Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Văn 8 Cô Bé Bán Diêm Tóm Tắt mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Bố cục văn bản
Văn bản được chia làm 3 phần:
Phần 1: (Từ đầu đến “những lời mắng nhiếc chửi rủa”): Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
Phần 2: (Tiếp theo đến “Đã về chầu thượng đế“): Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.
Phẩn 3 (Còn lại): Cái chết thương tâm của em bé.
2. Hướng dẫn soạn văn Cô bé bán diêm
Câu 1: Hãy xác định ba phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?
Chia phần 2 của văn bản thành những đoạn nhỏ căn cứ vào từng lần quẹt diêm:
Lần 1: hiện lên chiếc lò sưởi
Lần 2: hiện lên bàn ăn thịnh soạn
Lần 3: hiện lên cây thông Nô – en
Lần 4: được gặp người bà hiền từ
Câu 2: Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của cô bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện? Liệt kê những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé.
Gia cảnh của cô bé: cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, bà nội qua đời, em sống với người bố khó tính luôn mắng nhiếc, đánh đập.
Thời gian: đêm giao thừa.
Không gian: mọi nhà sáng đèn, ngoài đường tối tăm, lạnh lẽo.
Những hình ảnh tương phản được sử dụng để khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:
Câu 3: Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô – en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra theo thứ tự hợp lí. Trong số các mộng tưởng ấy, điều gì gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng?
Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí em bé: Lạnh (lò sưởi) ⇒ đói (bàn ăn thịnh soạn) ⇒ ao ước đêm giao thừa (cây thông Nô – en) ⇒ cô đơn, khổ cực (nhớ đến người bà hiền hậu). Trong đó, có điều ước thứ 4 (em gặp bà) thuần túy là mộng tưởng.
Câu 4: Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng?
Truyện Cô bé bán diêm mang tính chất nhân đạo sâu sắc về những mảnh đời bất hạnh.
Đoạn kết của truyện:
Là một bi kịch đau thương với cái chết của cô bé trong đêm giao thừa ⇒ một cái chết đầy xót xa.
Mặt khác với “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”: cái chết chính là sự giải thoát để em cùng bà về chầu Thượng đế, em đi vào cõi bất tử cùng người bà hiền hậu độc nhất của em.
Tóm Tắt Truyện Ngắn Cô Bé Bán Diêm Của An
Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là tài liệu Ngữ văn lớp 8 hay dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo. Đối với truyện ngắn Cô bé bán diêm chúng tôi xin được gửi tới bạn tài liệu: Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen.
Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen
I. Tóm tắt truyện Cô bé bán diêm
1. Tóm tắt bài cô bé bán diêm
Trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi quẹt một que diêm để sưởi ấm. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Em quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm đã chết trong giá rét.
2. Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen
Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, em được thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: Bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
3. Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen
Cô bé bán diêm có hoàn cảnh rất nghèo khó. Mẹ mất, bà đã qua đời, sống chui rúc ở một xó tối tăm, em luôn phải lắng nghe những tiếng chửi rủa của bố. Vào đêm giao thừa, trời rét mướt, tuyết phủ trắng xóa, em một mình đi bán diêm giữa đường phố vắng, em ngồi nép trong một góc tường, em có quẹt que diêm để sưởi ấm. Cô bé đã ngồi và quẹt các que diêm lên và trước mắt cô lần lượt hiện lên cái lò sưởi, bàn ăn với một con ngỗng quay, cây thông Nô-en rồi em nhìn thấy bà em, hai bà cháu bay vút lên cao về chầu thượng đế. Mỗi lần que diêm tắt, thực tế lại hiện ra trước mắt, lần lượt em nghĩ đến cha sẽ mắng vì không bán được diêm, phố xá vắng teo lạnh buốt tuyết rơi, gió bấc vi vu và những người khách qua đường vội vàng thờ ơ trước sự đáng thương của cô bé. Sáng hôm sau, cô bé đã chết trong đêm giao thừa.
4. Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen
Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.
5. Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen
Trong đêm Noel giá rét tuyết phủ đầy trời, có một em bé bán diêm đầu trần, chân đất đi giữa màn đêm, mong bán được diêm. Nhưng không ai đoái hoài đến cô bé tội nghiệp. Em liền tìm một góc khuất, có hai bức tường để ngồi nghỉ. Vì quá giá lạnh, em đã đốt các que diêm và ảo ảnh dần hiện ra truớc mắt em: Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Noel và cả bà em. Thấy bà em đã đốt cả bao diêm và đi với bà lên với thượng đế…
6. Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen
Trong đêm giao thừa trời rét mướt, lạnh giá có một cô bé bán diêm mồ côi mẹ đầu trần, bụng đói đang cố bán những bao diêm vì cả ngày chưa bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà sợ bố đánh, ngồi nép vào góc tường em rút những que diêm trong bao ra để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra; quẹt que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn; quẹt que diêm thứ ba em thấy cây thông No-en; quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết diêm để được nhìn thấy bà. Cuối cùng em chết trong giá rét nhưng giấc mơ về bà thì vẫn luôn đẹp.
7. Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen
Trong đêm giá rét tuyết phủ đầy trời, có một em bé bán diêm đầu trần, chân đất đi giữa màn đêm, mong bán được diêm. Nhưng không ai đoái hoài đến cô bé tội nghiệp. Em liền tìm một góc khuất, có hai bức tường để ngồi nghỉ. Vì quá giá lạnh, em đã đốt các que diêm và ảo ảnh dần hiện ra truớc mắt em: Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Noel và cả bà em. Thấy bà em đã đốt cả bao diêm và đi với bà lên với thượng đế…
8. Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-déc-xen
Cô bé bán diêm là chuyện kể về số phận của một em bé nghèo khổ, phải đi bán diêm để sống. Vào một đêm giao thừa tuyết rơi, bầu trời tối tăm, em bé phải đi chân đất trên tuyết lạnh, chân em đỏ ửng tồi tím bầm lại. Em cố tìm nơi nhiều người qua lại để bán diêm, nhưng mọi người chẳng ai đoái hoài đến em, họ vội vã về nhà để tránh cái lạnh ghê người. Vừa đói, vừa rét, nhưng không thể trở về khi không bán được bao diêm nào vì em sợ bố đánh. Mệt mỏi quá, em đành ngồi tựa vào góc tường cạnh ngôi nhà sáng rực ánh đèn có mùi ngỗng quay thơm nức!
Đói, rét, em bé nảy ra ước mơ, mộng tưởng qua mỗi lần quẹt diêm. Trong ánh sáng của que diêm, những giấc mơ của em thật đẹp, nhưng cũng thật mong manh vì một que diêm phỏng cháy được bao lâu? Cuối cùng khi tất lửa thì mọi thứ đẹp đẽ (chẳng qua là ảo ảnh) đều vụt tan biến đi ngay.
Và cuối cùng em bé đã chết dưới lớp tuyết dày khi mơ thấy bà nội cầm tay em bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn đe dọa nữa.
Tác giả như muốn đối chiếu cảnh đói rét khôn cùng của em bé bán diêm với cảnh sống sung túc, hoan hỉ của mọi nhà vào đêm giao thừa. Dường như tất cả đều quay lưng lại, thờ ơ với cuộc đời của em. Em đã thực sự bị bỏ rơi giữa cuộc đời no đủ, giàu sang. Đó là ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm, là tấm lòng của An-đec-xen với những cuộc đời khốn cùng khổ đau.
9. Tóm tắt truyện Cô bé bán diêm bằng tiếng Anh – The Little Match Girl
It was so terribly cold. Snow was falling, and it was almost dark. Evening came on, the last evening of the year. In the cold and gloom a poor little girl, bareheaded and barefoot, was walking through the streets. Of course when she had left her house she’d had slippers on, but what good had they been? They were very big slippers, way too big for her, for they belonged to her mother. The little girl had lost them running across the road, where two carriages had rattled by terribly fast. One slipper she’d not been able to find again, and a boy had run off with the other, saying he could use it very well as a cradle some day when he had children of his own. And so the little girl walked on her naked feet, which were quite red and blue with the cold. In an old apron she carried several packages of matches, and she held a box of them in her hand. No one had bought any from her all day long, and no one had given her a cent.
Shivering with cold and hunger, she crept along, a picture of misery, poor little girl! The snowflakes fell on her long fair hair, which hung in pretty curls over her neck. In all the windows lights were shining, and there was a wonderful smell of roast goose, for it was New Year’s eve. Yes, she thought of that!
In a corner formed by two houses, one of which projected farther out into the street than the other, she sat down and drew up her little feet under her. She was getting colder and colder, but did not dare to go home, for she had sold no matches, nor earned a single cent, and her father would surely beat her. Besides, it was cold at home, for they had nothing over them but a roof through which the wind whistled even though the biggest cracks had been stuffed with straw and rags.
Her hands were almost dead with cold. Oh, how much one little match might warm her! If she could only take one from the box and rub it against the wall and warm her hands. She drew one out. R-r-ratch! How it sputtered and burned! It made a warm, bright flame, like a little candle, as she held her hands over it; but it gave a strange light! It really seemed to the little girl as if she were sitting before a great iron stove with shining brass knobs and a brass cover. How wonderfully the fire burned! How comfortable it was! The youngster stretched out her feet to warm them too; then the little flame went out, the stove vanished, and she had only the remains of the burnt match in her hand.
She struck another match against the wall. It burned brightly, and when the light fell upon the wall it became transparent like a thin veil, and she could see through it into a room. On the table a snow-white cloth was spread, and on it stood a shining dinner service. The roast goose steamed gloriously, stuffed with apples and prunes. And what was still better, the goose jumped down from the dish and waddled along the floor with a knife and fork in its breast, right over to the little girl. Then the match went out, and she could see only the thick, cold wall. She lighted another match. Then she was sitting under the most beautiful Christmas tree. It was much larger and much more beautiful than the one she had seen last Christmas through the glass door at the rich merchant’s home. Thousands of candles burned on the green branches, and colored pictures like those in the printshops looked down at her. The little girl reached both her hands toward them. Then the match went out. But the Christmas lights mounted higher. She saw them now as bright stars in the sky. One of them fell down, forming a long line of fire.
“Now someone is dying,” thought the little girl, for her old grandmother, the only person who had loved her, and who was now dead, had told her that when a star fell down a soul went up to God.
She rubbed another match against the wall. It became bright again, and in the glow the old grandmother stood clear and shining, kind and lovely.
“Grandmother!” cried the child. “Oh, take me with you! I know you will disappear when the match is burned out. You will vanish like the warm stove, the wonderful roast goose and the beautiful big Christmas tree!”
And she quickly struck the whole bundle of matches, for she wished to keep her grandmother with her. And the matches burned with such a glow that it became brighter than daylight. Grandmother had never been so grand and beautiful. She took the little girl in her arms, and both of them flew in brightness and joy above the earth, very, very high, and up there was neither cold, nor hunger, nor fear-they were with God.
But in the corner, leaning against the wall, sat the little girl with red cheeks and smiling mouth, frozen to death on the last evening of the old year. The New Year’s sun rose upon a little pathetic figure. The child sat there, stiff and cold, holding the matches, of which one bundle was almost burned.
“She wanted to warm herself,” the people said. No one imagined what beautiful things she had seen, and how happily she had gone with her old grandmother into the bright New Year.
II. Nội dung truyện Cô bé bán diêm
1. Nội dung truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen
2. Nội dung truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen
– “Cô bé bán diêm” là một trong những truyện cổ tích xuất sắc của An-đec-xen. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần cuối câu chuyện.
– Phần đầu: Đêm giáng sinh trời lạnh, tuyết rơi hối hả như muốn điểm trang cho phố vẻ thanh khiết để đón mừng ngày Chúa ra đời.
Em bé tay ôm thùng đầy hộp diêm, vừa đi vừa rao. Trời rét buốt mà em phải lê chân trần trên đường. (Đôi dép cũ bị lũ nhóc nghịch ngợm giấu mất).
Hai bàn chân sưng tím lê từng bước dưới mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng em lại ngước nhìn đám đông nửa van xin, nửa ngại ngùng. Em vẫn bán mỗi hộp diêm một xu mà sao đêm nay không ai hỏi đến?
Càng về khuya càng lạnh, em bé mệt lả. Đôi chân tê cứng, không còn chút cảm giác. Em thèm về nhà nằm cuộn mình trên giường tồi tàn để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh. Nhưng nghĩ đến lời đay nghiến và lằn roi vun vút của cha, em bé rùng mình. Một lát sau, em bắt đầu dán mắt vào những ngôi nhà bên đường. Nhà nào cũng vui vẻ, ấm cúng, trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn nhấp nháy, chỗ có cây giáng sinh. Nhiều nhà dọn lên bàn gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác em nuốt nước miếng, mắt hoa lên, tay chân run bần bật, em thấy mình lạnh và đói hơn bao giờ hết. Đưa tay lên ôm mặt, em thất thểu bước đi trong tiếng nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi khi mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung sướng mừng Chúa ra đời. (tiếp vào đoạn trong sách giáo khoa)
3. Nội dung truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen
Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, em được thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
4. Nội dung truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen
Cô bé bán diêm sống trong gia đình nghèo khổ, khó khăn, mồ côi mẹ, bà mất sớm, tài sản tiêu tán nên em phải bán diêm cho người bố rất tàn nhẫn hay đánh em. Vào một ngày cuối năm, em không bán được que diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ cha đánh. Đêm giao thừa trời giá rét, em ngồi nép vào gốc tường giữa hai ngôi nhà. Đêm càng lạnh giá, em quẹt que diêm để sưởi ấm.
Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mong tưởng đến với cô. Lần thứ nhất,em thấy lò sưởi; lần thứ hai em thấy bàn ăn và con ngỗng quay; ; lần thứ ba em thấy bà hiện về thấy mình cùng bà bay lên trời.
Soạn Văn Cô Bé Bán Diêm Ngữ Văn 8
Soạn bài Cô bé bán diêm chương trình Ngữ Văn 8.
Tác giả An-đéc-xen và tác phẩm Cô bé bán diêm là tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới, mô tả cuộc sống hiện thực nghiệt ngã và cuộc sống còn nhiều người khổ cực. Những con người cùng đại diện cho đất nước trong thời kỳ đen tối.
I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1
Hãy xác định 3 phần của văn bản nếu lấy việc em bé quẹt diêm vào cách lần làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để chia?
– Truyện được chia làm 3 phần hcinhs
+ Từ đầu đến… đôi bàn tay đã cứng đờ ra: em bé bán diêm ngồi trong bóng tối và giá rét của đêm giao thừa.
+ Từ “Chà! Giá rét quẹt một que diêm… “đến” về chầu Thượng đế”: em bé quẹt một số que diêm và tưởng như trông thấy nhiều cảnh đáng thèm muốn.
+ Từ “Sáng hôm sau… đến “em đã chết trong những ảo ảnh kì diệu”.
– Nếu căn cứ vào những lần em quẹt diêm thì có thể chia phần 2 thành những đoạn nhỏ hơn:
+ Em quẹt que diêm thứ nhất: thấy vui như ngồi trước lò sưởi.
+ Em quẹt que diêm thứ hai: thấy vui như ngồi trước bữa ăn ngon.
+ Em quẹt que diêm thứ ba: thích thú như trước cây thông Nô-en rực rỡ.
+ Em quẹt que diêm thứ tư: sung sướng thấy bà đang mỉm cười với em.
+ Em quẹt que diêm thứ năm: hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn.
Câu 2 Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của em bé bán diêm và thời gian, khônggian xảy ra câu chuyện? Liệt kê những hình ảnh tương phản đối lập được nhà văn sử dụng nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:
– Hoàn cảnh của em bé bán diêm.
+ Gia đình gặp nhiều chuyện xảy ra.
+ Ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt.
– Hình ảnh cô bé bán diêm thật tội nghiệp:
+ Đầu trần, chân đất.
+ Quần áo cũ kỉ, tạo dề đựng đầy diêm mang đi bán, tay còn cầm thêm một bao nữa.
+ Lo vì không bán được diêm, không xin được tiền, không dám về.
+ Ngồi trước góc tường tối tăm giữa phố.
+ Co ro trong đêm giao thừa gió rét căm căm.
– Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé:
+ Quá khứ – hiện tại.
+ Phố sá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.
+ Mộng tưởng vô cùng huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt.
Sự tương phản làm nổi bật hình ảnh và cảnh ngộ em bé: bị bỏ rơi trong bần cùng, bất hạnh nhưng tâm hồn luôn hướng về những cải thiện.
Câu 3 Chứng minh rằng những mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí?
Qua các lần quẹt diêm, mộng tưởng đã lần lượt hiện ra, rất hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí của em bé:
+ Khát khao được sưởi ấm ăn no và ngon.
+ Vui vẻ xung quanh cây thông Noel.
+ Hồi tưởng về những lần đón giao thừa khi bà nội còn sống.
+ Cảnh hai bà cháu cầm tay nhau cùng bay lên trời.
Câu 4 Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm và đoạn kết
Cô bé bán diêm qua đời trong giấc mộng, cái chết ấy không gây ấn tượng đen tối nặng nề. Trước hết là do không khí vui tươi ngày đầu năm, của cuộc sống đang phát triển tự nhiên theo quy luật. Sau là do hình ảnh ấm áp, tươi tắn của em, nhất là những điều kì diệu mà tác giả đã gợi ra từ sự ra đi của em bé. Yếu tố kì diệu này làm câu chuyện có dáng dấp truyện cổ tích bi thương.
Câu 5 Nghệ thuật của tác phẩm
Truyện của An-đéc-xen kết hợp hài hòa sự kì diệu, hiện thực và nghịch cảnh của cuộc sống. Ở bất cứ truyện nào người ta cũng tìm thấy bóng dáng tự nhiên và xã hội của đất nước Đan Mạch quê hương thân yêu của An-đéc-xen.
Câu 6 Ý nghĩa
Tác giả như muốn cho thấy sự tương phản cảnh đói rét khốn cùng của em bé bán diêm với cảnh sống sung túc của mọi nhà vào thời điểm đêm giao thừa. Em đã thực sự bị bỏ rơi giữa cuộc đời no đủ, giàu sang. Qua tác phẩm cho thấy ý nghĩa nhân đạo của chính tác giả với cuộc sống còn nhiều người khổ cực bên ngoài.
Soạn Văn Bài: Cô Bé Bán Diêm
Soạn văn bài: Cô bé bán diêm
Tóm tắt
Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo mồ côi mẹ, đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang dò dẫm đi trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Ngồi nép vào một góc tường, em quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em quẹt que diêm thứ hai, em được thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que diêm thứ ba, em được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết cả bao để được gần gũi bà em. Em đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
Đọc hiểu tác phẩm
Câu 1:
– Truyện này có thể chia làm ba phần:
Từ đầu đến… đôi bàn tay đã cứng đờ ra: em bé bán diêm ngồi trong bóng tối và giá rét của đêm giao thừa.
Từ “Chà! Giá rét quẹt một que diêm… “đến” về chầu Thượng đế”: em bé quẹt một số que diêm và tưởng như trông thấy nhiều cảnh đáng thèm muốn.
Từ “Sáng hôm sau…” đến “em đã chết trong những ảo ảnh kì diệu”.
– Nếu căn cứ vào những lần em quẹt diêm thì có thể chia phần 2 thành những đoạn nhỏ hơn:
Em quẹt que diêm thứ nhất: thấy vui như ngồi trước lò sưởi.
Em quẹt que diêm thứ hai: thấy vui như ngồi trước bữa ăn ngon.
Em quẹt que diêm thứ ba: thích thú như trước cây thông Nô-en rực rỡ.
Em quẹt que diêm thứ tư: sung sướng thấy bà đang mỉm cười với em.
Em quẹt que diêm thứ năm: hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn.
Câu 2:
Trong phần thứ nhất, người đọc có thể thấy được hoàn cảnh của cô bé bán diêm: Nhà cửa sa sút, mẹ chết, bà nội qua đời, chỉ còn người bố khó tính hay mắng nhiếc, chửi rủa, và đánh đập em. Nhà em lúc này là một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.
Thời gian câu chuyện xảy ra vào đêm giao thừa lạnh buốt. Không gian là ngoài đường phố lạnh lẽo. Em bé bán diêm phải ngồi nép trong một góc tường cho đỡ lạnh.
Trong truyện, nhà văn đã sử dụng các hình ảnh tương phản:
Ngôi nhà đẹp đẽ, xinh xắn, nơi em sống đầm ấm xưa kia so với một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà gió lùa lạnh lẽo;
Cửa sổ mọi nhà sáng rực ấm áp với ngoài đường phố tối ở góc tường, giữa hai ngôi nhà;
Phố xá sực nức mùi ngỗng quay với cảnh em bé đói rét.
Những hình ảnh tương phản này làm nổi bật tình cảnh đáng thương của em bé: người mẹ đã qua đời, người bà đã mất, chỉ còn lại người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa.
Câu 3: Qua các lần quẹt diêm, các mộng tưởng đã lần lượt hiện ra, rất hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí của em bé:
Khát khao được sưởi ấm đến được ăn no và ngon.
Vui vầy xung quanh cây thông Nô-en.
Hồi tưởng về những lần đón giao thừa ngày trước khi bà nội còn sống.
Cảnh hai bà cháu cầm tay nhau cùng bay lên trời.
Đó là diễn biến hợp lý trong những mộng tưởng khi cô bé quẹt diêm. Trong số các mộng tưởng ấy, những điều gắn với thực tế là lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en. Những điều thuần tuý chỉ là mộng tưởng là ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn, phuốc sét cắm trên lưng tiến về phía em bé, bà em đang mỉm cười với em, bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi…
Câu 4:
Cô bé bán diêm là một em bé mồ côi, đói khổ. Em đã mất đi những người thân yêu quý đó là mẹ và bà. Em phải sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, em đã qua đời trong giấc mộng (má hồng, môi mỉn cười), em đã chết thảm thương trước sự lạnh lùng của cảnh vật xung quanh và của mọi người qua đường. Nhưng cái chết ấy không gây ấn tượng đen tối nặng nề. Trước hết là do không khí vui tươi của ngày đầu năm, của cuộc sống đang phát triển tự nhiên theo quy luật. Sau là do hình ảnh ấm áp, tươi tắn của em bé đã chết, nhất là những điều kì diệu mà tác giả đã gợi ra từ sự ra đi của em bé. Yếu tố kì diệu này làm câu chuyện có dáng dấp của một truyện cổ tích bi thương.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Văn 8 Cô Bé Bán Diêm Tóm Tắt trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!