Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Văn Lớp 7 Bài Ý Nghĩa Của Văn Chương Ngắn Gọn Hay Nhất mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Soạn văn lớp 7 bài Ý nghĩa của văn chương ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. “. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó. Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý trả lời.
Soạn văn lớp 7 bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
Soạn văn lớp 7 trang 62 tập 2 bài Ý nghĩa của văn chương ngắn gọn hay nhất
Câu hỏi bài Ý nghĩa của văn chương tập 2 trang 62
Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.
Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. “. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.
Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý trả lời.
Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:
a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?
– Nghị luận chính trị – xã hội;
– Nghị luận văn chương.
b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:
– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;
– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;
– Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Ý nghĩa của văn chương
Trả lời câu 1 soạn văn bài Ý nghĩa của văn chương trang 62
– Theo Hoài Thanh: ” Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”.
– Tuy nhiên, vẫn có quan niệm khác: “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”
→ Các quan niệm này không trái ngược mà tương hỗ lẫn nhau.
Trả lời câu 2 soạn văn bài Ý nghĩa của văn chương trang 62
Văn chương là:
– Hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú, phản ánh cuộc sống.
+ Cuộc sống đa dạng nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng
+ Ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác trên thế giới.
– Văn chương còn tạo ra sự sống
+ Thông qua văn chương ta biết một cuộc sống mơ ước của con người.
Trả lời câu 3 soạn văn bài Ý nghĩa của văn chương trang 62
Công dụng văn chương theo Hoài Thanh:
– Giúp con người có tình cảm và gợi lòng vị tha
– Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
+ Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên
+ Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người
⇒ Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật
Trả lời câu 4 soạn văn bài Ý nghĩa của văn chương trang 62
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
– Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể… nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Ý nghĩa của văn chương lớp 7 tập 2 trang 63
Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập
Trả lời câu soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 63
+ Giải thích:
→ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…
→ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.
+ Dẫn chứng:
→ Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.
→ Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.
Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 2, giải ngữ văn lớp 7 tập 2, soạn văn lớp 7 bài Ý nghĩa của văn chương ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Ý nghĩa của văn chương siêu ngắn
Soạn Bài Ý Nghĩa Văn Chương (Ngắn Gọn)
Câu 1:
*Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương: tình cảm, lòng thương người và muôn vật, muôn loài.
Câu 2:
Hoài Thanh viết : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống…tạo ra sự sống…”.
*Giải thích và dẫn chứng để làm rõ các ý đó:
– “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”: Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú, nó phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt xưa và biết được cuộc sống của các nước khác nhau trên thế giới.
Ví dụ:
“Gió đưa cánh trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
– Văn chương còn tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết được cuộc sống trong ước mơ của con người:
Ví dụ: Con người muốn có sức mạnh để chống lại thiên tai, lũ lụt như Sơn Tinh.
Câu 3:
*Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là: giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha; giúp con người có khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp.
Câu 4:
a. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận: văn chương vì nó bàn đến ý nghĩa, công dụng của văn chương.
b. Văn bản nghị luận của Hoài Thanh có đặc sắc: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
Ví dụ: Đoạn mở đầu: “Người ta kể chuyện đời xưa…nguồn gốc của thi ca”.
II. LUYỆN TẬP:
Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” . Em hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh:
– Trước hết, văn chương gây cho ta những tình cảm không có:
Đó là những tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là lòng vị tha, tính cao thượng, lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên, tính quyết đoán…tùy theo tính cách, cá tính của từng người đọc.
Ví dụ: Dế Mèn phiêu lưu kí: đã hình thành cho ta tình cảm thương xót, nỗi ân hận và sự vị tha.
– Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có:
Rèn luyện cái đã có tức là bản thân ta từ trước đã có rồi. Tức là, khi chưa đọc “Dế Mèn phiêu lưu kí”, ta cũng đã có những tình cảm: thương xót một ai đó, ân hận khi làm một việc gì đó sai, tha thứ cho một người khác nhưng khi đọc ta sẽ nhận ra nó rõ hơn mà không bị che lấp bởi những cảm xúc khác.
chúng tôi
Soạn Văn Lớp 7 Bài Từ Trái Nghĩa Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 7 bài Từ trái nghĩa ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau đây. Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau. Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Hãy viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương có dùng từ trái nghĩa.
Soạn văn lớp 7 bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Soạn văn lớp 7 bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Soạn văn lớp 7 trang 128 tập 1 bài Từ trái nghĩa ngắn gọn hay nhất
Câu hỏi bài Thế nào là từ trái nghĩa tập 1 trang 128
Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đọc lại bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và bản dịch thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San. Dựa vào các kiến thức ở Tiểu học, hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó.
Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tìm từ trái nghĩa với từ già trong các trường hợp: rau già, cau già.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là từ trái nghĩa
Trả lời câu 1 soạn văn bài Thế nào là từ trái nghĩa trang 114
Các từ trái nghĩa ở bản dịch thơ các bài
Tĩnh dạ tứ: ngẩng/cúi
Hồi hương ngẫu thư: trẻ / già
Câu hỏi bài Cách sử dụng từ trái nghĩa tập 1 trang 128
Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì?
Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy?
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Cách sử dụng từ trái nghĩa
Trả lời câu 1 soạn văn bài Cách sử dụng trái nghĩa trang 128
Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng:
+ Ngẩng – cúi: thể hiện sự trăn trở, bứt rứt trong tâm trạng nhà thơ
+ Đi trẻ- Về già: hành động tương phản, tô đậm sự ngậm ngùi, chua xót của tác giả
→ Từ trái nghĩa tạo nên sự đối lập, tô đậm và làm nổi bật hình ảnh và tình cảm khi biểu đạt
Trả lời câu 2 soạn văn bài Cách sử dụng trái nghĩa trang 128
Các từ trái nghĩa được sử dụng với mục đích tạo ra sự tương phản, gây ấn tượng mạnh, khiến lời nói thêm sinh động.
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Qua đèo ngang lớp 7 tập 1 trang 129
– Chị em như chuối nhiều tàu,
Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời.
– Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
– Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau đây.
Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau.
Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hãy viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương có dùng từ trái nghĩa.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập
Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 129
Các cặp từ trái nghĩa:
+ Lành – rách; giàu- nghèo; ngắn – dài; đêm- ngày; sáng – tối
Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 129
Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 129
– Chân cứng đá mềm
– Có đi có lại
– Gần nhà xa ngõ
– Mắt nhắm mắt mở
– Chạy sấp chạy ngửa
– Vô thưởng vô phạt
– Bên trọng bên khinh
– Buổi đực buổi cái
– Bước thấp bước cao
– Chân ướt chân ráo
Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Từ trái nghĩa ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Từ trái nghĩa siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 7 Bài Từ Đồng Nghĩa Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 7 bài Từ đồng nghĩa ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa: a) coi sóc giữ gìn cho yên ổn. b) mong. Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông.
Soạn văn lớp 7 bài Chữa lỗi về quan hệ từ Soạn văn lớp 7 bài Luyên tập cách làm văn biểu cảm
Soạn văn lớp 7 trang 113 tập 1 bài Từ đồng nghĩa ngắn gọn hay nhất
Câu hỏi bài Thế nào là từ đồng nghĩa tập 1 trang 113
Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đọc lại bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông.
Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa:
a) coi sóc giữ gìn cho yên ổn.
b) mong.
Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là từ đồng nghĩa
Trả lời câu 1 soạn văn bài Thế nào là từ đồng nghĩa trang 114
– Đồng nghĩa với chiếu là rọi
– Đồng nghĩa với từ trông là nhìn
Trả lời câu 2 soạn văn bài Thế nào là từ đồng nghĩa trang 114
– Trông coi, chăm nom…
– Trông mong, chờ, ngóng…
Câu hỏi bài Các loại từ đồng nghĩa tập 1 trang 114
Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
So sánh nghĩa của từ quả và trái trong hai ví dụ sau:
– Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
(Trần Tuấn Khải)
– Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
(Ca dao)
– Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
– Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Các loại từ đồng nghĩa
Trả lời câu 1 soạn văn bài Các loại từ đồng nghĩa trang 114
Từ quả và từ trái đồng nghĩa hoàn toàn với nhau, có thể thay thế vị trí của nhau.
Trả lời câu 2 soạn văn bài Các loại từ đồng nghĩa trang 114
+ Giống: cùng chỉ cái chết
+ Khác: nghĩa của từ hi sinh mang sắc thái trang trọng, nghĩa của từ bỏ mang có sắc thái mỉa mai, châm biếm
+ Hai từ này không thể thay thế cho nhau được
Câu hỏi bài Cách sử dụng từ đồng nghĩa tập 1 trang 115
Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục II cho nhau.
Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Ở bài 7, đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay?
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Cách sử dụng từ đồng nghĩa
Trả lời câu 1 soạn văn bài Cách sử dụng từ đồng nghĩa trang 115
– Trường hợp 1 có thể thay thế hai từ trái và quả cho nhau
– Trường hợp 2, không thể thay thế hai từ hi sinh và bỏ mạng cho nhau được
→ Các từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau
– Các từ đồng nghĩa không hoàn toàn không thể thay thế được cho nhau.
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Từ đồng nghĩa lớp 7 tập 1 trang 115
Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau:
– gan dạ
– nhà thơ
– mổ xẻ
– của cải
– nước ngoài
– chó biển
– đòi hỏi
– năm học
– loài người
– thay mặt
Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tìm từ gốc Ấn – Âu đồng nghĩa với các từ sau:
– máy thu thanh
– sinh tố
– xe hơi
– dương cầm
Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân (phổ thông)
Câu 4 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ đồng nghĩa thay thế từ in đậm
– Món quà anh gửi, tôi đã đưa đến tận tay chị ấy rồi.
– Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.
– Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.
– Anh đừng làm như tế người ta nói cho đấy.
– Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.
Câu 5 (trang 116 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa
Câu 6 (trang 116 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điền từ thích hợp
Câu 7 (trang 116 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Câu có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau và câu chỉ dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó
Câu 8 (trang 117 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường, kết quả, hậu quả.
– Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng lạc.
– Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ bao che cho người khác.
– Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.
– Phòng tranh có trình bày nhiều bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập
Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 115
Bài 1 (Trang 115 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 115
– Máy thu thanh: ra-di-o
– Xe hơi: ô tô
– Sinh tố: vi-ta-min
– Dương cầm: pi-a-no
Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 115
Những từ đồng nghĩa:
– Tô- bát
– Cây viết – cây bút
– Ghe – thuyền
– Ngái – xa
– Mô – đâu
– Rứa – thế
– Tru – trâu
Trả lời câu 4 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 115
– Đưa – trao
– Đưa – tiễn
– Kêu – kêu ca
– Nói – cười, dị nghị
– Đi – mất, qua đời
Trả lời câu 5 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 116
Các từ phía dưới đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, phạm vi sử dụng…
Ăn, xơi, chén
Ăn: sắc thái bình thường, trung tính
Xơi: sắc thái lịch sự, xã giao
Chén: sắc thái thân mật, bỗ bã
Cho, tặng, biếu
Cho: người cho có vai cao hơn hoặc ngang hàng
Tặng: không phân biệt ngôi thứ, người nhận, vật được trao thường mang ý nghĩa tinh thần
Biếu: sắc thái kính trọng, người biếu thường có vai thấp hơn
Yếu đuối, yếu ớt
Yếu đuối: thiếu hụt về thể chất và tinh thần
Yếu ớt: hiện trạng thiếu hụt về sức khỏe
Xinh, đẹp
Xinh: bình phẩm, nhận xét về dáng vẻ bên ngoài của trẻ con
Đẹp: được xem có mức độ cao hơn, toàn diện hơn.
Tu, nhấp, nốc
Tu: uống nhiều, liền mạch, không lịch sự
Nhấp: nhỏ nhẹ, từ tốn khi uống
Nốc: uống vội vã, liên tục, thô tục
Trả lời câu 6 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 116
a, – thành quả
– thành tích
b, – ngoan cố
– ngoan cường
c, – nghĩa vụ
– nhiệm vụ
d, Giữ gìn
– Bảo vệ
Trả lời câu 7 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 116
a, Đối xử
– Đối đãi
b, Trọng đại
– To lớn
Trả lời câu 8 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 117
– Lan có sức học bình thường trong lớp.
– Đó là câu chuyện tầm thường.
– Kết quả học kì I này An xếp thứ nhất.
– Lũ lụt là hậu quả của việc chặt rừng bừa bãi.
Trả lời câu 9 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 117
– Hưởng thụ
– Che chở, cưu mang
– Dạy, dạy bảo, dạy dỗ
– trưng bày, bày…
Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Từ đồng nghĩa ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Từ đồng nghĩa siêu ngắn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Văn Lớp 7 Bài Ý Nghĩa Của Văn Chương Ngắn Gọn Hay Nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!