Đề Xuất 3/2023 # Soạn Sinh Học 8 Bài 42: Vệ Sinh Da (Ngắn Gọn Nhất) # Top 5 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Soạn Sinh Học 8 Bài 42: Vệ Sinh Da (Ngắn Gọn Nhất) # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Sinh Học 8 Bài 42: Vệ Sinh Da (Ngắn Gọn Nhất) mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Bài 42: Vệ sinh da

1.1. Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 42 trang 134 – 1:

– Da bẩn có hại như thế nào?

– Da bị xây xát có tác hại như thế nào?

Trả lời:

– Da bẩn chỉ diệt được chừng 5% vi khuẩn nên dễ gây ngứa ngáy và có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể,

– Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 42 trang 134 – 2:

– Đánh dấu vào bảng để chỉ những hình thức mà em cho là phù hợp với rèn luyện da.

Trả lời:

   + Tập chạy buổi sáng

   + Tham gia thể dục thể thao buổi chiều

   + Tắm nước lạnh

   + Xoa bóp

   + Lao động chân tay vừa sức

– Các nguyên tắc rèn luyện da là:

   + Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.

   + Rèn luyện thích hợp với mức chịu đựng của mỗi người.

   + Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm để cơ thể tạo vitamin D chống còi xương.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 42 trang 135: 

Em hãy điền vào bảng 42-2 các bệnh ngoài da, nêu tóm tắt biểu hiện và cách phòng tránh.

Trả lời:

1. Lang ben

→ Biểu hiện: Có những mảng trắng xuất hiện trên da

→ Cách phòng chống: Không mặc quần áo ướt, tránh dùng chung quần áo, khăn mặt với người mắc bệnh.

2. Hắc lào

→ Biểu hiện: Có những mảng sần đỏ, mụn nước

→ Cách phòng chống: Không mặc quần áo ướt, tránh dùng chung quần áo, khăn mặt với người mắc bệnh

3. Ghẻ nở

→ Biểu hiện: Da có nhiều mụn ghẻ, sưng lở gây ngứa

→ Cách phòng chống: Thường xuyên tắm rửa bằng xà phòng. Giữ cho quần áo sạch và khô.

4. Mụn trứng cá

→ Biểu hiện: Có mụn sưng viêm đỏ

→ Cách phòng chống: Thường xuyên rửa mặt bằng nước sạch, không tùy tiện nặn mụn.

1.2. Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 136 sgk Sinh học 8) : 

Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Lời giải:

    – Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da

    – Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da

    – Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.

    – Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

Bài 2 (trang 136 sgk Sinh học 8) : 

Hãy rửa mặt, chân tay sau khi lao động, khi đi học về…, tắm giặt thường xuyên. Ngày nghỉ nên tắm nắng chừng 30 phút, trước 8 giờ sáng.

Lời giải:

   – Da là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Vì vậy cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, giữ cho da luôn sạch sẽ, tránh các bệnh ngoài da.

   – Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng giúp cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.

1.3. Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Vì sao xuất hiện sẹo trên da?

   A. Nhiễm trùng

   B. Nọc độc của động vật gây ra

   C. Tế bào da tăng sinh quá mức để lấp đầy phần da bị tổn thương

   D. Tác dụng phụ của phản ứng trao đổi chất trong cơ thể

Chọn đáp án: C

Giải thích: Sẹo sinh ra trên bề mặt các vết thương của da, tùy theo cơ địa từng người mà có thể sinh ra sẹo lồi hay sẹo lõm hoặc không có sẹo.

Câu 2: Các thụ quan nằm dưới da có chức năng cảm nhận kích thích từ ngoài môi trường. Trong đó có thụ quan cảm nhận tiếp xúc. Giải thích vì sao đầu ngón tay có cảm nhận tốt hơn khuỷu tay?

   A. Do lớp mỡ ở khuỷu tay dày hơn

   B. Do đầu ngón tay có nhiều thụ quan tiếp xúc hơn

   C. Do khuỷu tay không có chức năng cảm nhận tiếp xúc

   D. Do khuỷu tay không có thụ quan tiếp xúc

Chọn đáp án: B

Giải thích: thụ quan cảm nhận tiếp xúc có ở khắp các bộ phận của cơ thể nhưng phân bố không đồng đều. Thường tập trung ở đầu ngón tay, môi…

Câu 3: Vì sao không nên nặn trứng cá?

   A. Trứng cá cũng có chức năng giữ nhiệt cho da

   B. Trứng cá là một bộ phận cần thiết duy trì sự sống của tế bào da

   C. Tạo ra những vết thương hở ở da

   D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Chọn đáp án: C

Giải thích: Trứng cá là sản phẩn tiết của tuyến nhờn dưới da. Nặn đi khi mụn chưa chin rất có thể tạo vết hở khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.

Câu 4: Vì sao không nên tắm nước lạnh?

   A. Khiến lỗ chân lông đóng lại

   B. Ảnh hưởng hệ tuần hoàn bên trong

   C. Tế bào da nhanh bị lão hóa

   D. Mất cân bằng nhiệt bên trong cơ thể

Chọn đáp án: A

Giải thích: Khi lạnh, các lỗ chân lông đóng lại sẽ giữ chất bẩn, kém trao đổi chất khiến cơ thể không được làm sạch.

Câu 5: Thói quen nào sau đây không tốt cho da?

   A. Tắm nắng lúc 6-7h

   B. Vận động để ra mồ hôi tích cực

   C. Vệ sinh thân thể mỗi ngày

   D. Uống ít nước

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nước là thành phần quan trọng của tế bào, khi thiếu nước, các tế bào da sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.

Câu 6: Vì sao mùa đông da thường trắng hơn mùa hè?

   A. Sắc tố da tạo ra ít

   B. Da không bị cháy vì nắng

   C. Lớp mỡ dưới da dày lên

   D. Mạch máu co lại

Chọn đáp án: A

Giải thích: Sắc tố da tạo ra để bảo vệ da khỏi ánh nắng gay gắt, khi điều kiện môi trường thay đổi chúng sẽ tự mất đi.

Câu 7: Cần làm gì khi bị bỏng da tay?

   A. Rửa ngay dưới vỏi nước mát và sạch, bôi thuốc mỡ

   B. Đút tay vào lỗ tai

   C. Rửa tay bằng nước lạnh đã để trong tủ lạnh ngăn mát

   D. Thổi bằng miệng

Chọn đáp án: A

Giải thích: Sơ cứu bỏng cần làm mát nhanh vùng da bị thương và tránh tế bào mất nước (không được dùng nước lạnh để tránh bị sốc nhiệt ở da)

Câu 8: Vì sao dễ bị viêm ở những nơi vết thương lớn?

   A. Tế bào da tăng sinh mạnh

   B. Vi khuẩn dễ xâm nhập

   C. Chất lỏng trong cơ thể bị rò ra ngoài

   D. Bạch cầu chuyển đến vết thương nhiều

Chọn đáp án: B

Giải thích: Trên bề mặt da có rất nhiều vi khuẩn, khi có tổn thương lớn, các vi khuẩn này có cơ hội xâm nhập vào cơ thể với số lượng lớn, gây viêm.

Câu 9: Nếu da bị nấm cần làm gì?

   A. Tắm nhiều hơn 1 lần mỗi ngày

   B. Phơi vùng da bị nấm dưới ánh nắng gắt để diệt nấm

   C. Che kín vùng da bị nấm tiếp xúc thêm với môi trường

   D. Đi khám và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nấm là một tác nhân gây tổn thương da rất nguy hiểm, không thể tự chữa ở nhà hay sử dụng các biện pháp phòng tổn thương da được.

Câu 10: Vì sao lâu không tắm sẽ cảm thấy ngứa ngáy?

   A. Lớp tế bào chết tăng lên

   B. Vi khuẩn trên da rất nhiều

   C. Sản phẩm của tuyến nhờn tạo ra nhiều

   D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Chọn đáp án: B

Giải thích: Da sạch có thể diệt đến 85% vi khuẩn trên da nhưng da bẩn chỉ có thể diệt 5% số đó, vì vậy gây cảm giác ngứa ngáy.

1.4. Lý thuyết trọng tâm

I. Bảo vệ da :

II. Rèn luyện da :

III. Phòng chống bệnh ngoài da:

– Để phòng bệnh:

   + Giữ vệ sinh cơ thể thường xuyên.

   + Tránh để da bị xây xát hoặc bị bỏng.

   + Vệ sinh nguồn nước, nơi ở và nơi công cộng.

– Để chữa bệnh:

   + Chữa trị kịp thời và đúng cách.

   + Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Soạn Sinh học 8 Bài 42: Vệ sinh da (ngắn gọn nhất) file DOC

Soạn Sinh học 8 Bài 42: Vệ sinh da (ngắn gọn nhất) file PDF

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

Sinh Học 8 Bài 42: Vệ Sinh Da

Tóm tắt lý thuyết

Tác hại của da bẩn:

Là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển

Phát sinh bệnh ngoài da

Làm hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi.

Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn đột nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm, có khi gây bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván, …

⇒ Vì vậy để bảo vệ da cần:

Giữ gìn da sạch sẽ: Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo.

Tránh để da bị xây xát hoặc bị bỏng.

1.2. Rèn luyện da

Cơ thể là một khối thống nhất, vì vậy rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hệ cơ quan, trong đó có da.

Các hình thức rèn luyện da:

Tắm nắng lúc 8 – 9 giờ

Tập chạy buổi sáng

Tham gia thể thao buổi chiều.

Xoa bóp.

Lao động chân tay vừa sức

Các nguyên tắc rèn luyện da:

Phải rèn luyện từ từ nâng dần sức chịu đựng

Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người

Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng

1.3. Phòng chống bệnh ngoài da

Các bệnh ngoài da và cách phòng chống

Lang beng

Có những dát trắng, bạt màu hơn da thường

Do nấm

Không mặc quần áo ướt, tránh dùng chung quần áo, khăn với người mắc bệnh

Hắc lào

Có những mảng sần đỏ, mụn nước

Do nấm

Không mặc quần áo ướt, tránh dùng chung quần áo, khăn với người mắc bệnh

Ghẻ lở

Da có nhiều mụn ghẻ, sưng lở gây ngứa

Do vi khuẩn

Thường xuyên tắm rửa bằng xà phòng. Giữ cho da luôn sạch và khô ráo

Bệnh viêm da mụn trứng cá

Có những vết sưng viêm đỏ

Do vi khuẩn

Thường xuyên rửa mặt bằng nước sạch, không tùy tiện nặn mụn; Không lạm dụng kem phấn

Bỏng

Da bị phồng nước, rộp, nhiễm trùng

Do nhiệt, hóa chất…

Tránh tiếp xúc với nhiệt, hóa chất, …

Các bệnh ngoài da thường do: nấm, vi khuẩn, bỏng… gây nên.

Phòng bệnh: giữ vệ sinh thân thể, nơi ở và nơi công cộng, tránh để da bị bỏng và xây xát.

Chữa bệnh: cần chữa trị kịp thời và theo hướng dẫn của bác sĩ.

Soạn Sinh 8 Bài 40: Vệ Sinh Hệ Bài Tiết Nước Tiểu (Ngắn Gọn Nhất)

1. Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

1.1. Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 40 trang 129:

– Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào đến sức khỏe ?

– Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào tới sức khỏe ?

– Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe ?

Trả lời:

– Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái sẽ dẫn tới suy thận toàn bộ.

– Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương: từng mảng tế bào thận có thể bị sưng phồng làm tắc ống thận hoặc thậm chí bị chết và rụng ra làm cho nước tiểu trong ống hòa thẳng vào máu

– Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể khiến cho việc bài tiết nước tiểu bị tắc nghẽn.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 40 trang 130: 

Điền vào các ô trống bảng 40 bằng các nội dung thích hợp.

Trả lời:

*) Các thói quen sống khoa học:

– Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu

– Khẩu phần ăn uống hợp lý:

– Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

– Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

– Uống đủ nước

– Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu

*) Cơ sở khoa học 

– Hạn chế tác hại của vi khuẩn, vi sinh vật

 - Không để thận làm việc quá nhiều, tránh hình thành sỏi thận.

– Hạn chế các chất độc hại đi vào cơ thể.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lọc máu

– Giúp cho việc bài tiết được liên tục.

– Tránh hình thành sỏi

1.2. Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 40 sgk Sinh học 8) : 

Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?

Lời giải:

   – Những thói quen em có : Đi tiểu đúng lúc, khẩu phần ăn uống hợp lí

   – Những thói quen em chưa có: Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

Bài 2 (trang 130 sgk Sinh học 8) : 

Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học nếu em chưa có

Lời giải:

 Kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học

    – Ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa.

    – Khẩu phần ăn uống hợp lí.

    – Uống đủ nước.

    – Vệ sinh thân thể hàng ngày.

    – Không nhịn đi vệ sinh quá lâu.

1.3. Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Những giai đoạn nào xảy ra trong quá trình tạo ra nước tiểu chính thức?

   A. Tạo nước tiểu đầu, vận chuyển nước tiểu đầu vào bóng đái, hấp thụ lại.

   B. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở nang cầu thận, vận chuyển đến bóng đái.

   C. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp.

   D. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại, vận chuyển ngược về cầu thận.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Quá trình tạo nước tiểu chính thức đến bóng đái trải qua các giai đoạn từ lọc máu tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp thành nước tiểu chính thức mới đưa đến bóng đái.

Câu 2: Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận?

   A. Ăn nhiều đồ mặn.

   B. Ăn thật nhiều nước.

   C. Nhịn tiểu lâu.

   D. Tập thể dục thường xuyên.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Tập thể dục giúp các cơ quan trong cơ thể trao đồi chất tích cực và có nguồn năng lượng lành mạnh.

Câu 3: Tác nhân nào gián tiếp gây hại thận?

   A. Thức ăn mặn

   B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron (1 thành phần tạo sỏi)

   C. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác

   D. Nhịn tiểu lâu

Chọn đáp án: C

Giải thích: Các vi khuẩn gây viêm ở các cơ quan khác có thể gián tiếp gây hư hại cấu trúc thận dẫn tới viêm cầu thận.

Câu 4: Nguyên nhân nào không dẫn tới hiện tượng tiểu đêm nhiều lần?

   A. Vận động mạnh

   B. Viêm bàng quang

   C. Sỏi thận

   D. Suy thận

Chọn đáp án: A

Giải thích: Vận động mạnh cần nhiều năng lượng nên hệ bài tiết cần hoạt động tích cực nhưng hầu hết nước được bài tiết qua tuyến mồ hôi ở da nên không gây buồn tiểu đêm.

Câu 5: Tác nhân nào không gây cản trở cho hoạt động bài tiết nước tiểu?

   A. Sỏi thận

   B. Bia

   C. Vi khuẩn gây viêm

   D. Huyết áp

Chọn đáp án: B

Giải thích: Bia là một thức uống lợi tiểu.

Câu 6: Nước tiểu chính thức thường có màu gì là dấu hiệu của cơ thể khỏe mạnh?

   A. Màu vàng nhạt

   B. Màu đỏ nâu

   C. Màu trắng ngà

   D. Màu trắng trong

Chọn đáp án: A

Giải thích: Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt (pH khoảng 6-6,5) là dấu hiệu của hệ bài tiết khỏe mạnh.

Câu 7: Vì sao khi điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, nước tiểu thường có mùi kháng sinh?

   A. Dấu hiệu báo vi khuẩn xâm nhập vào đường bài tiết

   B. Lượng thuốc khác sinh đưa vào người bị thừa

   C. Thuốc kháng sinh đến các đơn vị thận để tiêu diệt vi khuẩn trong máu

   D. Kháng sinh được đưa ra ngoài cơ thể nhờ đường bài tiết

Chọn đáp án: D

Giải thích: Các thuốc kháng sinh thường được bào chế để chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian nhất định, sau đó chúng sẽ phân rã hoặc được cơ thể bài tiết thông qua đường nước tiểu.

Câu 8: Vì sao nhịn tiểu lâu lại không có cảm giác buồn tiểu nữa?

   A. Cơ thể bài tiết nước bằng đường khác

   B. Nước tiểu chính thức được vận chuyển lại để hấp thụ lại

   C. Não bộ không đưa ra tín hiệu “cần đi tiểu” nữa

   D. Tất cả đáp án trên đều sai

Chọn đáp án: B

Giải thích: Nếu bóng đái quá căng trong thời gian dài, một lượng nước tiểu sẽ được vận chuyển lại ống thận và hấp thụ lại.

Câu 9: Vì sao cơ thể có thể sống chỉ với một quả thận?

   A. Một quả thận vẫn có thể thực hiện bài tiết để duy trì sự sống cho cơ thể.

   B. Thận cắt đi có thể tái tạo lại.

   C. Bình thường cơ thể chỉ có 1 quả thận hoạt động.

   D. Cơ thể có các cơ quan bài tiết khác, thận không phải cơ quan bài tiết chính.

Chọn đáp án: A

Giải thích: 2 quả thận có cấu tạo giống nhau, một quả thận có khả năng lọc máu bài tiết cho cơ thể đủ để duy trì sự sống nhưng sẽ khiến thận phải hoạt động mệt mỏi.

Câu 10: Vì sao có hiện tượng đi tiểu ra máu?

   A. Thận lọc không kĩ, máu ở nước tiểu đầu không được hấp thụ lại

   B. Màng lọc ở cầu thận và nang thận bị rò

   C. Ống thận bị chết và rụng ra

   D. Một cơ chế thay máu theo đường bài tiết

Chọn đáp án: C

Giải thích: Khi cấu trúc thận bị tổn thương, ống thận có thể bị sưng, tắc, chết và rụng ra khiến máu và nước tiểu hòa vào nhau.

1.4. Lý thuyết trọng tâm

I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.

* Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ như sau:

* Khi đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn bởi sỏi, gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được

– Người bệnh đau dữ dội và có thể kèm theo sốt

– Nếu không được cấp cứu kịp thời cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

II. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:

Soạn sinh 8 bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (ngắn gọn nhất) file DOC

Soạn sinh 8 bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (ngắn gọn nhất) file PDF

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

Sinh Học 8 Bài 50: Vệ Sinh Mắt

Tóm tắt lý thuyết

a. Cận thị

Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

Điểm khác nhau giữa vị trí rơi của ảnh giữa mắt người bình thường và người bị cận thị

Người bị cận thị thường phải đưa vật vào gần mắt hơn để ảnh của vật rơi trên màng lưới giúp nhìn vật rõ hơn.

Nguyên nhân:

Tật bẩm sinh do cầu mắt dài

Không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường làm cho thủy thể tinh luôn luôn phồng lâu dần mắt khả năng co dãn.

Một số nguyên nhân khác gây tật cận thị là:

Cách khắc phục

Đeo kính cận (kính mặt lõm – kính phân kì)

* Lưu ý: để hạn chế tật cận thị ta cần

Ngồi học đúng tư thế, đọc sách nơi có ánh sáng vừa đủ

Không ngồi quá lâu trước máy tính (sau khi ngồi 1 – 2 tiếng nên cho mắt thư giãn 5 – 10 phút)

Ngồi học ở bàn ghế phù hợp.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt như: gấc, cà rốt, dầu cá …

b. Viễn thị

Viễn thị là: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa (trái với cận thị)

Điểm khác nhau giữa vị trí giới của ảnh giữa mắt người bình thường và mắt người bị viễn thị

Ảnh của vật rơi phía sau võng mạc nên cần đưa vật ra xa hơn để cho ảnh của vật rơi trên màng lưới giúp nhìn rõ vật hơn.

* Nguyên nhân

Người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng lên được.

Cách khắc phục: đeo kính lão (kính hội tụ): để tăng độ hội tụ kéo vật từ phía sau về đúng màng lưới.

a. Bệnh đau mắt hột

Nguyên nhân: do virut gây nên, thường có trong dử mắt.

Triệu chứng:

Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên.

Bên trong mi mắt nhiều hột nổi cộm lên

Hậu quả:

Khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác có thể dẫn tới mù lòa.

Con đường truyền bệnh:

Bệnh có thể lây lan do dùng chung khắn, chậu với người bệnh.

Tắm rửa trong ao hồ tù hãm.

Hạn chế đau măt hột:

Thấy mắt ngứa không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.

Nhỏ thuốc mắt

b. Bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân: do virut hoặc do vi khuẩn gây ra

Triệu chứng

Hậu quả:

Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động

Bệnh kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến thị lực

Con đường truyền bênh

Dùng chung khăn mặt, chậu rửa với người bị bệnh

Dùng tay bẩn dụi vào mắt

Hạn chế bệnh đau mắt đỏ:

Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng

Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa với người bị đau mắt

c. Biện pháp phòng tránh bệnh, tật về mắt

Bổ sung vitamin A cho mắt

Giữ gìn mắt luôn sạch sẽ. Rửa mắt bằng nước ấm pha muỗi loãng sau mỗi ngày.

Không dùng chung khăn, chậu để tránh các bệnh về mắt.

Không tắm nơi ao tù nước đọng

Đeo kính bảo vệ mắt

Giữ đúng khoảng cách khi học bài, ngồi học nơi có đủ ánh sáng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Sinh Học 8 Bài 42: Vệ Sinh Da (Ngắn Gọn Nhất) trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!