Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Sinh Học 6 Bài 36: Tổng Kết Về Cây Có Hoa (Ngắn Gọn Nhất) mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Bài 36: Tổng kết về cây có hoa
1.1. Trả lời câu hỏi SGK
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 116:
Chọn các mục tương ứng giữa chức năng và cấu tạo của mỗi cơ quan rồi ghi vào sơ đồ H.36.1
Lời giải:
1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-g, 6-a
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 117:
– Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan?
– Qua các thông tin trên, cho biết giũa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ như thế nào?
Lời giải:
* Nhận xét: Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng tạo nên một thống nhất.
– Rễ có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.
– Thân : vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất ngược lại các chất hữu cơ mà lá tổng hợp được đến các bộ phận khác của cây.
– Lá: Thu nhận ánh sáng, tổng hợp chất hữu cơ, trao đổi khí với bên ngoài và thoát hơi nước.
– Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
– Quả: Bảo vệ hạt và giúp phần phát tán hạt.
– Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
* Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động đến một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.
1.2. Giải bài tập SGK
Bài 1 (trang 117 sgk Sinh học 6):
Cây có hoa có những loại cơ quan nào ? Chúng có chức năng gì ?
Lời giải:
*) Rễ
– Giữ cây bám vào đất.
– Hấp thu nước và muối khoáng cho cây.
*) Thân
– Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá đến các bộ phận của cây.
– Nâng lá lên cao để thuận tiện quang hợp và nâng hoa lên cao để thuận tiện thụ phấn.
*) Lá
*) Hoa
*) Quả
*) Hạt
Bài 2 (trang 117 sgk Sinh học 6):
Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất? Cho ví dụ.
Lời giải:
+ Các bộ phận trong cùng một cơ quan có tác động qua lại lẫn nhau để giúp cơ qan đó thực hiện được chứa năng riêng.
Ví dụ: Lá cây có nhiệm vụ chính là quang hợp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần sự phối hợp của các loại tế bào ở lá. Các tế bào biểu bì bảo vệ lá tránh bị tổn thương bởi ánh sáng quá mạnh. Các tế bào mô giậu hấp thụ năng lượng ánh sáng để diệp lục có thể sử dụng năng lượng đó làm nên chất hữu cơ. Tế bào mô xốp dự trữ chất dinh dưỡng. Gân lá cung cấp nước, khoáng và vận chuyển chất dinh dưỡng vào hệ thống mạch rây ở thân. Các tế bào khí khổng giúp thoát hơi nước để làm mát lá và hấp thụ khí CO2.
+ Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng giúp cây phát triển ổn định.
Ví dụ: Cây muốn sống và sinh trưởng tốt thì lá cây phải quang hợp. Nhưng lá sẽ không thể quang hợp nếu: rễ cây không hấp thu được nước và muối khoáng, hoặc mạch rây không vận chuyển nước và muối khoáng tới lá, hoặc thân không vươn cao để giúp lá lấy được nhiều ánh sáng mặt trời,…Như vậy, tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.
Bài 3 (trang 117 sgk Sinh học 6):
Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp ?
Lời giải:
Rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp vì:
+ Đất khô cằn, ít được tưới bón sẽ ít nước và chất dinh dưỡng, rễ không thể lấy được nước và muối khoáng cho cây.
+ Cây không có nước và khoáng sẽ không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng để phát triển do đó cây sẽ còi cọc, chậm lớn, cho năng suất thấp.
+ Lá cây không có các chất khoáng cần thiết sẽ không thể tổng hợp được diệp lục nên lá thường không xanh tốt, làm giảm hiệu suất quang hợp, không tạo được đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
1.3. Trò chơi giải ô chữ sinh học lớp 6 bài 36
1. Bốn chữ cái : Tên một loại chất lỏng quan trọng mà rễ hút vào cây.
2. Bốn chữ cái : Tên một cơ quan sinh dưỡng có chức năng vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất hữu cơ do lá chế tạo đến các bộ phận khác của cây.
3. Bảy chữ cái : Tên một loại mạch có chức năng vận chuyển chất hữu cơ do lá đã chế tạo được.
4. Bảy chữ cái : Tên gọi chung cho nhóm các quả : mơ, đào, xoài, dừa, …
5. Năm chữ cái : Tên một loài rễ biến dạng có ở thân cây trầu không, nhờ rễ này cây có thể leo lên cao.
6. Ba chữ cái : Tên một cơ quan sinh sản của cây có chức năng tạo thành cây mới, duy trì và phát triển nòi giống.
7. Ba chữ cái : Tên một cơ quan sinh sản của cây chứa các hạt phấn và noãn.
8. Tám chữ cái : Chỉ quá trình lá cây sử dụng nước và khí cacbônic để chế tạo ra tinh bột và nhả khó ôxi nhờ chất diệp lục, khi có ánh sáng.
Trả lời
1. Nước
2. Thân
3. Mạch rây
4. Quả hạch
5. Rễ móc
6. Hạt
7. Hoa
8. Quang hợp
1.4. Bộ câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?
A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án: D
Giải thích: Cây có hoa là một thể thống nhất vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan, có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan, khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây – SGK trang 117.
1. Hạt
2. Rễ
3. Thân
4. Lá
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 3, 4
Đáp án: C
Giải thích: Cây con có thể được hình thành từ: rễ, thân, lá, hạt – SGK trang 116.
Câu 3. Các loại quả : mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi có tên gọi chung là gì ?
A. Quả khô B. Quả mọng
C. Quả thịt D. Quả hạch
Đáp án: C
Giải thích: Các loại quả: mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi đều là quả thịt.
Câu 4. Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ?
A. Hạt B. Lông hút
C. Bó mạch D. Chóp rễ
Đáp án: B
Giải thích: Lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng – Bảng SGK trang 116.
A. Sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân
B. Sự phân chia của mô phân sinh ngọn
C. Quá trình quang hợp ở lá
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án: D
Giải thích: Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì bị ảnh hưởng: sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân; sự phân chia của mô phân sinh ngọn; quá trình quang hợp ở lá – SGK trang 117
A. Chuối B. Nong tằm
C. Cau D. Trúc đào
Đáp án: B
Giải thích: Cây nong tằm sống ở dưới nước, có lá lớn, nằm trên mặt nước.
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Đước
C. Ngô
D. Mắm
Đáp án: A
Giải thích: Cây có rễ chống giúp chúng đứng vững ở những vùng đầm lầy, đất bùn… VD: đước, mắm, ngô… SGK trang 120, 121.
1. Thân mọng nước
2. Rễ chống phát triểnv
3. Rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất
4. Lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai
A. 1, 3, 4
B. 1, 2, 3
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 3, 4
Đáp án: A
Giải thích: Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có: thân mọng nước, rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất, lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai – SGK trang 121.
Câu 9. Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì ?
A. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng
B. Giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng triệt để hơn
C. Giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước
D. Giúp cây đào thải các chất dư thừa ra ngoài cơ thể
Đáp án: C
Giải thích: Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước – Hình 36.3 – SGK trang 120.
A. Đoạn, chúc, nứa, hồng, na
B. Bần, sú, vẹt, mắm, đước
C. Giang, si, vẹt, táu, lim
D. Bụt mọc, sưa, hoàng đàn, tuế, mun
Đáp án: B
Giải thích: Những cây sống trong vùng ngập mặn: bần, sú, vẹt, mắm, đước – SGK trang 120, 121.
1.5. Lý thuyết trọng tâm
I. Cây là một thể thống nhất
1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa
2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
– Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
→ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.
II. Cây với môi trường
1. Các cây sống dưới nước
– Môi trường nước có sức nâng đỡ, nhưng lại thiếu ôxi.
2. Các cây sống trên cạn
– Các cây sống trên cạn luôn phụ thuộc vào các yếu tố: nguồn nước, sự thay đổi khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, gió, mưa…), loại đất khác nhau.
3. Cây sống trong những môi trường đặc biệt
– Một số loại cây sống trong 1 số điều kiện không thích hợp:
+ Cây đước: có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy.
+ Cây xương rồng mọng nước, lá biến thành gai.
+ Cây cỏ thấp nhưng rễ rất dài.
Soạn sinh học 6 bài 36: Tổng kết về cây có hoa (ngắn gọn nhất) file DOC
Soạn sinh học 6 bài 36: Tổng kết về cây có hoa (ngắn gọn nhất) file PDF
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.
Bài 36. Tổng Kết Về Cây Có Hoa
a. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa
Cây có hoa có nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đều đảm nhận chức năng riêng phù hợp với cấu tạo của chúng.
Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khĩ đóng mở được
Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây
Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát nước
b. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
Ví dụ:
– Lá muốn thực hiện quá trình quang hợp cần có sự hỗ trợ của các cơ quan như: rễ, thân …
– Rễ, thân, lá có mối quan hệ với nhau, hỗ trợ nhau trong các hoạt động của cây
– Khi hoạt động của lá giảm (rightarrow) thoát hơi nước ít (rightarrow) sự hút nước của rễ giảm (rightarrow) quang hợp của lá yếu (rightarrow) (rightarrow) cây sinh trưởng chậmkhông cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thân, rễ (rightarrow) ảnh hưởng tới sự ra hoa, kết hạt và tạo quả.
– Vì vậy, trong trồng trọt, cần cung cấp đủ, đúng các loại phân bón, nước … (rightarrow) rễ cây hoạt động tốt (rightarrow) chuyển nhiều nguyên liệu cho lá, khi có ánh sáng đầy đủ (rightarrow) lá quang hợp tốt (rightarrow) chế biến được nhiều chất hữu cơ (rightarrow) cơ quan khác phát triển tốt (thân to mập mạp, nhiều quả, nhiều hạt …)
– Kết luận: Cây là một thế thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
+ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.
Ở cây xanh, không những có sự thống nhất giữa các bộ phận, cơ quan với nhau mà còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường, thể hiện ở những đặc điểm hình thái, cấu tạo phù hợp với điều kiện môi trường.
a. Cây sống dưới nước
Ví dụ: cây súng trắng và cây rong đuôi chó
– Nhận xét về đặc điểm cấu tạo của cây súng trắng và cây rong đuôi chó thích nghi với đời sống dưới nước
+ Cây súng trắng có lá nổi bên trên mặt nước, phiến là phình to: giúp là dễ nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.
+ Cây rong đuôi chó chìm trong nước: phiến lá nhỏ, dài và mảnh giúp tránh được những tác động của sóng nước.
– Cây bèo tây khi sống ở trên mặt nước và trên cạn có các đặc điểm khác nhau:
+ Trên mặt nước: cuống lá phình to, bóp nhẹ thấy mềm và xốp giúp cây dễ nổi trên mặt nước, thân xốp bên trong chứ nhiều O2 giúp cây hô hấp.
+ Cây sống trên cạn: cuống lá thon dài, cứng giúp phiến là vươn cao nhận được nhiều ánh sáng.
– Kết luận: các cây sống trong môi trường nước thường có các đặc điểm sau:
+ Cây có lá nôi trên mặt nước: phiến lá thường to, giúp lá dễ nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng
+ Cây có là chìm trong nước: phiến là nhỏ, dài và mảnh giúp lá tránh được các tác động của sóng nước.
+ Cây nổi trên mặt nước: cuống lá phình to, xốp chứa nhiều không khí giúp cây dễ nổi.
b. Cây sống ở trên cạn
– Đặc điểm:
+ Thường có rễ ăn sâu và lan rộng: giúp cây đứng vững, tìm nguồn nước.
+ Thân thấp, phân nhiều cành: lấy được nhiều sương đêm hơn.
+ Lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ: hạn chế sự thoát hơi nước.
– Đặc điểm: thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn để nhận được nhiều ánh sáng hơn.
3. Cây sống ở những môi trường đặc biệt
– Cây sống trên bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển:
+ Cây đước có dễ chống giúp cây đứng vững
+ Cây bần có rễ thở giúp cây lấy O2 cung cấp cho phần rễ bên dưới
– Cây sống ở sa mạc:
+ Sương rồng: thân mọng nước, lá tiêu biến thành gai.
+ Các loại cỏ thấp nhưng có rễ dài ăn sâu hoặc lan rộng và nông.
+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
Câu 1: Cây có hoa có những loại cơ quan nào ? Chúng có chức năng gì ?
Câu 2: Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất ? Cho ví dụ.
Mọi cơ quan của cây có hoa đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó.Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng.Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.
Câu 3: Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc. năng suất thu hoạch sẽ thấp ?
Rau là loại cây có nhu cầu về nước rất cao. Nếu trồng rau trên đất khô cằn ít được tưới thì rề sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng. thiếu nước và muối khoáng, lá cũng sẽ quang hợp kém, chỉ chế tạo được ít chất dinh dưỡng nên lá không thể xanh tốt. Các cơ quan khác như rễ thân được cung cấp ít chất dinh dưỡng cũng không thể lớn nhanh, kết quả cây còi cọc, năng suất thấp.
Câu 4 : Các cây sống dưới môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào?
Những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dải ( rong đuôi chó)
Cấy nằm sát mặt nước thì lá to ( sen , súng)
Cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to, xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước ( bèo)
Câu 5: Nêu một số ví dụ về sự thích nghi của cây ở cạn với môi trường?
Ở những nơi đất kho, thiếu nước thường có những cây mọng ước như xương rồng ( lá thường tiêu giảm hoặc tiêu biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước).
Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh… thường mọc trong rừng già ( ít ánh sáng).
Những cây cần ít nước ( kê, hương lau) lại sống ở nhũng nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn.
Câu 6: Các cây sống trong môi trường sống đặc biệt ( sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì? Cho một vài ví dụ?
– Cây sống trên sa mạc rất khô và nóng:
+ các loại cây xương rồng đều mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.
+ Các loại cỏ thấp nhưng rễ rất dài
+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.
– Cây sống trong đầm lầy ( như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.
Soạn Văn Lớp 10 Bài Tổng Kết Phần Văn Học Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 10 bài Tổng kết phần văn học ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 146 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Về bộ phận văn học dân gian, học sinh đọc ba nội dung gợi ý để trả lời câu hỏi (mục 2, SGK trang 146) a. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian b. Chọn phân tích một số tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm để minh hoạ các đặc điểm, nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.
Câu 1 (trang 146 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học học. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: tinh thần yêu nước chống lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Tuy nhiên, văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng.
Câu 2 (trang 146 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Về bộ phận văn học dân gian, học sinh đọc ba nội dung gợi ý để trả lời câu hỏi (mục 2, SGK trang 146)
a. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
b. Chọn phân tích một số tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm để minh hoạ các đặc điểm, nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.
c. Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
Câu 3 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đọc mục 3 (SGK, trang 147). Trả lời câu hỏi:
a. Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển?
b. Văn học Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học để chứng minh.
c. Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại?
Câu 4 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Khái quát phần văn học viết Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10 (từ TK X đến hết TK XIX)
a. Văn học xiết Việt Nam từ thể kỉ X đến hết thể kỉ XIX gồm những thành phần nào? Phát triển qua mấy giai đoạn? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của vãn học trung đại Việt Nam?
b. Thống kê những thể loại mà anh (chị) đã được học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.
c. Nêu những tác giả, tác phẩm chủ yếu bâng cách lập bảng (theo mẫu SGK trang 147)
Câu 5 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đọc mục 5 (SGK trang 147,148) để thấy những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại và thực hiện các yêu cầu.
a. Phân tích nội dung của chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua các tác phẩm
b. Phân tích nội dung chủ nghĩa nhân đạo qua các tác phẩm (mục b, SGK trang 148).
Câu 6 (trang 148 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Phần văn học nước ngoài
a. So sánh để tìm ra sự giống và khác nhau giữa sử thi “Đăm Săn” (Việt Nam) với “Ô-đi-xê” (Hi Lạp), “Ra-ma-ya-na” (Ấn Độ)
b. Những đặc sắc của thơ Đường về nội dung và hình thức. So sánh thơ Đường với thơ Hai-cư
c. Qua đoạn trích từ “Tam quốc diễn nghĩa”, nêu nhận xét về lối kể chuyện và khắc hoạ tính cách nhân vật của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
Câu 7 (trang 149 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Phần lí luận văn học
a. Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học là gì?
b. Nêu những tầng cấu trúc của văn bản văn học
c. Trình bày những khái niệm thuộc về nội dung và những khái niệm thuộc về hình thức của văn bản văn học. Cho một ví dụ để làm sáng tỏ.
d. Nội dung và hình thức của văn bản văn học có quan hệ với nhau như thế nào? Cho một số ví dụ.
Sách giải soạn văn lớp 10 bài Tổng kết phần văn học
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn là văn học dân gian và văn học viết.
a. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian : tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành.
– Văn học dân gian bao gồm 12 thể loại :
+ Thần thoại : tự sự dân gian thường kể về các vị thần, giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt.
+ Sử thi : tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, ngôn ngữ có vần, nhịp, kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với cả cộng đồng.
+ Truyện cổ tích: Văn xuôi tự sự kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo, thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân.
+ Truyện cười : Xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống, làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích mua vui giải trí hoặc phê phán thói hư tật xấu.
+ Truyện ngụ ngôn : Truyện kể bằng văn xuôi hay văn vần, mượn chuyện đồ vật, con vật… hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy.
+ Tục ngữ : Đúc kết kinh nghiệm nhân dân về thế giới tự nhiên, về lao động sản xuất và về phép ứng xử con người trong cuộc sống.
+ Ca dao : Bài thơ có vần, thường là những câu hát có vần, có điệu diễn tả đời sống nội tâm con người.
+ Câu đố : Câu nói, câu văn có vần để mô tả một vật, một khái niệm, hiện tượng… buộc người đọc, người nghe đưa ra đáp án hoặc lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp tri thức về đời sống.
+ Truyện thơ : Văn vần kết hợp trữ tình và tự sự, phản ánh số phận con người nghèo khổ và khát vọng tình yêu tự do, công bằng.
+ Các loại hình sân khấu (chèo, tuồng, dân ca…) : Hình thức ca kịch và trò diễn có tích truyện, kết hợp kịch bản với nghệ thuật diễn xuất nhằm diễn tả những cảnh sinh hoạt và những mẫu người điển hình trong xã hội xưa.
b. Phân tích một số tác phẩm văn học dân gian đã học để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian :
– Với mỗi thể loại có thể chọn phân tích các tác phẩm sau :
+ Sử thi : Sử thi Đăm Săn
+ Truyền thuyết : Thánh Gióng, Bánh chưng bánh giầy…
+ Truyện cổ tích : Cây bút thần, Tấm Cám, Sọ Dừa,…
+Truyện thơ : Tiễn dặn người yêu, Phạm Công – Cúc Hoa,…
+ Truyện cười : Lợn cưới áo mới, Đẽo cày giữa đường…
+ Ca dao : Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
– Tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim.
c. Học sinh kể lại một số truyện dân gian, học một số câu ca dao, tục ngữ mà mình thích.
a. Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử phát triển : chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.
b. – Sự ảnh hưởng qua lại :
+ Văn học viết xây dựng trên nền tảng văn học và văn hóa dân gian Việt Nam.
+ Nội dung yêu nước : tác động bởi tư tưởng “trung quân ái quốc” của Trung Hoa.
+ Nội dung nhân đạo : ảnh hưởng tích cực của Nho, Phật, Đạo (từ Trung Hoa).
+ Chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp trong thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang văn học hiện đại.
c. Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại :
– Đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật văn học trung đại :
+ Nội dung : chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.
+ Nghệ thuật : Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm ; Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị ; Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
b. Những thể loại văn học trung đại đã học :
+ Thơ Đường luật chữ Hán (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão).
+ Thơ Nôm Đường luật (Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm).
+ Thơ Nôm Đường luật sáng tạo: thất ngôn xen lục ngôn (Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi).
+ Phú (Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu).
+ Cáo (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi).
+ Tựa (tự) (Trích diễm thi tập tự – Hoàng Đức Lương).
+ Sử kí (Đại Việt sử kí toàn thư – Ngô Sĩ Liên).
+ Truyện truyền kì (Truyền kỉ mạn lục – Nguyễn Dữ).
+ Tiểu thuyết chương hồi (chí).
+ Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
+ Thơ Nôm lục bát.
+ Thơ Nôm song thất lục bát.
– Đặc điểm chủ yếu của một số thể loại :
+ Chiếu : do vua ban xuống cho quần thần và thiên hạ biết và thực hiện.
+ Cáo : vua ban nhằm tuyên bố trước nhân dân một vấn đề nào đó.
+ Phú : thể văn viết theo luật riêng, thường có vần, nhịp và đối, để miêu tả, ngâm, vịnh cảnh, nhân đó ca ngợi hay ngụ ý một vấn đề xã hội, triết lí.
+ Thơ Đường luật : thơ chữ Hán, xuất hiện từ thời nhà Đường, niêm luật chặt chẽ.
+ Thơ Nôm Đường luật : vận dụng thơ Đường luật nhưng sáng tác bằng chữ Nôm.
+ Ngâm khúc : thơ dài, có cốt truyện nhưng không thành truyện, thể hiện một nỗi niềm tâm sự nào đấy của tác giả thông qua hình tượng văn học.
+ Hát nói : dùng trong sân khấu, diễn xuất bằng cách nói có nhạc điệu, ngữ điệu.
c. Bảng thống kê các tác gia, tác phẩm tiêu biểu
a. So sánh nội dung và hình thức thiên sử thi : Đăm Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp), Ra-ma-ya-na (Ấn Độ). :
– Lối kể chuyện : hấp dẫn, giàu kịch tính, có đầu có đuôi rõ ràng.
– Khắc họa nhân vật : qua hành động và đối thoại, đậm tính cổ điển.
a. Những tiêu chí của văn bản văn học :
– Đi sâu phản ánh, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng.
– Xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.
– Thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước, cách thức riêng.
b. Những tầng cấu trúc của văn bản văn học : Tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa.
– Các khái niệm thuộc hình thức văn bản : Ngôn từ, kết cấu, thể loại.
d. Nội dung và hình thức văn bản có quan hệ gắn bó với nhau. Ví dụ : Ngôn từ (thuộc hình thức) là lớp vỏ của tư tưởng tác phẩm (thuộc nội dung). Hai yếu tố đó khó có thể tách bạch riêng rẽ.
Tags: soạn văn lớp 10, soạn văn lớp 10 tập 2, giải ngữ văn lớp 10 tập 2, soạn văn lớp 10 bài Tổng kết phần văn học ngắn gọn , soạn văn lớp 10 bài Tổng kết phần văn học siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 8 Bài Tổng Kết Phần Văn (Tiếp Theo ) Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 8 bài Tổng kết phần văn (tiếp theo ) ngắn gọn hay nhất : Câu 4 (Trang 144, SGK Ngữ Văn 8, tập hai) Hãy chứng minh các văn bản nghị luận (trong bài 22, 23, 24, 25 và 26) kể trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ, nên đều có sức thuyết phục cao. Câu 5 (Trang 144, SGK Ngữ Văn 8, tập hai) Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23 và 24.
Soạn văn lớp 8 bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (tiếp theo)
Soạn văn lớp 8 trang 144 tập 2 bài Tổng kết phần văn (tiếp theo ) ngắn gọn hay nhất
Câu hỏi bài Tổng kết phần văn (tiếp theo ) tập 2 trang 144
Câu 3 (Trang 144, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25 và 26, hãy cho biết thế nào là văn nghị luận. Em thấy văn nghị luận trung đại (các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25) có nét gì khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại (văn bản trong bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7)?
Câu 4 (Trang 144, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
Hãy chứng minh các văn bản nghị luận (trong bài 22, 23, 24, 25 và 26) kể trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ, nên đều có sức thuyết phục cao.
Câu 5 (Trang 144, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23 và 24.
Câu 6 (Trang 144, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
Qua văn bản Nước Đại Việt ta (bài 24), hãy cho biết vì sao tác phẩm Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó. So với bài Sông núi nước Nam (học ở lớp 7) cũng được coi là một tuyên ngôn độc lập, em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có điểm gì mới?
So với văn nghị luận hiện đại, văn nghị luận trung đại có những sự khác biệt:
– Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, những hình ảnh có tính ước lệ, câu văn được viết theo lối biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Viết bằng chữ Hán, thường được chia ra theo chức năng và mục đích sử dụng, thường gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.
– Nghị luận trung đại thể hiện rõ thế giới quan con người trung đại: tư tưởng “mệnh trời”, đạo “thần chú”, lí tưởng nhân nghĩa…
Ngược lại với những đặc điểm trên, văn nghị luận hiện đại thường có lối viết giản dị, câu văn gần với đời sống hằng ngày.
Một số đặc điểm
– Có lí: Có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ.
– Có tình: Thể hiện được cảm xúc của người viết.
+ Yếu tố biểu cảm được đưa vào văn nghị luận với mục đích bộc lộ tình cảm một cách kín đáo thông qua hệ thống lập luận.
+ Người viết phải thể hiện được niềm tin, thái độ (khẳng định, phê phán) hay một khát vọng mạnh mẽ đối với những vấn đề được đề cập tới.
– Chứng cứ: Đưa ra được những sự thật hiển nhiên, xác đáng để khẳng định luận điểm.
Phân tích văn bản Chiếu dời đô dưới góc nhìn thể loại:
– Có lí:
+ Luận điểm 1 : Sự cần thiết, lý do phải dời đô.
+ Luận điểm 2: Thành Đại La xứng đáng là kinh đô của Đại Việt.
– Có tình: Sự tin tưởng chắc chắn rằng thành Đại La là mảnh đất thích hợp dựng nghiệp lớn.
+ Vua Lý Công Uẩn xót thương cho vận nước, dân chúng bị hao tổn khi triều Đinh Lê vẫn còn đóng đô ở Hoa Lư.
– Có chứng cứ:
+ Viện dẫn các triều đại Trung Quốc đã từng có những cuộc dời chuyển kinh đô thuận theo ý trời, lòng dân.
+ Vùng kinh đô Hoa Lư không còn thích hợp khiến cho vận mệnh ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi được.
+ Chỉ ra lợi thế của thành Đại La trong việc lựa chọn làm kinh đô.
So sánh sự giống nhau và khác nhau về mặt nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của ba tác phẩm:
+ Giống nhau: Đều mang tinh thần yêu nước sâu sắc, thái độ thẳng thắn, dứt khoát của người viết được thể hiện qua những câu văn hùng tráng.
+ Khác nhau: Chiếu dời đô: Thể hiện được ý chí, tinh thần độc lập tự cường của dân tộc, khát vọng phát triển của dân tộc đang lớn mạnh.
Hịch tướng sĩ: Tinh thần quyết chiến, quyết thắng lũ giặc bạo tàn.
Nước Đại Việt ta: Ý thức được sâu sắc, tự hào về đất nước độc lập, có chủ quyền.
Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam:
+ Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, đây là sự thật hiển nhiên.
+ So với bài thơ Sông núi nước Nam, bài Nước Đại Việt ta được phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm những yếu tố như nền văn hiến lâu đời, tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng…
Tags: soạn văn lớp 8, soạn văn lớp 8 tập 2, giải ngữ văn lớp 8 tập 2, soạn văn lớp 8 bài Tổng kết phần văn (tiếp theo ) ngắn gọn , soạn văn lớp 8 bài Tổng kết phần văn (tiếp theo ) siêu ngắn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Sinh Học 6 Bài 36: Tổng Kết Về Cây Có Hoa (Ngắn Gọn Nhất) trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!