Đề Xuất 3/2023 # Soạn Văn Bài Ca Ngất Ngưởng Đầy Đủ Nhất Của Nguyễn Công Trứ # Top 12 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Soạn Văn Bài Ca Ngất Ngưởng Đầy Đủ Nhất Của Nguyễn Công Trứ # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Văn Bài Ca Ngất Ngưởng Đầy Đủ Nhất Của Nguyễn Công Trứ mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong bài soạn văn Bài ca ngất ngưởng này, Kiến Guru xin gửi đến các bạn những gợi ý để trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học trong SGK Ngữ văn 11, tập một. Sau khi tham khảo bài viết, mong rằng các bạn học sinh sẽ có những định hướng để chuẩn bị thật tốt phần soạn Bài ca ngất ngưởng trước khi đến lớp.

I. Hướng dẫn soạn văn Bài ca ngất ngưởng: Tác giả – Tác phẩm

1. Tác giả Nguyễn Công Trứ

Trước nhất, các bạn nên giới thiệu sơ lược về tác giả khi soạn bài Bài ca ngất ngưởng. Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) có tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn. Ông là người con của miền đất miền Trung Hà Tĩnh, tại huyện Nghi Xuân, làng Uy Viễn. Nguyễn Công Trứ vốn có tinh thần ham học từ bé nhưng lận đận trên con đường khoa cử nên mãi đến năm bốn mươi hai tuổi thì con đường công danh của ông mới hiển lộ.

Nguyễn Công Trứ có khoảng thời gian dài tận hai mươi tám năm làm quan cho triều đình nhà Nguyễn. Mặc dù ở chốn quan trường phải đối diện với nhiều thăng trầm nhưng tuyệt nhiên, ở Nguyễn Công Trứ vẫn toát lên khí khái cứng rắn, bình tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao phó và lập được nhiều chiến tích lẫy lừng, cả việc triều chính, khai khẩn đất hoàng, tu bổ chùa chiền hay chống giặc ngoại xâm.

Đến năm ông bước sang tuổi thứ bảy mươi, ông về quê sống cuộc đời riêng của mình sau hai lần cáo quan. Dù chọn về quê nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn dành sự quan tâm rất nhiệt thành dành cho đất nước và nhân dân. Bằng chứng là khi biết đến thông tin Pháp xâm lược Việt Nam, ông vẫn quyết tâm xin tòng quân diệt giặc dù tuổi đã cao.

Tác giả Nguyễn Công Trứ

2. Bài thơ Bài ca ngất ngưởng

II. Hướng dẫn soạn văn Bài ca ngất ngưởng qua gợi ý trả lời câu hỏi SGK

1. Câu 1

Bắt đầu với câu 1 trong soạn Bài ca ngất ngưởng. Trong bài thơ, ngoài nhan đề thì có 4 lần tác giả sử dụng từ “ngất ngưởng” và mỗi lần lặp lại ấy có vai trò nhất định. Trước hết, cần lí giải nghĩa của từ “ngất ngưởng”, đây vốn là từ láy tượng hình, gợi ra thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. Tuy từ “ngất ngưởng” mang ý nghĩa trên nhưng với mỗi lần nhắc đến, tác giả lại giúp người đọc hình dung những trạng thái “ngất ngưởng” riêng biệt.Lần thứ nhất, từ “ngất ngưởng” xuất hiện để miêu tả hình ảnh của Nguyễn Công Trứ khi có công danh vinh hiển và đảm nhiệm những trọng trách quan trọng: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông. Lúc này, ông tỏ rõ là người có khí khái của một vị quan ngạo nghễ và đặc biệt là có tài năng thao lược.Lần thứ hai, từ “ngất ngưởng” cũng dùng để khắc hoạ hình ảnh của chính Nguyễn Công Trứ, nhưng lúc này đã ở trong hoàn cảnh khác – trở thành dân thường. Thế nhưng dù vai trò xã hội có thay đổi thì ông vẫn bộc lộ phong thái tự tại, phóng khoáng của mình.

Từ “ngất ngưởng” ở lần thứ ba trong câu “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” thêm lần nữa khẳng định cá tính ngang tàng của nhà thơ. Thế nên, mặc dù nói về thú chơi ngông của mình, Nguyễn Công Trứ tỏ rõ việc muốn khẳng định những gì thuộc về nét riêng biệt của bản thân, dù có thể nó khác biệt rất nhiều với số đông.Ở lần cuối, “ngất ngưởng” diễn tả nhân cách của Nguyễn Công Trứ trong việc xem thường vinh hoa phú quý, tĩnh tại thưởng ngoạn những sở thích bản thân mà không màng đến điều tiếng của nhân gian, thế sự. Ông không muốn bị ràng buộc, gò ép trong bất cứ điều gì.

2. Câu 2

Có thể thấy Nguyễn Công Trứ vẫn quyết định ra làm quan dù biết trước làm quan là gò bó, mất tự do bởi lẽ: làm quan chính là cách ông tạo cơ hội cho chính mình để thể tài năng và khí khái, hoài bão và khát vọng của một đấng nam nhi. Thế nên, ông đã chọn làm quan như một cách để tôn trọng khát vọng của chính mình nhưng là làm quan một cách “ngất ngưởng”, vẫn phóng túng, tự do, không gò ép mình vào khuôn phép cứng nhắc và cũng không chịu khuất phục trước những cái xấu, cái ác.

3. Câu 3

Bài thơ chính là một cách để nhà thơ bộc lộ cách nhìn nhận lại và tự đánh giá chính bản thân mình. Việc tự nhìn nhận ấy được ông thể hiện cụ thể:Thứ nhất, giọng điệu kể chuyện khảng khái, mạnh mẽ nhưng cũng đầy cá tínhThứ hai, qua cách kể chuyện, ông thể hiện sự tự ý thức về tài năng, phong cách, khí tiết của bản thân và ông tự hào vì mình là người dám nghĩ dám làm, dám sống cho mình chứ không bị chi phối bởi dư luận hay định kiến của lễ giáo hà khắc. 

4. Câu 4

Thể hát nói là thể loại được khá nhiều những nhà thơ, nhà văn và chính trị gia sử dụng để bày tỏ tâm tư và giải toả nỗi niềm của mình. Chính vì những đặc điểm riêng biệt về thể loại, đặc biệt là tính chất phóng khoáng, tự do nên chuyên chở những quan niệm về lẽ sống một cách thoải mái, gần gũi với con người. Bởi những lí do trên mà thể hát nói chuyển tải ít nhiều hiệu quả những điều mà họ trăn trở và khi làm được sứ mệnh đó, nó được ưu ái và trở thành một khuynh hướng văn học. Đây là câu hỏi cuối cùng của soạn văn 11 Bài ca ngất ngưởng.

Soạn văn bài Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam

Phân tích nhân vật Liên – Hai Đứa Trẻ

Soạn văn bài Chữ Người Tử Tù

Như vậy, với những gợi ý nêu trên, mong rằng các bạn học sinh sẽ có thêm gợi ý từ Kiến Guru để soạn văn Bài ca ngất ngưởng hiệu quả!

Soạn Bài Bài Ca Ngất Ngưởng Của Nguyễn Công Trứ Trang 37 Sgk Văn 11

1. Nguyễn Công Trứ (1778 -1858) người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là người có tính tình cương trực, phóng khoáng, thích tự do nên cuộc đời quan trường khá lận đận.

Ông để lại khoảng 50 bài thơ và 60 ca trù và một bài phú nổi tiếng Hàn nho phong vị phú, đều viết bằng chữ Hán.

2. Bài ca ngất ngưởng thuộc thể hát nói, được sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do nhàn tản. Bài thơ là bản tự thuật, tự bạch về một cuộc đời, được nâng lên tầm triết lý sống. Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Đó là thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do tự tại. Giữa cái xã hội mà mọi cá tính đều bị thủ tiêu thì cái tôi “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng những bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân mà còn thể hiện rõ một nhân sinh quan tiến bộ hiện đại. Bằng giọng điệu khoa trương, ý vị trào phúng đặc biệt của thể thơ hát nói, bài ca đã tạc nên một bức chân dung Nhà thơ – Nhà nho tài tử đầy cá tính giữa đám triều thần phàm tục.

II. SOẠN BÀI

1. Bài thơ được làm theo thể hát nói – một thể thơ “nửa hát, nửa nói, có tính chất kể chuyện”. Đây là thể thơ được các nhà Nho tài tử ưa dùng để biểu đạt cái nội tâm phóng khoáng, cái chí thoát vòng cương toả, thoát vòng danh lợi để hưởng mọi lạc thú của cuộc đời trần thế mà Nguyễn Công Trứ là một đại biểu ưu tú nhất.

Bài thơ thuộc loại hát nói dôi khổ gồm 19 câu, gieo vần theo một bài hát nói điển hình. Câu đầu tiên gieo vần chân, thanh trắc, câu 2, 3 gieo vần lưng, thanh bằng, các cặp câu cứ như thế luân phiên đến hết bài. Trong bài có xen kẽ những câu thơ chữ Hán và số lượng từ trong các câu không cố định. Điều đó là nên giọng điệu đặc trưng của bài hát nói, thể hiện được tâm trạng và tình cảm của nhân vật trữ tình.

2. Trong bài thơ tác giả đã sử dụng các từ, cụm từ mang tính chất tự xưng, đó là: Ông Hi Văn tài bộ, tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng, phường Hàn Phú. Những cách tự xưng này đã góp phần thể hiện cái ngất ngưởng, thái độ tự tôn, sự ngông ngạo của Nguyễn Công Trứ, làm nổi bật hình ảnh cái tôi cá nhân cao ngạo của tác giả.

3. Ngất ngưởng là một từ láy tượng hình vốn được dùng chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định. Ở bài thơ này, từ ngất ngưởng được dùng với nghĩa chỉ sự khác thường, vượt lên thói thường, coi thường dư luận. Ngoài nhan đề, từ “ngất ngưởng” được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các khổ thơ trở thành một biểu tượng cho một phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, một lối chơi ngông thách thức xung quanh trên cơ sở nhận thức rõ tài năng và nhân cách cá nhân.

4. Sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trường bon chen, Nguyễn Công Trứ có những hành vi kỳ quặc, lập dị đến ngất ngưởng. Người ta cưỡi ngựa đi giao du thiên hạ thì ông cưỡi bò, lại còn đeo cho một cái đạc ngựa khiến cả chủ lẫn tớ đều ngất ngưởng. Đi thăm thú cảnh chùa mà vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo “một đôi dì”. Rõ ràng trong bộ dạng từ bi Nguyễn Công Trứ vẫn vương đầy nợ trần, vẫn đèo bòng đằng sau mấy bóng giai nhân. Cốt cách của một khách tài tử, văn nhân chính là ở đó… Đó là lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng sống tự do tự tại.

Không bận tâm đến những lời khen chê, những chuyện được mất. Đó là một quan niệm sống, triết lý sống phóng khoáng tự do, thoát khỏi vòng danh lợi tầm thường. Coi sự được mất là lẽ thường tình, ông đã ra khỏi vòng danh lợi để sống thảnh thơi, tự do, tự tại để hướng mọi lạc thú, cầm, kỳ, thi, tửu, giai nhân giữa cuộc đời trần thế một cách thoả thích.

Nhà thơ đã vận dụng nghệ thuật tương phản, đặt những cái đối lập nhau để thể hiện thái độ ngất ngưởng của mình.

5. Nhân vật trữ tình xuất hiện trong tác phẩm là một con người có cá tính ngông, một con người đầy tự tin, yêu thích cuộc sống tự do tự tại, coi thường danh lợi. Con người ấy tự tin vào tài năng và tin tưởng vào quan điểm sống của mình nên đã rất bản lĩnh vượt lên trên thói thường cuộc đời để sống và làm điều mình thích. Nhưng dù ngất ngưởng, ngông ngạo đến đâu, ông vẫn ý thứuc rất rõ trách nhiệm của mình đối với cuộc đời. Vì thế, sau những phút giây cao hứng, thả mình phóng túng cùng trời đất tự do, ông vẫn không quên tự nhắc: “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”. Tư tưởng ấy không hề mâu thuẫn với cái ngông ngạo, ngất ngưởng của ông. Trên thực tế Nguyễn Công Trứ là một nhà Nho có trách nhiệm với đất nước. Tuy cuộc sống quan trường gặp nhiều lận đận nhưng ông vẫn luôn một lòng trung thành với triuề đình. Dù ham cuộc sống tự do phóng túng nhưng ông vẫn nhiệt tình thực hiện trách nhiệm quân thần.

6. Cá tính sáng tạo của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở chỗ nhà thơ sử dụng khá nhiều khẩu ngữ trong bài thơ. Điều này tạo nên tính chất sống động, gần gũi, hóm hỉnh cho thể hát nói. Các từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ: ông, tay, vào lồng, một đôi dì, nực cười, phường, kìa núi nọ phau phau mây trắng, nên dạng, chẳng… cũng…

– Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ. Nó phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ.

– Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.

IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO

1. Về tác giả

– Đó là một con người giàu khát vọng tốt đẹp! Khi còn ở nhà, gia cảnh nghèo túng, ông rất chăm chỉ lao động vừa giúp gia đình, vừa quyết chí học tập để đi thi, làm quan, nhằm cống hiến tài năng và sức lực cho đất nước. Khi ra làm quan, ông rất tận tụy, thanh liêm, bất cứ việc gì, lúc nào, ông cũng làm việc hết mình, “quyết đem tất cả sở tồn làm sở dụng”, nghĩa là: luôn mong muốn mình sống có ích nhất cho dân, cho nước.

– Đó là một con người có tấm lòng tha thiết yêu nước, yêu dân. Khi còn trẻ, sức lực dồi dào, trong chức trách của mình, ông đã lập công lớn, vừa giúp triều đình dẹp những cuộc loạn để nhân dân được sống thanh bình. Rồi ông chỉ đạo dân khai khẩn đất hoang, mở rộng và nâng cao đời sống cho dân. Hàng vạn người dân đói nghèo ở các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Yên, Hải Dương từng kể nhiều chuyện cảm động về tình cảm cụ Dinh điền sứ nhân từ, độ lượng. Trước nạn ngoại xâm, Nguyễn Công Trứ đã làm đơn xin đi giết giặc. Hành động ấy của một cụ già 80 tuổi thật là điều hiếm có.

– Đó là một con người có cá tính mạnh mẽ, sống rất phóng khoáng, độc đáo nhiều khi đến độ “quá cỡ”, “lập dị” như người đời thường nhận xét. Đó là một phong cách “tài tử” của một lớp nhà nho tài ba, có chí lớn, nhưng không gặp thời.

( Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông – Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ,

Cao Bá Quát, Nxb Giáo dục, 1997)

2. Về tác phẩm

“… Nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ, sau khi điểm duyệt một cách “thích trí” những hành vi “ngất ngưởng” của mình trong hành trình cuộc đời (cả lúc “vào lồng” lẫn lúc ra lồng), sơ kết, thì thấy mình đã đứng ngoài được các khuôn thức: “Không Phật, không Tiên, không vướng tục”…; thấy mình đã đi ở giữa những sự phân cực: “Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi”. Dẫn đến hệ quả: khi ông Hy Văn đến thăm chùa lễ Phật, thì vẫn có: “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi di”, “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”… Tất cả là cái khoái cảm tự do tinh thần của một cá nhân không bị trói buộc. Toàn bộ Bài ca ngất ngưởng như một bản hồi ký tóm tắt độ ngất ngưởng ấy chính là một biểu hiện của sự thị tài. Ngất ngưởng ở các bình diện: bước vào cơ chế xã hội- “vào lồng”, như cách nói của ông- với các tước vị thì nên “tay ngất ngưởng”, rồi khi đụng chạm vào các thiết chế tinh thần của cộng đồng thì thành “ông ngất ngưởng”. Ông tự xưng là “ông” (ông Hy Văn), tự cho mình là một “tay” (tay ngất ngưởng) một cách hãnh diện: “Đời ai ngất ngưởng như ông”.”

Soạn Bài: Bài Ca Ngất Ngưởng – Ngữ Văn 11 Tập 1

Xin chào các em! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Bài ca ngất ngưởng. Đây là một tác phẩm rất hay và nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ và được biên soạn trong chương trình Ngữ Văn 11 Tập 1.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyễn Công Trứ trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 1).

2. Tác phẩm

Bài ca ngất ngưởng là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Công Trứ. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1848 và được làm theo thể ca trù.

Bài thơ đã phô trương, khoe sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng tới 4 lần:

Từ ngất ngưởng thứ nhất: chỉ sự thao lược, tài năng và phong cách ngạo nghễ khi làm quan của Nguyễn Công Trứ.

Từ ngất ngưởng thứ hai: chỉ sự ngang tàn của tác giả ngay khi làm dân thường.

Từ ngất ngưởng thứ ba: khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ, ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, đi hát ả đào,… và tự đánh giá cao các việc làm ấy.

Từ ngất ngưởng cuối cùng: cho thấy tác giả hơn người vì ông dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc về thân phận.

Câu 2:

Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do nhưng ông vẫn ra làm quan là bởi đó là phương tiện để ông có thể thể hiện tài năng và hoài bão của mình. Do vậy, ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, cách sống tự do, phóng khoáng của chính mình.

Câu 3:

Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình, ông cho mình là ngất ngưởng bởi vì: sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trường bon chen, Nguyễn Công Trứ có những hành vi kỳ quặc, lập dị đến ngất ngưởng.

Người ta cưỡi ngựa đi ngao du thiên hạ, ông lại cưỡi bò, lại còn đeo cho một cái đạc ngựa khiến cả chủ lẫn tớ đều ngất ngưởng

Ông đi thăm thú cảnh chùa mà vẫn đeo kiếm cung bên người “một đôi dì”. Rõ ràng là trong bộ dạng từ bi, Nguyễn Công Trứ vẫn vướng đầy nợ trần, vẫn đèo bòng đằng sau mấy bóng giai nhân.

Với giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính đã cho thấy Nguyễn Công Trứ là một người sống sòng phẳng, thẳng thắn và có ý thức về cách sống của mình.

Nguyễn Công Trứ tự hào vì đã có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội. Ông cũng tự hào vì mình dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó và khắt khe của lễ giáo phong kiến.

Câu 4:

So với những bài thơ Đường luật gò bó, thể hát nói có sự linh hoạt hơn rất nhiều. Mặc dù hát nói có quy định về số câu, cách chia khổ nhưng người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, về cách gieo vần, nhịp điệu,…

Chính sự phóng khoáng của thể thơ nên rất thích hợp với việc truyền tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát khẳng định mình, coi thường những ràng buộc của lễ nghi, của xã hội.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Bài Soạn Văn Lớp 10 Đầy Đủ Mới Nhất

BÀI SOẠN VĂN LỚP 10 ĐẦY ĐỦ MỚI NHẤT

Ban biên tập xin gửi tới các bạn những loạt bài về Soạn văn lớp 10 để các bạn học sinh có thể nắm bắt được những kiến thức trong S ách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 10 một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

Các bài viết được đội ngũ giáo viên các cấp biên soạn xúc tích, ngắn gọn, dễ hiểu truyền đạt đầy đủ những kiến thức trong Sách giáo khoa Ngữ văn, Soạn văn lớp 10 giúp các bạn học sinh dễ dàng tiếp cận được với những kiến thức mà mình sẽ được học.

SOẠN VĂN LỚP 10 TẬP 1

Tổng quan văn học Việt Nam

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Viết bài làm văn số 1 (bài làm ở nhà)

Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên)

Văn bản (tiếp theo)

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (Truyền thuyết)

Lập dàn ý bài văn tự sự

Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

Ra-ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na – sử thi Ấn Độ)

Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

Tam đại con gà

Nhưng nó phải bằng hai mày

Viết bài làm văn số 2

Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Ca dao hài hước

Luyện tập viết đoạn văn tự sự

Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Tỏ lòng (thuật hoài)

Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43)

Tóm tắt văn bản tự sự (Dựa theo nhân vật chính)

Viết bài làm văn số 3 (bài làm ở nhà)

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)

Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

Trình bày một vấn đề

Lập kế hoạch cá nhân

Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Lập dàn ý bài văn thuyết minh

SOẠN VĂN LỚP 10 TẬP 2

Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)

Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh (Bài làm ở nhà)

Đại cáo bình Ngô (tiếp theo)

Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Tựa “Trích diễm thi tập”

Khái quát lịch sử tiếng Việt

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư)

Phương pháp thuyết minh

Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)

Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

Tóm tắt văn bản thuyết minh

Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa)

Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học (Bài làm ở nhà)

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Lập dàn ý bài văn nghị luận

Truyện Kiều

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Truyện Kiều (tiếp theo – Trao duyên)

Truyện Kiều (tiếp theo – Nỗi thương mình)

Lập luận trong văn nghị luận

Truyện Kiều (tiếp theo – Chí khí anh hùng)

Văn bản văn học

Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Các thao tác nghị luận

Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở nhà)

Ôn tập phần tiếng Việt

Luyện tập viết đoạn văn nghị luận

Tổng kết phần Văn học

Ôn tập phần Làm văn

Những bài viết Soạn văn lớp 10 của chúng tôi đều được tập hợp từ Tuyển tập văn lớp 10 và Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10. Các bài viết đều do đội ngũ giáo viên chuyên gia thẩm định hoặc do các bạn học sinh giỏi văn biên soạn, tổng hợp.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Văn Bài Ca Ngất Ngưởng Đầy Đủ Nhất Của Nguyễn Công Trứ trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!