Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Chung Về Tác Phẩm Cô Bé Bán Diêm mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
– Đoạn trích Cô bé bán diêm trích trong tác phẩm Cô bé bán diêm – một trong những truyện ngắn hay, nổi tiếng giàu giá trị nhân văn.
b. Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (từ đầu… “cứng đờ ra”): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
– Phần 2 (tiếp… “chầu Thượng đế”): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra.
– Phần 3 (còn lại) Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.
c. Tóm tắt
Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
a. Giá trị nội dung
– Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ, qua đó thể hiện niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh.
b. Giá trị nghệ thuật
– Trí tưởng tượng bay bổng.
– Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng.
– Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.
– Kết cấu tương phản, đối lập.
Cô Bé Bán Diêm Của An
An-đéc-xen (1805-1875), sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đã tự lập kiếm sống, lưu lạc nhiều nơi.
Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.
Ông là nhà văn vĩ đại của ĐM thế kỷ XIX, là danh nhân văn hoá thế giới.
Bạn đọc khắp năm châu quen thuộc với nhiều truyện của ông như “Cô bé bán diêm”, “Bầy chim thiên nga”, “Nàng tiên cá”, “Bộ quần áo mới của hoàng đế”, “Nàng công chúa và hạt đậu”…
Đoạn trích: Cô bé bán Diêm trích trong “Cô bé bán diêm” – một trong những truyện ngắn hay nổi tiếng, giàu chất nhân văn.
Nội dung: Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An- đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
* Gia cảnh.
Bà nội và mẹ đã qua đời.
Sống với bố khó tính – hay chửi mắng.
Nhà nghèo, nơi ở tối tăm.
Phải đi bán diêm để kiếm sống.
⇒ Em bé thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Em phải chịu cảnh sống thiệt thòi hơn so với các bạn cùng trang lứa.
* Bối cảnh của truyện.
Thời gian: Đêm giao thừa.
Không gian: Rét buốt dữ dội, tuyết rơi đầy trời. Em bé một mình cô đơn, đói rét, lang thang trên đường để mong bán được một bao diêm hay có ai bố thí cho một chút
Mọi người xung quanh thờ ơ với em
→ Em hoàn toàn ko nơi nương tựa.
* Nghệ thuật tương phản.
→ Gợi tình cảnh đáng thương của em bé, gợi cho người đọc sự cảm thông với nỗi đau khổ mà những con người bất hạnh phải chịu, nhắc nhở sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người. ⇒ Nêu bật nỗi cực khổ của cô bé bán diêm, gợi niềm thương cảm cho người đọc
Em bé quẹt diêm 5 lần và mộng tưởng đẹp đẽ cứ hiện ra.
Mộng tưởng (quẹt diêm) → Thực tại (diêm tắt)
Lò sưởi ấm áp → bần thần trở về nỗi lo bán diêm
Bàn ăn thịnh soạn, ngỗng quay → Cô đơn, lạnh lẽo
Cây thông Nôen lộng lẫy → Tất cả bay lên trời, nghĩ đến bà
Bà nội hiện về, mỉm cười hiền hậu → Bà biến mất
Hai bà cháu bay lên
Các mộng tưởng của em bé diễn ra lần lượt theo thứ tự hợp lí (phù hợp với tâm lí tuổi thơ và hoàn cảnh thực tế của em)
Lần 1: Vì trời rét
Lần 2: Vì bụng đói
Lần 3: Đó là đêm giao thừa
Lần 4: Trong giờ phút hạnh phúc đó bà đã hiện về đem đến cho em t/y thương như thuở nào.
Các mộng tưởng lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nôen gắn liền với thực tế (em bé đang rất cần) Còn hình ảnh con ngỗng quay bay ra khỏi đĩa và hình ảnh hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời thì thuần tuý là mộng tưởng. ⇒ Làm nổi bật khát khao cháy bỏng và tình cảnh đang thương của cô bé bán diêm.
Em bé bán diêm đã chết.
Nguyên nhân: vì đói, rét.
Cái chết của em được miêu tả nhẹ nhàng, thanh thản. Đó là cái chết của 1 người toại nguyện “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” (bởi em đã được về với bà ở thế giới khác chẳng còn đói rét, buồn đau)
→ Em thật tội nghiệp. Người đời đối xử với em quá lạnh lùng, chỉ có mẹ, bà em là thương em, nhưng đều đã mất. Người cha đối xử với em thiếu tình thương, khách qua đường chẳng đoái hoài nên em chẳng bán được diêm, những người nhìn thấy thi thể em vào ngày mồng 1 tết cũng lạnh lùng như thế.
→ Cái chết của em bé:
Nói lên số phận bất hạnh của những con người đau khổ.
Tố cáo sự thờ ơ của xã hội, cảnh tỉnh thói vô tâm, ích kỉ của con người.
→ Thái độ của tác giả:
Vô cùng cảm thông, thương xót. Ông thấu hiểu sâu sắc tình cảnh của em rồi cùng em đi vào những mộng tưởng đẹp đẽ. Và chính ông đã tiễn đưa em với những giọt nước mắt và nụ cười an ủi cùng bà.
Tác giả muốn gửi gắm chúng ta: Con người phải biết yêu thương đùm bọc nhau.
Tổng kết
Nội dung
Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ.
Niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh.
Nghệ thuật
Trí tưởng tượng bay bổng
Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng
Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm
Kết cấu tương phản, đối lập
Soạn Bài Cô Bé Bán Diêm
Soạn bài Cô bé bán diêm
Bố cục
Chia làm 3 phần:
– Phần 1 ( từ đầu… cứng đờ ra): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
– Phần 2 (tiếp… chầu Thượng đế): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra
– Phần 3 ( còn lại) Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 ( trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Văn bản chia làm 3 phần:
– Phần 1 (từ đầu … cứng đờ ra) Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
– Phần 2 ( tiếp … chầu Thượng đế) những lần quẹt diêm của em bé
– Phần 3 (còn lại): Cái chết của em bé và thái độ của mọi người.
Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ.
+ Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.
+ Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu
+ lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.
Câu 2 ( trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
– Gia cảnh của cô bé bán diêm:
+ Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất
+ Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà
– Hình ảnh cô bé bán diêm:
+ Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường
+ Cả ngày không bán được bao diêm nào
– Thời gian: đêm giao thừa
– Không gian: ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn
+ trong phố sực nức mùi ngỗng quay
– Những hình ảnh đối lập nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:
Câu 3 ( trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
– Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra hợp lý với thực tế:
+ Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi, ngỗng quay
+ Khao khát được sum họp gia đình bên cây thông No-el
+ Muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu
+ Cảnh hai bà cháu bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn
– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông
– Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà
Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Cảm nghĩ về cô bé bán diêm:
– Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:
+ Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần
+ Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.
– Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:
+ Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình
+ Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em
– Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường
Đoạn kết truyện:
– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.
– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.
– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người)
Bài giảng: Cô bé bán diêm – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Bài Cô Bé Bán Diêm Của An
1. Tóm tắt nội dung bài Cô bé bán diêm
Hoàn cảnh em bé bán diêm bất hạnh trong tác phẩm. Những cảm thương sâu sắc đối với cô bé bán diêm
1.2. Nghệ thuật
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, tình tiết diễn biến của truyện hợp lí.
2. Soạn bài Cô bé bán diêm
Câu 1: Hãy xác định ba phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?
Có thể chia văn bản này thành ba phần:
Phần thứ nhất (từ đầu đến “những lời mắng nhiếc chửi rủa”): Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
Phần thứ hai (phần trọng tâm, tiếp đến “đã về chÀu Thượng đế”): Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.
Phần thứ ba (còn lại): Cái chết thương tâm của em bé.
Phần thứ hai là phần quan trọng nhất, dựa vào một chi tiết cô bé quẹt những que diêm để sưởi ta có thể chia phần này ra bốn đoạn nhỏ:
Cảnh hiện lên trong que diêm thứ nhất.
Cảnh hiện lôn trong que diêm thứ hai.
Cảnh hiện lôn trong que diêm thứ ba.
Cảnh hiện lên trong que diêm thứ tư.
Câu 2: Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của nhân vật cô bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện? Liệt kê những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhắm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé.
Qua phần đầu, ta thấy gia cảnh của nhân vật cô bé bán diêm
Bà nội mất, gia sản tiêu tán.
Nơi gia đình em đang sống là một xó tối tăm và những lời mắng nhiếc, chửi rủa, cha con em ở trên cái gác sát mái, gió thổi rít vào trong nhà.
Cảnh bán diêm của cô bé.
Thời gian: đêm giao thừa mọi người ở trong nhà quây quần đoàn tụ.
Không gian: ở trong mọi nhà đều rực sáng ánh đèn và sực nức mùi ngỗng quay, ngoài đường trời rét mướt cô bé bán diêm đầu trần chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối, đôi tay cứng đờ.
Tình cảnh: em không thể về nhà vì chưa bán được bao diêm nào và chưa có ai bố thí cho em xu nào đem về nên nhất định cha em sẽ đánh em.
⇒ Hoàn cảnh thật đáng thương, tội nghiệp, sự tương phản dữ dội giữa một em bé bơ vơ, cỏi cút đói rách trong đêm giao thừa và không khí ấm cúng của mọi người trong đêm giao thừa, chính vì vậy mà càng đáng thương hơn, xót lòng hơn.
Câu 3: Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra theo thứ tự hợp lí. Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng?
Lần thứ nhấtLúc này gió thổi rít, hai tay em cứng đờ, em phải ngồi trong góc tường cho đỡ lạnh
Em tưởng như đang ngổi trước một lò sưởi bằng sắt, có những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt
Em bần thần cả người nghĩ tới việc cha em giao đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng.
Lần thứ haiSuốt cả ngày em chưa được ăn bụng đang đói cồn cào
Em tưởng như đang ngổi trước một lò sưởi bằng sắt, có những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt
Em bần thần cả người nghĩ tới việc cha em giao đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng.
Lần thứ baLúc này đang đêm giao thừa em ao ước có được đêm giao thừa thật đẹp như bao người khác
Cây thông Nô-en trang trí thật lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh, rất nhiều bức tranh màu sặc sỡ
Những ngôi sao đổi ngôi trên bầu trời – có ai vừa chết?
Lẩn thứ tư và liên tiếp những que diêm khácLúc này em đang cô đơn dang khao khát tình thương của người thân yêu
Bà em đang mỉm cười, bà em to lớn và đẹp lão
Bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao mãi
Trong số các mộng tưởng ấy, những điều gắn với thực tế là lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en. Những điều thuần tuý chỉ là mộng tưởng là ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn, phuốc sét cắm trên lưng tiến về phía em bé, bà em đang mỉm cười với em, bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi…
Câu 4: Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng
Em bé trong truyện thật tội nghiệp. Chi có bà và mẹ là những người yêu thương em thì đã mất. Em phải sống với người cha vì nghèo khổ mà dối xử với em thiếu tình thương. Người đời cũng đối xử với em quá lạnh lùng: khách qua đường chẳng ai đoái hoài dến lời chào hàng của em nên em chẳng bán được bao diêm nào; những người nhìn thấy thi thể em chết vì lạnh cóng và đói vào sáng ngày mồng một tết cũng chỉ với một thái độ thờ ơ. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thông cảm, thương yêu đối với em bé bất hạnh qua câu chuyện đầy cảm động của mình. Chính tình thương yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hổng và đôi môi mỉm cười, đồng thời hình dung ra cảnh huy hoàng hai bà cháu bay lên trời để đón những niềm vui đầu năm. Truyện cỏ bé bán diêm gợi lên cho chúng ta niềm cảm thông và nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
3. Một số bài văn mẫu về văn bản Cô bé bán diêm
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Chung Về Tác Phẩm Cô Bé Bán Diêm trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!