Top 10 # Xem Nhiều Nhất Bài Soạn Văn Bản Truyện Kiều Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Soạn Văn Bài: Truyện Kiều

Soạn văn bài: Truyện Kiều – Phần 2 Trao Duyên

Câu 1: Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa:

– Những kỉ niệm, kỉ vật in hằn trong tâm hồn Kiều cho thấy trong tâm hồn nàng, những kỉ niệm về tình yêu với chàng Kim có một sức sống mãnh liệt, tình cảm cho nàng dành cho Kim Trọng không bao giờ phai.

Câu 2:

Tình yêu tan vỡ, đớn đau và tuyệt vọng, Kiều nghĩ nghiều đến cái chết. Trong những lời Kiều nói với Thúy Vân, có nhiều từ ngữ phản ánh ý nghĩa này:

"Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về"

Nói đến câu này, Kiều nhớ đến cảnh Đạm Tiên đã từng hiện về qua làn gió “ào ào đổ lộc rung cây” khi Kiều thắp hương và làm thơ bên mộ nàng trong ngày tết thanh minh, các từ như “hồn”, “dạ đài”, “người thác oan”,… đều có ý nghĩa nói về cái chết. Với Kiều, lúc này, cuộc đời trở nên trống trải và vô nghĩa. Không còn tình yêu nữa, nàng chỉ nghĩ đến cái chết và luôn tưởng tượng, nó sẽ là cái chết đầy oan nghiệt. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó trong cùng một đoạn thơ cho thấy sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người. Nó là tiếng nói thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương nhưng số kiếp lại vô cùng nghiệt ngã, đã cướp đi tất cả những ước mơ tốt đẹp của nàng.

Câu 3:

Kiều đối thoại với:

– Thúy Vân (lúc trao duyên): “Cậy em… thì hay chị về.”

– Chính mình: “hồn còn mang nặng… đền nghì trúc mai”; “bây giờ trâm gãy… ái ân”;…

– Kim Trọng: “Trăm nghìn… hoa trôi lỡ làng”.

Diễn biến tâm trạng: Kiều mở đầu màn trao duyên bằng những lời ràng buộc Thúy Vân, nhưng cao trào, bi kịch thân phận và tình yêu của nàng lên đến đỉnh điểm khi nàng nói với chính mình và với Kim Trọng. Kiều trao duyên mà tình không trao được, chia sẻ kỉ niệm tình yêu với Thúy Vân mà không thể nói hết những đớn đau, tuyệt vọng, xót xa. Khi Kiều nói với chính mình cũng là khi nàng xót thương cho thân phận mình, ước mong níu kéo được tình yêu với Kim Trọng. Càng đến cuối đoạn, Kiều càng rã rời đi, đau đớn và tuyệt vọng đến mức muốn tìm đến cái chết – một cái chết đau thương và tủi hổ. Nhưng vì gia đình, nàng không thể làm vậy, trong nỗi khốn khổ khôn cùng, Kiều vẫn tự nhận tất cả lỗi lầm về mình, người “phụ tình chung “với Kim Trọng. Tâm trạng của Kiều từ đau đớn, xót xa đến mâu thuẫn, giằng xé trong tuyệt vọng và tủi hổ với người yêu. Sau khi trao duyên, nàng coi như mình đã chết.

Câu 4: Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều đoạn trích.

Nguyễn Du khắc họa hình ảnh Kiều qua nhiều tình huống mâu thuẫn. Mâu thuẫn hiếu – tình nàng chấp nhận hi sinh tình yêu trong trắng của mình. Đứng giữa tình và nghĩa, Kiều nhận thức được sự tất yếu phải nhờ em trả nghĩa chàng Kim. Có lúc Kiều hành động thiên về bổn phận có khi nàng ứng xử nghiêng về nghĩa tình. Kiều tỉnh táo để chấp nhận mệnh bác. Kiều day dứt đớn đau vì sống không trọn vẹn với tình yêu đầu đời. Kiều được sống chân thực và tự nhiên với tất cả đời sống tình cảm của con người. Nguyễn Du không biến Kiều thành một tấm gương đạo đức đơn giản.

Soạn Văn 10 Bài Truyện Kiều

Soạn văn 10: Truyện Kiều – Chí khí anh hùng. Câu 3:. Truyện Kiều – Chí khí anh hùng

Câu 1:

– Hàm nghĩa các cụm từ:

+ Lòng bốn phương: chỉ chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp.

+ Mặt phi thường: chỉ tính chất khác người, xuất chúng.

– Nguyễn Du dùng hai cụm từ trên để thể hiện tầm vóc phi thường của người anh hùng Từ Hải.

– Những từ ngữ thể hiện sự trân trọng và kính phục của Nguyễn Du: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường (các từ này để tôn xưng hình nhân vật), thoắt (thể hiện sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết trong con người Từ Hải), …

Câu 2:

Từ Hải bộc lộ lí tưởng của mình qua lời nói với Thúy Kiều:

“Từ rằng: tâm phúc tương tri Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

Qua ngôn ngữ của Từ Hải, có thể nhận thấy, người anh hùng đã không vì quyến luyến, bịn rịn với tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ quyết đoán, không chút do dự khi phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng. Từ Hải tự tin vào sự rạng rỡ của tương lai:

“Bao giờ mười vạn tinh binh Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

Và khẳng định sự thành công là tất yếu: ” Chầy chăng là một năm sau vội gì “. Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với cái khí phách của vị tướng quân uy vũ.

Câu 3:

Cách tả người anh hùng của Nguyễn Du có hai đặc điểm cần phải lưu ý, đó là hình tượng nhân vật vừa có tính ước lệ vừa mang tầm vóc của con người vũ trụ. Kiểu mẫu người anh hùng vốn đã là nhân vật truyền thống của văn học trung đại. Nó có một khuôn mẫu riêng đã được các nhà văn tổng kết trong quá trình sáng tạo. Theo những khuôn mẫu miêu tả này thì hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ vốn gắn bó chặt chẽ với nhau khi các nhà văn chấp bút thể hiện hình ảnh những nhân vật anh hùng. Ở nhân vật Từ Hải cũng vậy. Các cụm từ như ” lòng bốn phương” vốn đã mang nội hàm diễn tả lí tưởng con người vũ trụ. Hoặc cụm từ ” trông vời trời bể mênh mang” vừa có tính ước lệ (không tả cái nhìn cụ thể) lại vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc phi phàm của Từ Hải. Cũng như thế, có thể phân tích các hình tượng khác như: bốn bể, chim bằng, gió mây.

Vẫn theo cách thể hiện này thì người anh hùng còn có một nét đặc trưng nữa là suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát. Họ chủ yếu được quan sát và miêu tả nhiều hơn ở khía cạnh lí trí, phần tình cảm có vẻ giản đơn và ít nhiều nhòa nhạt hơn.

Soạn Văn 10: Truyện Kiều

Soạn văn 10: Truyện Kiều – Nỗi thương mình.Câu 2: Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần

Câu 1: Bố cục gồm 3 đoạn

– Đoạn 1 (từ đầu đến ” Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh“): giới thiệu khái quát cuộc sống ở lầu xanh và tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.

– Đoạn 2 (tiếp đến ” Những mình nào biết có xuân là gì“: thể hiện tâm trạng cô đơn, chán ngán của Thúy Kiều khi phải sống trong cảnh cay đắng nhơ nhuốc ở lầu xanh.

– Đoạn 3 (còn lại): Nguyễn Du dùng cảnh vật để diễn tả tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều.

Câu 2:

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Ví dụ hình ảnh cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (một vấn đề khá tế nhị), nhờ bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thực (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm).

Mặt khác, cũng nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp (qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).

Câu 3: Các dạng thức đối xứng:

– Đối xứng giữa 2 câu lục bát: tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương thân xót phận của nhân vật.

+ Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường: đối lập gay gắt giữa quá khứ êm đềm và hiện tại đầy nghiệt ngã.

+ Mặt sao …/ … ong chường bấy thân: nhấn mạnh có ý so sánh: nỗi đau về sự nhuốc nhơ của thân thể còn đau khỏ hơn là sự bẽ bang chua chat trên vẻ mặt.

+ Mặc người mây Sở, mưa Tần / Những mình nào biết có xuân là gì: đối lập mang nghĩa so sánh giữa người và chính mình.

Câu 4:

– Đoạn trích góp vào văn học một ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại (thơ ca trung đại thường nói về cái “ta” nhiều hơn cái “tôi”).

Câu 5:

Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.

Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ ” trinh” của nàng. Vì chữ ” hiếu“, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng ” bụi nào cho đục được mình ấy vay?“, tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích ” Nỗi thương mình” là một đoạn tiêu biểu.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Soạn Văn Bài: Truyện Kiều Của Nguyễn Du

Đọc hiểu tác phẩm

Câu 1: Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:

– Thời đại và gia đình

Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.

Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

– Cuộc đời:

Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.

Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…

– Đánh giá: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

Câu 2: Tham khảo tóm tắt “Truyện Kiều”:

Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên – một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.

Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.

Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.

Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ ” danh tiết” và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.