Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Đọc Tên Hóa Học Lớp 8 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Đọc Tên Các Hợp Chất Hóa Học Vô Cơ Và Hữu Cơ

I. Cách viết công thức các hợp chất vô cơ

– Phần dương (nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn) của các hợp chất viết trước phần âm (nguyên tố có độ âm điện lớn hơn), số nguyên tử viết ở dưới ký hiệu.

II. Cách đọc tên các hợp chất vô cơ

– Phần nào viết trước đọc trước, phần nào viết sau đọc sau. Các hợp chất vô cơ có mấy loại sau:

1. Oxit – cách đọc tên các hợp chất oxit

+ Nếu nguyên tố trong các hợp chất chỉ có một hoá trị (một số oxi hoá) thì không cần, chỉ đọc tên: Nguyên tố + Oxit.

+ Nếu nguyên tố có nhiều hoá trị (nhiều oxi hóa) thì ta đọc kèm theo hóa trị của chúng (viết bằng chữ số La mã đặt trong dấu ngoặc)

Cu 2 O: Đồng (I) oxit; CuO: Đồng (II) oxit;

FeO: Sắt (II) oxit; Fe 2O 3: Sắt (III) oxit;

+ Hoặc đọc số nguyên tử của mỗi nguyên tố bằng các tiền tố như: mono (một), di (hai), tri (ba), tetra (bốn), penta (năm)…. thường khi có một nguyên tử thì không cần đọc tiền tố mono

N 2 O: Đinitơ oxit hoặc nitơ (I) oxit;

NO: Nitơ oxit hoặc Nitơ (II) oxit

N 2O 3: Đinitơ trioxit hay nitơ (III) oxit

NO 2: nitơ dioxit hay nitơ (IV) oxit

N 2O 5: Đinitơ penta oxit hay nitơ (V) oxit

+ Những oxit mà trong phân tử có liên kết dây oxi (-O-O-) thì gọi là peoxit.

+ Ngoài ra còn một số rất ít oxit có tên gọi đặc biệt xuất phát từ lịch sử hay lấy tên một địa phương nào đó nhưng không được gọi là thuật ngữ hóa học chính thức, mặc dù hay dùng.

2. Hyđroxit – cách đọc tên các hợp chất có gốc hyđroxit

+ Hyđroxit là hợp chất có công thức chung là M(OH)n.

NaOH: Natri hyđroxit; Ba(OH) 2: Bari Hyđroxit

Al(OH) 3: Nhôm hyđroxit; Zn(OH) 2: Kẽm hyđroxit

NH 4OH: Ammi hyđroxit; Fe(OH) 2: Sắt (II) hyđroxit

Cu(OH) 2: Đồng (II) hyđroxit; Fe(OH) 3: Sắt (III) hyđroxit

3. Axit – cách đọc tên các axit vô cơ

a) Loại axit trong phân tử có Hyđro là nguyên tố dương (cation), còn phần âm là anion axit không có oxi. Loại axit này được gọi là hyđroaxit, có công thức chung là H nX m.

Cách đọc: Tên của hyđroaxit = Axit + tên của nguyên tố X + đuôi hyđric.

Ví dụ: HCl: Axit clohyđric; HF: Axit fluohyđric

HBr: Axit bromhyđric; HI: Axit iothyđric;

H 2 S: Axit sunfuhyđric; HN3: Axit nitơhyđric

HCN: Axit xianhyđric

b) Loại axit trong phần anion axit có chứa oxi được gọi là Oxiaxit,có công thức chung là: H nX mO p. Loại axit này cách đọc có phức tạp hơn, X có thể có nhiều số oxi hóa khác nhau.

+ Nếu X là nguyên tố từ nhóm III đến nhóm VI (cả nhóm A và B), có số oxi hóa cao nhất đúng bằng số thứ tự của nhóm thì:

– khi X có số hóa trị cao nhất thì:

Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ic

– Khi X có số oxi hóa thấp hơn số oxi hóa cao nhất 2 đơn vị thì:

Tên axit = Axit + Tên nguyên tố X + đuôi ơ

+ Nếu X là nguyên tố thuộc nhóm VII (cả nhóm A và B) thì:

– Khi X có số oxi hóa là +6 (hoặc là +5 khi nó không có số oxi hóa là +6) thì:

Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ic

– Khi X có số oxi hóa thấp hơn số ôxi hóa trên 2 đơn vị thì:

Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ơ

– Khi X có số hóa trị cao nhất, đúng bằng số thứ tự và nhóm (VII) thì thêm tiền tố Pe trước tên nguyên tố X + đuôi ic:

Tên axit = axit + pe tên nguyên tố X + đuôi ic

+ Khi m = 2, 3, 4… (HnXmOp)

– Khi đọc ta thêm tiền tố di, tri, tetra… vào trước nguyên tố X còn thêm đuôi nếu X có số oxi hóa cao và khi X có số oxi hóa thấp.

– Nếu trong phân tử oxi axit có một, hai hay ba nguyên tử S thay thế các nguyên tử O thì thêm tiền tố tio, ditio, tritio vào trước nguyên tố X.

– Nếu X trong phân tử oxi axit có số oxi hóa thấp hơn số oxi hóa của X trong axit có hậu tố là ơ thì ta thêm tiền tố hipo trước X.

Ví dụ: HCl+3O2: axit clorơ thì HCl+1O: axit hipo clorơ

H3P+3O3: axit photphorơ thì H3P+1O2: axit hipo photphorơ

HN+3O2: axit nitrơ thì HN+10: axit hipo nitrơ.

+ Nếu trong nhiều phân tử oxit axit mà trong nguyên tố X có số oxi hóa giống nhau nhưng có số nhóm OH khác nhau thì:

4. Muối – cách đọc tên các Muối

– Muối là hợp chất, trong phân tử gồm hai phần: cation và anion.

Tên muối = tên cation + tên anion gốc axit.

a) Cation kim loại: Đọc tên nguyên tử nguyên tử kim loại. Nếu kim loại có nhiều hóa trị khác nhau thì thêm số La mã chỉ hóa trị của kim loại đặt trong dấu ngoặc (nếu kim loại chỉ có một hóa trị thì không cần).

Ví dụ: Na+ natri; Al 3+ nhôm; Fe 2+ sắt (II); Cu+ đồng (I);

Ca 2+ canxi; Zn 2+ kẽm; Fe 3+ sắt (III); Cu 2+ đồng (II);

Hg 2+ thủy ngân (II); Sn 2+ thiếc (II); Sn 4+ thiếc (IV)

b) Cation muối gồm nhiều nguyên tử

Ví dụ: BiO+: bitmutyl; VO+: vanadyl (III); VO 3+: vanadyl (V);

VO 2+: vanadyl (IV); SO 2+: tionyl sunfuryl (IV);

4.2. Anion muối thường là gốc axit

a) Nếu anion là gốc của hyđroaxit thì tên anion gốc axit được đọc: tên nguyên tố X (nếu gốc còn hyđro thì đọc hyđro rồi tên nguyên tố X) + đuôi ua (thay đuôi hyđric trong axit bằng đuôi ua, đối với những từ sau khi bỏ đuôi hidric mà còn là một nguyên tố âm O thì thêm r trước ua cho dễ đọc).

SCN: Sunfuaxxianua; Br–: Bromua; HS–: Hyđrosunfua;

b) Nếu anion là gốc của oxi axit thì:

– Nếu trong axit có đuôi là ic thì gốc axit đổi ic thành at

– Nếu trong axit có đuôi ơ thì đổi thành it

– Đọc tên phần canion trước sau đó đọc tên phần anion

POCl 3: photphoryl clorua; PSCl 3: tiophotphoryl clorua

– Hỗn hợp của những muối có cùng một anion với nhiều cation khác nhau. Vì vậy, đọc tên các muối kép ta đọc tên các cation (nối với nhau bằng gạch ngang) và tên của anion gốc axit chung.

5. Cách đọc tên các hợp chất phức (phức chất)

+ Cấu tạo của hợp chất phức cũng gồm 2 ion liên kết với nhau. Ion phức viết trong dấu móc và ion trái dấu viết ngoài dấu móc:

– Ion phức có thể âm hay dương được viết theo trật tự sau: nguyên tử trung tâm rồi đến phối tử (phối tử có thể là ion âm hay phân tử trung tính hoặc cả hai, viết trong dấu ngoặc, rồi đế số chỉ số phối tử).

– Ion trái dấu với ion phức là cation thì viết trước ion phức, nếu là anion thì viết sau. Tên của phức chất = tên của cation nối tên của anion

+ Tên của ion phức được đọc theo trật tự: số phối tử + tên phối tử (nếu phối tử gồm hai loại cả anion và cả phân tử trung hòa, khi đó đọc số phối tử + tên phôi tử là anion rồi đọc số phôi tử + tên phối tử và phối tử trung hòa) sau đó mới đọc tên của nguyên tố trung tâm có kèm theo số oxi hoá của nó.

a) Cách đọc tên số phối tử:

– Dùng các tiền tố di, tri, tetra, phita, hexa, hepta, octa… để chỉ các số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8… nếu phối tử có tên viết dài và trong phối tử đã có sẵn các chữ di, tri, tetra… rồi thì viết phối tử đó trong ngoặc đơn rồi dùng các tiền tố đặt trước dấu ngoặc đơn để chỉ số lượng phối tử, các tiền tố lúc này dùng bis, tris, tetrakis, pentakis, hexakis…. để chỉ các số 2, 3, 4, 5, 6….

– Nếu phối tử là phân tử trung hòa thì đọc tên phân tử đó

Lưu ý: một số phân tử có tên riêng và thường dùng đó là:

H 2O – aqua; NH 3 – ammin; CO – cacbonyl; NO – nitrozyl

– Nếu phối tử là anion thì đọc tên của anion đó + đuôi o.

Ví dụ: F–: fluoro; Cl–: cloro; Br–: bromo; I-: ioto; H+: hyđroxo

c) Cách đọc tên nguyên tử trung tâm.

+ Có 2 trường hợp khi ion phức là cation hay anion.

– Nếu ion phức là cation thì nguyên tử trung tâm được đọc như sau: đọc tên nguyên tố trung tâm và số La mã đặt trong dấu ngoặc để chỉ số oxi hóa của nó.

– Nếu ion phức là anion thì nguyên tử trung tâm được đọc như sau: đọc tên nguyên tố trung tâm thêm hậu tố at và số La mã đặt trong dấu ngoặc để chỉ số oxi hóa của nguyên tố.

K 4[Fe(CN) 6] kali hexaxiano ferret (II)

K 3[Fe(CN) 6] kali hexaxiano ferret (III)

H[AuCl 4] axit tetracloro vàng (III)

Lưu ý: Nếu phức không phải là ion mà là trung tính (trung hòa) thì loai phức này được đọc như sau: đọc tên phối tử có tiền tố chỉ số phối tử, rồi tên nguyên tố trung tâm có kèm theo số oxi hóa (viết bằng chữ số La mã đặt trong dấu ngoặc).

B. Cách đọc tên các hợp chất hoá học hữu cơ

I. Tên gọi các hợp chất hữu cơ thông thường

– Thường đặt theo nguồn gốc tìm ra chúng đôi khi có phần đuôi để chỉ rõ hợp chất loại nào.

Ví dụ: Axitfomic (axit kiến); olefin (khí dầu); axit axetic (axit giấm), …

II. Tên gọi các hợp chất hữu cơ hợp lý và theo chuẩn quốc tế

+ Gọi theo hợp chất đơn giản nhất, các hợp chất khác được xem là dẫn xuất của chúng, ở đó nguyên tử H được thay thế bằng các gốc hữu cơ.

Ví dụ: CH 3 – OH : rượu metylic (cacbinol);

CH 3 – CH 2 – OH : rượu etylic (metyl cacbinol)

– Gọi theo quy ước của Liên đoàn quốc tế hoá học lý thuyết và ứng dụng (IUPAC).

a) Tên gốc – chức: gồm Tên phần gốc_Tên phần định chức.

Lưu ý: Iso và neo viết liền, sec- và tert- có dấu gạch nối “-“

b) Tên thay thế: Tên thay thế được viết liền, không viết cách như tên gốc chức, phân làm ba phần như sau: Tên phần thế (có thể không có) + Tên mạch cacbon chính+(bắt buộc phải có) + Tên phần định chức (bắt buộc phải có)

Chú ý: Thứ tự ưu tiên trong mạch như sau:

* Lưu ý: Tên số đếm và tên mạch CACBON chính

TT — Số đếm — Mạch CACBON chính

1 — Mono — Met

3 — Tri — Prop 4 — Tetra — But 5 — Penta — Pent 6 — Hexa — Hex 7 — Hepta — Hept 8 — Octa — Oct 9 — Nona — Non 10 — Đeca — Đec

Cách nhớ: Mẹ Em Phải Bón Phân Hóa Học Ở Ngoài Đồng

2. Tên một số gốc (nhóm) hiđrocacbon thường gặp

a) Gốc (nhóm) no ankyl: (từ ankan bớt đi 1H ta được nhóm ankyl)

Hay học hỏi – ST tổng hợp

Hướng Dẫn Cách Đọc Tên Thuốc Tây Và Cách Học Tên Thuốc Dễ Nhớ

Hướng dẫn cách đọc tên thuốc tây và cách học tên thuốc dễ nhớ

Dược sĩ Đỗ Thu, giảng viên Cao đẳng Dược văn bằng 2 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc đọc và ghi nhớ tên thuốc đối với những người làm ngành Y Dược là rất quan trọng. Hầu như tên của các loại thuốc Tây đều được viết bằng tiếng Latinh rất khó đọc, khó nhớ. Vậy phương pháp học như thế nào để có thể ghi nhớ được tất cả? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc các tên thuốc Tây phiên âm ra tiếng Việt và cách ghi nhớ chúng sao cho dễ dàng.

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC TÊN THUỐC BẰNG CHỮ LATINH

Nguyên tắc viết và đọc các nguyên âm – phụ âm bằng Tiếng Việt

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên tắc viết và đọc các nguyên âm, phụ âm trong tiếng La tinh bằng tiếng Việt.

Bảng chữ cái Latin bao gồm có 24 chữ cái như sau:

Bảng chữ cái này được chia thành 2 loại gồm 6 nguyên âm a, e, i, o, u, y và 18 phụ âm b, c, d, f, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x, z. Ngoài ra còn có thêm 2 chữ nữa: bán nguyên âm j và phụ âm đôi w.

Cách đọc và viết các nguyên âm và bán nguyên âm

Các chữ cái: a, i, u đọc giống tiếng Việt. VD: Kalium đọc là ka-li-um, Acidum đọc là a-xi-dum,…

Chữ e đọc thành chữ ê trong tiếng Việt. VD: Dividere đọc là đi-vi-đê-rê, Bene đọc là bê-nê,…

Chữ o đọc giống chữ ô trong tiếng Việt. VD: Cito đọc là xi-tô, Bibo đọc là bi-bô,…

Chữ y đọc như chữ uy trong tiếng Việt. VD: Amylum đọc là a-muy-lum, Pyramidonum đọc là puy-ra-mi-đô-num,…

Chữ j được như chữ i trong tiếng Việt: injection đọc là in-i-ếch-xi-o, Jucundus đọc là i-u-cun-đu-xờ,…

Cách đọc và viết những phụ âm

Các phụ âm đọc giống trong tiếng Việt: b, h, k, l, m, n, p, v. VD: Bibo đọc là bi-bô, Bonus đọc là bô-nu-xơ, hora đọc là hô-ra,…

Chữ c trước các chữ a, o, u đọc như chữ k và trước các chữ e, i, y, ae, oe đọc như chữ x trong tiếng Việt. VD: calor đọc là ca-lô-rờ, cutis đọc là cu-ti-xờ,…

Chữ d đọc giống chữ đ trong tiếng Việt. VD: Da đọc là đa, Dêcm, đọc là đê-xêm,…

Chữ f đọc như chữ ph trong tiếng Việt. VD: folium đọc là phô-li-um, Flos đọc là phờ-lô-xờ,…

Chữ g đọc như gh trong tiếng Việt. VD: Ghutta đọc là ghút – ta, Gelatinum đọc là ghê-la-ti-num,…

Chữ q luôn đi kèm với chữ u và đọc như chữ qu trong tiếng Việt. VD: Aqua đọc là a-qua, Quantum satis đọc là quan-tum xa-ti-xờ,…

Chữ r đọc như chữ r trong tiếng Việt và phải rung lưỡi. VD: Rutinum đọc là ru-ti-num), Recipe đọc là rê-xi-pê,…

Chữ s đọc như chữ x trong tiếng Việt, ngoại trừ trường hợp nó đứng giữa 2 nguyên âm hoặc đứng giữa một nguyên âm và chữ m hay n thì đọc như chữ d trong tiếng Việt . VD: Serum đọc là xê-rum, Rosa đọc là rô-da,…

Chữ t vẫn đọc giống chữ t trong tiếng Việt, trừ khi nó đứng trước chữ i và kèm theo một nguyên âm nữa thì đọc như chữ x. Nếu chữ t, i và nguyên âm còn lại có 1 trong 3 chữ s, t, x thì vẫn đọc là t. VD: Stibium đọc là xờ-ti-bi-um, stibiPotio đọc là pô-xi-ô,…

Chữ x đầu từ đọc như chữ x trong tiếng Việt, đứng sau nguyên âm đọc như kd. VD: Xylenum đọc là xuy-lê-num, xylenRadix đọc là ra-đich-xờ,…

Chữ z đọc như chữ d trong tiếng Việt. VD: Zingiberaceae đọc là din-ghi-bê-ra-xê-e, Ozone đọc là o-dô-nê,…

+ Nguyên âm kép, nguyên âm ghép

Nguyên âm kép gồm 2 nguyên âm đứng cạnh nhau và đọc thành một nguyên âm:

Ae đọc giống chữ e trong tiếng Việt. VD: Aequalis đọc là e-qu-a-li-xờ, Aether đọc là e-thê-rờ),…

Oe đọc như chữ ơ trong tiếng Việt .VD: Foetidus đọc là phơ-ti-đu-xờ, Oedema đọc là ơ-đê-ma,….

Au đọc như chữ au trong tiếng Việt. VD: Aurum đọc là au-rum, Lauraceae đọc là lau-ra-xê-e,…

Eu đọc như chữ êu trong tiếng Việt. VD: Neuter đọc là nê-u-tê-rờ, Seu đọc là sê-u,…

Những nguyên âm kép ae, oe nào mà có hai dấu chấm trên chữ e (ê) thì phải đọc tách riêng từng nguyên âm chúng tôi Aer đọc là a-ê-rờ, Aloe đọc là a-lô-ê,…

Nguyên âm ghép: Đây là 2 nguyên âm đứng liền nhau đọc thành 2 âm với nguyên âm đầu đọc ngắn, nguyên âm sau đọc dài. VD: Opium đọc là ô-pi-um, Unguentum đọc là un-gu-ên-tum,…

Phụ âm kép: Đây là 2 phụ âm đi liền nhau, phụ âm sau là h, đọc như phụ âm tương đương.

Ch đọc như kh trong tiếng Việt: Ochrea đọc là ô-khờ-rê-a, Cholera đọc là khô-lê-ra,…

Ph đọc như ph trong tiếng Việt: Camphora đọc là cam-phô-ra, Phiala đọc là phi-a-la,…

Rh đọc như phụ âm r trong tiếng Việt : Rheum đọc là rê-um, Rhizoma đọc là ri-dô-ma,…

Th đọc như phụ âm th trong tiếng Việt: Anthera đọc là an-thê-ra, Aetheroleum đọc là e-thê-rô-lê-um,…

Phụ âm ghép: Phụ âm ghép bao gồm 2 phụ âm đi liền nhau, phụ âm đầu đọc nhẹ, lướt nhanh sang phụ âm sau. VD: Bromum đọc là bờ-rô-mum, Natrium đọc là na-tờ-ri-um, Drupa đọc là đờ-ru-pa,…

Phụ âm đôi: Phụ âm đôi bao gồm 2 phụ âm giống nhau đi liền nhau, đọc một phụ âm cho âm tiết trước, một phụ âm cho âm tiết sau. VD: Gramma đọc là gờ-ram-ma, Gutta đọc là ghut-ta, Ferrum đọc là phêr-rum,…

Ngoài ra, chữ W không có trong bảng chữ cái Latin, đọc là v khi đứng trước nguyên âm hoặc từ có nguồn gốc tiếng Đức, đọc à u khi đứng trước phụ âm hoặc nếu có nguồn gốc tiếng Anh. VD: Fowler đọc là phô-u-lê-rờ, FowlerRawolfia đọc là rau-vô-lơ-phi-a,…

HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC NHỚ TÊN THUỐC NHANH CHÓNG

Với những sinh viên Cao đẳng Dược hay những người làm nghề Y Dược nói chung, việc ghi nhớ tên thuốc là rất quan trọng vì có ghi nhớ tên thuốc thì mới có thể tư vấn và kê đơn thuốc cho người bệnh được. Vậy làm thế nào để học ghi nhớ tên thuốc dễ dàng? Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

Sử dụng sự trợ giúp của công nghệ.

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, bạn có thể tra cứu toàn bộ các thông tin về thuốc bao gồm tên thuốc, đặc điểm, đặc tính, cách sử dụng… trên điện thoại hoặc máy tính. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và thuận tiện cho việc ghi nhớ tên thuốc nhanh hơn.

Để nhớ được các tên thuốc thì bắt buộc bạn phải học thật chăm chỉ, nếu bạn không thông minh được như những người khác thì hãy học tập và làm việc nhiều hơn họ. Chỉ cần học nhiều thì chắc chắn bạn sẽ nắm vững và học thuộc hết tên các loại thuốc.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp

Đi làm thêm tại những hiệu thuốc

Phương pháp này không những giúp bạn nhớ nhanh được tên các loại thuốc mà còn rèn luyện thêm được nhiều kỹ năng như tư vấn, bán hàng… đồng thời có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.

Nguồn: chúng tôi tổng hợp.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Địa chỉ: 212 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.Tư vấn tuyển sinh: 0886.212.212 – 0996.212.212

Cách Học Thuộc Bảng Hóa Trị Lớp 8 Qua Bài Ca Hóa Trị

Bảng hóa trị của các nguyên tố là phần rất quan trọng trong hệ thống kiến thức của môn hóa, bởi vì nó là nền tảng để giúp bạn có thể làm được các bài tập từ cơ bản cho đến nâng cao.

Tuy nhiên để thuộc được bảng hóa trị này không hề đơn giản đối với các bạn học sinh, để giúp học sinh của mình các thầy cô giáo bộ môn hóa học đã sáng tác ra “bài ca hóa trị” dễ học thuộc hơn và tạo ra được sự hứng thú, yêu thích cho việc học môn hóa.

Kali (K), Iot (I), Hidrô (H) Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài Là hoá trị I hỡi ai Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân (Hg) Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) thêm phần Bari (Ba) Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca) Hoá trị II nhớ có gì khó khăn Bác Nhôm (Al) hoá trị III lần In sâu trí nhớ khi cần có ngay Cacbon (C), Silic (Si) này đây Có hoá trị IV không ngày nào quên Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền II, III lên xuống nhớ liền ngay thôi Nitơ (N) rắc rối nhất đời I, II, III, IV khi thời lên V Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm Xuống II lên VI khi nằm thứ IV Phot pho (P) nói đến không dư Có ai hỏi đến thì ừ rằng V Em ơi, cố gắng học chăm Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.

Bài ca hóa trị này rất quan trọng nó sẽ theo sát các em học sinh từ lớp 8 cho đến hết lớp 12. Chính vì vậy mà các em cần phải ghi nhớ thật chính xác, kết hợp với việc làm thật nhiều bài tập thì mới có thể nhớ được bảng hóa trị này.

Hidro (H) cùng với liti (Li) Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg) Thường II ít I chớ phân vân gì Đổi thay II , IV là chì (Pb) Điển hình hoá trị của chì là II Bao giờ cùng hoá trị II Là oxi (O), kẽm(Zn) chẳng sai chút gì Ngoài ra còn có canxi (Ca) Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III Cácbon (C) silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi Thế nhưng phải nói thêm lời Hóa trị II vẫn là nơi đi về Sắt (Fe) II toan tính bộn bề Không bền nên dễ biến liền sắt III Phốtpho (P) III ít gặp mà Photpho V chính người ta gặp nhiều Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ? I , II, III , IV phần nhiều tới V Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng Clo (Cl) Iot (I) lung tung II III V VII thường thì I thôi Mangan (Mn) rắc rối nhất đời Đổi từ I đến VII thời mới yên Hoá trị II dùng rất nhiều Hoá trị VII cũng được yêu hay cần Bài ca hoá trị thuộc lòng Viết thông công thức đề phòng lãng quên Học hành cố gắng cần chuyên Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều

Thông qua bài thơ này các em học sinh có thể dễ dàng xác định được hóa trị của từng chất. Và như thế các em sẽ dần dần nhớ được bảng hóa trị, các kiến thức và hiểu được bản chất của chúng.

Hóa Học Lớp 8: Tính Hóa Trị Của Nguyên Tố

Hóa học lớp 8: Tính hóa trị của nguyên tố được chúng tôi sưu tập và giới thiệu giúp các bạn học cách xác định hóa trị của nguyên tố một cách chính xác là tài liệu hay cho các bạn học sinh tham khảo nhằm luyện tập và củng cố lại kiến thức. Để học tốt môn hóa học 8 cũng như đạt kết quả cao trong các kì thi.

1. Phương pháp làm bài tính hóa trị của nguyên tố

a. Cách xác định hóa trị

Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất được quy định:

+ Hóa trị của nguyên tố H bằng I. Từ đó suy ra hóa trị của nguyên tố khác.

Ví dụ: Theo công thức AHy, hóa trị của A bằng y

HCl (Cl hóa trị I)

H 2 O (oxi hóa trị II)

CH 4 (cacbon hóa trị IV)

Hóa trị còn được xác định gián tiếp qua nguyên tố oxi; hóa trị của oxi được xác định bằng II.

Ví dụ: BOy hóa trị của B bằng 2y. B 2O y hóa trị của B bằng y (Trừ B là hidro)

SO 3 hóa trị S bằng VI

K 2 O hóa trị K bằng II

Al 2O 3 hóa trị Al bằng III

BaO hóa trị Ba bằng II

b. Kết luận

Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

c. Quy tắc hóa trị

Quy tắc hóa trị: Tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố này, bằng tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố kia

Trong đó a là hóa trị của A, b là hóa trị của B; B có thể là nhóm nguyên tử

TH1: Nếu a = b Ví dụ: TH2: Nếu a ≠b: Ví dụ 1: Ví dụ 2: Kết luận: Các bước để xác định hóa trị

Bước 1: Viết công thức dạng AxBy

Bước 2: Đặt đẳng thức: x . hóa trị của A = y . hóa trị của B

Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ:

Gọi a là hóa trị của nguyên tố cần tìm.

Áp dụng qui tắc về hóa trị để lập đẳng thức.

Giải đẳng thức trên tìm a

Chú ý: – H và O đương nhiên đã biết hóa trị: H(I), O(II).

Kết quả phải ghi số La Mã.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Tính hóa trị của C trong hợp chất CO và CO 2.

Hướng dẫn giải

* CO

Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II

Vậy C có hóa trị II trong CO

Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 2 . II

Vậy C có hóa trị II trong CO 2

Hướng dẫn giải

Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 5. II

Vậy N có hóa trị V trong N 2O 5

Hướng dẫn giải

Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II

Vậy Fe có hóa trị II trong FeSO 4

(Chú ý: Lỗi học sinh hay mắc phải là, lúc này nên hiểu hóa trị II của nhóm SO 4 phải nhân với chỉ số nhóm của SO 4 là 1, còn số 4 là chỉ số của oxi, không được đem nhân).

Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 3 . II

3. Bài tập tính hóa trị

Bài 1. Tính hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau:

Bài 2. Trong các hợp chất của sắt: FeO; Fe 2O 3; Fe(OH) 3; FeCl 2, thì sắt có hóa trị là bao nhiêu?

Bài 3. Xác định hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết hóa trị của O là II.

Hướng dẫn giải bài tập Bài 1

a) Na (I) b) S (IV) c) S (VI) d) N (V)

e) S (II) f) P (III) g) P (V) h) Al (III)

i) Cu (I) j) Fe (III) k) Si (IV) l) Fe (II)

Bài 2

Fe có hóa trị II trong FeO và FeCl 2

Fe có hóa trị III trong Fe 2O 3 và Fe(OH) 3.

Bài 3

…………………..

VnDoc giới thiệu tới các bạn Hóa học lớp 8: Tính hóa trị của nguyên tố được VnDoc biên soạn giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm được cách xác đinh hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cũng như hiểu thế nào là hóa trị., các bạn có thể học thuốc hóa trị qua bài ca hóa trị.

Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.