Đề Xuất 3/2023 # Tập Làm Văn Lớp 5: Hướng Dẫn Cách Làm Bài Văn Tả Cảnh Hay # Top 3 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Tập Làm Văn Lớp 5: Hướng Dẫn Cách Làm Bài Văn Tả Cảnh Hay # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tập Làm Văn Lớp 5: Hướng Dẫn Cách Làm Bài Văn Tả Cảnh Hay mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những thủ pháp làm văn tả cảnh

Hướng dẫn Cách làm bài văn tả cảnh

Hướng dẫn cách làm bài văn tả cảnh lớp 5 gồm hướng dẫn chi tiết cách làm lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả cảnh chuẩn bị cho các bài văn mẫu tả cảnh giúp các em học sinh định hướng, biết cách xây dựng vốn từ, củng cố và hoàn thiện các bài văn tả cảnh. Mời các em cùng thầy cô tham khảo chi tiết.

Chọn đối tượng cần tả trong văn tả cảnh lớp 5

Tuy thế, nhiều em còn lúng túng không biết lựa chọn tả cảnh gì. Đôi khi các em còn chọn những đối tượng cụ thể mà không hề có cơ hội quan sát hoặc chỉ quan sát theo kiểu đã biết sơ qua.

Việc lựa chọn đúng đối tượng sẽ giúp học sinh có được ngay hứng thú ban đầu để chuẩn bị cho việc quan sát cảnh, tạo cơ sở cho việc hoàn thành tốt bài văn, đoạn văn yêu cầu.

Thực hiện nội dung này, giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Giáo viên cho học sinh xác định chính xác đối tượng chung trong đề bài.

Bước 2: Liệt kê ra một số đối tượng cụ thể thuộc yêu cầu của đề bài.

Bước 3: Kiểm tra những hiểu biết của mình về các đối tượng cụ thể đó.

Bước 4: Dự đoán những thuận lợi, khó khăn khi quan sát, sắp xếp ý, trình tự tả, sử dụng ngôn từ khi miêu tả với các đối tượng được liệt kê.

Bước 5: Dựa vào bước 3, bước 4, đối tượng nào nhiều ưu điểm hơn thì quyết định chọn đối tượng đó.

Xây dựng mở bài tả cảnh – Tiếng Việt 5

Trong chương trình dạy tập làm văn lớp 5 cũng có hướng dẫn học sinh mở bài khi miêu tả cảnh như mở bài gián tiếp và trực tiếp.

Tuy nhiên, học sinh mới hiểu phần lí thuyết mà chưa biết cách làm thế nào cho hay cho sinh động và ở hai kiểu mở bài đó có những cách mở bài nào.

Đây chính là nguyên nhân khiến cho các em vô cùng lúng túng và mất nhiều thời gian để suy nghĩ trong khi đã sẵn sàng viết phần thân bài.

Mở bài là phần đầu tiên, vị trí của nó bao giờ cũng nằm ở phần đầu bài, là phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài.

Phần này có vai trò và tầm quan trọng khá đặc biết vì một mở bài gọn gàng, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú cho người đọc và báo hiệu một nội dung tốt.

Để học sinh làm tốt phần mở bài giáo viên cần cho học sinh hiểu thế nào là mở bài trực tiếp, gián tiếp, ưu nhược điểm của từng loại.

Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay với người đọc cảnh mà mình sẽ miêu tả. Ưu điểm: Cách trình bày nhanh gọn, tự nhiên, giản dị, dễ tiếp nhận và thích hợp với bài viết ngắn.

Nhược điểm: Nếu mở bài không khéo sẽ gây cảm giác khô khan, ít hấp dẫn.

Với kiểu mở bài này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách vào bài trực tiếp như sau:

Mở bài bằng một câu cảm nhận xét, đánh giá về cảnh. Ví dụ: Ôi, dòng sông Hồng mới đẹp làm sao!

Mở bài bằng cách nêu cảnh miêu tả và vị trí hoặc thời gian quan sát cảnh. Ví dụ: Chiều qua, em cùng các bạn ra bờ sông Hồng chơi. Cảnh ở đó rất đẹp.

Có một số cách mở bài gián tiếp như: Mở bài bằng một âm thanh; một câu nói; một cách so sánh; một lời đối thoại; trích dẫn câu văn, câu thơ, câu đố, câu hát… về đối tượng.

Giáo viên cần khuyến khích học sinh mở bài theo cách gián tiếp (đặc biệt học sinh khá giỏi). Vì mở bài gián tiếp sẽ làm cho bài văn thêm sinh động, gợi cảm hấp dẫn gây hứng thú cho người đọc. Tuy vậy nếu mở bài không khéo sẽ lan man, vòng vèo, phân tán sự chú ý của người đọc.

Tùy theo từng đối tượng mà ta lựa chọn cách mở bài gián tiếp cho phù hợp.

Tuy nhiên để học sinh có cảm xúc, có “cảm tình” với đối tượng miêu tả, có hứng thú khi làm bài, giáo viên chỉnh sửa lại đề bài theo hướng gợi mở cho học sinh để nếu các em có lúng túng trong việc vào bài thì có thể dựa vào đó mà viết.

Xây dựng thân bài tả cảnh

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh: Bám sát dàn bài chi tiết; dùng từ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa; dùng từ đặt câu có liên kết và các biện pháp tu từ về câu; đoạn văn trình bày đúng cách có liên kết đoạn; sử dụng đúng các dấu câu.

Việc hướng dẫn học sinh làm các yêu cầu trên quả là rất khó khăn nhưng giáo viên cần phải kiên trì. Hướng dẫn học sinh có thể đạt được kết quả trong ngày một ngày hai mà phải đòi hỏi cả một quá trình.

Giáo viên cần hướng dẫn ở mọi nơi, mọi lúc đặc biệt trong các giờ tập làm văn cần chữa triệt để các lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu, luyện tập sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

Để học sinh làm tốt phần thân bài, giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết theo một trình tự nhất định đã được chọn khi lập dàn bài.

Xây dựng kết bài tả cảnh

Nếu như mở bài như một lời thân ái mời chào của chúng ta đối với khách tới thăm thì kết bài là lời tạm biệt đầy tình cảm mến yêu, nó khép lại trước mắt người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà các em đã miêu tả, nó kết lại những ý lớn ở phần thân bài.

Vì thế khi viết phần kết bài, giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết làm sao cho thật cô đọng, ngắn gọn, tránh hành văn cộc lốc, công thức hoặc khuôn sáo.

Giáo viên hướng dẫn học sinh hai kiểu kết bài mở rộng và không mở rộng. Với mỗi cách kết bài đều có những cách diễn đạt khác nhau

Kết bài không mở rộng thường được đóng ý một cách gọn đủ các ý: Nhận xét, đánh giá về cảnh; tình cảm đối với cảnh; hành động chăm sóc, bảo vệ,…

Các ý trên có thể được sắp xếp ở các vị trí khác nhau để cho các kết bài khác nhau.

Kiểu kết bài mở rộng: Khi viết kết bài mở rộng học sinh vẫn đưa 3 ý suy nghĩ, tình cảm, hành động như mở bài không mở rộng nhưng diễn đạt mở rộng bằng cách: Nêu ra câu hỏi; nêu một ý mới lạ; đưa ra một lời bình.

Từ việc phân tích một số mẫu kết bài trên học sinh sẽ luyện tập viết kết bài theo một trong các cách kể trên.

Tập Làm Văn Lớp 5 Tuần 7: Luyện Tập Tả Cảnh

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 71, 72

Soạn bài Tập làm văn lớp 5 tuần 7: Luyện tập tả cảnh là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 5 trang 71, 72. Tài liệu này sẽ giúp các em học sinh biết cách nắm được cách viết phần mở bài, thân bài, kết bài hoàn thiện các phần đầy đủ của bài văn miêu tả. Mời các em cùng tham khảo.

Đọc bài văn Vịnh Hạ Long của Thi Sảnh và trả lời câu hỏi:

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.

Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.

Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.

Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.

Theo Thi Sảnh

a) Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên.

b) Phần thân bài gồm có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả những gì?

c) Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài?

a) * Phần mở bài:

– Từ “Vịnh Hạ Long là một …” đến “đất nước Việt Nam”.

* Phần thân bài:

– Từ “Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên…” đến “theo gió ngân lên vang vọng”.

* Phần kết bài:

– Từ “Núi non, sóng nước tươi đẹp…” đến “đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn”.

b) * Phần thân bài gồm có ba đoạn.

* Mỗi đoạn miêu tả:

– Đoạn một: “Cái đẹp của Hạ Long trước hết… uốn quanh chân đảo dải lụa xanh.” → Sự kì vĩ của thiên nhiên đã làm nên vẻ đẹp độc đáo của Vịnh Hạ Long.

– Đoạn hai: “Thiên nhiên Hạ Long chẳng những cũng trẻ trung, cũng phơi phới”. → Vẻ đẹp duyên dáng của Hạ Long qua bốn mùa: luôn mang trên mình một màu xanh đằm thắm.

– Đoạn ba: “Tuy bốn mùa là vậy… theo gió ngân lên vang vọng.” → Miêu tả những nét riêng biệt và luôn hấp dẫn lòng người qua mỗi mùa của Hạ Long. Đặc biệt, đó là vẻ quyến rũ của mùa hè ở Hạ Long.

c) Vai trò của những câu văn in đậm:

– Trong cả bài: Nhằm nêu rõ các ý lớn của cả bài văn, cũng có nghĩa là nội dung được ghi ở các câu in đậm chính là nội dung tóm tắt của cả bài văn. Tất cả đều nhằm khơi gợi sự chú ý của người đọc khi tìm hiểu tác phẩm văn học.

Câu 2 (trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Đoạn 1:

[…] Phần phía nam của dải Trường Sơn nằm ở đây với nhiều ngọn núi cao từ 2000 đến 2600 mét, quanh năm mây phủ trắng đầu. Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày. Có nhiều khu nguyên sinh từ bao đời nay chưa in dấu chân người.

a) Tây Nguyên là miền đất núi non điệp trùng.

b) Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn.

c) Đến với Tây Nguyên là đến với mảnh đất của những cánh rừng hoang sơ.

Đoạn 2:

[…] Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè,… tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối, hoặc quây quần trên những ngọn đồi.

Theo AY DUN và LÊ TẤN

a) Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn là miền đất của những dòng sông cuồn cuộn, những dòng suối nên thơ.

b) Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi, có rừng. Tây Nguyên còn là miền đất âm vang tiếng cồng chiêng từ ngàn đời.

c) Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm lụa muôn màu, muôn sắc.

Phương pháp giải:

Em hãy chú ý tới nội dung chính của mỗi đoạn và chọn câu mở đoạn có nội dung bao trùm.

– Đoạn 1: Ta điền câu (b): Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn.

Sở dĩ ta chọn câu này làm câu mở đoạn vì câu văn nói đến hai đặc điểm của Tây Nguyên đó là núi cao và rừng cây nguyên thuỷ.

– Đoạn 2: Ta điền câu (c): Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm lụa muôn màu, muôn sắc.

Ta chọn câu này vì nó vừa có quan hệ từ (tiếp nối hai đoạn) vừa tiếp tục giới thiệu đặc điểm của địa hình Tây Nguyên – vùng đất của những thảo nguyên muôn màu sắc.

Câu 3 (trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Hãy viết câu mở đoạn cho một trong hai đoạn văn ở bài tập 2 theo ý của riêng em.

Trả lời:

* Viết câu mở đoạn cho đoạn văn thứ nhất.

“Tây Nguyên quê em có thiên nhiên thơ mộng và núi non điệp trùng. Nơi ấy có những ngọn núi cao vời vợi và những thảm rừng xanh thẳm dài vô tận.”

Tập làm văn lớp 5 tuần 7: Luyện tập tả cảnh bao gồm lời giải chi tiết cho từng câu hỏi giúp các em học sinh nắm được cách làm các dạng bài tập viết đoạn văn Mở bài, chọn câu mở đoạn thích hợp, củng cố kỹ năng làm bài văn tả cảnh.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 các môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tin học chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Tham khảo các tài liệu học tập lớp 5 khác:

Tập Làm Văn Lớp 5 Tuần 7: Luyện Tập Tả Cảnh (Tiếp Theo)

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 74

Soạn bài Tập làm văn lớp 5 tuần 7: Luyện tập tả cảnh (tiếp theo) là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 5 trang 74 giúp các em học sinh ôn tập, rèn luyện kỹ năng viết bài văn miêu tả – viết đoạn văn tả cảnh sông nước. Mời các em cùng tham khảo.

Dựa vào dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.

Gợi ý

Các việc cần làm:

1. Xác định đối tượng miêu tả của đoạn văn (miêu tả đặc điểm nào hoặc bộ phận nào của cảnh,…)

2. Xác định trình tự miêu tả trong đoạn:

Theo trình tự thời gian: sáng, trưa, chiều, tối; xuân, hạ, thu, đông.

Theo trình tự không gian: từ xa đến gần, từ cao xuống thấp,

Theo cảm nhận của từng giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác,…

3. Tìm những chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị sẽ trình bày trong đoạn,

4. Tìm cách thể hiện tình cảm, cảm xúc.

5. Xác định nội dung của câu mở đầu và câu kết đoạn:

– Câu mở đầu có thể nêu ý của toàn đoạn: giới thiệu cảnh vật hoặc đặc điểm sẽ miêu tả.

– Câu kết đoạn có thể nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của mình về cảnh.

Viết đoạn văn Tả cảnh sông nước Mẫu 1

Quê hương em có dòng sông La nước trong xanh biếc như có ai rải bạc, sóng gợn theo làn gió nhẹ. Thuyền xuôi ngược tấp nập, thỉnh thoảng lai có một vài bè gỗ, bè nứa lững lờ trôi.

Ở bến sông mọi người thi nhau bơi lội, tắm gội. Đám con nít thì ngụp lặn đuổi bắt, hắt nước vào nhau, huyên náo cả khúc sông. Những ngày mưa bão dòng sông đục ngầu, nước bạc, những đợt sóng dâng cao hất mạnh vào chân đê. Mọi người hối hả lo gia cố những nơi đê yếu tránh vỡ đê. Dòng sông La quê em đã bồi đắp phù sa cho nương dâu, bãi mía thêm xanh tốt. Và lòng sông cũng cho con người cá, tôm cùng với vô số là hến nằm lấp dưới bãi cát vừa trắng vừa vàng.

Dòng sông lưu giữ nhiều kỉ niệm của bao thế hệ người dân quê em. Với em, dòng sông La là người bạn thân thiết, đi đâu em cũng nhớ về sông la hiền hòa và giận dữ, trong xanh và đục ngầu.

Viết đoạn văn Tả cảnh sông nước Mẫu 2

Quê nội của em đẹp bởi có con sông chảy qua làng. Quanh năm cần mẫn, dòng sông chở nặng phù sa bồi đắp cho ruộng lúa. Buổi sớm tinh mơ, dòng nước mờ mờ phẳng lặng chảy. Giữa trưa, mặt sông nhấp nhô ánh bạc lẫn màu xanh nước biếc. Chiều tà, dòng nước trở thành màu khói trong, hơi tối âm âm. Hai bên bờ sông, luỹ tre làng nối vai nhau che rợp bóng mát cho đôi bờ. Sông đẹp nhất vào những đêm trăng. Bóng trăng lồng vào nước, luỹ tre làng in bóng trên dòng sông, vài chiếc thuyền neo trên bờ cát. Cảnh vật hữu tình đẹp như tranh vẽ.

Viết đoạn văn Tả cảnh sông nước Mẫu 3

Dưới chân Tháp Bà Ponaga, dòng sông Cái hiền hoà chảy ra biển. Hai bên bờ sông, nhà cửa lô nhô. Lác đác, vài cụm dừa mọc choài ra sông, tàu lá lao xao trong gió. Giữa sông, cù lao Hải Đảo rợp bóng dừa như một ốc đảo xanh lục giữa làn nước xanh lam. Cầu Bóng bắc qua sông nườm nượp xe cộ. Dưới chân cầu, nơi con sông đổ ra biển là cầu Cá. Thuyền đi biển sơn hai màu xanh đỏ, đậu san sát gần một mỏm đá nối lên như hòn non bộ. Vài chiếc tàu máy chạy trên sông. Tiếng còi ô tô gay gắt lẫn tiếng ghe máy chạy ì ầm làm dòng sông ồn ã lên. Nắng trưa bàng bạc lên dòng sông, mặt nước sông như dát một thứ ánh kim xanh biếc màu trời. Con sông, cửa biển và bến thuyền gắn bó bao đời là một trong những cảnh đẹp của thành phố Nha Trang được nhiều người biết đến.

Viết đoạn văn Tả cảnh sông nước Mẫu 4

Dòng sông quê em như một nàng tiên khoác lên mình những chiếc áo thật nhiều màu sắc. Khi mặt trời lên cao, những tia nắng vàng óng chiếu xuống dòng sông, màn sương sớm lúc này được thay thế bởi tấm áo choàng lấp lánh ánh bạc. Khi trời dần chuyển về chiều, vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông quê em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp, bọn trẻ con chúng em rủ nhau ra sông tắm. Buổi tối, khi ông trăng tròn vắt ngang qua ngọn tre, soi bóng xuống mặt sông lấp lánh, mặt sông lại lung linh như được dát vàng, dát bạc.

Tập làm văn lớp 5 tuần 7: Luyện tập tả cảnh (tiếp theo) bao gồm lời giải chi tiết cho từng câu hỏi giúp các em học sinh nắm được cách làm các dạng bài tập viết đoạn văn tả cảnh dòng sông, củng cố kỹ năng làm bài văn tả cảnh.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 các môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tin học chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Cách Làm Bài Văn Miêu Tả Hay

1- Khái niệm văn miêu tả

“Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời văn những đặc điểm của con người, sự vật, thiên nhiên, để mọi người có thể hình dung”.

Các nội dung về văn miêu tả được học:

– Tả sự vật: đồ vật, cây cối, con vật…- Tả con người

– Tả thiên nhiên (tả cảnh).

2 – Bố cục bài văn miêu tả cây cối

– Mở bài trực tiếp: Giới thiệu sự vật được tả.

– Mở bài gián tiếp: Từ cảm xúc, câu thơ, … dẫn dắt đối tượng được tả.

– Tả hình dáng cây cối:

Tả theo trình tự không gian: Bao quát đến cụ thể / Xa đến gần / Trên xuống dưới.

(Miêu tả theo trình tự bao quát – cụ thể: Nhìn từ xa để miêu tả dáng vẻ, hình dáng, màu sắc,… rồi tới gần hơn miêu tả từng bộ phận cây.)

Tả theo trình tự thời gian: Theo ngày, theo mùa, theo quá trình sinh trưởng của cây.

– Nêu công dụng, lợi ích, ý nghĩa của cây / kỉ niệm gắn liền với cây đó.

Nêu tình cảm, ấn tượng với cây được tả.

Tham khảo video bài giảng tại: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/53320/bai-1-on-tap-tap-lam-van-phan-1.html

3 – Bố cục bài văn tả con vật

– Giới thiệu con vật được tả (Tên , tuổi, lý do em được biết đến nó).

– Tả hình dáng con vật

Bao quát: giống loài, kích thước, màu sắc.

Chi tiết: Những bộ phận nổi bật (tùy từng loại).

– Tả tính tình, hoạt động, thói quen.

– Chia sẻ kỷ niệm, sự gắn bó của em với con vật đó.

– Cảm nghĩ/ tình cảm của em với con vật.

4 – Lưu ý khi viết bài tập làm văn

A. Mở bài, kết bài từ 2 đến 4 câu và cân xứng nhau.

B. Nháp dàn ý khi viết bài

Học sinh rất hay bỏ qua bước này khi làm bài, vì con muốn rút gọn thời gian, sợ hết giờ. Tuy nhiên, lập dàn ý mới chính là cứu tinh rút gọn thời gian và tạo hiệu quả khi viết bài. Vì sao?

+ Lập dàn ý giúp con liệt kê các ý chính, tránh sót ý, quên ý.

+ Lập dàn ý giúp các luận điểm rõ ràng, rành mạch, con sẽ không bị lan man.

+ Lập dàn ý cũng là 1 bước soát bài, kiểm tra sai sót, khi đặt bút viết không bị gạch xóa lung tung.

C. Tăng cường sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh, từ láy,… để bài viết sinh động và ấn tượng hơn.

Thay vì gọi tên loài vật là con mèo, con gấu,… học sinh có thể xưng hô thân mật hơn như em mèo, bác gấu,… để con vật như có tình cảm và gắn bó hơn. Câu văn ví dụ: “Bác gà trống năng nổ như một cán bộ loa phường chính hiệu. Hàng sáng, bác nhanh nhảu chạy vọt lên đỉnh rơm, gọi vang những tiếng “O..o..o” báo hiệu ngày mới đến”.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tập Làm Văn Lớp 5: Hướng Dẫn Cách Làm Bài Văn Tả Cảnh Hay trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!