Đề Xuất 3/2023 # Tập San Là Gì? Cách Làm Và Thiết Kế Tập San Đẹp, Độc Đáo # Top 8 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Tập San Là Gì? Cách Làm Và Thiết Kế Tập San Đẹp, Độc Đáo # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tập San Là Gì? Cách Làm Và Thiết Kế Tập San Đẹp, Độc Đáo mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tập san được nhiều người quan tâm, chú trọng tìm đọc trong mỗi lĩnh vực nhất định vì nó cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích. Người xem không chỉ quan tâm đến nội dung thu hút, chứa đựng thông tin ý nghĩa mà còn quan tâm đến hình thức trình bày dễ đọc, dễ hiểu cùng hình ảnh cuốn hút.

Tập san là gì?

Tập san được xuất bản trong nhiều lĩnh vực, nhiều loại khác nhau, ví dụ như tập san y học thực hành, tập san văn phòng, tập san văn học, tập san chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11…

Nội dung tập san

Để làm một tập san đẹp và ý nghĩa, bạn cần phải xác định bố cục một tập san để định hướng nội dung và thiết kế. Thông thường, tập san sẽ có bố cục gồm các phần sau:

– Lời giới thiệu, lời ngỏ tập san

Trong phần này, bạn sẽ dẫn dắt người đọc để giới thiệu nội dung chính bằng lời văn cuốn hút, đầy sức thuyết phục đến người đọc và thể hiện những sự sáng tạo trong cách đánh giá, nhận định cá nhân về ý nghĩa của nội dung chính.

Hình thức trình bày tốt như các dẫn chứng, ví dụ minh hoạ cụ thể, sinh động cũng là điểm cộng khiến người đọc có những ấn tượng tốt ban đầu về nội dung tập san.

Điều cần tránh ở phần này là không giới thiệu được nội dung chính hoặc trình bày quá dài dòng, lan man gây cảm giác nhàm chán đến người nghe, người đọc.

– Nội dung chính

Ngoài ra, bạn cần thể hiện lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của những người đã xây dựng, đóng góp nội dung, ý tưởng cho tập san và cảm ơn người xem, người đọc đã quan tâm đến sản phẩm cùng mong muốn nhận được những ý kiến, đánh giá, góp ý tích cực từ người xem, người đọc.

Cách làm tập san đẹp, độc đáo

Phân công công việc: Sau khi lên ý tưởng, bạn cần phân công công việc cụ thể cho từng thành viên phụ thuộc vào thế mạnh của mỗi người, bao gồm bộ phận nội dung, hình ảnh và thiết kế. Trong quá trình làm việc, mọi người có thể trao đổi, góp ý trình bày quan điểm để phối hợp, thống nhất nội dung và hình thức thể hiện.

Phân chia số lượng trang: Bạn cũng nên phân bổ những nội dung phù hợp với số trang. Nếu là nội dung chính bạn cần thể hiện chi tiết, cụ thể với số trang nhiều hơn so với nội dung phụ. Chính vì lý do này, bạn cần xác định nội dung chính, nội dung phụ để thiết kế phù hợp.

– Thiết kế tập san

Tập san nên thể hiện điểm đặc biệt bằng các ý tưởng sáng tạo từ các tiểu tiết đến tổng thể bởi các hình ảnh mới lạ nhưng đầy ý nghĩa luôn được đánh giá cao, dễ dàng thu hút người xem. Các ý tưởng thiết kế luôn xuất phát từ những hình ảnh quen thuộc nhưng được cách điệu, làm mới bằng các hình thức, chất liệu khác nhau.

Thiết Kế Đồ Họa Tự Sự Comic Sans

Tôi từ đâu mà ra…

Tên đầy đủ của tôi là Comic Sans MS, tên thường gọi là Comic Sans, tôi được giới thiệu lần đầu năm 1994 (tính ra tôi đã được 23 cái xuân xanh!). Cha đẻ của tôi là nhà Thiết kế Vincent Connare, mặc cho mọi người nghĩ gì về tôi thì tôi vẫn là “đứa con cưng” của ông. Tôi là một font chữ không chân dạng San-serif, tôi được sáng tạo để sử dụng cho dự án truyện tranh Microsoft Bob, nhưng vì ra đời muộn nên tôi đã không kịp tham gia dự án. Microsoft quyết định cho tôi trở thành một phần trong bộ font mặc định của hệ điều hành Windows.

Tại sao từ một font chữ phổ biến mọi người lại dần quay sang ghét bỏ tôi?

Như đã đề cập ở trên tôi ra đời là để phục vụ cho dự án truyện tranh, tôi hướng tới phong cách vui tươi, tự do và gần gủi, nơi tôi được sử dụng thường là truyện tranh và các thiết kế dành cho trẻ em dưới 11 tuổi chứ không phải các sự kiện mang tính trang trọng, nghiêm túc của người lớn.

Nhưng cũng như một biểu đồ parabol có lên thì phải có xuống, cũng chính việc được yêu thích và lạm dụng trong việc sử dụng mà một bộ phận lại đâm ra ghét tôi, đặc biệt là các nhà Thiết kế. Họ nói tôi không tuân theo bất kỳ một quy tắc thiết kế nào cả và tuyệt đối không nên sử dụng tôi cho các sự kiện, bảng biểu mang tính chất trang trọng hay nghiêm túc. Họ nói “Comic Sans là font chữ xấu xí, bị ghét nhất mọi thời đại.”. Tôi còn có hẳn Hội những người anti Comic Sans đấy các bạn. (Hỏi thật, bạn có phải là một trong số những thành viên của hội anti không? Nếu câu trả lời là “Có” cũng không sao, rất vui vì bạn đã lắng nghe tôi!)

Cha tôi- ông Connare nói rằng:

“Tôi không cố tạo ra những đường thẳng, tôi cũng không làm mọi thứ theo chuẩn mực nào cả, bởi vậy mà tôi thấy thật thú vị. Tôi đã phá bỏ mọi quy tắc in ấn thông thường.”

“Nó dành cho những người mới làm quen với máy tính và thành công cùng phân khúc này. Tuy nhiên, phần đông lại sử dụng nó sai ngữ cảnh: Nếu không hiểu rõ ý nghĩa của phong cách thiết kế, nó sẽ không đạt hiệu quả tốt nhất”.

Giờ có lẻ bạn đã hiểu vì sao tôi khác biệt, vì sao tôi không tuân theo bất kỳ quy tắc nào. Tôi được sinh ra mang một ý nghĩa riêng vì vậy việc sử dụng đúng mục đích đề ra sẽ mang lại kết quả tốt đẹp hơn.

Cái nhìn khách quan

Tôi thừa nhận rằng bạn không nên sử dụng Comic Sans trong các sự kiện mang tính chất nghiêm túc bởi nơi đó thật sự không dành cho tôi, tôi chỉ nên xuất hiện ở các tác phẩm truyện tranh hoặc sản phẩm dành cho thiếu nhi. Nếu bạn đọc văn bản hoặc xem một trang web với toàn font Comic Sans trông sẽ hơi buồn cười và thiếu sự nghiêm túc, bản thân tôi cũng công nhận điều đó. Người ta còn xây dựng hẳn một website kiểm chứng điều này, bạn chỉ cần nhập đường link một website bất kỳ vào Comic Sans Machine sẽ thấy ngay.

Bạn thấy thế nào khi nhìn vào những hình ảnh này???

Bạn là người lựa chọn font chữ nào phù hợp nhất với thiết kế của mình, không phải chúng tôi- những font chữ bé nhỏ. Mục đích của thiết kế là gì? Thiết kế đó được đặt ở đâu? Người xem là ai?…bạn phải xác định rõ trước khi đặt chúng tôi vào thiết kế của bạn. Hãy lựa chọn thật sáng suốt, đừng đổ lỗi cho chúng tôi hay một ai khác khi thiết kế của bạn không hoàn hảo.

Mỗi font chữ đều có nét đẹp riêng của nó, khi được đặt vào đúng ngữ cảnh phù hợp font chữ sẽ góp phần giúp thiết kế của bạn tỏa sáng. Xin đừng quá định kiến hay chạy theo suy nghĩ đám đông, hãy nhìn nhận Comic Sans như một font chữ bình thường thôi.

Ngành Đồ họa – Trung tâm Tin học ĐH Khoa học Tự nhiên chúng tôi

137E Nguyễn Chí Thanh P.9 Q.5, Tp.HCM

Hotline: 0914 251 119

Tag: thiết kế đồ họa; thiet ke do hoa; comic sans; font chữ; font chữ; sử dụng font; su dung font

Thiết Kế Hồ Cá Cảnh Biển San Hô Tại Đồng Nai, Cá Cảnh Biển San Hô Tai Trang Bom, Cá Biển Trảng Bom

Các đặc điểm nổi bật của hồ san hô so với các loại bể cá cảnh biển :

Hồ san hô là một dạng bể nuôi thủy sinh vật cảnh với đối tượng hướng đến chủ yếu là san hô, hải quỳ và các loài động vật không xương sống. Sự xuất hiện của cá cảnh biển có nhiệm vụ chủ yếu là điểm xuyết.

Các loài san hô được yêu thích hiện nay bao gồm: san hô nấm – san hô dạng polip – san hô mềm – san hô cứng (SPS) – san hô mềm (LPS). Các loài sinh vật sống cùng sẽ được lựa chọn dựa trên các tiêu chí về mối quan hệ với san hô, tập tính sống, mối quan hệ giữa các loài với nhau và sự thích nghi với cường độ ánh sáng.

Nếu bạn đang nuôi thành công một hồ san hô, bạn có thể nhận thấy rằng san hô có một mảng màu sắc tuyệt vời. Một số loài san hô có các điểm màu hoặc màu sắc đồng nhất, trong khi những loài khác lại có sự chuyển đổi màu sắc giữa các mảng màu một cách mềm dẻo như là những bức tranh được vẽ bởi các họa sỹ tài hoa.

Cũng vì vậy hồ san hô thường được thiết kế và xây dựng bởi những con người giàu kinh nghiệm bởi loại bể này yêu cầu những điều kiện về nước tuyệt hảo, cường độ chiếu sáng cực kỳ cao, các chất phụ gia cho nước, nước RO (Reverse osmosis) và nước đã loại bỏ ion và bộ lọc thật tốt (thường là đá sống).

Các thiết bị cần thiết :

Và những yêu cầu kỹ thuật để thiết kế thi công hồ san hô cá biển

Những rạn san hô tuyệt mỹ ẩn mình dưới đại dương sâu thẩm là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thiết kế hồ nuôi san hô thật đẹp và lung linh nếu trong chính không gian sống của mình nếu biết cách sử dụng chính xác các thiết bị và những chi tiết giống với tự nhiên nhất nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về mỹ thuật, kỹ thuật.

Các thiết bị cần thiết để lắp đặt hồ san hô gồm có:

Bể trưng bày: có thể sử dụng bể kính hay bể Mica với các dung tích 120 lít, 220 lít – 280 lít hoặc 480 lít.

San hô và những loài nuôi chung

Nước và các thiết bị nâng hạ nhiệt độ

Vật liệu nền

Đá sống

Protein skimmer

Hệ thống lọc

Hệ thống chiếu sáng

Test kit

Calcium Reactor và Kalkwasser

Một số yêu cầu khi lắp đặt bể nuôi san hô nhân tạo:

Nhiệt độ cần thiết cho san hô phát triển từ 23-30OC.

Nước trong hồ nên là nước biển tự nhiên hoặc nước biển nhân tạo.

Ánh sáng là một vấn đề sống còn đối với bể san hô. 95% năng lượng mà san hô dùng để duy trì sự sống thu được qua quang hợp.

Máy lạnh có tác dụng giữ cho nhiệt độ trong bể ổn định giúp cho lũ cá và san hô khỏe mạnh.

San hô có một số khả năng phối hợp màu, đặc biệt là khi chúng được đặt chung với các loại đầy màu sắc và vị trí được chọn sao cho các mảng màu sắc hòa quyện với nhau. Sự bố trí đá ban đầu có thể là yếu tố chính và đầu tiên tạo nên sự hài hòa về màu sắc cho các rạn san hô và môi trường tự nhiên cho toàn bể.

Cách lắp đặt thiết bị hồ san hô cần tuân thủ theo một trình tự nhất định

Đầu tiên là đổ cát vào bể và chuẩn bị nước mặn bên trong các túi nước/thùng xốp. Sau đó nhẹ nhàng cho nước biển vào bên trong hồ.

Rửa các loại đá dùng để trang trí bằng nước muối để diệt khuẩn và sắp xếp chúng vào bể sao cho có hình khối và chiều sâu.

Các phụ kiện hồ san hô cần lắp đặt theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Chạy skimmer protein và hệ thống lọc chính để chắc chắn rằng chuyển động nước liên tục. Quan trọng hơn, các bạn cần chú ý hệ thống chiếu sáng để phòng tránh việc phát triển của các loại tảo gây hại.

Cho những chú cá đầu tiên vào bể và quan sát sự thích nghi của chúng. Bạn sẽ cần đến bộ dụng cụ hẹn giờ phát sáng cho các đèn trong hồ. Việc theo dõi này nên thực hiện liên tục trong 2 tuần liền.

Cho thêm san hô vào bể cá. Ở thời điểm này bạn nên thay nước khoảng 25% dung tích hồ. Chọn nhiều loại san hô và đặt nhiều hướng khác nhau để giúp hồ sinh động hơn. Để san hô thêm khỏe mạnh, các bạn nên bổ sung thêm các chất như: Iodine, Canxi, Buffer,…

Thông tin liên hệ : 

Thủy sinh Đăng khôi

Address : 410 Quốc lộ 1A, Đông Hòa, Trảng Bom, ĐN Thơi gian làm việc: 8h-18h (Thứ 2 – Chủ nhật) Hotline: 0966 74 37 74

Email: khiemnguyen7415@gmail.com

Cách Viết Báo Cáo Khoa Học Cho Các Tập San Khoa Học Quốc Tế

Cách viết báo cáo khoa học cho các tập san khoa học quốc tế

Mới đây trên Tạp chí Hoạt động Khoa học, tác giả Phạm Duy Hiển nêu vấn đề về sự có mặt rất khiêm tốn của các nghiên cứu khoa học Việt Nam trên các tập san khoa học quốc tế. Đây là một ưu tư rất chính đáng. Trong ngành y sinh học, trong vòng 40 năm qua, số lượng bài báo từ các nhà khoa học ở Việt Nam chỉ trên dưới con số 300. Con số này cực kì khiêm tốn nếu so với 5.000 từ Thái Lan hay trên 20.000 từ Singapore. Trong thực tế, ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và hấp dẫn, nhưng ít khi nào có mặt trên trường quốc tế. Vấn đề đặt ra là tại sao có tình trạng này, và làm sao chúng ta có thể cải thiện tình thế.

Qua kinh nghiệm cá nhân và tiếp xúc với đồng nghiệp trong nước, người viết bài này tin rằng một phần của vấn đề là các nhà khoa học nước ta thiếu kĩ năng phân tích dữ kiện và thiếu kĩ năng thông tin (communication skill). Về phân tích số liệu, sẽ bàn trong một dịp khác, ở đây tác giả bài viết chỉ bàn đến vấn đề thông tin, mà cụ thể là soạn một bài báo khoa học.

Đại đa số các tập san khoa học quốc tế sử dụng tiếng Anh để truyền đạt thông tin. Một phần không nhỏ các nhà khoa học nước ta chưa quen với tiếng Anh, và đó là một trở ngại lớn. Nhưng ngay cả trong số các nhà khoa học thạo tiếng Anh, thì họ lại thiếu kĩ năng viết báo khoa học. Bài viết này muốn góp một phần nhỏ trong nỗ lực cải thiện tình thế đó, bằng cách chia sẻ một số kinh nghiệm viết báo cáo khoa học với các đồng nghiệp và nhà nghiên cứu trẻ. Bài viết này là một tóm lược của một tài liệu bằng tiếng Anh dài hơn dùng để giảng dạy cho các nghiên cứu sinh ở Mỹ và Úc.

****

Tại sao phải công bố báo cáo khoa học?

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học đóng một vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ là một bản báo cáo về một công trình nghiên cứu, mà còn là một đóng góp cho kho tàng tri thức của thế giới. Khoa học tiến bộ cũng nhờ một phần lớn vào thông tin từ những bài báo khoa học, bởi vì qua chúng mà các nhà khoa học có dịp trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Đối với cá nhân nhà khoa học, báo cáo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế là một “currency” (đơn vị tiền tệ). Đó là những viên gạch xây dựng sự nghiệp của giới khoa bảng. Tại các đại học Tây phương, số lượng và chất lượng bài báo khoa học là tiêu chuẩn số một trong việc xét đề bạt lên chức giảng sư hay giáo sư. Vì thế công bố báo cáo khoa học, đối với giới khoa bảng Tây phương, là một việc làm ưu tiên hàng đầu của họ. Chính vì thế mà các đại học Tây phương có cái văn hóa gọi là “publish or perish” (xuất bản hay là tiêu tan). Nếu trong vòng 1 hay 2 năm mà nhà khoa bảng không có một bài báo nào đăng trên các tập san khoa học quốc tế, ban giám hiệu sẽ mời vị đó trả lời câu hỏi “tại sao”. Nếu có lí do chính đáng thì còn giữ chức vụ; nếu không có lí do chính đáng thì có nguy cơ mất chức như bỡn.

Nói tóm lại, báo cáo khoa học trên các diễn đàn khoa học quốc tế (không chỉ ở trong nước) là một việc làm chính yếu, một nghĩa vụ, và một điều kiện để tồn tại của một nhà khoa học. Nhưng từ lúc tiến hành nghiên cứu, thu thập dữ kiện đến lúc có báo cáo là một quá trình gian nan. Một công việc còn gian nan hơn nữa là làm sao đảm bảo báo cáo được đăng trên một tập san khoa học có uy tín trên thế giới. Vì thế, các nhà khoa học cần phải đặc biết chú ý đến việc soạn thảo một báo cáo khoa học sao cho đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bài viết này mách bảo một cách thân mật những “mẹo” và kĩ năng để đạt tiêu chuẩn đó.

 

Báo cáo khoa học: khổ hạnh  

Mỗi bài báo khoa học là một công trình khổ hạnh. “Khổ hạnh” ở đây phải được hiểu theo nghĩa vừa đau khổ, vừa hạnh phúc. Đau khổ trong quá trình chuẩn bị và viết thành một bài báo, và hạnh phúc khi nhìn thấy bài báo được công bố trên một tập san có nhiều đồng nghiệp đọc và chia sẻ. Để đạt kết quả sau cùng này, tác giả phải phấn đấu làm sao để giữ sự cân bằng giữa tính trong sáng nhưng nội dung phải đầy đủ. Bài báo phải làm sao hấp dẫn người đọc và để người đọc “nhập cuộc”. Bài báo phải được viết bằng một văn phong cực kì súc tích, nhưng phải đầy đủ. Đó là những yêu cầu rất khó mà không phải tác giả nào cũng đạt được.

Nếu không tiếp cận vấn đề một cách có việc hệ thống, tất cả những nỗ lực cho một bài báo khoa học có thể trở nên vô dụng, thậm chí đem lại ảnh hưởng xấu vì một công trình nghiên cứu sẽ không có cơ hội xuất hiện trên các tập san chuyên môn. Mặc dù ở các nước phương Tây, người ta đã có nhiều bài viết chỉ dẫn – thậm chí cả sách dạy – cách viết một bài báo khoa học, nhưng ở nước ta, hình như vẫn chưa có một tài liệu chỉ dẫn như thế. Bài viết này, vì thế, được soạn ra nhằm mục đích duy nhất là cung cấp cho bạn đọc những chỉ dẫn đơn giản và thực tế để sao cho bạn đọc có thể tự mình viết một bài báo khoa học đạt yêu cầu của các tập san khoa học quốc tế.

 

Vạn sự khởi đầu nan …

Viết một bài báo tốt là một việc làm không đơn giản chút nào, nếu không muốn nói là phức tạp.  Nó đòi hỏi người viết phải sáng tạo và suy tưởng… trong lặng lẽ. Con đường dẫn đến một sản phẩm hoàn hảo không bao giờ là một con đường thẳng, mà là một con đường với nhiều ngõ ngách, nhiều đường cùng, và nhiều chông gai. Nói một cách ngắn gọn, viết cần phải có thời gian. Thành ra, cách tốt nhất là phải khởi công viết càng sớm càng tốt, đừng bao giờ để cho đến giai đoạn cuối của nghiên cứu mới viết.

Tác giả có thể viết ngay những phần cần viết ra của bài báo trong khi công trình nghiên cứu vẫn còn tiến hành. Phát họa ra phần dẫn nhập

(introduction) ngay từ khi công trình nghiên cứu đang được thai nghén. Viết phần phương pháp (methods) ngay trong khi công trình nghiên cứu còn dở dang. Làm đến đâu, viết ngay đến đó. Sau cùng là một phát họa những biểu đồ, bản thống kê cần phải có trong bài báo.

Viết ra những ý tưởng và phương pháp sớm giúp cho nhà nghiên cứu rất nhiều trong những lần sửa chữa sau này. Chẳng hạn như làm sáng tỏ động cơ và lí do nghiên cứu trong phần dẫn nhập giúp cho nhà nghiên cứu nhận ra bối cảnh mà công trình nghiên cứu có thể đóng vai trò. Viết ra những phương pháp nghiên cứu giúp cho nhà nghiên cứu khỏi phải tốn công xây dựng lại những bước đi, những thủ tục mà công trình nghiên cứu đã hoàn tất. Việc phát thảo ra những biểu đồ và bản số liệu giúp cho nhà nghiên cứu tập trung vào nỗ lực phân tích dữ kiện. Và quan trọng hơn hết, khi ngồi xuống viết, tự việc làm đó, tạo cơ hội cho

(

hay nói đúng hơn là bắt buộc

)

nhà nghiên cứu phải suy nghĩ nghiêm túc về việc làm của mình.

Một điều quan trọng khác là tác giả cần phải bỏ ra một thời gian tịnh tâm suy nghĩ về cái thông điệp của công trình nghiên cứu cho cộng đồng khoa học. Trong phần này, tác giả nên chịu khó viết ra những điểm chính nhằm trả lời những câu hỏi sau đây: tại sao mình làm những gì mình đã làm; thực tế mình đã làm gì; mình phát hiện điều gì mới lạ; và những điều này có ý nghĩa gì?

 

Tập trung vào những thông tin chính

Mặc dù thành phần độc giả của các tập san khoa học có thể rất đa dạng, một đặc tính mà giới chuyên môn đều có chung là: bận rộn. Giới khoa học gia, bác sĩ, kĩ sư, nhà quản lí, lãnh đạo… có lẽ chỉ nhìn qua bài báo khoa học một cách nhanh chóng, chứ ít khi nào có thì giờ nghiền ngẫm từng chi tiết trong bài báo. Tuy rằng phần lớn tác giả nghiên cứu biết điều này, nhưng họ có thể không nghĩ đến khi đặt bút xuống soạn bài báo khoa học. Do đó, tác giả nên tự đặt mình vào vai trò của người đọc và suy nghĩ như người đọc bằng cách chú ý đến những gì mà người đọc muốn tìm hiểu: tựa đề bài báo, bản tóm tắt (abstract), những bản số liệu, và biểu đồ.

 

Tựa đề và tóm tắt

 

Bảng số liệu và biểu đồ

Yếu tố thị giác rất quan trọng. Nếu người đọc quyết định đọc bài báo (sau khi đã xem qua tựa đề và bản tóm tắt), họ sẽ tiếp tục xem đến các bảng thống kê và biểu đồ. Các bảng thống kê số liệu thường được dùng để trình bày những số liệu mang tính trang trọng, tính chính xác cao, tính chính thức. Các bảng thống kê có thể dùng để tổng hợp và so sánh số liệu của các công trình nghiên cứu trong quá khứ, để giải thích mối liên hệ giữa các nhân tố trong công trình nghiên cứu, hay trình bày những câu hỏi đã được sử dụng trong công trình nghiên cứu.

Người Trung Hoa từng nói “Một biểu đồ có giá trị bằng một vạn chữ viết”

.

Mục đích của biểu đồ là cung cấp một ấn tượng về phát hiện chính của công trình nghiên cứu. Biểu đồ có khi được dùng làm tài liệu giảng dạy. Vì thế biểu đồ là một phương tiện hữu hiệu nhất để nhấn mạnh thông điệp của bài báo. Biểu đồ thường được sử dụng để thể hiện xu hướng và kết quả cho từng nhóm, nhưng cũng có thể dùng để trình bày dữ kiện một cách gọn gàng. Các biểu đồ dễ hiểu, nội dung phong phú là những phương tiện vô giá. Do đó, nhà nghiên cứu cần phải suy nghĩ một cách sáng tạo cách thể hiện số liệu quan trọng bằng biểu đồ.

 

Phát thảo một cách làm có hệ thống

Tiếp cận và phác họa cấu trúc của một bài báo trước khi đặt bút viết tạo điều kiện dễ dàng cho tác giả sau này. Bước đầu tiên đòi hỏi tác giả phải biết tập san mà mình muốn gửi bài báo, bởi vì mỗi tập san có những yêu cầu khác nhau về hình thức cũng như nội dung. Một khi đã xác định được tập san đối tượng, tác giả cần phải xem qua phong cách và hình thức bài báo mà tập san đó qui định. Đặc biệt là phải xem qua các bài báo đã được công bố trên tập san đó, như số lượng chữ là bao nhiêu, biểu đồ phải trình bảy như thế nào, bảng số liệu phải viết ra sao, trình bày phần tài liệu tham khảo theo cách gì, v.v… Phần lớn các tập san y khoa và sinh học đều tuân thủ theo các qui định được công bố trong tài liệu Uniform Requirements for Manuscripts Submitted to Biomedical Journals.

Có nhiều “chiến lược” để thu hút người đọc theo dõi bài báo của mình. Cách tốt nhất và hiệu quả nhất có lẽ là ngắn gọn. Không nên nhầm lẫn giữa sự phức tạp với tính tinh vi. Câu văn cần phải ngắn gọn, đơn giản, nhưng chính xác và trực tiếp đi thẳng vào vấn đề. Cũng cần phải nhận thức rằng có được một bài báo khúc chiết như thế không phải là điều dễ dàng chút nào – nó đòi hỏi nhiều thời gian và suy nghĩ.

 

Dẫn nhập

“Nhiệm vụ” thiết yếu nhất trong phần dẫn nhập là phải làm sao làm cho người đọc tiếp nhận bài báo và quan tâm đến kết quả của công trình nghiên cứu. Hơn nữa, phần dẫn nhập còn giúp cho người bình duyệt bài báo hay tổng biên tập tập san thẩm định tầm quan trọng của bài báo. Trong phần dẫn nhập, tác giả phải nói rõ tại sao công trình nghiên cứu ra đời và tại sao người đọc phải quan tâm đến công trình đó. Sơ đồ 1 sau đây phác họa cái khung cho phần dẫn nhập được viết với 3 đoạn văn.

Đọan văn thứ nhất mô tả một vấn đề chung hay yếu tố chung làm động cơ cho công trình nghiên cứu. Đặc biệt là câu văn đầu tiên phải “mạnh mẽ” và làm sao thu hút chú ý của người đọc. Đoạn văn thứ hai tập trung vào vấn đề cụ thể mà công trình nghiên cứu phải giải quyết. Trong đoạn văn này, tác giả có thể nêu ra những vấn đề mà người đọc có thể chưa từng biết qua. Đoạn văn thứ hai cũng cần nêu lên cái khoảng trống tri thức mà cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Đoạn văn thứ ba mô tả các mục tiêu của công trình nghiên cứu. Phần dẫn nhập phải được làm sao mà đọc đến đoạn thứ ba, người đọc cảm thấy háo hức và thiết tha đọc các phần kế tiếp của bài báo.

 

Sơ đồ 1: Khung bài cho phần dẫn nhập (3 đoạn văn)

Đoạn văn

Câu hỏi

Ví dụ

Ví dụ 1

Ví dụ 2

Ví dụ 3

1

Vấn đề chung là gì, tình hình hiện nay ra sao?

Loãng xương là một bệnh nghiêm trọng trong người có tuổi vì nó là nguyên nhân dẫn đến gãy xương.

Có nhiều bằng chứng cho thấy carotid endarterectomy có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Tiểu đường thận (diabetic nephropathy) là nguyên nhân số một của bệnh thận vào giai đoạn cuối.

2

Vấn đề cụ thể là gì, và trong kho tàng tri thức còn khoảng trống nào?

Mật độ xương (BMD) là một yếu tố quan trọng trong việc chẩn đoán loãng xương trong người Âu Mĩ.  Tuy nhiên trong người Việt sự chính xác của BMD trong việc tiên đoán gãy xương vẫn chưa được nghiên cứu.

Mặc dù microalbumin được đề nghị dùng để truy tìm bệnh tiểu đường thận, nhưng phần lớn bác sĩ vẫn không tuân theo qui định chung này.

3

Thế thì công trình nghiên cứu này sẽ đóng góp gì ?

Nghiên cứu khả năng ứng dụng BMD trong người Việt hay một dân số khác sẽ giúp cho việc phát triển một tiêu chuẩn chẩn đoán mới.

Để giúp cho bác sĩ thẩm định lợi ích của carotid endarterectomy, chúng tôi tính toán số ca phẫu thuật cần thiết để ngăn ngừa một ca bệnh tim trong những điều kiện khác nhau.

Nhằm mục đích phát triển một phương pháp mới và đơn giản hơn cho việc chẩn đoán tiểu đường thận, chúng tôi ứng dụng một mô hình quyết định (decision making model) và phân tích hệ quả của thuật chữa trị ACE

 

Phương pháp

Có thể bài báo đề ra một phương pháp mới, và trong trường hợp đó, tác giả cần phải chú ý những tên gọi (và ý tưởng) xuất hiện nhiều lần trong bài báo. Tác giả nên suy nghĩ kĩ về những tên gọi này: phải dùng chữ ngắn gọn mà dễ hiểu. Nên gọi phương pháp điều trị là gì? Phải sử dụng từ gì để mô tả chỉ tiêu của nghiên cứu? Kinh nghiệm người viết bài này cho thấy trước khi viết cần phải liệt kê ra danh sách những từ hay sử dụng trong bài báo. Không có gì lẫn lộn và khó chịu người đọc hơn là dùng nhiều từ khác nhau để gọi một hiện tượng!

Một cấu trúc cứng nhắc sẽ làm cho phần phương pháp trở thành máy móc. Nhưng đó lại là cấu trúc mà các tập san y khoa đòi hỏi cho các nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (randomized clinical trial). Trong cấu trúc này, tác giả phải viết dưới các tiêu đề như khái quát, nơi làm nghiên cứu, tiêu chuẩn tuyển chọn đối tượng, chỉ tiêu chính của nghiên cứu, chỉ tiêu phụ, cách đo lường, phương pháp phân tích dữ kiện…

Trong các nghiên cứu khác, tác giả có thể tự mình sáng tạo ra những tiêu đề thích hợp với công trình nghiên cứu. Ngay cả nếu tác giả sau này phải xóa bỏ các tiêu đề này thì sự bố cục của chúng giúp ích cho tác giả rất nhiều. Có thể dùngmột biểu đồ như là một cách mô tả qui trình nghiên cứu (chẳng hạn như thiết kế, tuyển chọn bệnh nhân, và phân tích dữ kiện). Nếu cần, tác giả có thể thêm phần phụ lục để cung cấp chi tiết về phương pháp phân tích, mã (codes) dùng trong máy tính, hay phương pháp thu thập dữ kiện cùng phương pháp đo lường (đây là những phương pháp có thể giúp cho người duyệt bài hay người đọc có thể lặp lại thử nghiệm).

 

Kết quả

Phần kết quả phải được viết một cách ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề nêu ra trong phần dẫn nhập. Tác giả phải trả lời cho được câu hỏi “Đã phát hiện gì?”

.

Cần phải phân biệt rõ đâu là kết quả chính và đâu là kết quả phụ. Phần kết quả phải có biểu đồ và bảng số liệu, và những dữ kiện này phải được diễn giải một cách ngắn gọn trong văn bản. Những số liệu này phải trình bày sao cho lần lượt trả lời các mục đích mà tác giả đã nêu ra trong phần dẫn nhập.

     

Câu hỏi cần phải trả lời

Nội dung

Phát hiện chính là gì?

Phát biểu những phát hiện chính; đặt những phát hiện này vào bối cảnh của các nghiên cứu trước đây.

Phát hiện đó có khả năng sai lầm không ?

Xem xét những yếu tố sau đây: thiếu khách quan trong đo lường và thu thập số liệu? Số lượng đối tượng ít? Cách chọn mẫu có vấn đề? Các yếu tố khác chưa xem xét đến? Phân tích chưa đầy đủ?  Chưa điều chỉnh cho các yếu tố phụ? V.v…

Ý nghĩa của phát hiện là gì?

Đặt kết quả của nghiên cứu vào bối cảnh lớn hơn, và so sánh với các nghiên cứu trước đây. Suy luận về cơ chế (nhưng không nên quá lời hay quá xa xỉ trong khi suy luận, mà phải nằm trong khuôn khổ của dữ kiện thật).

Kết luận có phù hợp với dữ kiện hay không?

Kết luận phải rõ ràng, nhưng không nên đi ra ngoài khuôn khổ của dữ kiện. Chẳng hạn như nếu kết quả cho thấy hút thuốc lá làm tăng ung thư phổi, tác giả không nên kết luận rằng ngưng hút thuốc lá sẽ giảm ung thư phổi.

 

Hỗ trợ từ đồng nghiệp

Những bài báo khoa học có giá trị thường là những bài báo đã được xem xét và duyệt đi duyệt lại nhiều lần, kể cả những lần phản hồi (response) hay phản biện lại những phê bình của những người bình duyệt. Điều này đòi hỏi bài báo, trước khi gửi đi cho một tập san, phải được các đồng nghiệp nội bộ đọc và phê bình. Tác giả không nên ngần ngại tiếp nhận những phê bình gay gắt từ đồng nghiệp. Để làm việc này, tác giả cần phải có một danh sách những đồng nghiệp có thể duyệt bài. Những đồng nghiệp này không hẳn phải là những tên tuổi lớn như giáo sư, mà có thể là nghiên cứu sinh. Thật ra, các giáo sư ít khi nào có thì giờ đọc kĩ; chính các nghiên cứu sinh hay đồng nghiệp cấp thấp thường là những người có khả năng và có thì giờ chăm chú, có động cơ để cho ý kiến một cách nghiêm chỉnh. Có hai nhóm đồng nghiệp có thể làm người duyệt bài nội bộ:

* Những người bình duyệt chung, nhiệm vụ chính của họ là xem xét cách viết của tác giả có dễ hiểu hay không. Bất cứ ai, kể cả những người không cùng chuyên môn, cũng có thể là người duyệt bài trong nhóm này, nhưng người duyệt bài lí tưởng nhất là người có nỗ lực suy nghĩ cẩn thận.

* Những người bình duyệt có cùng chuyên môn, nhiệm vụ của họ là giúp tác giả chuẩn bị để đối phó với những người bình duyệt của tập san và ban biên tập. Trong nhóm này, tác giả cần một hay hai thành viên trong cùng chuyên môn và có khả năng “soi mói” chi tiết hay nêu ra những sai sót của bài báo hay công trình nghiên cứu (chẳng hạn như nghiên cứu có đúng phương pháp không, diễn dịch có logic không, kết luận có đi ra ngoài dữ kiện không …). Trong nhóm này, người duyệt lí tưởng là một người “khó tính ” sẵn sàng nói thẳng với tác giả những gì họ nghĩ, thậm chí không mấy có cảm tình với ý tưởng của tác giả.

 

Cải tiến

Muốn trở thành một tác giả khoa học tốt cần phải có thời gian.  Một bài báo khoa học thường nhắm vào một vấn đề hẹp. Nhưng tác giả phải có một cái nhìn rộng và lớn hơn khi đọc bài báo của mình. Cần phải đặt bài báo và kết quả nghiên cứu vào một bối cảnh lớn hơn để thấy thành quả ra sao hay những gì cần phải làm tiếp trong tương lai.

Sơ đồ 3

sau đây phác thảo vài cách tiếp cận để tác giả có thể tự mình cải tiến. Nhiều tác giả thiếu kiên nhẫn vì họ chỉ muốn gửi bài báo đi càng sớm càng tốt, nhưng đó không phải là một hành động có hiệu quả cao. Do đó, điều thứ nhất là không nên hấp tấp trong khi viết. Sau khi viết xong bản thảo, có thể để đó vài ngày hay vài tuần. Sau đó, đọc lại và xem xét những chi tiết nào cần thêm hay cần bỏ đi. Đọc đi đọc lại với một cái nhìn mới để xem có gì cần phải phân tích thêm hay không, hay cách diễn dịch số liệu có hợp lí hay không. Kiểm tra lại cách viết và các đoạn văn có ăn khớp với nhau hay không, ý tưởng có trôi chảy hay không …

Sau đó là xem xét đến những chi tiết. Hai điểm quan trọng cần phải để ý ở đây. Thứ nhất, kiểm tra tính nhất quán: cả số liệu hay dữ kiện và các chú thích phải nhất quán với văn bản, bảng thống kê, và biểu đồ. Thứ hai là loại bỏ những “nhiễu” – tức là những điểm lặp đi lặp lại hay những điểm làm cho người đọc sao lãng cái thông điệp chính trong bài báo. Có khi cần phải kiểm tra từng chữ một xem nó có thích hợp với mục đích của bài báo hay không. Tránh dùng những từ ngữ tối nghĩa, những biệt ngữ khó hiểu, hay những viết tắt mà người ngoài chuyên môn chưa quen biết.

Một bài báo thường phải qua bình duyệt từ ban biên tập của tập san. Nếu tập san cho tác giả cơ hội trả lời những phê bình này, đó là một bước tiến tích cực. Tuy nhiên, việc trả lời những phê bình của ban biên tập không phải lúc nào cũng là việc làm thoải mái, dù sau khi phản biện thì bài báo sẽ tốt hơn. Trong khi trả lời phê bình, điều tối quan trọng là không nên có thái độ quá chống chế, hay quá công kích người phê bình. Tác giả có nhiệm vụ phải trả lời từng câu hỏi một, từng điểm phê bình một, và trả lời một cách lịch sự. Nếu tác giả không đồng ý với người bình duyệt, tác giả có quyền nói thẳng. Thông thường, sau khi trả lời bình duyệt, bài báo phải có sửa đổi, và tác giả phải thông báo cho ban biên tập biết những chỗ nào đã thay đổi và tại sao thay đổi.

Khoa học là một trường hoạt động khá bình đẳng. Công trình của tác giả có người khác bình duyệt, và tác giả cũng có cơ hội bình duyệt công trình của người khác. Thành ra, để giúp đỡ đồng nghiệp và để tự mình cải tiến, tác giả nên nhận lời bình duyệt công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp. Nếu tác giả cảm thấy học hỏi được một vài điều từ việc trả lời phê bình của người khác, tác giả cũng có thể học hỏi nhiều điều từ việc đọc và phê bình công trình của đồng nghiệp. Qua đọc và xem xét cẩn thận, tác giả sẽ cảm thấy mình trưởng thành và thoải mái với các nguyên lí và sự sắp xếp của các lí giải trong một bài báo khoa học. Làm người bình duyệt là một hình thức tự mình trao dồi kĩ năng nghiên cứu: nhận dạng nhầm lẫn của người khác cũng có nghĩa là nâng cao kĩ năng nhận dạng nhầm lẫn của chính mình.

Ai trong chúng ta cũng muốn là tác giả của những bài báo khoa học tốt, những bài báo mà chúng ta có thể tự hào, và hi vọng sẽ được lưu truyền rất lâu trong tương lai. Tuy nhiên, dù chúng ta có cẩn thận cách mấy, và bất kể bao nhiêu lần chúng ta đọc đi đọc lại, rà soát, xác suất bài báo có ít nhất là một sai lầm hay lỗi nhỏ đều rất cao. Một cá nhân rất khó mà phát hiện tất cả các lỗi lầm của chính mình. Điều đó có nghĩa là tác giả cần đồng nghiệp, những người đọc và phê bình một cách nghiêm túc và thành thật. Tác giả cần phải bỏ tính tự ái, và không nên sợ hãi trước những phê phán. Theo kinh nghiệm của người viết bài này, những phê phán của đồng nghiệp, dù lớn hay nhỏ, dù gay gắt hay thân thiện, lúc nào cũng giúp cho bài báo trở nên hoàn hảo hơn.

Ở phần đầu tôi đã nêu ra vài lí do tại sao cần phải công bố báo cáo khoa học trên các diễn đàn khoa học quốc tế, ở đây tôi muốn nói thêm một lí do quan trọng hơn nữa. Đối với quốc gia, công bố báo cáo khoa học trên các diễn đàn khoa học quốc tế là một cách không chỉ nâng cao sự hiện diện, mà còn nâng cao năng suất khoa học, của nước ta. Ở phương Tây người ta thường đếm số lượng bài báo khoa học mà các nhà khoa học công bố trên các tập chí khoa học để đo lường và so sánh hiệu suất khoa học giữa các quốc gia. Hiện nay, trong bất cứ lĩnh vực nào, phải nhìn nhận một thực tế là hiệu suất khoa của nước ta chưa cao. Phần lớn các công trình nghiên cứu tại nước ta chỉ được kết thúc bằng những buổi nghiệm thu hay luận án. Đối với hoạt động khoa học, cho dù công trình đã được nghiệm thu hay đưa vào luận án, nếu chưa được công bố trên các diễn đàn khoa học quốc tế thì công trình đó coi như chưa hoàn tất, bởi vì nó chưa qua “thử lửa” với môi trường rộng lớn hơn.

Để kết thúc bài viết này, tôi xin mượn một câu nói của một người thông thái, Khổng Tử: “Nếu dùng ngôn ngữ không đúng, thì những gì được phát biểu sẽ bị hiểu sai; nếu những gì phát biểu bị hiểu sai, thì những gì cần phải làm sẽ không thực hiện được; và những gì không thực hiện được, đạo đức và nghệ thuật sẽ trở nên tồi tệ hơn”

.

Và tôi cũng có thể thêm rằng, nước nhà sẽ thiệt thòi hơn.

 

                                                

Sơ đồ 3:  Cải tiến

Cách tiếp cận căn bản

Chú thích

Cải tiến bài báo: Không hấp tấp; đọc và sửa lại liên tục.

   

·   Cần phải để dành thời gian, suy nghĩ lại, lĩnh hội vấn đề, đọc lại một lần nữa với một cách nhìn hoàn toàn mới

·   Xem xét lại cấu trúc bài báo; xem có phần nào thiếu nhất quán hay không; có mâu thuẫn trong lí giải hay không; xóa bỏ những phần lặp đi lặp lại.

Trả lời những phê bình của người duyệt bài

·   Trả lời từng điểm một, tuyệt đối không chối bỏ bất cứ điểm nào;

·   Phải lịch sự trong khi trả lời, không dùng những từ mang tính thách thức và tấn công cá nhân; nếu cần bất đồng ý kiến với người duyệt bài, cứ nói thẳng như thế;

·   Thông báo cho biên tạp biết những gì đã thay đổi trong bài báo và giải thích tại sao phải thay đổi.

 

Cải tiến kĩ năng phê bình công trình của người khác

·   Sẵn sàng phục vụ làm người bình duyệt bài cho các tập san khoa học;

·   Công bằng và vô tư trong việc phê bình;

·   Không duyệt bài nếu cảm thấy mình có mâu thuẫn quyền lợi cá nhân.

   

 Những điểm chính

+ Nên bắt đầu viết sớm trước khi hoàn tất công trình nghiên cứu.

+ Tập trung vào những gì mà người đọc cần đọc: tựa đề, tóm tắt, biểu đồ, bảng số liệu.

+ Cải tiến bài báo bằng cách yêu cầu giúp đỡ từ đồng nghiệp.

   

Trao đổi mạn đàm GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn

Viện nghiên cứu y khoa Garvan

, Australia

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tập San Là Gì? Cách Làm Và Thiết Kế Tập San Đẹp, Độc Đáo trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!