Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Sinh Học 8 Bài 39: Bài Tiết Nước Tiểu (Ngắn Gọn Nhất) mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Bài 39: Bài tiết nước tiểu
1.1. Trả lời câu hỏi SGK
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 39 trang 126:
– Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?
– Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào?
– Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào?
Trả lời:
– Sự tạo thành nước tiểu gồm quá trình lọc máu, quá trình hấp thụ lại và quá trình bài tiết tiếp.
– Thành phần nước tiểu đầu: không có prôtêin và tế bào máu; máu: chứa tế bào máu và prôtêin.
– Sự khác nhau của nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:
*) Nước tiểu đầu
– Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn
– Nồng độ các chất độc và chất cặn bã ít hơn
– Chứa nhiều chất dinh dưỡng
*) Nước tiểu chính thức:
– Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn
– Đậm đặc chất cặn bã và chất độc
– Ít hoặc gần như không có chat dinh dưỡng
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 39 trang 127:
Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?
Trả lời:
– Do nước tiểu chính thức sẽ được dẫn dần xuống bóng đái và chứa tại đó, ở vị trí bóng đái thông với ống đái có 2 cơ bịt chặt lại (ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn). Khi bóng đái đầy thì ta sẽ có cảm giác buồn đi tiểu → khi đi tiểu cơ vòng mở ra, cơ vân theo ý muốn dãn ra → nước tiểu thoát ra ngoài.
– Với lượng nước tiểu chính thức là khoảng 1,5 lít mỗi ngày và 300 ml nước tiểu trong bóng đái thì mới có cảm giác buồn tiểu thì trung bình mỗi ngày ta sẽ đi tiểu 4-5 lần.
1.2. Giải Bài tập SGK
Câu 1 trang 127 Sinh học 8:
Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu đầu ở các đơn vị chức năng của thận.
Trả lời:
Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
– Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40Å) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
– Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+…). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
Câu 2 trang 127 Sinh học 8:
Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
Trả lời:
Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc và các chất thừa ra khỏi cơ thể để duy trì sự ổn định của môi trường trong.
Câu 3 trang 127 Sinh học 8:
Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
Trả lời:
– Nước tiểu chính thức sẽ được dẫn dần xuống bóng đái và chứa tại đó, ở vị trí bóng đái thông với ống đái có 2 cơ bịt chặt lại (ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn). Khi bóng đái đầy thì ta sẽ có cảm giác buồn đi tiểu → khi đi tiểu cơ vòng mở ra, cơ vân theo ý muốn dãn ra → nước tiểu thoát ra ngoài.
– Với lượng nước tiểu chính thức là khoảng 1,5 lít mỗi ngày và 300 ml nước tiểu trong bóng đái thì mới có cảm giác buồn tiểu thì trung bình mỗi ngày ta sẽ đi tiểu 4-5 lần.
1.3. Lý thuyết trọng tâm
I. Tạo thành nước tiểu
– Gồm 3 quá trình :
+ Quá trình hấp thụ lại các chât cần thiết ở ống thận
+ Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận
⇒ Tạo thành nước tiểu chính thức.
* Nước tiểu đầu và máu khác nhau như sau:
– Nước tiểu đầu: được tạo thành ở cầu thận. Ở đây có quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu. Vì vậy, ở nước tiểu đầu không có các tế bào máu và prôtêin.
– Máu: có chứa các tế bào máu và prôtêin.
*) Nước tiểu đầu:
– Nồng dộ các chất hoà tan loãng hơn
– Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn
– Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng
*) Nước tiểu chính thức:
– Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn
– Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn
– Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng
II. Thải nước tiểu
1.4. Bộ câu hỏi trắc nghiệm
A. Cơ vòng ống đái
B. Cơ lưng xô
C. Cơ bóng đái
D. Cơ bụng
A. Bài tiết tiếp
B. Hấp thụ lại
C. Lọc máu
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 3. Mỗi ngày, một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu ?
A. 1,5 lít B. 2 lít
C. 1 lít D. 0,5 lít
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Bể thận
C. Ống thận
D. Nang cầu thận
Câu 5. Có bao nhiêu cơ vòng ngăn cách giữa bóng đái và ống đái ?
A. 2 B. 1
C. 3 D. 4
A. Hồng cầu
B. Nước
C. Ion khoáng
D. Tất cả các phương án còn lại
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Crêatin
C. Axit uric
D. Nước
Câu 8. Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ
A. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.
B. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.
C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng.
D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.
Câu 9. Thông thường, lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì cảm giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện ?
A. 50 ml B. 1000 ml
C. 200 ml D. 600 ml
Câu 10. Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu ?
A. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết
B. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu
C. Không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn
D. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng
Đáp án:
1. B 2. C 3. A 4. B 5. A 6. A 7. D 8. B 9. C 10. C
Soạn sinh 8 bài 39: Bài tiết nước tiểu (ngắn gọn nhất) file DOC
Soạn sinh 8 bài 39: Bài tiết nước tiểu (ngắn gọn nhất) file PDF
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.
Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 39: Bài Tiết Nước Tiểu
Bài 39: Bài tiết nước tiểu
I – Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 104-105 VBT Sinh học 8):
1. Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?
2. Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào?
3. Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào? (bằng cách điền vào bảng sau)
Trả lời:
1. Gồm 3 quá trình:
– Quá trình lọc máu (diễn ra ở cầu thận)
– Quá trình hấp thụ lại (diễn ra ở ống thận)
– Quá trình bài tiết tiếp (diễn ra ở ống thận)
2. Nước tiểu đầu so với máu thì không có các tế bào máu và prôtêin.
3. Hoàn thành bảng:
Bài tập 2 (trang 105 VBT Sinh học 8): Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thân diễn ra liên tục, nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?
Trả lời:
Sự bài tiết nước tiểu chỉ xảy ra vào những lúc nhất định do:
– Nước tiểu chính thức liên tục được đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích chữ ở bóng đái (khi lượng nước tiểu trong bóng đái khoảng 200ml).
– Hoạt động của cơ vòng bóng đái mở ra (sự phối hợp co của cơ bóng đái và cơ bụng), nước tiểu sẽ ra ngoài.
II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Trả lời:
Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận. Bao gồm quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu, quá trình hấp thụ lại các chất còn cần thiết và bài tiết tiếp các chất độc và không cần thiết ở ống thận để tạo nên nước tiểu chính thức và ổn định một số thành phần của máu.
Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.
III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 106 VBT Sinh học 8): Thực chất quá trình hoàn thành nước tiểu là gì?
Trả lời:
Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là quá trình lọc máu ở cầu thận; quá trình hấp thụ lại nước, các chất cần thiết vào máu và bài tiết tiếp các chất không cần thiết, có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức.
Bài tập 2 (trang 106 VBT Sinh học 8): Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Sự bài tiết nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận:
– Máu theo động mạch tới các cầu thận (do chênh lệch áp suất) tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40 Å) vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
– Nước tiểu đầu đi qua ống thận, xảy ra 2 quá trình sử dụng năng lượng ATP:
+ Quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl– …).
+ Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+ … ). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
Bài tập 3 (trang 106 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời đúng.
Trả lời:
Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể lại vào lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do:
a) Nước tiểu chính thức liên tục được đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích chữ ở bóng đái (khi lượng nước tiểu trong bóng đái khoảng 200ml).
b) Nước tiểu được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái.
c) Nhờ hoạt động của cơ bụng.
Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 40: Vệ Sinh Hệ Bài Tiết Nước Tiểu
Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
I – Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 107 VBT Sinh học 8):
1. Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào về sức khỏe?
2. Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào về sức khỏe?
3. Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Trả lời:
1. Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái sẽ dẫn tới các cầu thận còn lại phải làm việc quá tải, suy thoái dần và dẫn tới suy thận toàn bộ.
2. Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương sẽ làm các hiệu quả làm việc giảm, từng mảng tế bào ống thận có thể bị sưng phồng làm tắc ống thận hoặc bị chết và rụng ra làm cho nước tiểu đầu hòa thẳng vào máu.
3. Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu.
Bài tập 2 (trang 107-108 VBT Sinh học 8): Điền vào các ô trống trong bảng sau bằng nội dung thích hợp:
Trả lời:
STT
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
1
Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu.
Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh
3
Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục. Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái
II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập (trang 108 VBT Sinh học 8): Để có được một hệ bài tiết nước tiểu khỏe mạnh (không bệnh tật), hoạt động bình thường, cần tránh những gì? Và cần xây dựng những thói quen nào?
Trả lời:
Để có được một hệ bài tiết nước tiểu khỏe mạnh, hoạt động bình thường:
– Cần tránh: Các tác nhân gây hại (chất độc trong thức ăn, đồ uống, khẩu phần ăn uống không hợp lí, các vi trùng gây bệnh).
– Cần xây dựng các thói quen:
+ Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
+ Khẩu phần ăn uống hợp lí.
+ Đi tiểu đúng lúc.
III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 108 VBT Sinh học 8): Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?
Trả lời:
– Những thói quen em có : Đi tiểu đúng lúc, khẩu phần ăn uống hợp lí
– Những thói quen em chưa có: Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu
Bài tập 2 (trang 109 VBT Sinh học 8): Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học nếu em chưa có.
Trả lời:
Kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học:
– Ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa.
– Khẩu phần ăn uống hợp lí.
– Uống đủ nước.
– Vệ sinh thân thể hàng ngày
– Không nhịn đi vệ sinh quá lâu.
Bài tập 3 (trang 109 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời sai.
Trả lời:
Thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là:
Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 38: Bài Tiết Và Cấu Tạo Hệ Bài Tiết Nước Tiểu
Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
I – Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 102 VBT Sinh học 8): Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
Trả lời:
Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể.
Bài tập 2 (trang 102-103 VBT Sinh học 8): Chọn câu trả lời đúng nhất
Trả lời:
1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan nào?
a) Thận, cầu thận, bóng đái.
c) Thận, bóng đái, ống đái.
b) Thận, ống thận, bóng đái.
d) Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
2. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là?
3. Cấu tạo của thận gồm:
a)Phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu.
b)Phần vỏ, phần tủy, bể thận.
c)Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng, bể thận.
d)Phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.
4. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
a) Cầu thận, nang cầu thận.
c) Cầu thận, ống thận.
b) Nang cầu thận, ống thận.
d) Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
1. Chức năng của các cơ quan bài tiết là gì?
Các cơ quan bài tiết giúp cơ thể lọc thải các chất dư thừa và chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong
2. Trong cơ thể có những cơ quan nào tham gia vào sự bài tiết?
Sự bài tiết do phổi, thận và da đảm nhiệm. Trong đó, phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết khí CO 2, thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết các chất thải khác qua nước tiểu, da bài tiết qua mồ hôi.
3. Nêu rõ các thành phần của hệ bài tiết nước tiểu?
Hệ bài tiết gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Trong đó, thận gồm 2 quả với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng (mỗi đơn vị gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận) để lọc máu và hình thành nước tiểu.
III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 103 VBT Sinh học 8): Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?
Trả lời:
Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, …) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
Bài tập 2 (trang 104 VBT Sinh học 8):
– Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì?
– Việc bài tiết các sản phẩm thải do các cơ quan nào đảm nhiệm?
Trả lời:
– Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO 2, mồ hôi, nước tiểu.
– Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :
Bài tập 3 (trang 104 VBT Sinh học 8): Nêu cấu tạo và chức năng của thận.
Trả lời:
– Thận gồm 2 quả, mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
– Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
+ Cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu)
+ Nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận)
+ Các ống thận.
Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Sinh Học 8 Bài 39: Bài Tiết Nước Tiểu (Ngắn Gọn Nhất) trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!