Đề Xuất 3/2023 # Tiếng Việt 5 Vnen Bài 23A: Vì Công Lý # Top 3 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Tiếng Việt 5 Vnen Bài 23A: Vì Công Lý # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tiếng Việt 5 Vnen Bài 23A: Vì Công Lý mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 23A: Vì công lý

A. Hoạt động cơ bản

(Trang 51 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Kể tên những người có tài xử án mà em biết?

Trả lời

Những người có tài xử án mà em biết là:

Nguyễn Khoa Đăng

Bao Công (Trung Quốc)

Nguyễn Mại

Phí Trực

(Trang 51 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: “Phân xử tài tình”

(Trang 52 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A

Trả lời

a-5

b-3

c-1

d-7

e-4

g-6

h-2

(Trang 53 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 4. Cùng luyện đọc

* Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?

* Không tìm được chứng cứ phát hiện kẻ gian, quan án đã dùng cách gì đế tìm ra kẻ gian, nhanh chóng phá được vụ án?

* Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

Trả lời

(1) Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử việc tranh giành một tấm vải.

(2) Quan cho lính về nhà họ xem thì cả hai đều có khung cửi như nhau. Quan đã ra lệnh xé tấm vải làm đôi, mỗi người một nửa. Khi đó, một người đàn bà đã bật khóc và quan bảo đưa tấm vải cho người phụ nữ này rồi trói người kia lại.

(3) Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì họ không phải là người đổ bao công sức, mồ hôi, chính tay làm ra tấm vải ấy nên họ không xót xa và tiếc nuối.

(Trang 53 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Sắp xếp lại thứ tự các sự việc sau cho đứng dưới đoạn kể về cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa:

(1) “Đánh đòn” tâm lí: “Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sè làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm”.

(2) Cho gọi hết sư sãi, kê ăn người ơ trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc, vừa chạy đàn vừa niệm Phật.

(3) Quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thĩnh thoáng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vị chỉ kẻ có tật mới hay giật mình.

(4) Nhờ sư cụ biện lễ cúng Phật.

Thứ tự đúng là: …………….

Trả lời

(4) Nhờ sư cụ biện lễ cúng Phật.

(2) Cho gọi hết sư sãi, kê ăn người ơ trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc, vừa chạy đàn vừa niệm Phật.

(1) “Đánh đòn” tâm lí: “Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm”.

(3) Quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thĩnh thoáng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vị chỉ kẻ có tật mới hay giật mình.

(Trang 53 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Chọn ý đúng để trả lời:

(1) Vì sao đê tìm ra kẻ lấy trộm tiền, quan lại cho người trong chùa cầm thóc chạy đàn?

a. Vì quan tin là thóc trong tay ke gian sẽ nảy mầm.

b. Vì quan biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.

c. Vì quan cần có thời gian đế thu thập chứng cứ.

d. Vì quan tin là các chú tiểu thường tò mò.

(2) Quan án phá được các vụ án rất tài tình là nhờ những lí do nào?

a. Nhờ thông minh, có óc phán đoán.

b. Nhờ hiểu đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.

c. Vì có người đã ngầm báo trước.

d. Vì yêu công lí, lẽ phải, thương dân.

Trả lời

(1) Vì sao đê tìm ra kẻ lấy trộm tiền, quan lại cho người trong chùa cầm thóc chạy đàn?

Đáp án đúng là: b. Vì quan biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.

(2) Quan án phá được các vụ án rất tài tình là nhờ những lí do nào?

Đáp án đúng là: a, b, d

a. Nhờ thông minh, có óc phán đoán.

b. Nhờ hiểu đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.

d. Vì yêu công lí, lẽ phải, thương dân.

B. Hoạt động thực thành

(Trang 54 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Nhớ – viết: Cao Bằng (4 khổ đầu)

Trả lời

CAO BẰNG

Sau khi qua đèo Gió

Ta lại vượt đèo Giàng

Lại vượt đèo Cao Bắc

Thì ta tới Cao Bằng

Cao Bằng, rõ thật cao!

Rồi dần dần bằng xuống

Đầu tiên là mận ngọt

Đón môi ta dịu dàng.

Rồi đến chị rất thương

Rồi đến em rất thảo

Ôm lành như hạt gạo

Bà hiền như suối trong.

Còn núi non Cao Bằng

Đo làm sao cho hết

Như lòng yêu đất nước

Sâu sắc người Cao Bằng.

(Trang 54 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Tìm tên riêng thích hợp với mỗi chỗ trông, biết rằng những tên riêng đó là:

Điện Biên Phủ, Công Lý, Côn Đảo, Sài Gòn,

Vỏ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Bê Văn Dàn.

a. Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù ……….. là chị ………….

b. Trong chiến dịch …………, anh ……………. đã lây thân mình làm giá súng.

c. Anh ……………. là người chiến sĩ biệt động …………….. đã đặt mìn trên cầu …………… mưu sát Mắc Na-ma-ra.

Trả lời

a. Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.

b. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, anh Bế Văn Đàn đã lấy thân mình làm giá súng.

c. Anh Nguyễn Văn Trỗi là người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na-ma-ra.

(Trang 54 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Tìm tên riêng bị viết sai trông đoạn thơ và viết lại vào vở cho đúng

Cửa gió Tùng Chinh

Đường tuần tra lên chóp Hai ngàn

Gió vù vù quất ngang cành bứa

Trông xa xa nhập nhòe ánh lửa

Vật vờ đầu núi sương sa.

Cửa gió này người xưa gọi

Ngã ba Cắt con suối hai chiều dâng lũ

Nơi gió Tùng Chinh, Pù mo, Pù xai hội tụ

Chắn lối mòn lên đỉnh Tùng Chinh.

Trả lời

-Những từ bị viết sai trong đoạn thơ trên: Hai ngàn, Ngã ba, Pù mo, pù xai

-Sửa lại cho đúng là: Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Xai.

C. Hoạt động ứng dụng

(Trang 55 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Cùng người thân tìm một câu chuyện nói về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh hoặc một câu chuyện kể về việc em làm để góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.

Trả lời

Tôi xin kể câu chuyện Người bạn đường của chồn trắng. Câu chuyện này tôi đọc được trong cuốn kể chuyện 5. Vậy chồn trắng là ai, sau đây tôi xin kể lại câu chuyện:

Trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, chúng ta có rất nhiều chiến công thầm lặng đóng góp không nhỏ vào chiến thắng chung của dân tộc, trong đó có chiến công của các chiến sĩ lực lượng an ninh giải phóng. Câu chuyện tôi kể các bạn nghe có tên gọi Người bạn đường của chồn trắng, nhằm ca ngợi mưu trí của một trinh sát trong lực lượng an ninh ở chiến trường Tây Nguyên.

Chuyện xảy ra trong thời kì chống Mĩ. Lúc ấy đã quá trưa, trên một con đường xuyên rừng ở Tây Nguyên vắng vẻ, có một chiến sĩ quân Giải phóng đang hối hả đi ngược về biên giới Việt – Lào.

Đến một khúc ngoặt, bất ngờ người chiến sĩ ấy gặp một thanh niên ngồi nghỉ cạnh đường. Thấy người chiến sĩ Giải phóng đi tới, anh thanh niên liền gọi:

-Đồng chí ơi, nghỉ chân cái đã. Chờ tôi đi một thể cho vui. Gặp được người bạn đường, anh chiến sĩ Giải phóng liền vui vẻ nhận lời.

Họ vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, chả mấy chốc đã thành đồi bạn thân. Anh chiến sĩ Giải phóng lúc đầu hào hứng kể cho bạn nghe, nhưng sau thấy người thanh niên này quá tò mò thì anh bắt đầu cảnh giác hơn về lời nói của mình.

Trời tối, hai người dừng lại, mắc võng ngủ tạm ở một khu rừng. Anh chiến sĩ Giải phóng đặt mình xuống là ngủ ngay. Người thanh niên nọ vẫn huyên thuyên. Nhưng khi không thấy anh chiến sĩ Giải phóng đáp lại nữa thì hắn bỗng làm thinh và thận trọng xem anh ta đã ngủ sạy chưa. Sau đó hấn bật đèn pin ghi chép bằng một loại bút chì đặc biệt trên một cuốn sổ tay bé tí. Trong khi hắn ghí chép, anh chiến sĩ Giải phóng mặc dù ngáy rất to nhưng đã bí mật theo dõi việc làm mờ ám của hắn.

Hôm sau, trời vừa rạng sáng, họ dậy dọn hành trang rồi lại đi. Vượt qua một chặng đường dài họ nghỉ chân nấu cơm, ăn sáng. Gã thanh niên được phân công mang bi đông xuống suối lấy nước. Bất ngờ, anh chiến sĩ Giải phóng rút súng ra chĩa vào ngực hắn quát:

– Tên gián điệp khốn kiếp. Mày dừng hòng che mắt được tao. Mày đã bị bắt, giơ tay lên.

Hắn há hốc mồm kinh ngạc, hai cánh tay run rẩy giơ lên trời. Song hắn vẫn cố hỏi:

– Sao lại thế này? Anh điên à?

– Không, tao không điên, mày đã ghi lại những gì vào trong cuốn sổ? Lúc này gã thanh niên thực sự run sợ van xin được tha tội chết, xin biếu anh chiến sĩ Giải phóng một ít vàng, nhưng anh chiến sĩ Giải phóng đã giằn giọng kết tội hắn:

– Đồ gián diệp. Hãy dẹp cái trò ấy đi nếu không tao bắn chết ngay tức khắc.

Theo sự truy hỏi của anh, hắn đã khai thật về lai lịch và hoạt động của hắn như sau:

Tên hắn là Ngô Văn Miễn, quê ở Quảng Đả, 26 tuổi gia nhập đoàn “Bình Định” của Mĩ – Ngụy hơn một năm nay.’Trong quá trình đi theo địch, hắn đã phá cơ sở cách mạng, tra khảo những người bị tình nghi là Việt Cộng. Hắn đã đánh chết hai người cách đây ba tháng, hắn bị quân Giải phóng bắt được và đem về cải tạo ở một trại giam trong rừng. Nhưng rồi một hôm hắn trốn thoát. Hắn đang trên đường đi tìm cơ sở thì gặp anh chiến sĩ Giải phóng.

Thế là rõ. Sau khi giải tên Miễn đi một đoạn đường, người chiến sĩ bỗng bắt hắn rẽ vào một hẻm núi rậm rạp. Tên phạm tội cảm thấy có điều gì chẳng lành bèn van xin. Nhưng người chiến sĩ vẫn cứng rắn:

– Mày là tên ngoan cố, tao phải khử mày.

Nói rồi, người kia rút súng, lên đạn chĩa vào ngực tên gián điệp:

– Cho mày nói lời cuối cùng.

Nhưng tên Miễn không nói gì, hắn nhắm mắt lại, miệng lẩm nhẩm. Bất ngờ, người kia cười ha hả:

– Thàng Miễn! Ông nội mi tha chết cho đó! Cám ơn ông nội mi đi!

Tên Miễn mở mắt đầy ngạc nhiên thì gã lại cười to hơn:

– Tao không phải là Việt Cộng. Tao là thượng cấp của mi. Tao thử mi đó. Đồ nhát gan như thỏ đế.

+ Nói xong gã cởi trói cho Miễn. Lúc này Miễn mới thực sự hoàn hồn, mừng rỡ rối rít. Từ đó hai đứa thực sự tin nhau. Chúng bàn với nhau kế hoạch hành động. Thì ra gã kia đâu phải là chiến sĩ Giải phóng, gã là một tên sĩ quan thám báo của Mĩ Ngụy, có biệt danh là “Chồn Trắng” khét tiếng nguy hiểm. Sau đó “Chồn Trắng” đưa Miễn giới thiệu với một số đầu mối nằm vùng của hắn.

Công việc của tên “Chồn Trắng” tưởng như đang thuận đà tiến tới thì chỉ sau một thời gian ngắn, tất cả các cơ sở của hắn đều bị cơ quan an ninh Giải phóng khám phá. Cuối cùng tên “Chồn Trắng” cũng bị tóm cổ. Hắn gặp đủ mặt đồng bọn trong trại giam, chỉ có Miễn là không thấy.

Vậy Miễn ở đâu?

Xin tiết lộ bí mật: Miễn, người bạn đường của “Chồn Trắng” là một chiến sĩ trinh sát an ninh nhân dân Giải phóng. Tên thật của anh là Lê Quang. Anh đã dùng mưu đưa được “Chồn Trắng” và đồng bọn vào bẫy, phá vỡ mộng bình định của chủng ở vùng này.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Soạn Văn 8 Vnen Bài 23: Nước Đại Việt Ta

Soạn văn 8 VNEN Bài 23: Nước Đại Việt ta

A. Hoạt động khởi động

(trang 42, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Trình bày những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi.

Trả lời:

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

Nguyễn Trãi tên hiệu ức Trai, sinh năm 1380, quê gốc ở xã Chi Ngại (Nay là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. (trang 42, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Đọc văn bản Nước Đại Việt ta

2. (trang 44, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Tìm hiểu văn bản

a. Hai câu “”Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” cho thấy cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?

b. So với bài Sông núi nước Nam, ở văn bản này Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát triển những căn cứ nào để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc?

c. Phân tích ý nghĩa và hình thức biểu đạt của hai câu: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”.

d. Trong 6 câu cuối của đoạn trích, tác giả đã đưa ra những “chứng cớ còn ghi” trong sử sách. Em có nhận xét gì về những “chứng cớ” này?

e. Những nhận xét sau nói về giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”. Khoanh tròn vào Đ (đúng) hoặc S (sai) với mỗi trường hợp:

g. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp hài hòa lí lẽ và dẫn chứng. Qua đoạn trích Nước Đại Việt ta hãy chứng minh điều đó.

Trả lời:

a. Hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” cho thấy cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: yên dân, trừ bạo.

+ Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân.

+ Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước.

+ “yên dân” là thương dân, lo cho dân

+ “trừ bạo” lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh).

→ Tư tưởng “nhân nghĩa” theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.

b. So với bài Sông núi nước Nam, ở văn bản này Nguyễn Trãi đã có sự kế thừa và phát triển những căn cứ để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc:

+ Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu

+ Phong tục tập quán

+ Lịch sử hình thành và phát triển riêng

+ Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc

– Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.

– Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.

+ Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.

c. Phân tích ý nghĩa và hình thức biểu đạt của hai câu: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”:

+ Cách nhìn vào lịch sử dân tộc bằng cái nhìn như thế là có chiều sâu, đảm bảo được sức sống trường tồn không gì khuất phục được.

+ Đoạn thơ trần thuật, đúng hơn là tự thuật ấy nếu hiểu sâu xa thì có đến hai lớp nghĩa: giữa các triều đại phương Nam và phương Bắc không chỉ có sự tồn tại ngang hàng mà còn có lí do để có sự tồn tại ngang hàng.

+ So với câu thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” đời Lí, niềm tự hào, tự tôn đã nâng lên một bậc, nâng lên bằng một ý thức văn hoá hẳn hoi. Cái linh, cái hồn vía của “địa linh” đã tạo ra “nhân kiệt” là lẽ đương nhiên như thế.

d. Trong 6 câu cuối của đoạn trích, tác giả đã đưa ra những “chứng cớ còn ghi” trong sử sách:

+ Tác giả nêu những dẫn chứng cụ thể, đầy thuyết phục về sức mạnh của dân tộc ta đã kinh qua nhiều thử thách và lịch sử đã từng ghi lại bao chiến công lừng lẫy của cha ông ta: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô bị bắt, Ô Mã bị giết.

⇒ Chúng ta thấy dẫn chứng được đưa ra một cách dồn dập theo hình thức liệt kê, cho thấy sức thuyết phục càng cao; đồng thời thấy rõ được niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả khi đứng trước những chiến công đó.

e. Hoàn thành bảng:

g. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp hài hòa lí lẽ và dẫn chứng:

+ Dẫn ra sự thất bại thảm hại của những kẻ bạo ngược, làm điều trái nhân nghĩa: Lưu Cung, Triệu Tiết, Ô Mã, Toa Đô.

+ Lấy chứng cớ từ sử sách- điều không thể chối cãi.

+ Lời lẽ đanh thép, hùng hồn, minh chứng cho sức mạnh chính nghĩa.

+ Thể hiện niềm tự hào dân tộc

3. (trang 45, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Tìm hiểu về hành động nói (tiếp theo)

a. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (1). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy (2). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (4). Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến (5).

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

(1) Xác định kiểu câu và mục đích nói của mỗi câu trong đoạn trích.

(2) Có phải mỗi kiểu câu lúc nào cũng tương ứng với một mục đích nói không? Vì sao?

b. Nối câu ở cột A với hành động nói phù hợp ở cột B.

(1) Sao con lại để quần áo lôi thôi, luộm thuộm thế này?

a) Bộc lộ cảm xúc

(2) Anh có thể chỉ cho tôi đường đến chợ huyện không?

b) Hỏi

(3) Ngày mai thời tiết thế nào nhỉ?

c) Dự đoán

(4) Chúng tôi sẽ phải đi rất nhanh mới có thể kịp giờ lên tàu.

d) Cầu khiến

(5) Anh ta sẽ giữ đúng lời hứa đấy!

e) Trình bày

Trả lời:

a. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

(1) Kiểu câu của các câu trong đoạn trích là câu trần thuật.

Mục đích nói của mỗi câu:

[1] Trình bày

[2] Trình bày

[3] Trình bày

[4] Điều khiển

[5] Điều khiển

(2) Không phải mỗi kiểu câu lúc nào cũng tương ứng với mục đích nói. Vì hành động nói có thể thực hiện bằng cách trực tiếp (dùng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó) và gián tiếp (bằng các kiểu câu khác).

b. Nối: (1) – a; (2) – d; (3) – b; (4) – e ; (5) – c

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 45, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.

Trả lời:

Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ:

2. (trang 45, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Chỉ ra các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu đó thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu: – Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói… Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo: – Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. Dế Choắt nhìn tôi mà rằng: – Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: – Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! Tôi về, không một chút bận tâm.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Trả lời:

+ Những câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích:

– Song anh cho phép em mới dám nói. – Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. – Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… – Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

+ Các câu này thể hiện mối quan hệ và tính cách các nhân vật:

● Dế Choắt là người yếu đuối hơn nên nói lời đề nghị một cách khiêm nhường, nhã nhặn, có chút ngập ngừng, sợ sệt.

● Dế Mèn kiêu căng, tỏ ra mình là bẻ trên nên lời nói tỏ ra huênh hoang, hách dịch.

3. (trang 45, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Mỗi mục đích nói có thể được thực hiện bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cho ví dụ cụ thể theo mẫu:

Trả lời:

4. (trang 45, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Luyện tập về luận điểm

a. Luận điểm là gì ? Khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng.

A – Là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.

B – Là một phần của vấn đề được giải quyết trong bài văn nghị luận.

C – Là những tư tưởng, quan điểm mà người viết (nói) đưa ra trong bài văn nghị luận.

D – Là tư tưởng, quan điểm chính được trích dẫn trong bài văn nghị luận.

b. Những nhận xét sau nêu lên yêu cầu của luận điểm. Khoanh tròn vào ô D (đúng) hoặc S (sai) với mỗi nhận xét sau :

c. Đoạn văn sau đây nêu luận điểm “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” hay ” Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc”? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.

Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hay hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho đất nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phài là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lồng lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa “mối hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!

(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc)

– Giải thích thế nào là sống có trách nhiệm.

– Những biểu hiện của lối sống có trách nhiệm.

– Là học sinh, cần nêu cao những trách nhiệm gì ?

– Vì sao cần phải sống có trách nhiệm ?

– Con người hiện nay đã sống có trách nhiệm hay chưa ?

– Tác dụng/ lợi ích của lối sống có trách nhiệm.

– Sống có trách nhiệm với gia đình là thế nào ?

Hãy sắp xếp những luận điểm đã lựa chọn theo một trình tự hợp lí (có thể bổ sung thêm nếu cần). Giải thích về sự sắp xếp, bổ sung đó.

Trả lời:

a. Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm mà người viết (nói) đưa ra trong bài văn nghị luận.

Chọn đáp án : C – Là những tư tưởng, quan điểm mà người viết (nói) đưa ra trong bài văn nghị luận.

b. Hoàn thành bảng:

c. Xác định luận điểm cho đoạn văn:

Cả hai luận điểm nêu trên đều chưa thực sự phù hợp. Ta có thể thay đổi thành luận điểm : “Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”.

Lựa chọn như vậy vì hai luận điểm mà đề bài đưa ra đều không khái quát, thâu tóm được vấn đề chính mà đoạn văn nói đến.

d. Sắp xếp lại :

– Giải thích thế nào là sống có trách nhiệm.

– Những biểu hiện của lối sống có trách nhiệm.

– Vì sao cần phải sống có trách nhiệm ?

– Con người hiện nay đã sống có trách nhiệm hay chưa ?s

– Là học sinh, cần nêu cao những trách nhiệm gì ?

Các luận điểm trên được sắp xếp theo trình tự của cấu trúc một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí:s

Giải thích tư tưởng – Biểu hiện của tư tưởng – Lí giải vì sao – Mở rộng, phản đề – Bài học nhận thức và hành động.

D. Hoạt động vận dụng

1. (trang 47, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) So sánh với bài Sông núi nước Nam (đã học lớp 7), em hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Trả lời:

– 2 văn bản đều thể hiện chung khát vọng tự do, độc lập. Những lời khẳng định chắc chắn, dõng dạc về chủ quyền của dân tộc, vì thế mà hai văn bản được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc.

– Văn bản Nam Quốc sơn hà ra đời trong thế kỷ XI trong cuộc kháng chiến chống Tống. Bài thơ khẳng định chủ quyền thông qua hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền.

Nước Đại Việt ta ngoài hai yếu tố trên còn bổ sung thêm các yếu tố về văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử, anh hùng hào kiệt.

→ Thể hiện sự kế thừa và phát triển về ý thức dân tộc Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV.

a) Bác ơi, có cái bưu điện nào ở gần đây không ạ?

b) Bác làm ơn chỉ giúp cháu đường đến bưu điện ở đâu ạ.

c) Bác ơi, bác cho cháu hỏi thăm có bưu điện nào gần khu vực này không ạ?

d) Đường đến bưu điện đi lối nào hả bác?

e) Bưu điện ở chỗ nào bác ơi?

g) Bác ơi, bác chỉ giúp cháu đường đến bưu điện với ạ!

Trả lời:

Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên:

c) Bác ơi, bác cho cháu hỏi thăm có bưu điện nào gần khu vực này không ạ?

b) Bác làm ơn chỉ giúp cháu đường đến bưu điện ở đâu ạ.

g) Bác ơi, bác chỉ giúp cháu đường đến bưu điện với ạ!

a) Bác ơi, có cái bưu điện nào ở gần đây không ạ?

d) Đường đến bưu điện đi lối nào hả bác?

e) Bưu điện ở chỗ nào bác ơi?

Những cách hỏi ở trên được ưu tiên vì mang tính lịch sự, tế nhị cao.

3. (trang 48, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Giả sử em là tổ trưởng và trong tổ em tháng này có bạn An tiến bộ về nhiều mặt rất đáng được tuyên dương trước lớp. Em cần khẳng định điều đó với giáo viên chủ nhiệm. Em sẽ lựa chọn những luận điểm nào để trình bày ý kiến của mình.

Trả lời:

Em sẽ lựa chọn những luận điểm như sau:

– Bạn có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, kỷ luật của lớp, của trường.

– Trong lớp bạn chú ý nghe giảng và hăng hái xung phong phát biểu.

– Điểm số của bạn đã cải thiện tích cực so với tháng trước.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

(trang 48, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Lựa chọn một văn bản nghị luận đã học hoặc đã đọc và tìm hiểu về việc trình bày luận điểm trong văn bản đó.

Trả lời:

Học sinh có thể chọn văn bản Chiếu dời đô. Đây là văn bản có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa lý và tình theo mạch lập luận:

+ Đầu tiên, dẫn chứng lịch sử về các triều đại dời đô và trở nên hưng thịnh – do phù hợp với mệnh trời và lòng dân.

+ Dẫn ra nhà Đinh, Lê tiền triều tự làm theo ý mình vẫn đóng đô ở Hoa Lư khiến có cho vận mệnh suy, dân không phát triển.

+ Khẳng định và ngợi ca vị thế của thành Đại La: vị trí địa lý, thế đất, thuận lợi giao thương phát triển kinh tế.

+ Vua Lý đánh giá Đại La là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương trời, là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn.

→ Chiếu dời đô có sức thuyết phục do nhà vua có tầm nhìn đúng đắn, sâu sắc về thành Đại La- Thăng Long. Lời dụ chiếu được trình bày qua lối văn biền ngẫu, đối thoại mở với bề tôi → hợp lý hợp tình.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2 chương trình mới.

Tiếng Việt 5 Vnen Bài 9A: Con Người Quý Nhất

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 9A: Con người quý nhất

A. Hoạt động cơ bản

Trả lời

Quan sát các bức tranh em thấy:

* Tranh 1: Những người nông dân hân hoan, vui mừng khi thu hoạch lúa.

* Tranh 2: Người kĩ sư đang thiết kế mẫu ô tô.

* Tranh 3: Người thợ mỏ đang khoan ở hầm mỏ để khai thác than, đá vật liệu xây dựng…

* Tranh 4: Người thợ điêu khắc đang tạc tượng phục vụ cho đời sống văn hoá, tâm linh của con người…

(Trang 92 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

(Trang 92 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 5. a. Nối từ ngữ ở 3 cột trong phiếu học tập để tạo thành ý kiến của mỗi bạn Hùng, Quý, Nam

b. Dựa vào kết quả làm bài tập ở mục (a), nói thành câu trọn vẹn theo mẫu.

* Theo bạn Hùng, quý nhất là … vì …

* Theo bạn Quý, quý nhất là … vì …

* Theo bạn Nam, quý nhất là … vì …

Trả lời

a. Nối:

b. Nói thành câu trọn vẹn là:

* Theo bạn Hùng, quý nhất là lúa gạo vì lúa gạo nuôi sống con người.

* Theo bạn Quý, quý nhất là vàng bạc vì vàng bạc quý và hiếm.

* Theo bạn Nam, quý nhất là thì giờ vì có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc.

(Trang 92 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (1). Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?

a. Con người đáng quý nhất

b. Người ta là hoa đất

c. Con người làm ra tất cả.

Trả lời

(1) Thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

7. Tìm hiểu về đại từ

(Trang 93 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (1). Đọc các câu sau:

a. Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sông được không?”. Quý và Nam cho là có lí.

b. Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.

c. Tôi rất thích thơ. Em gái tôi cũng vậy.

d. Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động.

(Trang 93 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (2). Chọn từ in đậm xếp vào mỗi cột A hoặc B trong bảng ở phiếu học tập:

Trả lời

B. Hoạt động thực thành

(Trang 93 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (1) Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai?

(Trang 93 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (2) Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ tình cảm gì?

Mình về với Bác miền xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người

Trả lời

(1) Các từ in đậm được dùng để chỉ Bác Hồ.

(2) Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ sự kính trọng, biết ơn, ca ngợi,yêu mến Bác Hồ.

(Trang 94 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2.Xếp các đại từ có trong bài ca dao sau vào nhóm thích hợp

Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

-Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

Chẳng tin ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

a.Đại từ chỉ nhân vật đang nói: ông…

b.Đại từ chỉ nhân vật đang nghe: ….

c.Đại từ chỉ nhân vật được nói đến:…

Trả lời

a.Đại từ chỉ nhân vật đang nói: ông, cái cò, cái vạc, cái nông

b.Đại từ chỉ nhân vật đang nghe: cái cò, cái vạc, cái nông

c.Đại từ chỉ nhân vật được nói đến: mẹ con cái diệc

Một con quạ khác nước. Quạ tìm thấy một chiếc lọ có nước. Song nước trong lọ có ít, cổ lọ lại cao, quạ không sao thò mỏ vào uông được. Quạ liền nghĩ ra một kế. Quạ lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ. Nước dâng lên dần dần. Thế là quạ tha hồ uống.

Một con quạ khát nước. Nó tìm thấy một chiếc lọ có nước. Song nước trong lọ có ít, cổ lọ lại cao, nó không sao thò mỏ vào uống được. Quạ liền nghĩ ra một kế. Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ. Nước dâng lên dần dần. Thế là quạ tha hồ uống.

b) Cách dùng từ ở đoạn B hay hơn. Tránh lặp lại từ quạ.

(Trang 94 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) a) Cách dùng từ ở hai đoạn văn có gì khác nhau?

(Trang 94 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) b) Cách dùng từ ở đoạn văn nào hay hơn? Vì sao?

Trả lời

a) Đọc hai đoạn văn ta thấy:

Đoạn A có từ quạ được lặp lại.

Đoạn B có đại từ nó thay cho từ quạ.

(Trang 3 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 5. Thi tìm nhanh từ ngữ chứa tiếng có trong bảng

a)

b)

Trả lời

a)

b)

(Trang 95 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 6. Thi tìm từ nhanh (chọn a hoặc b).

a. Các từ láy âm đầu i.

M: long lanh

b. Các từ láy vần có âm cuối ng.

M: lóng ngóng

Trả lời

a. Các từ láy âm đầu l: long lanh, lấp lánh, líu lo, lung linh, lạnh lùng, lóng lánh, lạnh lẽo, lạ lùng, lạc lõng, lúng liếng, lai láng, lam lũ…

b. Các từ láy vần có âm cuối ng: vội vàng, mênh mang, trang trọng, vang vọng, lông bông, loáng thoáng, loạng choạng, lúng lúng, leng keng, lúng túng…

C. Hoạt động ứng dụng

(Trang 95 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Trao đổi với người thân về một nghề nào đó (nghề đó sản xuất ra thứ gì, cần dụng cụ lao động gì, nghề đó yêu cầu gì ở người lao động: sức khoẻ, sự cẩn thận, sự khéo léo,…).

Trả lời

Nghề làm nón lá

1.Nguyên liệu

-Cước trắng, cước đỏ, chỉ màu

-Vòng nứa, tre

-Lá lụi, mo

-Khuôn, guột, giấy màu.

-ni lông, tranh ảnh trang trí.

2.Cách làm

– Đầu tiên là chọn lá.

– Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc.

– Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn không rách.

– Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều, khi nối bắt buộc phải tròn không chấp, không gợn.

– Một chiếc nón gồm có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm

– Người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu

– Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá ngay.

– Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc.

3.Yêu cầu

– Chọn lá trắng

– cần sự khéo léo, cẩn thận, và khâu nón nhanh, đẹp.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Soạn Vnen Tiếng Việt 5 Bài 33C: Giữ Gìn Những Dấu Câu

A. Hoạt động thực hành

1. Thi điền nhanh tên dấu câu thích hợp (dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu chấm hết, dấu chấm than) vào chỗ trống để hoàn chỉnh mẫu chuyện sau: Những dấu câu

Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp, chỉ tìm câu đơn giản. Đằng sau câu đơn giản là ý nghĩ đơn giản. Sau đó, anh ta lại làm mất (1) … Anh bắt đầu nói đều đều, không ngữ điệu, không cảm thán. Không gì có thể làm anh vui sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi chuyện.

Kế đó, anh ta đánh mất (2) …. Anh chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra trong vũ trụ, trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh cũng không biết, anh đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi điều.

Vài tháng sau, anh đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh không liệt kê, không giải thích được hành vi của mình. Anh đổ lỗi cho tất cả, trừ bản thân.

Mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại (3) … Anh không phát biểu được ý kiến nào của riêng mình, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời người khác. Thế là anh hoàn toàn quên mất cách tư duy.

Cứ vậy, anh ta đi đến (4) …

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010) 2. Em đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật?

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: Phải nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.

(Theo KƯ-RÔ-Y-A-NA-GI , Phí Văn Gừng dịch) 3. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp.

M: Bạn Dũng, tổ trưởng của tôi mở đầu cuộc họp thi đua bằng thông báo: “Nếu tổ nào đạt điểm thi đua, tổ ấy sẽ được cùng thầy lên thị xã xem xiếc thú vào sáng chủ nhật tới”…

4. Dựa theo dàn ý đã lập (bài 33B), em hãy viết một bài văn theo một trong các đề bài sau:

Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phương, chú dân phòng, bác tổ trưởng dan phố, ba cụ bán hàng,…)

Tả một người em mới gặp lần đầu nhưng dể lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiếng Việt 5 Vnen Bài 23A: Vì Công Lý trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!