệm những gì khi sử dụng dịch vụ của bạn.

Nhưng cụ thể khái niệm Case Study là gì? Trong bài viết này, tôi sẽ giải đáp cho bạn.

Tuy nhiên, một format content cho Case Study hiệu quả cần đáp ứng những yếu tố sau đây. 

Thể hiện rõ sản phẩm của bạn là giải pháp tốt nhất. Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc nên hay không bán sản phẩm qua content. Trong trường hợp Case Study này, câu trả lời là có.

Lời hứa, cam kết về hiệu quả sản phẩm của bạn phải được chứng minh bằng kết quả thực tế để không ai có thể phủ nhận.

Không phải trường hợp nào cũng có viết thành Case Study. Bài blog rất đại trà nhưng câu chuyện khách hàng thì hiếm khi nào trùng lặp lại.

Tất tần tật những điều cần biết Case Studies là gì (hay Business Case là gì) để nghiên cứu hiệu quả

7 bước đơn giản để tạo Case Study từ đầu đến cuối

Nhiều ví dụ về Case Study và Template tha hồ chọn lựa

Case Study là gì?

Case Study là bảng phân tích một dự án, chiến dịch hoặc công ty trong đó làm rõ hoàn cảnh, đề xuất giải pháp, hành động cụ thể và xác định những yếu tố quyết định thành bại.

Khái niệm Case Study là gì?

Case study được định dạng nội dung như thế nào trong Marketing?

Case study thường được format dưới dạng:

PDF download: hình thức này có thể nói là phổ biến nhất

Trang web: Website công ty thường thêm phần này vào câu chuyện khách hàng

Slidedeck: Slide thuyết trình cũng có thể hiệu quả trong trường hợp này

Video: Nếu có thể, quay một video chất lượng cao cũng là ý tưởng không tồi

Dù sao thì nội dung bên trong vẫn có chức năng quan trọng hơn hình thức. Về nội dung, bạn nên đảm bảo các yếu tố sau:

Title hoặc Headline: Phần này nên tóm tắt thông tin liên hệ về khách hàng, vấn đề họ gặp phải và những gì đạt được.

Tóm tắt: Thường dài 1-2 đoạn để tóm tắt nội dung case study.

Khó khăn hay thách thức: Họ có gặp phải vấn đề gì trước lúc đạt được mục tiêu?

Giải pháp: Công ty và sản phẩm của bạn đã giải quyết vấn đề hay đem lại lợi ích gì cho khách hàng?

Kết quả: Tốt nhất là dùng con số cụ thể để chứng minh

7 Bước viết Case Study ứng dụng làm Content Marketing cho doanh nghiệp

Sau khi nắm rõ khái niệm Case Study là gì rồi, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm cách để triển khai case study làm Content Marketing cho việc kinh doanh.

Để tôi giải thích cụ thể cho bạn.

Case Study là gì ? Hướng dẫn chi tiết cách thu thập thông tin và viết Case Study

Bước 1: Tìm kiếm đối tượng mà Case Study hướng tới

Nếu bạn hiểu Case Study là gì thì Bước đầu tiên của mọi quá trình viết Case Study là quyết định bạn muốn viết về đối tượng nào. Đó có thể là tổ chức kinh doanhcủa bạn hoặc khách hàng.

3 yếu tố cần cân nhắc:

Khách hàng dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhiều bao nhiêu?

Họ có nhận được trải nghiệm tích cực hay có một câu chuyện đáng nhớ không?

Trước đây họ có từng dùng sản phẩm của đối thủ rồi mới tìm đến bạn không?

Để có được thông tin này, hãy:

Trao đổi với đội ngũ sales xem có khách hàng tương lai nào sẵn sàng tham gia không?

Hỏi bộ phận chăm sóc khách hàng xem họ có tiếp nhận khách hàng nào đặc biệt không?

Dò hỏi từ khách hàng mới gần đây xem có ứng viên tiềm năng nào mua hàng từ bạn không?

Bước 2: Cần sự đồng ý của khách hàng trước khi viết Case Study về họ

Nếu bạn muốn dùng câu chuyện của khách hàng trong Case Study, bạn cần phải hỏi ý kiến của họ và được họ đồng ý. 

Viết sẵn thư xin phép

Nếu cần tạo nhiều Case Study thì bạn nên viết sẵn thư xin phép khách hàng để tiết kiệm thời gian. Trong thư cần nói rõ:

Case Study sẽ được thực hiện như thế nào?

Khách hàng sẽ nhận được gì từ Case Study?

Một số trường hợp còn phải yêu cầu khách hàng kí vào giấy cam kết là cho phép công ty được sử dụng thông tin của họ nhằm tránh những tranh chấp về sau.

Bước 3: Gửi khách hàng bảng câu hỏi sơ bộ

Sau khi khách hàng đồng ý tham gia Case Study, bạn nên tiến hành lập bảng câu hỏi sơ bộ. Bảng câu hỏi này sẽ cung cấp thông tin cần thiết để định hình câu chuyện trong Case Study.

Tổng hợp và phân loại danh sách câu hỏi cần thu thập trong Case Study trước

Một số câu hỏi như:

Vấn đề bạn gặp phải khi chưa dùng dịch vụ của chúng tôi là gì?

Tại sao bạn lại chọn dịch vụ bên chúng tôi thay vì đối thủ?

Dịch vụ của chúng tôi giải quyết vấn đề của bạn như thế nào?

Mục tiêu của doanh nghiệp bạn là gì?

Bạn có sẵn sàng chia sẻ dữ liệu, số liệu để chứng minh cho thành quả của mình không?

Bạn có thể thay đổi câu hỏi tùy theo cách người dùng sử dụng sản phẩm để lấy được câu trả lời hoặc câu nói đáng giá đưa vào nghiên cứu.

Và những câu hỏi phác thảo đó cũng là một cách để hiểu rõ đối tượng khách hàng doanh nghiệp đang nhắm đến. Từ đó xây dựng nên một chiến lược Marketing hiệu quả đối với doanh nghiệp.

Bước 4: Định dạng câu hỏi phỏng vấn cho Case Study

Sau khi khách hàng điền xong bảng câu hỏi sơ bộ, tiếp đến bạn sẽ lựa chọn và liệt kê những câu hỏi phỏng vấn.

Câu hỏi phỏng vấn chất lượng sẽ mang về thông tin chất lượng để dùng trong Case Study. Hãy nhớ rằng khách hàng rất bận rộn nên bạn không thể hỏi quá chi tiết nhiều lần.

Tiếp cận khách hàng

Đây là 5 câu hỏi quen thuộc bao gồm:

Lĩnh vực của công ty bạn là gì?

Bạn đã dùng sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi trong bao lâu?

Quá trình kinh doanh của bạn như thế nào?

Nhóm/công ty bạn có bao nhiêu người?

Mục tiêu của nhóm/cty bạn là gì?

Vấn đề họ gặp phải khi viết Case Study là gì

Người tham gia đóng góp vào Case Study chắc chắn đã gặp phải vấn đề nào đó trước khi tìm đến công ty của bạn để tìm kiếm giải pháp mới.

Vì vậy hãy giúp khách hàng nhận rõ vấn đề của họ bằng 5 câu hỏi:

Lần đầu tiên nhóm bạn nhận ra có vấn đề là khi nào?

Những giải pháp bạn từng thử trước khi đến với chúng tôi là gì?

Vấn đề của bạn phát sinh đột ngột hay phát triển theo thời gian?

Làm thế nào nhóm của bạn quyết định cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài?

Những yếu tố khiến vấn đề thêm rắc rối?

Những yếu tố giúp họ đưa ra quyết định

Biết được yếu tố nào giúp khách hàng chọn bạn không chỉ là thông tin quý giá đối với doanh nghiệp mới tiềm năng mà còn giúp bạn xác định nên đăng những loại thông tin nào sẽ thu hút người dùng.

Bạn đã đọc hay xem thông tin nào để ảnh hưởng đến quyết định của mình?

Bạn đã cân nhắc yếu tố nào khi tìm kiếm giải pháp?

Và bạn đã tìm đến những công ty nào khác trước đó (nếu có)?

Bạn đã thuyết phục nhóm thay đổi ý kiến chọn công ty chúng tôi như thế nào?

Điều gì khiến bạn chốt quyết định chọn kinh doanh với công ty của chúng tôi?

Sản phẩm/Dịch vụ của bạn đã giúp khách hàng như thế nào?

Gải pháp của Case Study là gì? Sản phẩm của bạn giúp khách hàng giải quyết vấn đề như thế nào?

Trao đổi với khách hàng và hỏi họ giải pháp của bạn đã giúp họ giải quyết vấn đề trước đó như thế nào.

Sản phẩm/dịch vụ nào đã giải quyết vấn đề của bạn?

Sản phẩm/dịch vụ chúng tôi đã thay thế phần nào trong quá trình làm việc hiện tại của bạn?

Loại sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi đã đơn giản hóa những công việc nào cho bạn?

Bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu thời gian?

Sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi đã giảm bớt những công việc nào cho bạn?

Họ đã dùng sản phẩm của bạn như thế nào?

Câu hỏi này sẽ xóa bớt những nghi ngại của khách hàng mới về sản phẩm

Nhóm của bạn ứng dụng sản phẩm vào công việc dễ dàng như thế nào?

Quá trình làm quen với sản phẩm mới như thế nào rồi?

Bạn đã áp dụng cách nào khi chưa đổi qua chọn sản phẩm của chúng tôi?

Khó khăn bạn gặp phải khi thay đổi là gì?

Bạn có lời khuyên nào dành cho những ai đã và đang sử dụng sản phẩm của chúng tôi?

Kết quả họ đạt được là gì?

Kết quả nói lên tất cả, vậy tại sao không đề cập những con số cụ thể vào Case Study? Đừng quên là bạn không thể gom hết tất cả số liệu mình có. Hãy dùng 5 câu hỏi sau:

Sau khi dùng sản phẩm của chúng tôi thì thời gian hoàn thành công việc được đẩy nhanh bao nhiêu?

Chúng tôi đã giúp bạn đạt được mục tiêu như thế nào?

Bạn có thấy được sự tăng trưởng vượt bậc trong số liệu không?

Hiệu suất của bạn thay đổi thế nào kể từ khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi?

Kết quả tích cực bạn nhận thấy là gì?

Bước 5: Đặt lịch phỏng vấn

Bạn đã xác định xong đối tượng và chuẩn bị xong câu hỏi phỏng vấn? Bước tiếp theo còn đợi gì mà không lên kế hoạch phỏng vấn. 

Hẹn gặp khách hàng để phỏng vấn, thu thập dữ liệu cho Case Study

Đầu tiên là hẹn ngày phỏng vấn, sau đó chọn hình thức phỏng vấn.

Điện thoại: nhớ xin phép khách hàng cho dùng app ghi âm điện thoại

Video call: Nếu là Mac, dùng Quicktime sẽ tiện hơn nhiều, nếu là Windows, bạn có thể dùng Skype.

Gặp trực tiếp: Nếu khách hàng sống cùng khu vực thì đây là cách dễ dàng và riêng tư nhất.

Sau khi bạn và khách hàng thỏa thuận xong thời gian và địa điểm, hãy chuẩn bị sẵn sàng vật dụng như máy ghi âm hay giấy ghi chú (tất nhiên dùng máy ghi âm sẽ tiện và chính xác hơn rất nhiều)

Bước 6: Viết Case Study

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, giờ đã đến lúc tập hợp tất cả lại rồi điền vào Template Case Study.

Viết Title

Phần đầu tiên của các Case Study thành công là Title phải thật hấp dẫn, bao gồm tên khách hàng và logo của họ. Subhead cũng nên ngắn gọn và bao gồm thông tin về sản phẩm khách hàng dùng để giải quyết vấn đề.

Title chất lượng cần:

Làm rõ đối tượng Case Study là ai

Giải thích những gì đã làm

Dẫn chứng số liệu kết quả

Tóm tắt

Tóm tắt dài khoảng 2-3 đoạn mô tả câu chuyện của khách hàng. Bạn cũng có thể thêm số liệu để chứng minh hiệu quả của Case Study. 

Đối tượng trong Case Study là ai?

Tiếp theo cần xác định đối tượng trong Case Study. Ở phần này, bạn sẽ viết lại thông tin thu thập được từ bảng câu hỏi sơ bộ đầu tiên.

Vấn đề họ gặp phải

Trong phần này, bạn nên viết 2-3 vấn đề nghiêm trọng nhất của người tham gia Case Study. Bạn có thể tóm tắt thử thách mà họ gặp phải cũng như mục tiêu trước đó.

Bạn đã giúp họ như thế nào

Phần này sẽ trình bày giải pháp mà khách hàng sử dụng là gì, đồng thời nên nêu rõ những thay đổi mà bạn đã mang lại.

Quá trình và kết quả

Phần cuối của Case Study là quá trình kể từ khi khách hàng bắt đầu dùng dịch vụ của bạn. Đó có thể là quá trình họ đạt được mục tiêu hay có sự thay đổi trong số liệu …

Sử dụng hình ảnh trong Case Study

Hình ảnh sẽ giúp Case Study của bạn thêm thú vị và dễ đọc hơn. Dù là sơ đồ, logo hay hình chụp thì hình ảnh cũng sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kinh ngạc. Bạn có thể sử dụng Canva để hỗ trợ phần này.

Bước 7: Quảng bá cho Case Study

Giờ bạn đã hoàn thành xong Case Study và khách hàng cũng đã duyệt bài. Đã đến lúc ra mắt Case Study cho mọi người cùng biết thông qua:

Xây dựng một trang web quản lý tất cả Case Study và Testimonial.

Thêm Case Study và Email Campaign

Tạo chiến dịch trên mạng xã hội

Điểm tuyệt vời nhất của Case Study là dễ dàng kết hợp với các chiến lược Marketing khác.

Bonus: 7 tips viết Case Study khiến khách hàng thêm yêu mến doanh nghiệp bạn!

#1. Thêm vào Actionable Insight

Theo bạn, cách viết Case Study là gì thì được xem là hiệu quả? Để tôi cho bạn lời giải đáp. Một số ý tưởng hay có thể đưa vào Case Study là thông tin liên hệ hay hình ảnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng nhận thấy rõ sự khác biệt từ hình ảnh này. 

Do đó để khách hàng hiểu rõ hơn về giải pháp của bạn sẽ phù hợp với vấn đề của riêng họ, bạn cần cung cấp một số Actionable Insight vào case study. Những Insight này sẽ khiến nội dung mang tính tương tác và có giá trị đối với khách hàng tiềm năng. Suy nghĩ về những câu hỏi sau:

Khách hàng có được gì sau cả quá trình?

Khách hàng cần chuẩn bị gì khi chưa áp dụng phương pháp của bạn?

Những bước để tiến hành phương pháp của bạn là gì?

Những điều cần lưu ý trước lúc quyết định chọn phương pháp của bạn?

Bạn có thể thêm những câu hỏi này hoặc những câu tương tự vào quá trình phỏng vấn để chia sẻ thêm một số insight.

#2. Kết hợp nhiều loại content khác nhau

Cách người dùng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin từ nghe và đọc là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy dùng nhiều dạng content trong Case Study không chỉ giúp mọi người ghi nhớ và hiểu nội dung tốt hơn mà tạo tương tác tốt hơn.

Dùng hình ảnh (chẳng hạn hình ảnh khách hàng để minh họa câu chuyện)

Thêm video về sản phẩm trong quá trình sử dụng

Video Testimonial

Thêm bảng, biểu đồ, sơ đồ để tạo dữ liệu về hình ảnh

Dùng infographic để cung cấp nhiều thông tin nhưng vẫn rất bắt mắt

Hình ảnh là chìa khóa tạo nên Case Study thành công. Kết hợp hình ảnh với thông tin, khách hàng sẽ nhớ được 65% thông tin nhiều ngày sau đó trong khi nếu Case Study toàn chữ thì còn số này chỉ có 10%.

Mẫu Infographic về checklist tối ưu Onpage cho người dùng dễ dàng áp dụng thực hiện

#3. Nhấn mạnh vào vấn đề và giải pháp

Bên cạnh câu chuyện và hình ảnh, bạn cần đảm bảo các phần quan trọng của một Case Study.

Đầu tiên là nhấn mạnh vào khó khăn ban đầu của khách hàng bao gồm mục tiêu và mong muốn họ đạt được khi chọn mua sản phẩm/dịch vụ.

Tiếp theo làm nổi bật những tính năng của sản phẩm/dịch vụ có thể đem lại giải pháp kinh doanh tốt nhất giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ. 

#4. Dẫn chứng bằng số liệu

Mọi thông tin trong Case Study phải có bằng chứng để tăng độ tin cậy và giúp mô tả quá trình sản phẩm/dịch vụ của bạn đã giúp khách hàng thành công. Tuy nhiên một số thông tin liên hệ cần giữ bí mật danh tính cho khách hàng.

Đừng chỉ nói suông là “tăng chuyển đổi của khách hàng lên XXX%” mà hãy đưa ra con số, hình ảnh, biểu đồ trước và sau để khách hàng dễ dàng so sánh. 

#5. Trình bày dễ hiểu

Dù bạn chọn độ dài hay định dạng gì cũng phải trình bày sao cho dễ dàng lướt đọc nội dung.

Sử dụng kết hợp nhiều loại content để trình bày nội dung tốt hơn trong Case Study

Kể cả là bài viết dài, Case Study chuyên sâu công phu thì cũng phải định dạng hợp lý và kết hợp các loại hình content để tránh nhàm chán và khó đọc.

#6. Sắp xếp mạch nội dung hoàn hảo

Dù tôi khuyến khích các bạn tự do sáng tạo cấu trúc và mạch nội dung của Case Study nhưng bạn cũng cần tuân thủ một số lưu ý để Case Study đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Trong đó bạn nên đảm bảo khiến khách hàng cảm thấy vui vẻ, dùng câu chuyện để thuyết phục người đọc và thu hút sự chú ý của họ.

Tập trung vào khách hàng: Đặt mọi sự chú ý vào khách hàng – đừng phí thời gian nói về sản phẩm của bạn.

Thách thức: Chia sẻ những giai đoạn khách hàng đã trải qua và họ xử lý vấn đề như thế nào, kể cả những phương pháp trước đó họ từng thử.

Khám phá: Khách hàng tìm ra bạn như thế nào và chuẩn bị kể về bạn giải quyết khó khăn của họ ra sao.

Thực hiện: Sản phẩm dùng như thế nào? Nảy sinh những vấn đề nào? Khách hàng sử dụng sản phẩm và vượt qua những khó khăn gì?

Kết quả: Đây là phần bạn “khoe” thành quả như con số, dữ liệu và thành quả thu được so với đầu tư. Thể hiện thật rõ sản phẩm đã xử vấn đề của khách hàng như thế nào.

#7. Thúc đẩy và quảng bá cho Case Study

Trực tiếp chia sẻ Case Study dưới nhiều góc nhìn

Làm nổi bật Case Study trong Series Autoresponders (tự động trả lời email gửi tới)

Đăng Case Study lên kênh xã hội để kể câu chuyện thành công của khách hàng

Chèn liên kết đến Case Study đầy đủ vào Testimonial trên website

Tạo một trang riêng cho Case Study 

Kết luận

Có thể nói, Case Study là một trong những loại hình content hiệu quả nhất không chỉ giúp bạn chứng minh thực lực doanh nghiệp, mà còn thu hút được những khách hàng tiềm năng đến với sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Tham khảo bài viết:

4 Bước Xử Gọn Case Study Marketing

► Xác định đối tượng truyền thông: Cần miêu tả họ càng rõ nét càng tốt, để khi nghe ta hình dung được đối tượng ở ngoài đời. Thông thường, ta sẽ miêu tả đối tượng thông qua 3 khía cạnh:

Nhân khẩu học: Tuổi, Giới tính, Nơi sống, Education, Nghề nghiệp…

Tâm lý học: Tính cách của đối tượng, phong cách sống của họ, điều mà đối tượng đang hướng đến trong cuộc sống…

Thói quen và hành vi: Tần suất sử dụng sản phẩm, thường sử dụng vào những dịp nào,..

► Insight – Cội nguồn ý tưởng:

Insight là một quan sát thực tế và mới mẻ có thể mang lại cảm hứng sáng tạo. Một chuyên gia chiến lược đến từ WPP đã nói rằng, một insight giống như cái tủ lạnh – ta mở cửa và có một luồng sáng ngay lập tức phát ra. Insight được tạo cảm hứng từ ba nguồn thông tin chính:

“Truyền thống” ngành hàng (category convention): những điều cũ kỹ, nhàm chán mà các nhãn hàng lớn đang nói ra rả mỗi ngày. Bạn có điều gì mới mẻ hơn?

Mâu thuẫn văn hoá (cultural tension): những niềm tin sẵn có trong tâm lý, cuộc sống của người tiêu dùng và đang tự mâu thuẫn lẫn nhau. Tìm ra chúng, đó chính là những sự thật chưa được khai phá.

Tâm lý & hành vi người tiêu dùng (consumer motivation): tháp tâm lý của Maslow có thể được sử dụng như khung tham khảo cơ bản để xác định động lực dẫn lối hành vi của người tiêu dùng: họ đang cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản (hương vị thơm ngon để thoả mãn cơn đói – thức uống mát lạnh để thoả mãn cơn khát – hay dịch vụ order giao hàng ngay để thoả mãn cơn thèm tức thời), cần cảm thấy yên tâm với chất lượng sản phẩm, cần được cộng đồng thừa nhận, cần được mọi người yêu mến, tôn trọng, hay cần được tôn vinh giá trị bản thân, v.v.

Bước 3: Big Idea & Message

Từ sự thấu hiểu về đối tượng mục tiêu – đâu là những điều họ đang gặp khó khăn mà thương hiệu có thể giải quyết được, để thấy được Brand Role trong đó, để họ phải biết/thích/nhớ về chúng ta

Bước 4: Execution & KPIs

Khởi động cuộc đối thoại: Giới thiệu thông điệp, tạo ra cú hích thúc đẩy sự quan tâm chú ý của đối tượng truyền thông

Trải nghiệm: đối tượng truyền thông tham gia vào quá trình trải nghiệm, tạo dựng lòng tin và sự gắn kết đối với thông điệp

Đỉnh cao/Lan toả: từ những trải nghiệm có thực, thông điệp được lan toả đến quy mô lớn hơn hoặc đẩy lên cao trào.

Bản Vẽ Use Case (Use Case Diagram)

Trong bài trước chúng ta đã biết vai trò của bản vẽ Use Case là rất quan trọng, nó giúp chúng ta hiểu yêu cầu, kiến trúc chức năng của hệ thống và chi phối tất cả các bản vẽ còn lại. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về các thành phần cấu tạo nên bản vẽ này, cách xây dựng và sử dụng nó.

1. Các thành phần trong bản vẽ Use Case

Đầu tiên, chúng ta xem một ví dụ về Use Case Diagarm.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các thành phần của bản vẽ.

1.1 Actor

Actor được dùng để chỉ người sử dụng hoặc một đối tượng nào đó bên ngoài tương tác với hệ thống chúng ta đang xem xét. Lưu ý, chúng ta hay bỏ quên đối tượng tương tác với hệ thống, ví dụ như Bank ở trên.

Actor được biểu diễn như sau:

Use Case là chức năng mà các Actor sẽ sử dụng. Nó được ký hiệu như sau:

1.3 Relationship(Quan hệ)

Relationship hay còn gọi là conntector được sử dụng để kết nối giữa các đối tượng với nhau tạo nên bản vẽ Use Case. Có các kiểu quan hệ cơ bản sau:

– Association

– Generalization

– Include

– Extend

1.4 System Boundary

System Boundary được sử dụng để xác định phạm vi của hệ thống mà chúng ta đang thiết kế. Các đối tượng nằm ngoài hệ thống này có tương tác với hệ thống được xem là các Actor.

2. Các bước xây dựng Use Case Diagram

Chúng ta đã nắm được các ký hiệu của bản vẽ Use Case, bây giờ là lúc chúng ta tìm cách lắp chúng lại để tạo nên bản vẽ hoàn chỉnh. Thực hiện các bước sau để xây dựng một bản vẽ Use Case:

+ Bước 1: Tìm các Actor

Trả lời các câu hỏi sau để xác định Actor cho hệ thống:

– Ai sử dụng hệ thống này?

– Hệ thống nào tương tác với hệ thống này?

Xem xét ví dụ về ATM ở trên chúng ta thấy:

Như vậy có 03 Actor: Customer, ATM Technician và Bank

+ Bước 2: Tìm các Actor

Trả lời câu hỏi các Actor sử dụng chức năng gì trong hệ thống? chúng ta sẽ xác định được các Use Case cần thiết cho hệ thống.

Xem xét ví dụ ở trên ta thấy:

Customer sử dụng các chức năng: Check Balance, Deposit, Withdraw và Transfer

ATM technician sử dụng: Maintenance và Repair

Bank tương tác với tất cả các chức năng trên.

Tóm lại, chúng ta phải xây dựng hệ thống có các chức năng: Check Balance, Deposit, Withdraw, Transfer, Maintenance và Repair để đáp ứng được cho người sử dụng và các hệ thống tương tác.

+ Bước 3: Xác định các quan hệ

Phân tích và các định các quan loại hệ giữa các Actor và Use Case, giữa các Actor với nhau, giữa các Use Case với nhau sau đó nối chúng lại chúng ta sẽ được bản vẽ Use Case.

Nhìn vào bản vẽ trên chúng ta nhận biết hệ thống cần những chức năng gì và ai sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết được chúng vận hành ra sao? Sử dụng chúng như thế nào? Để hiểu rõ hơn hệ thống chúng ta cần phải đặc tả các Use Case.

Có 2 cách để đặc tả Use Case.

Cách 1: Viết đặc tả cho các Use Case

Chúng ta có thể viết đặc tả Use Case theo mẫu sau:

Tên Use Case

Mã số Use Case

Mô tả tóm tắt// Hiển thị thông tin chi tiết của Account

Các bước thực hiện

Điều kiện thoát

Yêu cầu đặc biệt// Ghi rõ nếu có

Yêu cầu trước khi thực hiện// Phải đăng nhập

Điều kiện sau khi thực hiện

Cách 2: Sử dụng các bản vẽ để đặc tả

Chúng ta có thể dùng các bản vẽ như Activity Diagram, Sequence Diagram để đặc tả Use case. Các bản vẽ này chúng ta sẽ bàn ở những bài tiếp theo.

4. Sử dụng UseCase Diagram

– Phân tích và hiểu hệ thống

– Thiết kế hệ thống.

– Làm cơ sở cho việc phát triển, kiểm tra các bản vẽ như Class Diagram, Activity Diagram, Sequence Diagram, Component Diagram.

– Làm cơ sở để giao tiếp với khách hàng, các nhà đầu tư.

– Giúp cho việc kiểm thử chức năng, kiểm thử chấp nhận.

5. Kết luận

Đến đây, chúng ta đã tìm hiểu được bản vẽ đầu tiên và rất quan trọng (use case diagram), các bạn cần tiếp tục thực hành để nắm rõ hơn về bản vẽ này cũng như cách xây dựng và sử dụng chúng trong quá trình phát triển sản phẩm phần mềm.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản vẽ Use Case trong bài tiếp theo chúng ta sẽ thực hiện qua từng bước bài thực hành xây dựng Use Case Diagram.

Bài tiếp: Thực hành xây dựng bản vẽ Use Case

Bài trước: Cơ bản về phân tích và thiết kế hướng đối tượng