Cập nhật nội dung chi tiết về Tối Đa Hóa Hiệu Quả Thời Gian Học Tập Bằng Mô Hình Tháp Học Tập mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
GD&TĐ – Bài vở nhiều, áp lực thi cử căng thẳng, làm thế nào giúp học sinh học cách ghi nhớ nhanh? Chìa khóa ở đây không phải là cố gắng học thuộc lòng suốt nhiều giờ liền, mà tối đa hóa hiệu quả thời gian học tập bằng mô hình Tháp học tập.
Tháp học tập (Learning Pyramid hay Cone of Learning) trong những năm 1960 – được phổ biến rộng rãi bởi Viện Nghiên cứu Giáo dục Mỹ – đã chỉ ra cách thức mà nhân loại học tập. Theo đó, chúng ta chỉ nhớ được 5% những gì mình đã nghe giảng, nhưng có thể nhớ tới 90% những gì mình dạy cho người khác.
Điều này có nghĩa là bạn càng chủ động tham gia phân tích thông tin thì càng có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Sách vở, các bài giảng trên lớp, video… đều là những phương pháp học tập không có sự tương tác và kết quả là 80 – 95% kiến thức đi vào tai này nhưng lại rơi rụng ở tai kia. Thay vì bắt ép não bộ phải ghi nhớ thông tin qua những phương thức thụ động như vậy thì chúng ta nên tập trung thời gian, năng lượng và nguồn lực vào những phương pháp mang tính chất thực hành nhiều hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Kim tự tháp học tập là nền tảng cho việc xây dựng phương pháp học tập trong lớp học. Ngày nay người ta càng ngày càng ưa chuộng phương pháp học tập hiện đại thay vì kiểu truyền thống là chỉ nghe giảng đơn thuần.
Dạy và học theo phương pháp tháp học tập có thể thực hiện theo ba bước sau:
– Áp dụng khái niệm (Application): Sau khi nắm lý thuyết, học sinh phải tự giải thích đúng sai, giảng giải lại kiến thức cho bạn khác và thực hành (90%)
Mức độ cao hơn của phương pháp tiếp thu kiến thức chủ động là dạy lại cho người khác. Giáo viên có thể tổ chức những buổi học nhóm cho học sinh. Các em thay phiên nhau giảng lại kiến thức đã được học. Cách này đảm bảo học sinh nhớ đến 90% và sẽ nhớ rất lâu.
Cách ghi nhớ nhanh này hoàn toàn không quá phức tạp. Nhưng muốn áp dụng hiệu quả cách học này, Thầy cô và cả học sinh phải thay đổi tư duy học tập theo phương pháp nâng cao tính chủ động. Tháp mô hình học tập của Viện Nghiên cứu Giáo dục Mỹ đã chứng tỏ hiệu quả của nó tại nhiều quốc gia. Dựa vào đó giáo viên có thể tim ra phương pháp dạy học và truyền thụ kiến thức hiệu quả hơn.
Cách Sắp Xếp Thời Gian Học Tập Hiệu Quả Hơn
1. Đầu tiên bạn hãy xem lại cách sử dụng thời gian của mình.
Thời gian là của bạn và chính bạn là người quyết định sử dụng nó như thế nào. Bạn nên có một thời gian biểu ghi rõ những việc phải làm hàng ngày. Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng: hàng ngày mỗi người chúng ta đều lãng phí khoảng hai tiếng đồng hồ. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc xem tivi. Nếu nhiều hơn 1 hoặc 2 h mỗi ngày thì bạn hãy bớt lại và dành khoảng thời gian đó để cải thiện công việc. Nếu mỗi ngày bạn bớt đi 5% thời gian xem TV thì trong một tuần làm việc 40 tiếng bạn đã có thêm 2 tiếng đồng hồ nữa rồi đấy. Dần dần bạn sẽ có thói quen dự liệu công việc.
2. Một số mẹo nhỏ giúp bạn sắp xếp thời gian học
* Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học
Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiểu giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao.
* Có tổng kết và updates sau mỗi tuần.
* Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau. Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước.
* Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán để có được sự tập trung cao độ.
* Có thời gian chết? Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát.
* Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học.
* Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học. Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.
* Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, các kì thi trước mắt và lâu dài )
3. Mục tiêu của bạn là gì?
Một phần quan trọng không kém là bạn phải biết đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân mình. Và cần phải xem lại những mục tiêu đó một cách thường xuyên. Một số người thích xây dựng những kế hoạch chi tiết và lên kế hoạch thực hiện chúng. Một số người khác lại lập những danh sách bao gồm những nhiệm vụ khác nhau cần làm. Những cách trên không thực sự hiệu quả.
Hãy xác định rõ ràng những mục tiêu ngắn hạn của bạn. Những mục tiêu này phải đủ nhỏ để bạn có thể thấy sự tiến bộ của mình và đủ lớn để bạn có cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành chúng. Kì này bạn phải làm tất cả bao nhiêu bài kiểm tra, điểm số trung bình bạn đặt ra là bao nhiêu? Thi 8 tuần, thi học kì, thi cuối năm, thi tốt nghiệp… hãy cố gắng vượt qua từng chặng.
4. Bạn nên có một thời gian biểu.
To-Do list- Danh sách những việc cần làm:
Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài
* Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:
Bạn có thể làm thời gian biểu bằng tiếng Anh, ghi đầu việc bằng tiếng Anh để “mài sắc” ngoại ngữ của mình!
Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.
Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.
Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
* Lịch ghi kế hoạch lâu dài
Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước. Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.
Phương Pháp Ôn Tập Môn Sinh Hiệu Quả Trong Thời Gian Ngắn
Trong việc học lý thuyết, các em luôn phải lưu tâm kiến thức sách giáo khoa, vì sách giáo khoa là cơ sở để xây dựng các câu hỏi. Các em cũng phải luôn lưu ý việc ghi chép mạch lạc, hệ thống vì điều đó sẽ giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn. Trong việc ôn thi môn Sinh, các em không cần thiết phải học thuộc lòng, tuy nhiên, để nhớ được kiến thức nhất định thì các em cần hiểu sâu kiến thức. Nếu ta tìm ra những điều thú vị, bất ngờ trong bài học thì ta sẽ nhớ rất lâu. Như vậy để học giỏi môn Sinh, đừng thụ động ghi nhớ những gì thầy cô truyền thụ. Phải luôn đặt câu hỏi: Bài này có gì hay? Điều này có ý nghĩa gì cho sinh vật trong tự nhiên? Thực tế người ta đã làm được gì hay ho từ kiến thức này.
Kĩ năng làm đề thi môn Sinh trong phòng thi
Có nhiều bạn có thói quen làm toàn bộ lý thuyết trước, sau đó làm sang bài tập. Nếu bạn nào đã quá quen với cách làm bài đó thì có thể giữ cũng được. Vì đôi khi làm bài theo thói quen giúp các em có tâm lý thoải mái hơn, tốc độ làm nhanh hơn. Tuy nhiên cách làm này cũng có nhược điểm là khó kiểm soát được thời gian làm bài vì bản thân không biết đã làm được bao nhiêu câu, tốc độ như thế nhanh hay chậm để kịp thời điều chỉnh.
Khi làm bài tập các em lưu tâm mỗi bài dễ mất khoảng 1 – 2 phút, mỗi bài khó mất khoảng 2 – 3 phút, chính vì thế nếu bài nào làm quá 3 phút mà chưa ra hướng giải thì đừng mất quá nhiều thời gian với nó. Hãy đánh dấu lại và chuyển sang câu kế tiếp.
Khi làm lý thuyết thì nhớ là đừng quá vội vàng. Một câu lý thuyết thường dễ ăn điểm hơn một câu bài tập. Hì hục làm 1 câu bài tập khó được 0,2 điểm nhưng nhẹ nhàng tích một câu lý thuyết dễ cũng được 0,2 điểm, do vậy đừng quá coi thường lý thuyết.
Với những câu lý thuyết có 4 phương án A B C D, giả sử nhận ra B là đáp án đúng vẫn nên đọc hết cả đáp án C và D. Biết chắc B là phương án đúng thì hãy khoanh đáp án.
Với những câu lý thuyết hỏi số nhận định đúng hay số nhận định sai cần phải có một cách đánh dấu nhất quán. Nghĩa là khi phân tích các nhận định, chúng ta không cần quan tâm đề hỏi số nhận định đúng hay số nhận định sai. Nhận định nào đúng về mặt khoa học thì tích V, nhận định nào sai thì thích dấu X, sau khi đã đánh giá các nhận định thì mới quay lại xem đề hỏi số nhận định sai hay số nhận định đúng. Khi đang suy nghĩ về bản chất các nhận định mà cứ phải đối chiếu xem đề hỏi nhận định đúng hay nhận định sai sẽ làm các em dễ tích nhầm.
Phương pháp học hiệu quả trong thời gian ngắn
Đầu tiên, nhất định các em phải dành ra một quỹ thời gian ôn lại lý thuyết bao gồm sách giáo khoa và vở lý thuyết các thầy cô cho các em ghi. Hãy nhớ rằng trên 60% số câu hỏi là lý thuyết. Không ôn lại lý thuyết là tự tay vứt đi 1 đến 2 điểm vô cùng đáng tiếc.
Thứ 2, các em phải xem lại tất cả các dạng bài tập mà các thầy cô đã dạy. Rà soát lại xem dạng nào mình chưa hiểu, sau đó hỏi thầy cô và bạn bè để nắm rõ bản chất.
Cuối cùng, các em nhất định phải dành quỹ thời gian để làm đề thi thử. Tham khảo các thầy cô và các bạn để có các đề thi thử chất lượng. Sau đó dành ra một số buổi trong tuần để luyện đề. Thời gian làm đề tốt nhất nên trùng với thời gian thi thật. Nghĩa là môn Sinh thi chiều 4/7 thì buổi làm đề nên là buổi chiều, từ 14h30 – 16h. không gian làm đề cần yêu tĩnh, làm liên tục trong khoảng thời gian 80-90 phút. Trong lúc làm đề không nên đứng dậy làm việc khác. Sau khi so đáp án hãy đánh dấu những câu bài tập và lý thuyết mới và khó lại để tuần cuối cùng trước khi thi có thể bỏ ra xem lướt qua.
Cách Học Tiếng Đức Hiệu Quả Trong Thời Gian Ngắn
Sử dụng tiếng Anh để học tiếng Đức
Nếu bạn đã học tiếng Anh thì đó chính là một lợi thế lớn tạo đà cho bạn học tiếng Đức một cách dễ dàng hơn. Ngoài việc bạn có thể lựa chọn du học tại Đức bằng tiếng Anh thì bạn cũng có thể lợi dụng việc bạn đã biếtsử dụng tiếng Anh để học tiếng Đức. Đây là một trong số những cách học tiếng Đức nhanh chóng và hiệu quả nhất. Lý do ở đây chính là vì tiếng Đức được đánh giá có rất nhiều nét tương đồng với tiếng Anh.
Học tiếng Đức cùng với bạn bè trong thời gian ngắn.
Tránh sự nhầm lẫn trong Ngôn ngữ
Tránh sử dụng Google translate
Google translate chúng ta đều biết đây là một công cụ dịch rất tiện ích. Tuy nhiên việc lạm dụng nó quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc học tiếng Đức của bạn. Đối với công cụ này thì nó chỉ hiệu quả cho những người hoàn toàn không biết một chút gì về tiếng Đức chứ không phù hợp cho những người muốn học tiếng Đức như chúng ta. Nó sẽ dễ dàng gây ra những hiểu lầm khiến bạn sử dụng tiến Đức không đúng cách cho từng trường hợp khác nhau.
Học tiếng Đức qua mạng online.
Sử dụng từ điển là một cách học tiếng Đức nhanh và hiệu quả
Nhiều sách giúp bạn học tiếng Đức.
Học ngôn ngữ mới cần phải có thời gian
Cũng giống như các ngôn ngữ khác thì để việc học tiếng Đức nhanh chóng và hiệu quả nhất là đòi hỏi bạn cần phải có sự đầu tư thời gian cho việc học tiếng Đức. Tận dụng thời gian tối đa bất cứ khi nào bạn rảnh và có thời gian. Thường xuyên sử dụng nó trong công việc, sinh hoạt, học tập và cuộc sống hằng ngày.
Sử dụng ngôn ngữ tiếng Đức cho điện thoại của bạn
Điện thoại là một vật hữu dụng và được nhiều người sử dụng nhất. Đặc biệt, với thời đại hiện nay thì điện thoại được sử dụng với rất nhiều các tính năng như: định vị, liên lạc, giải trí,… Vậy tại sao chúng ta không nên thay đổi giao diện điện thoại của mình sang tiếng Đức để vừa học được những từ vựng mới vừa sử dụng điện thoại thông thường như mọi ngày. Công công đôi việc, điều này giúp bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
Giao tiếp với nhau bằng tiếng Đức.
Sử dụng tiếng Đức thường xuyên trong giao tiếp
Hãy cố gắng giao tiếp tiếng Đức bất kì khi nào bạn có cơ hội, việc nói tiếng Đức thường xuyên sẽ giúp bạn trao dồi được các kĩ năng trong giao tiếp, sau một thời gian chúng tôi tin chắc rằng kĩ năng giao tiếp của bạn sẽ tăng lên một cách vượt trội, bạn sẽ dễ dàng bẻ bánh lái theo đúng câu chuyện mà bạn giao tiếp, cách diễn đạt sẽ tự nhiên hơn rất nhiều.
Tags: hoc tieng duc, cai thien ky nang noi tieng duc, ngu phap tieng duc, hoc tieng duc de dang, tu hoc tieng duc.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tối Đa Hóa Hiệu Quả Thời Gian Học Tập Bằng Mô Hình Tháp Học Tập trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!