Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Giải Cảm Cúm Cho Bé Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Mẹ Bị Cảm Cúm Có Cho Bé Bú Được Không?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm có tác nhân chủ yếu là siêu vi, gây bệnh trên đường hô hấp. Bệnh khá thường gặp trong cộng đồng khi một người lớn khỏe mạnh vẫn có thể mắc cúm vài lần trong năm. Những triệu chứng phổ biến là hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, mệt mỏi, ăn kém và đau nhức toàn thân chỉ khu trú trong 5 – 7 ngày dù không điều trị đặc hiệu gì. Tuy vậy, trong không ít trường hợp, cúm có thể gây ra biến chứng nặng nề hoặc thậm chí tử vong, đặc biệt nguy hiểm đối với người lớn tuổi (trên 65 tuổi) và trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi).

Virus cúm rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua các hạt dịch tiết nhỏ bay vào không khí và trên các bề mặt mà bạn chạm vào. Việc bà mẹ đang cho con bú bị nhiễm cúm là hoàn toàn có thể xảy ra trong mùa dịch.

Cúm qua sữa mẹ, có hay không?

Virus cúm đặc biệt mẫn cảm với đường hô hấp trên vì ở đó virus dễ bám dính và dễ xâm nhập. Tuy nhiên, không phải cứ bám dính được là chúng có thể gây bệnh. Chúng sẽ vấp phải một loạt hàng rào phòng ngự bảo vệ như các kháng thể IgA có sẵn trong dịch nhầy của đường hô hấp, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch như các tế bào; lympho, các đại thực bào luôn tuần tra canh gác cẩn thận. Những thành phần này sẽ làm giảm phần lớn khả năng xâm nhập tế bào của virus cúm. Nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ virus lách được thành công, chúng chui vào trong tế bào biểu mô mũi, họng, hầu…, bắt những tế bào này tổng hợp nên các virus mới và hủy tế bào để giải phóng ra các thế hệ virus con cháu. Những virus này tiếp tục xâm nhập các tế bào liền kề gây ra hủy hoại mang tính đồng loạt ở đường hô hấp trên.

Nếu virus cúm vượt qua được mọi hàng rào bảo vệ ở trên thì virus sẽ đi vào máu và gây ra tình trạng nhiễm virus huyết. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, người ta thấy rằng, tình trạng nhiễm virus huyết là rất khó xảy ra. Chúng chỉ xảy ra ở những trường hợp có hệ miễn dịch quá yếu hay ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Và thậm chí, ngay cả những trường hợp nhiễm virus huyết thì dù có bị tổn thương các cơ quan khác như não, tim, thận thì hiện tượng virus sinh tồn trong tuyến sữa là rất hiếm nếu như không muốn nói là không có. Nồng độ virus trong máu là rất thấp. Người ta đã nghiên cứu nhiều và chưa có bằng chứng chứng minh được là bà mẹ bị cúm thì sẽ nhiễm virus cúm trong sữa của mình. Hay nói một cách dễ hiểu là virus cúm không lây qua đường sữa mẹ.

Khi bị cúm, người mẹ cần rửa tay thường xuyên, ho hoặc nhảy mũi vào khăn (và vứt bỏ sau khi dùng), đồng thời đừng quên hạn chế tiếp xúc mặt đối mặt với trẻ.

Tuy không lây qua đường sữa mẹ nhưng virus cúm lại rất dễ lây qua đường hô hấp. Chỉ cần một cái hắt hơi của mẹ, hay một cái vuốt ve môi, mũi con cũng đủ làm con bị nhiễm virus nếu trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh. Mà những hiện tượng này rất dễ gặp khi bà mẹ cho con bú. Vì vậy, khi người mẹ đang ở giai đoạn cho con bú cần giữ gìn để tránh mắc bệnh cúm. Nếu không may bị nhiễm cúm, cần thận trọng để tránh lây nhiễm cho con.

Nếu như các triệu chứng của cảm cúm trở nên nặng lên theo từng ngày như: hắt hơi liên tục, ho nhiều hơn, cơ thể luôn mệt mỏi thì mẹ nên ngừng cho bé bú để điều trị. Sau ít ngày, mẹ đỡ hơn thì cho bé bú nhưng cần đeo khẩu trang để tránh tình trạng virus cảm cúm xâm nhập bé qua đường hô hấp. Đầu ti mẹ khi cho bé bú cần vệ sinh sạch sẽ với nước ấm để tiệt tiêu vi khuẩn.

Để có thể tiếp xúc bình thường với bé thì mẹ cần điều trị ít nhất 2 tuần. Những bà mẹ nhiễm cúm nặng và gây biến chứng như: viêm phổi, viêm gan, đồng nhiễm HIV, bị tổn thương đầu ti thì cần ngưng việc cho bé bú ngay. Đồng thời, mẹ cũng cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ và an toàn cho bé.

Lời khuyên với bà mẹ cho con bú bị cúm

Khi người mẹ bị bệnh cúm, điều quan trọng là tránh làm sao để bé bị phơi nhiễm mầm bệnh càng ít càng tốt.

Người mẹ cần phải tiến hành các bước vệ sinh phòng cúm cẩn thận, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên, ho hoặc nhảy mũi vào khăn (và vứt bỏ sau khi dùng), đồng thời đừng quên hạn chế tiếp xúc mặt đối mặt với trẻ. Mẹ cũng cần cân nhắc đeo khẩu trang trong suốt thời gian cho bé bú để tránh ho, nhảy mũi hoặc thở trực tiếp vào mặt của trẻ.

BS. Minh Khánh

Nếu bạn lo lắng về rủi ro cho trẻ hoặc đang bệnh nặng không thể cho con bú, hãy tự vắt sữa và nhờ người khác giúp cho trẻ bú thay bạn bằng sữa bạn vắt ra. Ngoài ra, trong trường hợp mẹ đang cho con bú dùng thuốc có chứa kháng histamine (thường dùng trong thuốc trị cúm), nó có thể ảnh hưởng đến trẻ thông qua sữa mẹ. Bạn cũng nên tránh dùng thuốc có kháng histamine. Hãy luôn báo cho bác sĩ biết bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ để bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp cho bạn.

Cách Xông Hơi Giải Cảm Trị Dứt Điểm Cảm Cúm Và Cảm Lạnh

Sự nguy hiểm khôn lường của cảm cúm và cảm lạnh

Cảm cúm và cảm lạnh là những loại bệnh mà chúng ta ai cũng có thể mắc phải hằng ngày và vào bất cứ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là những thời điểm thời tiết có những thay đổi bất thường. Mặc dù đây là những loại bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu không điều trị dứt điểm sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm về lâu dài, đặc biệt là đối với bà bầu và trẻ em.

Có nhiều cách trị cảm cúm và cảm lạnh khác nhau như dùng thuốc kháng sinh, sử dụng tỏi, chanh hay uống canh gừng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến cách trị dứt điểm cảm cúm và cảm lạnh bằng biện pháp xông hơi.

Tại sao lại là xông hơi giải cảm?

Xông hơi từ xưa đến nay luôn được xem là một cách để chữa bệnh cảm cúm và cảm lạnh vô cùng hiệu quả. Có lẽ không ít trong chúng ta đã từng trải qua cảm giác ngồi trong tấm chăn kín mít với nồi lá xông nóng hổi bốc khói nghi ngút, mọi cảm giác mệt mỏi và sụt sùi đều tiêu tan mất.

Nồi lá xông giải cảm gồm những loại lá nào?

Một nồi lá xông giải cảm thông thường gồm lá sả, lá bưởi, lá cây khuynh diệp, lá ngải cứu, nhân trần và lá chanh. Nếu bị cảm nhiệt thì dùng lá dâu, hương nhu, lá cúc tần và bạc hà. Còn nếu bạn bị cảm lạnh thì hãy dùng lá gừng, lá tía tô, húng chanh và lá cây kinh giới.

Xông hơi cổ truyền với Lều xông hơi di động Xạ hương

Chắc hẳn không phải ai trong chúng ta cũng đủ thời gian và kiên nhẫn để chuẩn bị một nồi lá xông đầy đủ cũng như không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi ngồi trong một cái chăn kín mít với hơi nóng phả ra từ nồi lá xông.

Ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể ngồi thư giãn trong một chiếc lều được thiết kế gọn gàng, đẹp mắt nhưng cũng không kém phần tiện lợi. Với nồi chiếc nồi xông được đặt bên ngoài và được kết nối với lều thông qua một chiếc ống dẫn hơi, bạn hoàn toàn có cảm giác thư thái và dễ chịu.

Cũng giống như nồi xông hơi giải cảm, bạn có thể cho các loại lá xông tùy thích theo nhu cầu chữa bệnh của mình vào nồi lá xông có dung tích 6 lít. Ngoài ra thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng tinh dầu thiên nhiên thay cho lá xông với hiệu quả không hề thua kém, thậm chí có phần tốt hơn. Tinh dầu thiên nhiên được chiết xuất 100% từ lá sả, chanh, bưởi, quýt, khuynh diệp, bạc hà,… giúp trị bệnh hiệu quả cũng như đem lại hương thơm dễ chịu trong suốt quá trình xông hơi của bạn.

Ngoài tác dụng chữa bệnh, xông hơi còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, đốt cháy lượng mỡ thừa giúp chị em phụ nữ giảm béo, làm đẹp cũng như giúp lấy lại vóc dáng sau khi sinh.

Thuốc Đông Y Giải Cảm, Trị Cảm Cúm Đau Đầu, Sổ Mũi Cho Bà Bầu

Nấu nước xông giải cảm: Dùng lá tre tươi, lá cúc tần, lá bưởi, ngải cứu, lá chanh, lá ổi, lá duối, mỗi loại một nắm cho vào nồi đổ nước vừa đủ, đậy kín vung nấu kỹ mang ra trùm chăn xông. Ngày 1 lần, xông liền trong 2 ngày. Sau xông, mồ hôi ra cần phải dùng khăn bông khô lau sạch, thay quần áo khác.

Trà giải cảm: Bạch truật 10g, hoàng kỳ sống 10g, phòng phong 10g, các vị thuốc sao vàng, hãm trong 1.000ml nước sôi, mỗi lần uống nóng thêm vào ít gừng già. Dùng uống cả ngày.

Đánh cảm: Lấy gừng già 20g giã nát, trộn cùng 30ml rượu trắng khuấy đều, lấy gạc bọc gừng rồi chà xát lưng, ngực, dọc cột sống lưng, ngày 2 lần trong 3 ngày liền.

Cháo giải cảm: Lá tía tô tươi 30g rửa sạch thái nhỏ, gừng thái mỏng 10g, hành lá 20g rửa sạch cắt nhỏ, lòng đỏ trứng gà 2 cái, tiêu bột 3g, gạo tẻ 20g, cho gạo vào đổ vừa nước nấu nhừ thành cháo, sau cho tất cả các thứ trên vào cháo trộn đều, ăn nóng. Mỗi ngày 2 lần, cần ăn liền 3 ngày.

Nếu bạn sử dụng các cách giải cảm trên mà chưa đỡ, hãy sử dụng bài thuốc giải cảm của nhà thuốc chúng tôi.

Phương thuốc giải cảm: Tía tô 8g, hoắc hương 12g, kinh giới 15g, cát căn 10g, bạc hà 10g, gừng già 5g, hành hương 5g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 5g, phòng phong 10g. Cho 3 bát nước vào nồi cùng các vị thuốc sắc lấy khoảng 1 bát nước thuốc, khoảng 200 – 250ml, chia ra 2 lần uống trong ngày đối với người lớn, còn trẻ nhỏ dưới 10 tuổi cũng lượng này phải chia 5 lần uống.

Chuyên trị: Trị cảm mạo phong hàn: sợ lạnh, sợ gió, ho hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau mỏi người.

Cách dùng: – Lấy 1 gói thuốc + 3 lát gừng tươi đun nước uống 3 lần/ngày. – Hãm nước nóng uống như hàm trà, hoặc cho vào nồi + nước vừa đủ đun sôi lên là dùng được.

Các bạn có thể mua sẵn thuốc để sử dụng ngay khi cần thiết.

Cách Xông Hơi Giải Cảm Cúm Đúng Chuẩn Ngay Tại Nhà

Vì chủ quan mà không ít người thực hiện sai phương pháp xông hơi giải cảm cúm, khiến bệnh không những không khỏi mà ngày càng nặng thêm.

Xông hơi giải cảm là phương pháp dân gian đơn giản, không tốn kém tiền bạc nhưng có nhiều điều cần lưu ý khi làm để có thể đạt được hiệu quả tối đa.

Xông hơi giải cảm là phương pháp không tốn kém tiền bạc

1. Phương pháp xông hơi giải cảm cúm

Xông hơi giải cảm cúm là phương pháp được sử dụng từ lâu đời. Nó hoạt động dựa trên tác dụng vật lý của hơi nước nóng kết hợp dược lý của chất bay hơi chứa trong dược thảo, làm giãn mạch máu ngoại biên, từ đó đào thải mồ hôi và độc tố trong cơ thể ra ngoài.

Nguyên liệu dùng xông hơi chủ yếu là lá thảo dược trong vườn nhà, điển hình như: lá chanh, sả, hương nhu, bưởi, tía tô, kinh giới, hoắc hương, quế, gừng, bạc hà, húng chanh, tre, dâu… Mỗi lần xông, bạn nên dùng từ 5-10 lá/mỗi loại tùy điều kiện, sao cho tổng trọng lượng khoảng 600 g -1.000 g.

Cách xông hơi trị bệnh cảm cúm được thực hiện như sau: Bạn rửa sạch tất cả các loại lá dùng để xông, bỏ vào nồi lớn, đổ ngập nước. Lấy lá chuối tươi phủ kín miệng nồi trước khi đậy nắp, nếu cần thiết bạn có thể dùng vật nặng đè lên nắp nồi để giữ cho hơi nước không bị thoát ra ngoài. Đun sôi trong khoảng 10 phút, không đun quá kỹ tránh làm bay hết dầu của lá thuốc. Tiếp theo, đặt nồi xông ở nơi kín gió, mang theo khăn sạch, chăn, đũa. Sau đó, người bệnh cởi bỏ quần áo, trùm chăn kín người và nồi xông sao cho nồi xông đặt trước mặt người bệnh. Đầu ngẩng và nghiêng sang một bên nhằm tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt. Dùng đũa mở nắp từ từ cho hơi nước thoát ra, độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Bạn có thể dùng đũa vạch lá cho hơi thoát ra thì tốt hơn. Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng được đến đường hô hấp. Xông khoảng 10-20 phút để mồ hôi ra hết toàn thân và cảm thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Lau người lại bằng khăn sạch, thay quần áo và nằm nghỉ ngơi.

Bạn có thể sử dụng nhiều loại lá thảo dược trong vườn nhà để nấu nước xông

2. Một số lưu ý khi xông hơi giải cảm cúm

Mặc dù đây là cách điều trị cảm cúm mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, bạn nên tránh lạm dụng phương pháp này vì nó có thể khiến cơ thể bị mất nước và bệnh thêm nguy hiểm. Đồng thời, lưu ý không nên tắm ngay sau khi xông hơi bởi lúc này lỗ chân lông đang mở, gặp nước lạnh sẽ khiến chân lông bị bít tắc, làm máu huyết lưu thông chậm và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ngoài ra, phương pháp này được các bác sĩ khuyên cáo không nên áp dụng cho các đối tượng sau:

Người đang sốt cao, sợ nóng và không sợ lạnh, không khát nước và ra nhiều mồ hôi.

Người mắc bệnh sốt siêu vi; cơ thể suy nhược.

Những người già yếu, trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh.

Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.

Bệnh nhân đang bị tiêu chảy, sốt xuất huyết, sau khi uống rượu hoặc mắc các bệnh ngoài da.

Người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp.

Người có các triệu chứng của bệnh tâm thần…

Không nên sử dụng phương pháp này cho trẻ em, người già, phụ nữ có thai… Hường

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.