Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Khác Và Giống Nhau Về Vũ Đạo Giữa Sân Khấu Tuồng Việt Nam Và Sân Khấu Kinh Kịch Trung Quốc mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ giao lưu văn hóa lâu đời, nghệ thuật sân khấu cổ Việt Nam không thể không chịu ảnh hưởng, học tập của nghệ thuật cổ Trung Quốc, đó là điều chắc chắn.
Nhưng nếu cho rằng nghệ thuật sân khấu tuồng Việt Nam là do nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc truyền bá, đó là điều ngộ nhận thiếu căn cứ.
Nhìn về toàn cục giữa sân khấu tuồng Việt Nam và sân khấu Kinh kịch Trung Quốc, người ta thấy cả hai sân khấu đều xuất hiện cân đai, áo mũ, râu ria, gươm giáo, mặt mày bôi vẽ rằn ri v.v… thì đó là cái thật giống nhau. Nhưng đi sâu từng phần, từng nét tiểu dị thì sẽ thấy cái khác nhau là cái chính, và những cái giống nhau là cái phụ, cái thứ yếu. Tôi xin chứng minh về khác nhau và giống nhau như sau:
– Về làn điệu hát, lý, âm hưởng của âm nhạc tuồng khác với âm hưởng của âm nhạc Kinh kịch Trung Quốc.– Về phần phục trang áo mũ, xiêm y, cho đến trang vẽ mắt cũng khác nhau. Về vũ đạo giữa sân khấu tuồng với sân khấu Kinh kịch cũng khác xa.
Tôi là người làm bằng nghệ thuật sân khấu tuồng Huế, tuồng của cụ Đào Tấn. Hôm nay tôi không hy vọng sẽ chứng minh tất cả các mặt khác và giống nhau của sân khấu tuồng Việt Nam và sân khấu Kinh kịch Trung Quốc. Vì đã có các ngành chuyên môn có mặt tại hội thảo này nói đến. Tôi chỉ được phép chứng minh sự khác và giống nhau về phần vũ đạo, động tác múa.
Ngay trên sân khấu tuồng Việt Nam thì các anh, các bạn cũng đã thấy rõ cái khác nhau giữa lưu phái tuồng miền Trung với tuồng Sài Gòn và tuồng Bắc. Có lẽ là ở hai đầu đô thị Sài Gòn và Hà Nội có điều kiện giao tiếp với sân khấu Kinh kịch Quảng Đông nên đã tiếp thu những mặt như vũ đạo, động tác, trang phục và hóa trang của Kinh kịch Trung Quốc, và đó là điều tất nhiên trong nghệ thuật.
Như chúng tôi đã nghiên cứu vũ đạo sân khấu tuồng Việt Nam và vũ đạo sân khấu Kinh kịch Trung Quốc. Vũ đạo chia làm hai phần: phần vũ đạo chính thống xuất phát từ vũ thuật dân tộc và được nâng cao thành vũ đạo sân khấu. Phần thứ 2 là những động tác sinh hoạt ngoài đời như: Bắt bướm, hái hoa, lội suối, trèo non, mở cửa của sân khấu. Cả hai dòng võ thuật dân tộc đều là cốt lõi, là cái sương sống của vũ đạo sân khấu.
Từ thời xưa, võ thuật Việt Nam khác với võ thuật Trung Quốc. Tôi tạm lấy cái mốc từ thời thầy Báo Hiến ở thôn An Thái, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, ông là người thầy dạy võ cho anh em Nguyễn Huệ và Bùi Thị Xuân. Võ thuật dân tộc Việt nam khác với võ Trung Quốc từng bộ tấn như: Đinh tấn, trung bình tấn, hạ mã tấn, tọa mã tấn, và chảo mã tấn, và cũng khác nhau cả đôi tay quyền. Đến đầu thế kỹ 20, khi ông Tàu Sau (tức là Dịp Trường Phát) từ Quảng Đông sang truyền dạy phái võ Thiếu lâm tại thôn An Thái huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, từ đó miền trung mới có võ Tàu, mới có ngựa kim kê, tay song kĩ và hình bán nguyệt. Và cũng từ đó, hai dòng võ thuật song song tồn tại và ngày càng phát triển. Hiện nay hầu khắp trong nước các môn phái đều có võ Tàu, và cái gốc của võ thuật dân tộc còn rất ít. Võ tàu thì nhanh nhạy uyển chuyển, mềm mại, đẹp, nhưng chân trụ tấn thì không chắc, không khỏe bằng võ dân tộc. Ngược lại võ dân tộc lại di chuyển chậm chạp và thô kệch hơn võ Tàu. Võ Việt Nam, các bài thảo đều có lời thiệu như: Thảo ngọc trâu, Lão mai, Mai dân, Kim ngưu v.v… Còn võ Trung Quốc không còn gọi lài bài thảo mà gọi là bài Quyền và không có lời giới thiệu, chỉ có tên của các thế võ như thế đấm thôi sơn, lưỡng đao phạt thủ, song long quá hải, thoái bộ khinh công v.v… và tên các bài quyền như: Miêu tẩy điện, tứ môn, thần đồng, ba chiêng hổ v.v…
Vũ đạo của tuồng Việt Nam múa theo chân trụ tấn của võ đạo dân tộc, và múa theo phương thẳng đứng bằng hình tròn. Còn Kinh kịch Trung Quốc múa theo ngựa tấn kim kê, hình bán nguyệt, theo đường cong, xéo. Tất nhiên mỗi bên đều có cái đẹp riêng, cái độc đáo của mỗi bộ môn nghệ thuật của mỗi bước.
Nói chung nhìn trên sân khấu dân tộc thì trừ tuồng miền Trung và chèo còn giữ được cái chất riêng, cái bản sắc độc đáo của dân tộc. Còn tuồng Sài Gòn, tuồng Hà Nội và cải lương vì còn điều kiện giao tiếp với sân khấu Kinh kịch Trung Quốc nên được học tập nhiều hơn. Còn tuồng miền Trung, vì ở giữa nước, thiếu điều kiện giao tiếp nên ít học tập được sân khấu Kinh kịch. Dù rằng nhà Nguyễn có mời chuyên gia Trung Quốc sang kinh đô Huế huấn luyện nghệ thuật đi nữa, thì cái bản sắc của tuồng Huế, tuồng miền Trung vẫn khác và cho đến ngày nay vẫn khác.
Ở miền Bắc có các cụ như: cụ cả Tề, cụ Ba Tuyên, cụ Sáu Đen và những người học tuồng kinh tại kinh đô Huế, diễn theo tuồng miền Trung. Khi về Hà Nộ thì các cụ diễn theo tuồng miền Trung. Khi về Hà Nội thì các cụ diễn tuồng Bắc lẫn tuồng Trung.
Tôi xin đơn cử động tác cưỡi ngựa và phi ngựa, thì cái roi ngựa của Tuồng Việt Nam khác với chiếc roi ngựa của Kinh kịch Trung Quốc. Cái giống nhau là ở tính tượng trưng, có khi nó là cái roi, nhưng có khi nó lại là con ngựa. Nhưng khi sử dụng động tác để cưỡi và phi thì hoàn toàn khác nhau. Dáng mão cổ của tuồng Việt Nam cũng khác với dáng mão của Kinh kịch. Mão của tuồng có các loại như: mão xuân thu, văn tòn câu, võ tòn câu (hay gọi là văn trạng, võ trạng), mãi thẻ ngang, mão kim thôi, ngạch quan, bình thiên, cửu long, cửu phụng. Mão của tuồng Việt Nam thì hai tua mão hai bên. Không dài quá dưới vai như mão Kinh kịch. Không có mão để trống đỉnh đầu trừ mão ngạch quan và mão cửu phụng của đào. Khi sử dụng mão cho nhân vật cũng khác nhau. Ví dụ mão xuân thu, trái mầu tròn không có tua hai bên, dùng cho nhân vật anh hùng, trung nghĩa, như Quan Văn Trường chẳng hạn. Ngược lại nhân vật Quan Văn Trường Trung Quốc lại đội mão kim quang không có trái mão và có một chiếc bông thật to trên đỉnh đầu.
Các loại áo của tuồng như: long chấn, bào, mãng, giáp v.v… đều không thể dài đến gót như các loại áo của Kinh kịch, mà chỉ mặc dài đến trên đầu gối 10 phân. Những tay áo rộng của tuồng đều không có tay nước như Kinh kịch. Tay nước là một thứ đạo cụ để sử dụng diễn xuất rất hay, rất đẹp, nhưng sân khấu tuồng Việt Nam không có. Kể cả đôi hia của tuồng miền Trung cũng khác hẳn với hia Kinh kịch. Về hóa trang vẽ mặt của Kinh kịch thì vẽ theo mảng, khối, còn vẽ mặt của tuồng miền Trung thì vẽ theo đường gần, đường chỉ trên mặt thật mà cách điệu thành các loại nhân vật trung, nịnh, lão văn, lão võ, kép đen, kép đỏ, kép trắng, kép rằn, hay đào chiến, đào trào v.v…
Những mặt, những nét sân khấu tuồng Việt Nam giống với sân khấu Kinh kịch Trung Quốc:
– Giống nhau về mặt diễn xuất, cả hai bên đều chú trọng thể hiện hỷ, nộ, ái, ố, ai, dục, diễn sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng và tính cách nhân vật. Về mặt ngoại hình cũng có nhiều mặt giống nhau. Như dáng râu của Kinh kịch Trung Quốc, hoàn toàn giống nhau với dáng râu của tuồng Việt Nam. Gồm các loại râu như: râu rìa liên tu, râu quắn ngắn, râu ba chòm, râu năm chòm v.v… Đặc biệt là râu mang kín cả mồm, khán giả không nhìn thấy răng, môi của diễn viên. Cũng như đôi lông trĩ của tướng Phiên, của đào chiến, khi sử dụng loan lông và khi xuất hiện trình diện trước khán giả đều có những động tác giống nhau. Nhất là khi sử dụng cây quạt trên tay cũng giống nhau: Nhân vật sử dụng quạt như đào cung trang thùy mị, hay các ông lão văn đĩnh đạc, thì động tác khác với tay quạt của loại nhân vật công tử chuyên đi ve gái. Dùng cây quạt này để nói lên tính cách của các loại nhân vật. Hoặc như những động tác bung râu, búng râu, quang râu, để nói cái giận dữ, ghét bỏ, chê trách hay khinh miệt, cả hai sân khấu tuồng và Kinh kịch đều giống nhau. Những họa tiết trên áo và mão cũng giống nhau như: lưỡng long tranh châu và những con giao, con long gắn trên mão. Con rồng và thủy bà gợn sóng, đến cái mặt hổ phù, mặt quỉ thêu trên áo cũng đều giống nhau. Chỉ có khác nhau là những cái mặt hồ phù, mặt quỷ của tuồng Việt Nam đều có đội bên trong cho cao lên, và con rồng trên áo tuồng Việt Nam thân ngắn và mập hơn con rồng của áo Kinh kịch Trung Quốc.
Phải nói rằng, nền Kinh kịch Trung Quốc là một loại hình nghệ thuật lâu đời, được các nghệ nhân, nghệ sĩ tiền hiền sáng tạo, để lại một kho báu quý giá vô vàn cho dân tộc Trung Quốc, đồng thời là nghệ thuật bậc thầy, là người anh, người bạn chí cốt của nghệ thuật tuồng Việt Nam. Nghệ thuật tuồng của Việt Nam học được những cái hay, cái đẹp của Kinh kịch Trung Quốc qua nhiều thế hệ là nhờ sự giao lưu văn hóa giữa hai nước lâu đời, song vẫn giữ được những nét riêng, đặc biệt là
1. Chân tấn, tay quyền của võ thuật dân tộc Việt Nam khác với chân tấn tay quyền của võ thuật Trung Quốc.2. Nhân vật tuồng Việt Nam xuất hiện khác với nhân vật Kinh kịch Trung Quốc3.Đi ngựa và phi ngựa của tuồng Việt Nam khác với cưỡi ngựa, phi ngựa Kinh kịch Trung Quốc./.
7 Sân Khấu Thời Trang Việt Đẹp Hoành Tráng Và Đầu Tư Kỳ Công Nhất Năm 2022
Trên nền sân khấu chính là một tổng thể từ những mảnh ghép uốn lượn, từng hình chiếu thích hợp với các BST đã được ứng dụng để thể hiện tinh thần thời trang rõ nét nhất.
Chung Thanh Phong – Love your body, Be yourself
20h ngày 19/10, show diễn solo thứ 2 mang tên “Love your body, Be yourself” (Hãy yêu cơ thể bạn, hãy là chính bạn) của nhà thiết kế Chung Thanh Phong bắt đầu. Đèn catwalk bật sáng chói loà, tiếng nhạc vang lên, dồn dập và giục giã, như hứa hẹn màn trình diễn đáng giá sắp bắt đầu.
Khán giả bị cuốn theo vào một không gian hiện đại và không khí choáng ngợp. Đường băng chuyền chuyển động. Từng cô người mẫu xuất hiện, bước lên đường băng chuyền và lộ diện dưới ánh sáng gắt. Họ tựa như những cô nàng búp bê xinh đẹp vừa bước ra khỏi dây chuyền sản xuất để phô trương nhan sắc của mình – mỗi người một vẻ, không ai giống ai.
Show diễn có sự xuất hiện của Hoa hậu Mỹ Linh như một điểm nhấn sáng giá. Nàng Hậu xuất hiện trên sân khấu thời trang trong chiếc đầm cưới lộng lẫy – cũng là phong cách thiết kế đã mang lại giá trị cũng như chỗ đứng cho NTK Chung Thanh Phong trong làng mốt Việt.
Các chuyên gia thiết kế đã tái hiện không gian đường phố như một “phiên bản mini” của phố đi bộ Nguyễn Huệ, với đài phun nước, ghế đá, hàng cây hay sự xuất hiện của những salon tóc, boutique thời trang, quán cà-phê. Có thể nói tinh thần đường phố thị dân giúp người xem dễ dàng hòa nhập và cảm nhận được cảm hứng Thời trang là vượt qua chính mình.
Vietnam International Fashion Week Xuân-Hè 2016
Trong mùa Xuân-Hè, ekip tổ chức chương trình đã chọn hình ảnh hoa sen, tiếp tục quảng bá hồn Việt ra nước ngoài trên chính sàn catwalk. Nhằm tạo hiệu ứng nghệ thuật bắt mắt nhất, các cành lá sen được thiết kế với các độ cao và độ lớn khác nhau, đan xen với các cành lá là các búp sen đang nở, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật cao hơn 5m gợi cảm giác vừa huyền ảo, thời thượng nhưng vẫn không kém phần thời trang, đẳng cấp.
Sân khấu thời trang này cũng có thể thay đổi tùy theo concept của NTK. Chẳng hạn như với Lê Thanh Hòa, anh đã phải gom lá khô trong 1 tuần và chuyển từ rừng cao su ở Đồng Nai về TP. HCM. Ban tổ chức phải huy động đến 20 nhân công để phủ đầy sàn diễn.
Vietnam International Fashion Week Thu-Đông 2016
Ngay từ khi sự kiện mới rục rịch lên sóng, ekip của chương trình đã hé lộ rằng sân khấu thời trang này được lấy cảm hứng từ Ô Quan Chưởng – một trong những cửa ô lịch sử của Hà Nội. Theo chia sẻ của ban tổ chức, cửa ô tượng trưng cho sự cởi mở, giao thoa, chia sẻ và hội nhập. Đây cũng là thông điệp mà ban tổ chức muốn gửi đến khán giả qua mùa thời trang này.
Đỗ Mạnh Cường – The Little Black Dress
Khối thiết kế mô phỏng Ô Quan Chưởng được dàn dựng công phu với chiều cao 7 m, bề ngang 15 m và chiều dài sàn catwalk gần 40 m. Hơn 50 người chịu trách nhiệm thi công và lắp ráp sân khấu.
1 show diễn mới, và lại là một bản “hit” tiếp theo của NTK Đỗ Mạnh Cường. Có thể nhìn nhận rằng “The Little Black Dress” là một show diễn đặc biệt từ mọi yếu tố: các người mẫu trình diễn trên nền nhạc sống, sự hiện diện của các thiết kế Avant-garde mà công chúng những tưởng NTK 8x đã từ bỏ để chạy theo thị trường… chưa kể đôi giày cao đến 20cm quả là một thử thách mà bất kỳ người mẫu nào cũng e dè.
Đáng nói hơn chính là sân khấu thời trang lần này. NTK Đỗ Mạnh Cường quả rất chịu chi, khi sử dụng tới 60 tấn gỗ để tạo nên một đường catwalk dài 480m. Giống với những show diễn trước, để giữ bí mật cho show thời trang đến phút chót, ê-kíp dùng vải đen dài 2.000 m để bao quanh khu vực sàn catwalk. Khi tấm rèm được buông xuống, người xem bị choáng ngợp trước không gian đậm chất nghệ thuật, nơi có dàn người mẫu đứng tạo dáng để chuẩn bị sải bước.
Đỗ Mạnh Cường – The Countryside
Sàn diễn được đóng bằng 60 tấn gỗ. Những khối cầu đa dạng kích thước được sắp đặt khá ấn tượng, kết hợp cùng là ánh sáng chuyển động tạo độ mờ ảo, lấp lánh khi người mẫu sải bước. Đỗ Mạnh Cường cho biết đây được xem là đường băng “khủng” nhất của anh trong 9 năm làm nghề.
Mâu thuẫn một cách thú vị. Trước khi dẫn dắt giới mộ điệu đến với một không gian viễn tưởng trong “The Little Black Dress”, thì trước đó, NTK Đỗ Mạnh Cường đã mang lại cho họ một cảm giác thảnh thơi từ vùng đồng quê tĩnh lặng. Sân khấu của show diễn Xuân-Hè 2016 này tốn đến… 40 tấn rơm với giá lên đến 1 tỷ đồng. Ngay khi mới bước vào không gian này, dù sân khấu thời trang được che kín nhưng các khách mời đã ngửi thấy mùi thơm cây cỏ phảng phất giống như đang trên đồng lúa.
Không chỉ có rơm rạ, các người mẫu còn sải bước trên đường băng mô phỏng con đường làng quanh co, phía sau là những ụ rơm nhấp nhô bên phông nền mây trời, tạo cảm giác miền quê yên bình.
Bộ Xương Có Chức Năng Gì? Tìm Điểm Giống Nhau Và Khác Nhau Giữa Xương Tay Và Xương Chân?
Bài 7: Bộ xương
Câu hỏi trang 25 Sinh 8 Bài 7
– Bộ xương có chức năng gì?
– Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân.
– Chức năng của bộ xương: Là bộ phận nâng đỡ, tạo nên khung cơ thể, bảo vệ các bộ phận bên trong cơ thể (naõ, tủy sống….) và là nơi bám của các cơ.
– Xương tay và xương chân có những điểm giống và khác nhau như sau:
+ Giống nhau: Đều gồm 2 chi nằm đối diện nhau, cấu tạo đều gồm 2 xương dài nối với các xương bàn, mỗi xương bàn đều gắn với 5 xương ngón là các xương ngắn và mỗi ngón chia thành các đốt.
+ Khác nhau:
– Kích thước các xương ngắn hơn, nhỏ hơn – Các khớp linh động hơn – Xương bàn nhỏ, dẹp
– Kích thước các xương dài hơn, to hơn và vững chắc – Các khớp kém linh hoạt hơn – Xương bàn hình vòm, có xương gót nhô về phía sau
– Xương đai hông gồm: 3 đôi xương là xương chậu, xương háng và xương ngồi.
– Xương đai vai gồm:2 đôi xương là xương đòn và xương bả
Câu hỏi trang 25 Sinh 8 Bài 7
Quan sát hình 7-4, trả lời câu hỏi:
– Dựa vào cấu tạo khớp dầu gối hãy mô tả một khớp động.
– Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
– Nêu đặc điểm của khớp bất động.
– Khớp động là khớp mà hai đầu xương có sụn đầu khớp nằm trong bao chứa dịch khớp gọi là bao hoạt dịch
– Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động là khác nhau vì:
+ Khớp động: chuyển động rất dễ dàng, linh hoạt , có thể gập tới 90o là nhờ: diện khớp tròn, có sụn trơn bóng và có bao dịch khớp vì vậy khớp động phân bố ở các chi, là nơi cần di chuyển nhiều và linh động
+ Khớp bán động: Chuyển động gập rất hạn chế, chủ yếu là chuyển động xoay. Vì diện khớp phẳng và hẹp. Chúng có ở dọc xương sống (có chứa dây thần kinh) hạn chế di chuyển, gập để tránh gây tổn thương dây thần kinh.
– Khớp bất động: là loại khớp không thể cử động được vì khớp bất động có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa gồ ghề khít với nhau.
Xem toàn bộ Soạn Sinh 8: Bài 7. Bộ xương
Sự Khác Biệt Giữa Võ Phái Aikido Và Các Môn Võ Khác
Sự khác biệt của Aikido. Giữa Aikido và Judo, Karatedo,… thế nào? Câu hỏi này luôn luôn được nêu ra trong các cuộc biểu diễn Aikido. Khi bạn đọc về phần nói về kỹ thuật bạn sẽ được biết về chi tiết.
Nói chung, ta có thể nói rằng Judo sử dụng những kỹ thuật nắm bắt tay áo hoặc cổ áo rồi tìm dịp nắm cơ hội quật ngã đối thủ.
Trái lại, trong Aikido chính thời gian tiếp cận lại chính là thời gian để hành động. Trước tiên chúng ta đứng cách xa nhau, giữ khoảng cách đủ để đối phương chuyển động theo các kỹ thuật Aikido. Ở đây, không có việc hai đối thủ túm lấy nhau hoặc xô đẩy nhau. Ta cũng thấy điều khác biệt rất xa với Karatedo. Nói chung, các động tác của Karate được xử lý bằng cách đấm hoặc đá. Do đó hầu hết các động tác gần như theo đường thẳng, mặc dầu có một số chuyển động vòng tròn và hình cầu. Toàn vẹn các chuyển động thẳng hiếm thấy trong Aikido.
Các động tác thường thấy trong Aikido có thể bắt gặp trong kiếm pháp Nhật Bản hơn là trong Judo hoặc Karatedo. Mặc dù những biểu hiện của Aikido khá khác biệt với kiếm đạo nhưng các động tác của nó lại dựa trên căn bản kiếm đạo. Có thể dễ dàng giải thích kỹ thuật Aikido từ nguyên lý của kiếm đạo hơn là từ các nghệ thuật khác.
Tổ sư thường phát biểu:
“Những ai tập luyện Aikido, nếu cầm kiếm thì phải sử dụng theo kỹ thuật Aikiken và nếu cầm gậy sẽ tuân theo kỹ thuật Aikijo. Một thanh kiếm hay một cây gậy là sự nối dài triển khai cánh tay và thân thể. Nếu bạn cầm nắm chúng chỉ như thể là một vật thể mà thôi thì thật là vô ích, bạn đã không học được Aikido chân chính.”
Phương thức huấn luyện Aikido có một số nét giống như kiếm pháp. Người ta thường giữ khoảng cách chừng 1,8m (6 feet) giữa các đối thủ ngay từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc.
Trong Aikido, mặc dầu bạn không cầm kiếm, bạn phải kiểm soát đối thủ ở vào thời điểm mà khoảng cách với đối thủ trở nên có lợi cho bạn. Cách cầm kiếm trong Aikido dựa trên kỹ thuật vận dụng toàn thân theo đường xiên (Oblique Form), điều này có khác đôi chút với các kỹ thuật Kiếm đạo hiện đại của Nhật Bản.
Như đã giải thích ở trên, Tổ sư đã nghiên cứu rất nhiều võ đạo khác nhau, và Aikido dĩ nhiên đã hấp thụ và kế thừa các kỹ thuật đó. Nhưng Tổ sư đã phát triển chúng xa hơn. Do đó, phần tinh túy của Aikido có khác biệt với những võ đạo khác. Đôi khi việc huấn luyện Aikido được hiểu lầm đơn giản chỉ là tập luyện các hình thức. Kỹ thuật Aikido thật là biến hóa vô số. Phải hiểu rằng kỹ thuật bạn đang tập chỉ là hình thức tầm thường của phần tinh túy Aikido.
Do đó Tổ sư dạy rằng: “Chuyển động của trời đất là chuyển động của chính chúng ta”. Đó là đích ta chưa đạt tới.
Trong Aikido không có hình thức, không có phong cách (style). Chuyển động của Aikido là chuyển động của trời đất, tự nhiên; mà sự huyền diệu của nó thật là sâu thẳm và vô tận. Do đó, Aikido thật sự khác biệt một cách tinh tế với các võ đạo khác ở chỗ các võ đạo khác thường chỉ trụ ở các hình thức. Khi ta dùng chữ “hình thức”, ta hàm ý rằng những kỹ thuật của Aikido là những chuỗi hình thức vô tận. Điều này rất khác xa với khái niệm “hình thức” theo cách hiểu định kiến thông thường.
Những kỹ thuật Aikido do đó khác biệt với với Judo, Kendo hoặc Karatedo, nhưng về mặt tinh thần thì lại phù hợp những bí quyết của các võ đạo khác.
Một sự khảo sát năng động về Aikido, những kỹ thuật Aikido cấu tạo hợp lý từ một quan điểm năng động. Nét tổng quát như sau:
Trong khi chuyển động, thân thể con người quay tròn như một cái bông vụ. Nhưng khi không di chuyển, thế tấn của thân mình lại vững chãi, thăng bằng của khối tam giác này là thế tấn lý tưởng của kỹ thuật Aikido. Khi thân pháp chuyển động lại quay tròn như bông vụ. Trong chiều hướng này, các kỹ thuật Aikido tìm đến trạng thái mà bạn có thể dời đổi được trọng tâm của đối thủ bằng động tác hình cầu có tâm chính là trọng tâm đan điền của bạn, do đó có thể tác động và quây tròn đối thủ vào chuyển động của bạn.
Có một câu nói ngày xưa nói về bí quyết của Jujitsu: “Đẩy khi bị kéo và kéo khi bị đẩy”. Một bài thơ đã ca ngợi các vị sáng tổ của các phái Nhu thuật ngày xưa đã cho thấy rõ tài trí của các vị đó:
Nhẹ nhành như cành liễu Đổi chiều dòng lực của cơn gió thổi đến.
Nếu tính cách mềm dẻo và mạnh mẽ là cốt tủy của sức mạnh thì sự huấn luyện sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sự mềm dẻo là con đường dẫn đưa đến việc đạt được sự mạnh mẽ. Hãy học điều đó, sự hữu dụng tinh tế của nó.
Chẳng những hữu dụng trong võ thuật mà còn hữu hiệu trong lãnh vực khác nữa. Đó là sự triển khai của động tác vòng cầu bao gồm cả những lực hướng tâm và ly tâm.
Cũng vì lý do này mà bạn và đối thủ của mình không phải là ở cái thế đối lập, trong Aikido cả hai chỉ là một khối hội nhập dưới sự kiểm soát của bạn, cả hai bị kiềm chế hoàn toàn bằng lực ly tâm của bạn phát ra và lực hướng tâm do bạn dẫn về. Trong toàn khối có tính hệ thống, chuyển động hình cầu của Aikido phô diễn nhịp điệu duyên dáng và động tác quay tròn độc đáo. Các chuyển động này mang theo sức lực của nhiều phần trên thân thể. Mỗi bộ phận cơ thể (tay, chân, bụng, hông, thân,…) phối hợp với toàn thân tạo thành một hệ thống hết sức tự nhiên, mềm mại và tròn đều.
Sự di chuyển theo đường tròn phải thật mềm dẻo, chính xác và giữ được thăng bằng như có sức mạnh nền tảng ở trọng tâm. Ta có thể so sánh với hình ảnh một cối xay gió, rất nhạy cảm, có thể xoay được cánh quạt và cối xay khi tiếp nhận một làn gió rất nhẹ.
CHÂN NHƯ
Cùng Danh Mục :
Liên Quan Khác
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Khác Và Giống Nhau Về Vũ Đạo Giữa Sân Khấu Tuồng Việt Nam Và Sân Khấu Kinh Kịch Trung Quốc trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!