Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Văn Bản: Ánh Trăng mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Những nét chính về tác giả – tác phẩm
1. Tác giả
– Nguyễn Duy, tên khai sinh Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở Thanh Hóa.
– Ông thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước:
+ Trước đổi mới: Nguyễn Duy tập trung viết về đề tài chiến tranh và quê hương với khuynh hướng phi sử thi, phản ánh những vẻ đẹp đơn sơ, bình dị, những mất mát, hy sinh và cuộc sống lam lũ của người nông dân.
+ Sau đổi mới: Nguyễn Duy mạnh mẽ, táo bạo, dám phơi bày những bất cập của xã hội đương thời.
– Phong cách sáng tác: Có sự thống nhất của nhiều yếu tố đối lập: mộc mạc, dân dã mà tinh tế, sâu sắc; ngang tàng, tếu táo mà thiết tha sâu lắng, nhân tình; tự nhiên ngẫu hứng mà trau truốt công phu. Ánh trăng là một trong những bài thơ tiểu biểu cho phong cách sáng tác của ông.
2. Tác phẩm Ánh trăng
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ “Ánh trăng” ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
– Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên và được giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
b. Ý nghĩa nhan đề Ánh trăng
– Nhan đề “Ánh trăng” trước hết là một phần của thiên nhiên với tất cả những gì gần gũi, thân thuộc.
– “Ánh trăng” là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc.
– Gợi cho ta liên tưởng đến những con người giản dị mà thủy chung nghĩa tình: nhân dân, đồng đội,…
c. Thể loại – phương thức biểu đạt
– Thể thơ năm chữ với những chữ cái đầu khổ được viết hoa. Toàn bài chỉ có một dấu phẩy và một dấu chấm kết bài. Nó khiến cho cảm xúc liền mạch, sâu lắng.
– Nó là sự kết hợp hài hòa giữa hai phương thức tự sự và trữ tình.
d. Bố cục: Ba phần
– Phần một: 2 khổ đầu: Vầng trăng trong quá khứ.
– Phần hai: 2 khổ tiếp: Vầng trăng trong hiện tại.
– Phần ba: 2 khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Vầng trăng trong quá khứ
Trong hai khổ thơ đầu, tác giả gợi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ:
“Hồi nhỏ sống với rừng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa”
– Những câu thơ ngắn với giọng tâm tình, thủ thỉ (hồi nhỏ, hồi chiến tranh) cộng với biện pháp tu từ liệt kê (đồng, sông, bể) đã gợi lại một tuổi thơ sống gắn bó, gần gũi với thiên nhiên.
– Điệp từ “với” được lặp lại ba lần để nhấn mạnh sự gắn bó, thắm thiết giữa con người và thiên nhiên.
– Hình ảnh “hồi chiến tranh ở rừng”:
+ Gợi liên tưởng đến sự trưởng thành của nhân vật trữ tình, từ cậu bé thiếu niên nay đã vác súng ra chiến trường.
+ Gợi về những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh.
– Nghệ thuật nhân hóa “vầng trăng thành tri kỷ”:
+ Gợi liên tưởng đến những đêm hành quân hay phiên gác giữa rừng, có vầng trăng chiếu rọi.
+ Trăng như trở thành người bạn thân thiết, tri âm, tri kỷ, luôn đồng cảm cộng khổ để chia sẻ những vui buồn đời lính.
– Hình ảnh so sánh, ẩn dụ “trần trụi với thiên nhiên”, “hồn nhiên như cây cỏ:
+ Gợi vẻ đẹp bình dị, vô tư, trong sáng của vầng trăng.
+ Đó cũng là cốt cách, vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc trong tâm hồn của người lính.
– Từ “ngỡ” như báo hiệu những chuyển biến trong câu chuyện cũng như trong tình cảm của con người.
2. Vầng trăng trong hiện tại
– Song, trước sự xoay vần của thời gian, sự biến đổi của hoàn cảnh đã khiến cho mọi thứ trở nên thay đổi:
“Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường”
+ Tác giả đã tạo ra sự đối lập trong hoàn cảnh sống của con người giữa hiện tại và quá khứ: Từ những nhà tranh, vách nứa chốn rừng sâu, nước độc, nay trở về trong những tòa nhà khang trang, hiện đại của thành phố.
+ “quen ánh điện cửa gương” là cách nói hóan dụ để tô đậm cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên.
+ Hình ảnh nhân hóa, so sánh “vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường” diễn tả sự thay đổi trong tình cảm của con người: Vầng trăng thì vẫn tròn đầy, thủy chung tình, nghĩa nhưng con người thì hững hờ, thơ ơ không nhận ra.
– Tác giả đã đặt con người vào một tình huống bất ngờ:
“Thình lình đèn điện tắt phòng buyn – đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn”
+ Hai từ “thình lình”, “đột ngột” và cách đảo trật tự cú pháp đã góp phần diễn tả thật chính xác, ấn tượng về một sự việc đột ngột, bất thường “đèn điện tắt… tối om”.
+ Ba động từ mạnh “vội”, “bật”, “tung” đã diễn tả hành động khẩn trương, vội vàng của nhân vật trữ tình.
+ Hình ảnh “vầng trăng tròn” đột ngột xuất hiện chiếu rọi vào căn phòng tối om đã tạo nên một sự đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối. Chính khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc và sự “bừng tỉnh” trong nhận thức của nhân vật trữ tình: vầng trăng kia vẫn tròn, “đồng, bể, rừng” kia đâu có mất, tất cả vẫn đồng hành cùng con người, chỉ có điều con người có nhận ra hay không.
3. Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình
Từ tình huống bất ngờ, đã mở ra những dòng cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng”
– Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt.
– Từ “mặt” ở cuối câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng cho ý thơ:
+ Khuôn mặt đó là khuôn mặt của tri kỷ mà nhân vật trữ tình đã lãng quên.
+ Mặt đối mặt đó còn là quá khứ đối diện với hiện tại, tình nghĩa thủy chung đối diện với vô tình lãng quên.
– Cuộc đối thoại không lời trong khoảnh khắc, phút chốc ấy đã khiến cho cảm xúc dâng trào. Cụm từ “rưng rưng” đã diễn tả nỗi xúc động đến nghẹn ngào, thổn thức trong cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Giọt nước mắt như khiến con người ta trở nên thanh thản hơn, trong sáng hơn để rửa trôi đi những ý nghĩ, lo toan thường nhật để kỷ niệm ùa về:
“như là đồng là bể như là sông là rừng”
– Cấu trúc song hành (như là… là…), cộng với biện pháp tu từ so sánh (như), điệp ngữ (như là, là) và liệt kê (đồng, bể, sông, rừng) diễn tả những dòng kí ức về một thời gắn bó, chan hòa với thiên nhiên bỗng từ từ ùa về.
Khổ thơ cuối thể hiện những suy ngẫm và triết lí sâu sắc của nhà thơ:
“Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình”
– Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh”:
+ Diễn tả vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng giữa thiên nhiên bao la.
+ Bên cạnh đó, còn tượng trưng cho vẻ đẹp của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn mặc cho con người thay đổi, vô tình.
– Nghệ thuật nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc” gợi đến một cái nhìn nghiêm khắc song cũng đầy bao dung độ lượng. Sự im lặng ấy khiến cho nhân vật trữ tình “giật mình” thức tỉnh.
– Từ “giật mình” chính là một sự sáng tạo của Nguyễn Duy trong ý thơ:
+ Giật mình là cảm giác tâm lí của một người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của mình.
+ Giật mình là để nhớ lại quá khứ, để ăn năn tự trách, tự thấy cần phải thay đổi cách sống.
+ Giật mình cũng là để tự nhắc nhở bản thân phải trân trọng những gì đã qua để làm bước đệm cho ngày hôm nay.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Với giọng điệu tâm tình, “Ánh trăng” như là một lời tâm sự của tác giả về những năm tháng gian khổ đã đi qua với những tình cảm bình dị và hiền hậu. Đồng thời, bài thơ còn gửi gắm đến chúng ta về một thái độ sống tích cực: “uống nước nhớ nguồn”.
2. Nghệ thuật
– Ánh trăng với giọng điệu tâm tình, tự nhiên, kết hợp với yếu tố trữ tình, tự sự khiến bài thơ như một lời tự bạch chân thành, sâu sắc.
– Hình ảnh giàu tính biểu cảm và biểu tượng.
IV. Một số dạng đề tham khảo
Câu 1. Đọc đoạn trích thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Xác định các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ.
Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 2. Cảm nhận của em về sự chuyển biến tâm tư của người lính qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Bài thơ đã gợi cho em bài học gì về cách sống của cá nhân?
Câu 3.
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 156)
Bằng sự hiểu biết về bài thơ Ánh trăng, hãy phân tích đoạn thơ trên và qua đó, em có suy nghĩ gì?
Làm chủ kiến thức ngữ văn 9 – Luyện thi vào 10
Tác giả: Phạm Trung Tình
Soạn Văn 9 Bài Ánh Trăng Vnen
A. Hoạt động khởi động
Kể tên những bài thơ viết về ánh trăng mà em đã được học. Nêu cảm nhận về hình ảnh trăng trong một bài thơ.
Những bài thơ viết về ánh trăng đã học:
“Cảnh khuya” – Hồ Chí Minh
“Rằm tháng giêng” – Hồ Chí Minh
“Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh
Cảm nhận về hình ảnh trăng trong bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Hai câu đầu bài thơ “Cảnh khuya” miêu tả cảnh trăng sáng trong đêm khuya. Giữa đêm rừng Việt Bắc thanh vắng, yên ả vang lên tiếng suối chảy róc rách, trong trẻo “như tiếng hát xa”. Bao trùm cả bức tranh là ánh trăng sáng hòa quyện, gần gũi và tràn đầy sức sống “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Ánh trăng soi chiếu xuống cây cổ thụ làm in trên mặt đất những mảng màu sắc sáng tối, tạo nên cảnh chập chùng của ánh trăng. Hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ” mang nét đẹp cổ điển của ánh trăng trong thơ cổ, khi kết hợp với hoa, hình ảnh ấy đã tạo nên vẻ đẹp đầm ấm, quấn quýt của thiên nhiên. Hai từ “lồng” liên kết ba sự vật riêng biệt, khác hẳn nhau nhưng lại không hề tương phản mà dường như chúng lại hòa quyện, đan xen tạo nên một bức tranh sống động và vô cùng gợi cảm. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và thật ấm áp.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản “Ánh trăng”
2. Tìm hiểu văn bản
a) Dựa vào mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, hãy chỉ ra bố cục của bài thơ.
Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình:
Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ và cuối cùng đọng lại trong cái “giật mình” ở cuối bài thơ.
Dựa theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, bài thơ có thể chia theo bố cục 3 phần:
Phần 1 (hai khổ đầu): kỉ niệm của tác giả gắn bó với vầng trăng, nhịp thơ là lời tự sự nhẹ nhàng về quá khứ.
Phần 2 (hai khổ tiếp): Sự lãng quên vầng trăng khi sống trong môi trường mới và bất ngờ gặp lại vầng trăng khi đột ngột mất điện. Giọng thơ thể hiện sự đột ngột, ngỡ ngàng
Phần 3 (hai khổ cuối): Sự đối diện với vầng trăng và suy ngẫm về những ngày đã sống cùng vầng trăng. Giọng điệu trở nên trầm lắng và tha thiết hơn.
b) Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng có mối quan hệ như thế nào?
Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng là những người bạn tri kỉ của nhau.
Cuộc sống vất vả, gian lao nhưng con người gần gũi và gắn bó với thiên nhiên, với “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng”,… Điệp từ “với” được lặp lại ba lần nhằm diễn tả sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những điều tươi đẹp của tuổi thơ. Trong những năm tháng gian lao, ác liệt của “hồi chiến tranh ở rừng”, vầng trăng đã trở thành người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí, đồng đội cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính.
Trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ tươi đẹp và chan hòa tình nghĩa: “Trần trụi với thiên nhiên/ Hồn nhiên như cây cỏ”. Phép liên tưởng và so sánh cho ta thấy được vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng.
Bài làm:
d) Điều gì khiến nhân vật trữ tình giật mình nhận ra sự thay đổi của mình?
Khi con người đã coi vầng trăng “như người dưng qua đường”, thì bỗng:
“Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn.”
Khi “thình lình”, đột ngột “đèn điện tắt” là lúc ánh sáng hiện đại, nhân tạo mất đi. Con người “vội bật tung cửa sổ” theo bản năng, như một thói quen. Và trong khoảnh khắc từ bóng tối bước ra ánh sáng, con người đã không khỏi ngỡ ngàng khi gặp lại, đối diện với vầng trăng tròn khi xưa. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ, đột ngột ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ.
Con người lặng lẽ đối diện với vằng trăng trong tư thế có phần thành kính:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng. “
Đối diện với ánh trăng là sự đối diện với chính mình, với con người hiện tại và cả với con người trong quá khứ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Dù con người đã đổi thay thì vầng trăng vẫn “tròn vành vạnh”. “Ánh trăng im phăng phắc” như một lời nhắc nhở, trách cứ đầy nghiêm khắc khiến con người bừng tỉnh và “giật mình” nhận ra sự thay đổi bạc bẽo của mình. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự đấu tranh với chính mình để sống tốt đẹp hơn.
Bài làm:
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu
a) Đọc văn bản “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” b) Tìm hiểu văn bản
(1) Bài thơ mang hình thức lời hát ru những em bé dân tộc Tà – ôi ở chiến khu Trị – Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Em hãy cho biết lời hát ru chia thành mấy khúc? Mỗi khúc được nhận ra bằng dấu hiệu nào?
Lời hát ru được chia làm 3 khúc, mỗi khúc có 2 khổ thơ:
Khúc thứ nhất: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội.
Khúc thứ hai: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.
Khúc thứ ba: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.
Mỗi khúc được nhận ra bằng dấu hiệu:
Từng khúc đều được mở đầu bằng hai câu: “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi – Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi.”
Bài làm:
Bài làm:
(4) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ?
Cấu trúc lặp đi lặp lại của lời ru tạo giọng điệu trữ tình, tha thiết, vừa mở rộng, vừa xoáy sâu vào trong lòng người đọc sự ngọt ngào, trìu mến.
2. Tổng kết từ vựng
a) Đọc bài ca dao và thực hiện yêu cầu “Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”
(Ca dao)
(1) Trong hai từ “nước non” và “lận đận”, từ nào là từ láy?
Trong hai từ “nước non” và “lận đận”, từ “lận đận” là từ láy.
(2) Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên.
Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên: nước non, thác, ghềnh, bể, ao.
(3) Chỉ ra và nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa.
Các cặp từ trái nghĩa:
lên – xuống: nhấn mạnh sự vất vả, gian truân trong cuộc đời.
đầy – cạn: nhấn mạnh cảnh đời ngang trái, loạn lạc, bể đầy, ao cạn.
b) Từ “chân” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển? Chỉ ra phương phức chuyển nghĩa của từ?
(1) Cỏ non xanh tận chân trời.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
(2) Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
(Chính Hữu – Đồng chí)
Từ “chân” trong câu thơ “Cỏ non xanh tận chân trời” được dùng theo nghĩa chuyển.
Phương thức chuyển nghĩa là phương thức ẩn dụ.
c) Bằng hiểu biết về trường từ vựng, em hãy phân tích nét độc đáo về nghệ thuật trong bài thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không?
(Vũ Quần Phương, Áo đỏ)
Trong đoạn thơ, tác giả đã xây dựng hai trường từ vựng:
Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng, tro.
Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa: lửa, cháy, tro.
Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhờ nghệ thuật dùng từ, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc. Qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
d) Đọc bài thơ và thực hiện yêu cầu
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
(Bà Huyện Thanh Quan, Thăng Long thành hoài cổ)
(1) Chỉ ra những từ Hán Việt và nhận xét về cách dùng từ trong bài thơ.
Những từ Hán Việt trong bài thơ: hí trường, tinh sương, thảo, tịch dương, tuế nguyệt, tang thương, đoạn trường.
Việc vận dụng các từ Hán Việt một cách linh hoạt đã mang đến cho bài thơ màu sắc cổ điển, trang trọng, làm nên giá trị của “Thăng Long thành hoài cổ” và đóng dấu phong cách riêng của nữ sĩ thành Thăng Long so với các nhà thơ trung đại khác cùng thời.
Bài làm:
e) Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh và điệp ngữ trong những câu thơ miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều: Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
( Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Biện pháp nghệ thuật so sánh và điệp ngữ được sử dụng rất đặc sắc và tinh tế, giúp diễn tả một cách sống động và gợi cảm âm thanh tiếng đàn của Thúy Kiều. Từ những tính chất vô hình và trừu tượng như “đục” và “trong”, “khoan”, “mau”, qua biện pháp so sánh đã được cụ thể hóa, chi tiết hóa, nghệ thuật hóa một cách đặc sắc.
3. Luyện tập về sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự
a) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu
( Lỗi lầm và sự biết ơn – sgk trang 100)
(1) Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn:
“Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”
“Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.
(2) Nêu tác dụng của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn.
Yếu tố nghị luận có tác dụng khiến câu chuyện trở nên sâu sắc và có ý nghĩa.
……………………………………………………………..
Giáo Án Bài Ánh Trăng
2. Kĩ năng 3. Thái độ 1. Giáo viên 2. Học sinh 1. Ổn định tổ chức
* Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạtHĐ1. HDHS đọc- tìm hiểu chú thích:
– GV hướng dẫn hs đọc: to, rõ, truyền cảm, ngắt nhịp đúng, thay đổi giọng đọc cho phù hợp:
+ Ba khổ thơ đầu giọng kể , nhịp thơ trôi chảy,bình thường:
+ khổ 4: giọng đột ngột ngất cao ngỡ ngàng với bước ngoặt của sự việc(sự xuất hiện của vầng trăng)
+ Khổ 5-6: giọng điệu thiết tha rồi trầm lắng cùng xúc cảm và suy tư lặng lẽ.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Duy?
2. Tìm hiểu chú thích:
a) Tác giả:
– Nguyễn Duy (1948)
– Tên khai sinh : Nguyễn Duy Nhuệ
– Quê: Thanh Hoá.
– Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì khỏng chiến chống Mỹ cứu nước.
– Từ năm 1977 ông là đại diện thường trú của báo Văn nghệ tại TPHCM.
– Được nhận giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972-1973.
H: Giới thiệu nét chính về tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ?.
b) Tác phẩm:
– Bài thơ: “Ánh trăng” được sáng tác năm 1978(ba năm sau khi nước nhà thống nhất) tại thành phố Hồ Chí Minh.Bài thơ được in trong tập thơ từng được tặng giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
c) Từ khó:
– Tri kỉ
– Buyn đinh
– Người dưng
HĐ2. HDHS đọc- hiểu văn bản:
H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? giống bài thơ nào đã học ở lớp dưới?
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Thể loại, phương thức biểu đạt:
– Thơ 5 chữ ( mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian, không gian. Mỗi khổ như một câu thơ, chỉ, viết hoa chữ cái đầu tiên ) khổ
– Đề tài: “ánh trăng” → đề tài quen thuộc trong thơ ca.
H: Tìm bố cục của bài thơ, nêu nội dung chính của từng phần?
2. Bố cục: 3 đoạn
+ Đoạn 1: 2 khổ đầu → Quan hệ giữa người và trăng trong quá khứ.
+ Đoạn 2: Khổ thứ 3 – 4 → quan hê giữa người và trăng trong hiện tại.
+ Đoạn 3: Khổ 5 – 6 → Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả.
1 HS đọc 2 khổ thơ đầu.
H: Trăng gắn bó với nhân vật trữ tình trong những hoàn cảnh nào? (em nhận xét như thế nào về phạm vi không gian trong các hình ảnh thơ:sông , đồng, bể)
H: Lúc ấy tình cảm người và trăng như thế nào?
H: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về tình cảm giữa người và trăng?
H: Vì sao khi ấy người cảm nhận trăng là tri và con người có tình nghĩa với trăng? Lúc ấy phong cách sống của con người như thế nào?
– Liên hệ bài thơ “Đồng chí” : “Đầu súng trăng treo”
H: Hai khổ thơ đầu cho em cảm nhận về vầng trăng trong quá khứ của nhà thơ là vầng trăng như thế nào?để người: ” ngỡ không bao giờ quên”
3. Phân tích
” Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
– Vầng trăng gắn với tuổi thơ trải rộng trên một không gian bao la( sống với đồng, sông , bể)
– Trăng gắn với những năm tháng quân ngũ ở rừng.
⇒ Trăng trở thành người bạn tri kỉ.
– Nghệ thuật: nhân hoá → trăng gần gũi thân thiết gắn bó với người
– Khi đó con người sống giản dị, thanh cao,chân thật trong sự hoà hợp, gần gũi với thiên nhiên: ” Trần trụi với thiên nhiên…. cây cỏ”
⇒ Đó là ánh trăng tri kỉ đẹp đẽ ân tình, gắn với hạnh phúc và gian lao của mỗi người, của đất nước.
– Gọi hs đọc 1 khổ thơ tiếp.
H: Rời xa quân ngũ, người lính về với cuộc sống hiện tại, qua các từ “ỏnh điện” và “cửa gương”, ” phòng buyn-đinh” em thấy lúc này người lính năm xưa có cuộc sống như thế nào?
H: Lúc này quan hệ giữa người và trăng như thế nào? Thế nào là người dưng và người dưng qua đường?
– Người dưng: người lạ không quen biết
– Người dưng qua đường: hoàn toàn là người xa lạ không hề quen biết với mình
H: Theo em tại sao lại có sự lãng quên như vậy?
H: Từ nguyên nhân dẫn đến sự xa lạ giữa người và trăng, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
b) Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại
” Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
– Người sống ở những buyn – đinh cao tầng,có đầy đủ tiện nghi hiện đại, có điện thắp sáng suốt ngày đêm.
– Trăng trở nên xa lạ, không còn gắn bó với người như trước nữa, thậm chí cả 2 đều tự thấy xa lạ với nhau
– Thời gian, không gian sống đổi thay, điều kiện sống cũng khác: con người có ánh điện,cửa gương nên coi thường, dửng dưng,vì không còn cần đến trăng.
⇒ Cuộc sống hiện đại,tiện nghi dễ làm con người ta quên đi những giá trị trong quá khứ.
– Gọi hs đọc khổ thơ thứ 4
H: Tình huống nào khiến con người gặp lại trăng, đối diện với trăng?
H: Trong tình huống ấy vầng trăng hiện lên như thế nào?
” Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
” vội bật tung cửa sổ”
⇒ Trăng hiện lên bất ngờ: một vầng trăng tròn đầy, vẹn nguyên.
– Gọi hs đọc 2 khổ thơ cuối.
H: Trong tư thế đối diện với vầng trăng tròn đầy vẹn nguyên con người có cảm xúc như thế nào?
H: Em hãy diễn tả lại cảm xúc dưng dưng?
H: Nguyên nhân nào khiến nhân vật trữ tình xúc động như vậy?
H: Khổ thơ có điệp từ “là” cùng với hình ảnh (sông, đồng, bể, rừng) xuất hiện liên tiếp có ý nghĩa gì? (đó là kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên trong sáng, kỉ niệm thời quân ngũ với những lời thề đồng đội khắc cốt ghi xương, những nơi anh đã sống, đã gắn bó, đã đi qua tất cả đều gắn bó với vầng trăng ân nghĩa, thuỷ chung)
H: “Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình”
Những câu thơ này cho em cảm nhận được vẻ đẹp nào của trăng?(trăng ở đây mang mấy tầng ý nghĩa?)
H: Em cảm nhận như thế nào về nghĩa của câu thơ ” ánh trăng im phăng phắc, đủ cho ta giật mình?
H: Tại sao nhà thơ lại giật mình?ý nghĩa của cái giật mình ấy?
H: Nếu trăng tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị tốt đẹp của quá khứ thì cái giật mình của con người trước trăng có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta điều gì?
c) Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình.
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì dưng dưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
– Cảm xúc ” có cái gì dưng dưng”
– dưng dưng” → niềm xúc động dâng trào, dung động,xao xuyến, gợi nhớ thương.
+ Gặp lại người bạn tri kỉ,tình nghĩa thuỷ chung ngày nào.
+ ánh trăng tròn đầy,vẹn nguyên làm sống dậy một thời quá khứ đẹp đẽ.
– Điệp từ “là”, phép liệt kê(sông, đồng, bể, rừng ) liên tiếp dồn dập diễn tả kỉ niệm trong quá khứ ùa về.
– Trăng luôn là vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên.
– Trăng bao dung độ lượng, tình nghĩa thuỷ chung không đòi hỏi đền đáp.
– Trăng ” im phăng phắc”: sự nghiêm khắc nhắc nhở,sự trách móc trong im lặng.
– Cái “giật mình” đáng trân trọng của con người đi tìm lại chính mình, tự thấy phải thay đổi cách sống để tự hoàn thiện mình.
⇒ Con người phải biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ.
HĐ3. HDHS tổng kết:
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
– Kết cấu: Giống như một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian, không gian có diễn, có nhân vật và sự việc.
– Giọng thơ: lúc tâm tình tự nhiên, khi dâng cao ngỡ ngàng, khi thiết tha trầm lắng suy tư.
– Thể thơ năm chữ: kết hợp hài hoà tự sự,trữ tình, nghị luận;tiết tấu nhịp nhàng, mỗi khổ viết liền mạch như một câu thơ, tạo sức truyền cảm.
– Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá, điệp từ.
– H/ả “ánh trăng” mang ý nghĩa biểu tượng.
– Từ một tâu chuyện riêng, bài thơ như một lời nhắc nhở chính mình, củng cố, cảnh tỉnh ở người đọc về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với qúa khứ.
* Ghi nhớ (SGK/157)
4. Củng cố – luyện tập
– GV hệ thống lại bài.
300 BÀI GIẢNG GIÚP CON LUYỆN THI LỚP 10 CHỈ 399K
Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 9 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!
Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Hướng Dẫn Soạn Văn Ánh Trăng Của Nguyễn Duy
Hướng dẫn soạn văn Ánh trăng của Nguyễn Duy – Chương trình Ngữ văn lớp 9
1. Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ?
-Bố cục của bài thơ theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại. Dòng cảm nghĩ của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự của câu chuyện được kể theo trình tự thời gian. Có một sự thay đổi rất lớn: hồi nhỏ sống trong thời chiến tranh, sống hồn nhiên và gần gũi với thiên nhiên, tưởng chừng như không bao giờ quên “cái vầng trăng tình nghĩa” ấy thế mà từ ngày về thành phố hiện đại, vầng trăng đã “như người dưng qua đường”.
-Trong dòng diễn biến theo thời gian, bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc thể hiện ở khổ thơ thứ 4: coi vầng trăng như người dưng, thì bỗng dưng mất điện, gặp lại vầng trăng. Trăng vẫn tròn, vẫn lặng im soi sáng, không kể gì đến sự vô tình của con người. Chính lúc đó, con người đã thức tỉnh.
2. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa:
-Trăng chính là biểu tượng của thiên nhiên tươi đẹp gần gũi, gắn bó với con người trong gian khó.
-Trăng cũng chính là tuổi thơ ngọt ngào, tươi vui: “Trần trụi với thiên nhiên – Hồn nhiên như cây cỏ”
-Trăng còn gợi về quá khứ thời chiến đấu: quan hệ thân tình khăng khít.
-Trăng biểu hiện cho tình nghĩa thủy chung: tình nghĩa trọn vẹn trong sáng trong những năm tháng chiến đấu.
Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. “Trăng cứ tròn vành vạnh” – đó là quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc” – đó là người bạn đang nhắc nhở nhà thơ. Con người có thể lãng quên thiên nhiên, nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy và bất diệt.
-Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, khi ngân nga, khi trầm lắng suy tư.
-Tác dụng của kết cấu và giọng điệu: góp phần bộc lộ những cảm xúc sâu xa của một người lính khi nghĩ về chiến tranh, về quá khứ.
-Thời điểm ra đời của bài thơ: bài thơ được sáng tác sau đại thắng mùa xuân 1975, khi người lính từ chiến khu trở về thành phố.
-Chủ đề bài thơ: gợi nhắc lại những năm tháng gian lao đã qua của đời người lính. Đó là lời nhắc nhở về thái độ sống thủy chung, nghĩa tình, trân trọng những tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp của những năm tháng gian khổ đấu tranh.
II. Luyện tập
Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn
Gợi ý:
Thiên nhiên tươi đẹp biết bao! Đối với tôi, trăng như người bạn tri kỉ đã cùng tôi đi qua những năm tháng thăng trầm của cuộc đời. Thời chiến tranh, giữa mưa bom bão đạn, trăng hiền hòa, gần gũi với cuộc sống, gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng nơi thôn dã. Nhưng khi hòa bình lập lại, về thành phố sống với những tiện nghi, hiện đại, tôi đã quên mất đi vầng trăng nghĩa tình. Và rồi, khi thành phố mất điện, tôi bật tung cửa sổ, vầng trăng ngày nào vẫn còn đó, vẫn tròn, vẫn sáng vành vạnh. Trăng không thay đổi, chỉ có con người đổi thay. Trong phút chốc, những kỉ niệm thời chiến đấu ùa về, tôi nhận ra mình đã quá vô tình với vầng trăng nghĩa tình ấy.
Theo chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Văn Bản: Ánh Trăng trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!