Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Văn Lớp 6 Bài Bức Tranh Của Em Gái Tôi Ngắn Gọn Hay Nhất mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Soạn văn lớp 6 bài Bức tranh của em gái tôi ngắn gọn hay & đúng nhất: Câu 2(trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đọc kĩ truyện rồi trả lời các câu hỏi:a) Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?b) Truyện được kể theo lời nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Em hãy cho biết: a) Diễn biến tâm
Soạn văn lớp 6 bài Sơn Tinh, Thủy Tinh
Soạn văn lớp 6 trang 34 tập 2 bài Bức tranh của em gái tôi ngắn gọn hay nhất
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu hỏi bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6 tập 2 trang 34
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
Đọc kĩ truyện rồi trả lời các câu hỏi:
a) Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
b) Truyện được kể theo lời nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
Em hãy cho biết:
a) Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.
b) Vì sao khi tài năng hội hoạ ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh ” Anh trai tôi ” của em gái: Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ như
Sách giải soạn văn lớp 6 bài Bức tranh của em gái tôi
Trả lời câu 1 soạn văn bài Bức tranh của em gái tôi trang 34
Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về
Trả lời câu 2 soạn văn bài Bức tranh của em gái tôi trang 34
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, người anh kể lại truyện. Cách kể này có ý nghĩa tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh Kiều Phương. Giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tính cách, hành động của mình.
Trả lời câu 3 soạn văn bài Bức tranh của em gái tôi trang 34
Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh:
a, Từ trước cho tới lúc thấy em gái tự chế màu vẽ: người anh tỏ ra người lớn, thấy việc vẽ của Mèo là chuyện trẻ con.
– Khi khả năng hội họa của em gái được phát hiện: người anh cảm thấy thua kém, mặc cảm, xa lánh em gái
– Khi lén xem tranh và đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em ở phòng trưng bày người anh nhận thấy tài năng và lòng nhân hậu của em gái
b, Tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh không còn thân với em gái do:
– Mặc cảm về bản thân thua kém em
– Người anh chạnh lòng khi mọi người chỉ chú ý tới em gái
– Cảm thấy ghen tị với em
c, Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”
– Ban đầu, ngỡ ngàng vì không ngờ được em lựa chọn vẽ vào tranh. Ngỡ ngàng vì bức vẽ về anh đẹp, một người mơ mộng, suy tư, hồn nhiên
– Tự hào, hãnh diện vì được thể hiện đẹp trong bức tranh của em gái mình.
– Xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em, và không xứng đáng ở trong tranh
Trả lời câu 4 soạn văn bài Bức tranh của em gái tôi trang 34
Đoạn kết của truyện người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”
– Đoạn kết người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ.
– Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái
Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Trả lời câu 5 soạn văn bài Bức tranh của em gái tôi trang 34
Nhân vật người em trong truyện:
+ Là một cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh
+ Luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh
+ Chọn vẽ anh vì anh là “người thân thuộc nhất”, luôn yêu thương anh trai
+ Là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng
Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6 tập 2 trang 35
Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Giả định một thành viên trong lớp hoặc trong gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấ
Sách giải soạn văn lớp 6 bài Phần Luyện Tập
Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 35
Người anh trai sau khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của cô em gái thì ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cảm thấy xấu hổ. Thoạt đầu ngỡ ngàng bởi người anh không hề biết trong lòng cô em gái mình lại là người hoàn hảo đến thế, sau tất cả những sự thờ ơ, vô tâm với em. Tiếp đó là sự hãnh diện vì được em gái vẽ rất đẹp, một người anh mơ mộng, suy tư chứ không phải người anh nhỏ nhen, ghen tị. Tất cả sự hãnh diện đó tiếp nối là sự xấu hổ với em, với bản thân. Người anh dằn vặt chính mình và cảm thấy không xứng đáng với vị trí đặc biệt trong lòng người em. Chính sự nhân hậu, hồn nhiên của người em đã giúp người anh tỉnh thức, nhìn nhận đúng về bản thân mình
Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 35
Khi em gái của em đạt được giải nhất cuộc thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ” thành phố:
– Bố mẹ em đều rất vui mừng và hãnh diện, còn chuẩn bị cả phần thưởng cho em gái.
– Bản thân em cảm thấy tự hào, vui sướng vì có em gái tài năng.
Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 2, giải ngữ văn lớp 6 tập 2, soạn văn lớp 6 bài Bức tranh của em gái tôi ngắn gọn, soạn văn lớp 6 bài Bức tranh của em gái tôi siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 7 Bài Mùa Xuân Của Tôi Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 7 bài Mùa xuân của tôi ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Bài văn có thế chia thành m Câu 3 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết: a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào? b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào?
Soạn văn lớp 7 trang 177 tập 1 bài Mùa xuân của tôi ngắn gọn hay nhất
Câu hỏi bài Mùa xuân cảu tôi tập 1 trang 177
Câu 1 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài văn có thế chia thành m
Câu 3 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.
Câu 4 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả?
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
Câu 5 (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Mùa xuân của tôi
Trả lời câu 1 soạn văn bài Mùa xuân của tôi trang 177
Bài văn tả cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội
+ Nêu hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả:
+ Tác giả viết khi đang sinh sống xa quê hương, ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ Ngụy
+ Tình cảm nhớ thương da diết của người con xa quê hương miền Bắc
Trả lời câu 2 soạn văn bài Mùa xuân của tôi trang 177
Bài văn có thể chia làm 3 đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… mê luyến mùa xuân): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân
+ Phần 2 (tiếp… mở hội liên hoan): Những rung động, cảm nhận tinh tế về cảnh sắc, không khí mùa xuân ở Hà Nội, đất Bắc
+ Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Mạch cảm xúc: đi từ quy luật tình cảm chung của con người tới những cảm nhận riêng về mùa xuân, cuối cùng là cảm nhận về tháng giêng, mạch cảm xúc được phát triển tự nhiên, logic
Trả lời câu 3 soạn văn bài Mùa xuân của tôi trang 177
Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, mùa xuân đất trời:
+ Màu sắc đặc trưng: màu sông xanh, núi tím say mộng ước
+ Đường nét, hình khối: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào
+ Âm thanh đặc trưng: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát của những cô gái huê tình
+ Hình ảnh con người:
+ Nghi lễ đón xuân: thắp nến trên bàn thờ Phật Thánh, bàn thờ tổ tiên
+ Gia đình: sum họp, đoàn viên, trên kính dưới nhường
+ Lòng người trong ngày xuân: thấy ấm áp, vui như mở hội
→ Những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, đó là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội
b, Tác giả nêu bật sức sống của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh gợi cảm, với những hình ảnh so sánh cụ thể: ” Ngồi yên không chịu được… nhựa sống của con người căng lên như máu, những cặp uyên ương đứng cạnh”
+ Cảm nhận rõ rệt về cái rét: “cái rét ngọt ngào, không tê buốt căm căm nữa”
c, Ngôn ngữ của đoạn văn được chắt lọc tinh tế, kĩ càng. Hình ảnh so sánh cụ thể, mới lạ, cũng cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, kết hợp với giọng điệu vừa sôi nổi, thiết tha gợi nhiều ấn tượng.
Trả lời câu 4 soạn văn bài Mùa xuân của tôi trang 177
Đoạn văn còn lại, tác giả đặc tả những điểm riêng biệt của trời đất, thiên nhiên, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng
– Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
+ Cỏ: không xanh mướt nhưng nức mùi thơm man mác
+ Mưa xuân: thay thế mưa phùn
+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng
– Không gian sinh hoạt:
+ Bữa cơm: trở về sự giản dị thường ngày, thịt mỡ, dưa hành đã hết
+ Cánh màn điều treo trên bàn thờ treo ở bàn thờ ông bà ông vải đã được hạ xuống
+ Các trò vui ngày Tết: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật
→ Hoạt động của con người dần trở về nhịp thường nhật, cảnh vật có chút biến chuyển, thay đổi nhưng vẫn đẹp và say đắm lòng người bởi sự mới mẻ
Việc tái hiện cảnh sắc, không khí mùa xuân để khẳng định tình yêu, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng tác giả, làm sống dậy nhiều nỗi niềm trong tâm hồn tác giả bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm
Trả lời câu 5 soạn văn bài Mùa xuân của tôi trang 178
Nỗi nhớ da diết của con người xứ Bắc xa quê, tác giả đã thể hiện chân thực cảnh mùa xuân miền Bắc với những ấn tượng chân thật, êm đềm, ngọt ngào.
+ Những cảm nhận tha thiết, tinh tế chỉ có được ở những người yêu quê hương tha thiết
+ Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là sự giao hòa trọn vẹn của trời đất, con người.
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Mùa xuân của tôi lớp 7 tập 1 trang 178
Câu 2 (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
Câu 3 (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập
Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 178
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du)
Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 178
Mùa xuân luôn là mùa đẹp nhất trong năm, đây cũng là mùa được mong chờ nhất sau những ngày làm việc mệt nhọc suốt một năm dài. Mùa xuân, thời tiết bắt đầu thay đổi, cái lạnh không còn căm căm nữa, thay vào đó là những con mưa phùn nhỏ giăng mắc trên cành cây, phiến lá. Bầu trời có phần trong sáng hơn chứ không còn xám xịt, âm u như mùa đông. Những đàn chim đi tránh rét từ đâu bay về ríu rít trên những ngọn cây cao. Con người thì hối hả hơn, vừa để kết thúc một năm đã qua vừa như chuẩn bị một năm mới đang tới gần. Những đứa trẻ tíu tít mong chờ ba mẹ đưa đi mua sắm quần áo mới… Mùa xuân là tất cả những gì say mê nhất của con người quyện lại.
Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Mùa xuân của tôi ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Mùa xuân của tôi siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 6 Bài Nghĩa Của Từ Ngắn Gọn Hay &Amp; Đúng Nhất
Soạn văn lớp 6 bài Nghĩa Của Từ ngắn gọn hay & đúng nhất: Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu ở bài tập 2 SGK tr.36 sao cho phù hợp. Đọc truyện Thế thì không mất trong SGK tr.36 và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.
Soạn văn lớp 6 bài Con Rồng Cháu Tiên Soạn văn lớp 6 bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Soạn văn lớp 6 bài Nghĩa Của Từ ngắn gọn hay & đúng nhất
– tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc…) được hình thành từ lâu trong cuộc sống, được mọi người làm theo.
– lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
– nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
Em hãy cho biết:
1. Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
2. Bộ phận nào chú thích nêu lên nghĩa của từ?
Sách giải soạn văn lớp 6 bài Nghĩa Của Từ
Trả lời câu 1 soạn văn bài Nghĩa Của Từ
Mỗi chú thích trên gồm hai bộ phận.
Trả lời câu 2 soạn văn bài Nghĩa Của Từ
Bộ phận nêu lên nghĩa của từ là bộ phận đứng đằng sau dấu hai chấm.
Trả lời câu 3 soạn văn bài Nghĩa Của Từ
Nghĩa của từ ứng với phần nội dung trong mô hình.
II. Cách giải thích nghĩa của Từ
Giải phần CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ
Câu 2: Trong mỗi chú thích trong câu 1, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?
– tập quán được giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị (thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu đời trong đời sống, được mọi ngời làm theo)
– lẫm liệt, nao núng được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (hùng dũng, oai nghiêm; lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa).
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Câu hỏi phần luyện tập bài Nghĩa Của Từ trang 36 ngữ văn tập 1
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào?
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu ở bài tập 2 SGK tr.36 sao cho phù hợp.
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống ở bài tập 3 cho phù hợp.
Câu 5 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Giải thích các từ sau theo những các đã biết:
Đọc truyện Thế thì không mất trong SGK tr.36 và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.
Trả lời câu hỏi soạn văn 6 tập 1 bài Nghĩa Của Từ phần luyện tập
Trả lời câu 1 phần luyện tập bài Nghĩa Của Từ
Các chú thích ở trong sách giáo khoa giải thích từ ngữ theo hai cách:
– Đưa ra khái niệm, định nghĩa
– Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Trả lời câu 2 phần luyện tập bài Nghĩa Của Từ
– Học tập
– Học lỏm
– Học hỏi
– Học hành
Trả lời câu 3 phần luyện tập bài Nghĩa Của Từ
Các từ cần điền
– Trung bình
– Trung gian
– Trung niên
Trả lời câu 4 phần luyện tập bài Nghĩa Của Từ
– Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu trong lòng đất có dáng hình trụ, dùng để lấy mạch nước ngầm
– Rung rinh: trạng thái rung động, đung đưa của sự vật
– Hèn nhát: sợ sệt, thiếu can đảm đến mức đáng khinh
Trả lời câu 5 phần luyện tập bài Nghĩa Của Từ
– Từ mất có nhiều nghĩa:
+ Nghĩa 1: không còn thuộc về mình nữa
+ Nghĩa 2: không thấy, không còn nhìn thấy nữa
+ Nghĩa 3: chết
Nhân vật nụ đã dựa vào việc cô chủ hiểu theo nghĩa thứ hai để tự bào chữa cho mình trong việc đánh rơi cái ống vôi của cô chủ xuống lòng sông.
Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 1, giải ngữ văn lớp 6 tập 1, soạn văn lớp 6 bài Nghĩa Của Từ ngắn gọn, soạn văn lớp 6 Nghĩa Của Từ siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 6 Bài Mưa Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 6 bài Mưa ngắn gọn hay & đúng nhất: Câu 2(trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê).Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và sau cơn mưa. Em hãy tìm hiểu
Soạn văn lớp 6 trang 128 bài Số từ và Lượng Soạn văn lớp 6 bài Mẹ Hiền Dạy Con
Soạn văn lớp 6 trang 80 tập 2 bài Mưa ngắn gọn hay nhất
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu hỏi bài Mưa lớp 6 tập 2 trang 80
Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?
Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê).
Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và sau cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:
a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.
Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
b) Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hoá để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc.
Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới hình ảnh con người:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa …
Sách giải soạn văn lớp 6 bài Mưa
Trả lời câu 1 soạn văn bài Mưa trang 80
– Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp. – Bố cục bài thơ:
+ Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa
+ Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa
+ Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa
Trả lời câu 2 soạn văn bài Mưa trang 80
Bài thơ được làm theo thể tự do, cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt
– Nhịp 1, 2, 3, 4 và chủ yếu là nhịp 2
→ Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập, sự ngắt quãng phóng khoáng như những hạt mưa rơi tự do.
Trả lời câu 3 soạn văn bài Mưa trang 80
a, Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa:
– Các con vật trước cơn mưa: mối trẻ, mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường
– Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.
– Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê…
– Những động từ được sử dụng: hành quân, múa, rung tai, đu đưa… kết hợp với các tính từ: rối rít, trọc lốc, mù trắng, chốc chốc
→ Góp phần diễn tả sinh động cảnh vật lúc trời mưa
b, Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi, phổ biến
+ Ông trời mặc áo
+ Mía múa gươm
+ Kiến hành quân đầy đường
+ Cỏ gà rung tai nghe
+ Bụi tre tần ngần gỡ tóc
+ Cây dừa sải tay bơi …
→ Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật cũng hoạt động đa dạng giống như con người. Điều này thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả.
Trả lời câu 4 soạn văn bài Mưa trang 81
– Ông bố cuối bài trở thành người cha vĩ đại: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa
– Hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần sánh ngang với trời đất
– Trong cái nhìn trẻ thơ, người bố luôn luôn vĩ đại, mạnh mẽ và lớn lao.
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Mưa lớp 6 tập 2 trang 77
Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển hoặc mưa xuân ở làng quê.
Sách giải soạn văn lớp 6 bài Phần Luyện Tập
Trả lời câu soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 81
Mặt trời đang chói chang bỗng chốc mây đen từ đâu ùn ùn kéo tới, che kín cả bầu trời. Gió ngày càng mạnh hơn làm cây cối nghiêng ngả, đu đưa, bụi bay mù mịt. Mấy chú chim vội vã tìm nơi trú ngụ, mọi người cũng như khẩn trương hơn trước cơn mưa sắp tới gần… Lộp bộp… lộp bộp. Những hạt mưa bắt đầu nặng hạt hơn, bầu trời giờ bị chắn bởi những lớp nước trắng xóa, chớp sáng loáng rạch ngang trời, để lại tiếng sấm rền rĩ, ồn ào. Cây cối lúc này nhảy múa hào hứng với màn nước nước mưa mát lành trời ban tặng…
Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 2, giải ngữ văn lớp 6 tập 2, soạn văn lớp 6 bài Mưa ngắn gọn, soạn văn lớp 6 bài Mưa siêu ngắn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Văn Lớp 6 Bài Bức Tranh Của Em Gái Tôi Ngắn Gọn Hay Nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!