Đề Xuất 3/2023 # Soạn Sinh 8 Bài 43: Giới Thiệu Chung Hệ Thần Kinh (Ngắn Nhất) # Top 12 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Soạn Sinh 8 Bài 43: Giới Thiệu Chung Hệ Thần Kinh (Ngắn Nhất) # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Sinh 8 Bài 43: Giới Thiệu Chung Hệ Thần Kinh (Ngắn Nhất) mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh 

1.1. Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 43 trang 137: 

Dựa vào hình 43-1 và kiến thức đã học ở bài 6 chương I hãy mô tả cấu tạo và chức năng của noron.

Trả lời:

– Cấu tạo của noron thần kinh:

   + Thân hình sao, chứa nhân

   + Một số trục có bao mielin

   + Tận cùng là các xinap: nơi tiếp xúc giữa các noron.

– Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 43 trang 137: 

Dựa vào hình 43-2, hãy hoàn thành thông báo bằng cách điền các từ, cụm từ sau vào chỗ thích hợp.

Trả lời:

Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên

– Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não, tủy sống nằm trong ống xương sống.

– Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên.

1.2. Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 138 sgk Sinh học 8) : 

Trình bày cấu tạo và chức năng của noron.

Lời giải:

   – Noron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.

   – Mỗi noron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao miêlin. Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các noron này với noron khác hoặc với cơ quan trả lời.

   – Chức năng của noron là : Cảm ứng và dẫn truyền các xung thần kinh.

Bài 2 (trang 138 sgk Sinh học 8) : 

Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ.

Lời giải:

   Sơ đồ các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng được trình bày trong bảng sau :

Bài 3 (trang 138 sgk Sinh học 8) : 

Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

Lời giải:

   Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động với hệ thần kinh sinh dưỡng:

*) Hệ thần kinh vận động

– Hình thức hoạt động: Hoạt động có ý thức.

*) Hệ thần kinh sinh dưỡng

– Chức năng: Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

- Hình thức hoạt động: Hoạt động không có ý thức.

1.3. Bộ câu hỏi trắc nghiệm

A. Tiểu não

B. Trụ não

C. Tủy sống

D. Hạch thần kinh

Câu 2. Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?

A. Cấu tạo

B. Chức năng

C. Tần suất hoạt động

D. Thời gian hoạt động

Câu 3. Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là

A. hạch thần kinh.

B. dây thần kinh.

C. cúc xináp.

D. nơron.

Câu 4. Mỗi nơron có bao nhiêu sợi trục ?

A. 4      B. 3

C. 2      D. 1

Câu 5. Bao miêlin là cấu trúc nằm trên bộ phận nào của nơron ?

A. Thân nơron      B. Sợi trục

C. Sợi nhánh      D. Cúc xináp

Câu 6. Nơron có chức năng gì ?

A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

B. Tiếp nhận và xử lí các kích thích

C. Trả lời các kích thích

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7. Người trưởng thành có khoảng bao nhiêu tế bào não ?

A. 1 tỉ tế bào

B. 100 tỉ tế bào

C. 1000 tỉ tế bào

D. 10 tỉ tế bào

A. Không có khả năng phân chia

B. Không có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục

C. Có nhiều sợi trục

D. Có một sợi nhánh

Câu 9. Cúc xináp nằm ở vị trí nào trên nơron ?

A. Giữa các bao miêlin

B. Đầu sợi nhánh

C. Cuối sợi trục

D. Thân nơron

A. Bài tiết nước tiểu

B. Co bóp dạ dày

C. Dãn mạch máu dưới da

D. Co đồng tử

Đáp án

1. D    2. B    3. D    4. D    5. B 6. A    7. C    8. A    9. C    10. A

1.4. Lý thuyết trọng tâm

I. Noron – đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh:

1. Cấu tạo noron:

– Thân và các sợi nhánh tạo thành chất xám trong TWTK

– Sợi trục là thành phần tạo nên chất trắng và các dây thần kinh

2. Chức năng:

– Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

II. Các bộ phận của hệ thần kinh

1.Cấu tạo :

*Hệ TK gồm:

– Bộ phận trung ương :

   + Não bộ

   + Tủy sống

– Bộ phận thần kinh:

   + Dây thần kinh

   + Hạch thần kinh

2. Chức năng

– Hệ thần kinh cơ xương: điều khiển các cơ vân, cơ xương. Hoạt động có ý thức.

– Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều hòa cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Hoạt động không có ý thức

Soạn sinh 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh (ngắn nhất) file DOC

Soạn sinh 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh (ngắn nhất) file PDF

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 43: Giới Thiệu Chung Hệ Thần Kinh

Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 115 VBT Sinh học 8): Dựa vào hình 43 – 1 SGK và kiến thức đã học ở bài 6 chương I, hãy mô tả lại cấu tạo và nêu rõ chức năng của nơron.

Trả lời:

Noron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.

Mỗi noron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao miêlin. Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các noron này với noron khác hoặc với cơ quan trả lời.

Chức năng của noron là: Cảm ứng và dẫn truyền các xung thần kinh.

Bài tập 2 (trang 115 VBT Sinh học 8): Dựa vào hình 43 – 2 SGK và sự hiểu biết, hãy hoàn chỉnh đoạn thông báo sau bằng cách điền các từ và cụm từ: não, tủy sống, bó sợi cảm giác và bó sợi vận động vào chỗ trống thích hợp:

Trả lời:

Hệ thần kinh gồm: bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận ngoại biên.

– Bộ phận thần kinh trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não, tủy sống nằm trong ống xương sống.

– Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 115-116 VBT Sinh học 8): Điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau bằng cách chọn các cụm từ thích hợp trong số các cụm từ: dẫn truyền, cúc xináp, não bộ, cảm ứng, sợi trục, tủy sống, hệ thần kinh sinh dưỡng, một thân, hệ thần kinh vận động, bao milêlin, hạch thần kinh.

Trả lời:

Mỗi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao milêlin. Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

Hệ thần kinh bao gồm não bộ, tủy sống (bộ phận trung ương), các dây thần kinh và hạch thần kinh (bộ phận ngoại biên). Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 116 VBT Sinh học 8): Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ.

Trả lời:

Bài tập 2 (trang 116 VBT Sinh học 8): Phân biệt chức năng hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

Trả lời:

Hệ thần kinh vận động

Hệ thần kinh sinh dưỡng

Chức năng

Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

Hình thức hoạt động

Hoạt động có ý thức

Hoạt động không có ý thức

Bài tập 3 (trang 116 VBT Sinh học 8): Chọn phương án đúng nhất bằng cách điền dấu × vào ô ở đầu câu.

Trả lời:

Cấu tạo của một nơron điển hình:

a) Thân, nhiều sợi nhánh và sợi trục.

b) Thân và sợi trục.

c) Thân và các tua.

x

d) Thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục thường có bao miêlin.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bài 55. Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết

1. Đặc điểm của tuyến nội tiết

– Tuyến nội tiết góp phần quan trọng trong việc:

+ Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể

+ Đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào của cơ thể

– Tuyến nội tiết sản xuất ra hoocmon theo đường máu đến các cơ đích để điều hòa quá trình sinh lý của cơ thể.

– Tác động chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng

2. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến nội tiết

– Hệ nội tiết gồm: các tuyến nội tiết và các tuyến ngoại tiết

– Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

* Lưu ý: có 1 số tuyến vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết (tuyến pha), ví dụ: tuyến tụy vừa tiết ra dịch tụy đổ vào ruột, vừa tiết ra hoocmon ngấm vào máu.

– Lượng chất tiết của tuyến nội tiết ít hơn so với tuyến ngoại tiết:

+ Tuyến ngoại tiết: tuyến mồ hôi 1 ngày tiết 1 lít mồ hôi, tuyến nước bọt 1 ngày tiết 1,5 lít nước bọt

+ Tuyến nội tiết: tuyến tụy 1 ngày tiết 0.8 lít dịch tiết

a. Tính chất của hoocmon

– Tính đặc hiệu: mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan nhất định

+ Ví dụ: Insulin do tụy tiết ra chỉ có tác dụng hạ đường huyết.

Hoocmon kích thích nang trứng hoặc tinh hoàn (FSH) chỉ ảnh hưởng đối với quá trình trứng chín hoặc sinh tinh

– Hoocmon có tính sinh học cao: chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt

+ Ví dụ: chỉ cần vài phần nghìn mg hoocmon adrenalin đã có thể làm tăng lượng đường huyết và tăng nhịp tim.

– Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài

+ Ví dụ: người có thể sử dụng insulin của bò thay cho insulin của người để chữa bệnh tiểu đường

b. Vai trò của hoocmon

– Nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (thực chất là của các hoocmon) giúp cho

+ Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể

+ Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường

– Khi rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đên tình trạng bệnh lí như: bướu cổ, ưu năng tuyến giáp …

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

1: Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào ?

Bảng so sánh

Câu 2: Nêu tính chất và vai trò của các hoocmôn, từ đó xác định rõ tầm quan trọng của các tuyến nội tiết đối với đời sống.

a) Tính chất :

Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích), mặc dù các hoocmôn này theo máu đi khắp cơ thể (tính đặc hiệu của hoócmôn). Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ tác động với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt. Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ, người ta dùng insulin của bò (thay insulin của người) để chữa bệnh tiểu đường cho người.

b) Vai trò Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho phép kết luận : nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (mà thực chất là các hoocmôn) đã : – Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. – Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường Do đó, sự mất cân bằng trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí. Vì vậy, hoocmôn có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.

Câu 3: Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết và tuyến pha ? Nhiệm vụ chủ yếu của các tuyến nội tiết là gì ?

* Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết và tuyến pha :

– Tuyến ngoại tiết :

+ Là những tuyến có ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài. Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không cao

+ Ví dụ : tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, tuyến gan, tuyến ruột, tuyến mồ hôi

– Tuyến nội tiết :

+ Là những tuyến mà các chất tiết ra được ngấm thẳng vào máu, đến các tế bào và cơ quan, làm ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí trong cơ quan và cơ thể. Lượng chất tiết rất ít nhưng lại có hoạt tính cao

+ Ví dụ : tuyến yên, tuyến giáp, tuyến phó giáp, tuyến trên thận

– Tuyến pha :

+ Là những tuyến vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết

+ Ví dụ : tuyến tuỵ, tuyến sinh dục,….

* Nhiệm vụ chủ yếu của các tuyến nội tiết :

– Thúc đẩy hoặc kìm hãm các quá trình sinh lí, đặc biệt là các quá trình trao đổi chất trong cơ thể

– Sự mất cân bằng trong hoạt động của các tuyến nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí

Câu 4: Hoocmôn là gì ? Hoocmôn có những đặc tính nào ? Tác dụng của hoocmôn ?

* Hoocmon là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết

* Đặc tính của hoocmôn :

– Mỗi hoocmôn đều do 1 tuyến nội tiết nhất định nào đó sinh ra

– Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến 1 cơ quan xác định, đến một hoặc một số quá trình sinh lí nhất định

– Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao

– Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài

* Tác dụng của hoocmôn :

– Kích thích, điều khiển. Ví dụ : hoocmôn tuyến yên kích thích, điều khiển sự hoạt động của tuyến giáp, vỏ tuyến giác trên thận, tuyến sinh dục

– Điều hoà, phối hợp. Ví dụ : sự phối hợp hoạt động của glucagôn (tuyến tuỵ) với ađrênalin (tuyến trên thận) và insulin (tuyến tuỵ) làm cho lượng đường trong máu luôn ổn định

– Đối lập : Ví dụ : tuyến tuỵ tiết ra 2 loại hoocmôn có tác dụng đối lập nhau….. insulin có tác dụng biến glucozơ thành glicoozen làm giảm đường huyết. Glucagôn lại biến glicôgen thành glucozơ gây tăng đường huyết.

Câu 5: Trình bày tính chất và vai trò của hoocmôn tuyến nội tiết ? Phân biệt giữa tuyến ngoại tiết với tuyến nội tiết ?

* Trình bày tính chất :

– Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một số cơ quan xác định

– Có hoạt tính sinh học cao

– Không mang tính đặc trưng cho loài

* Trình bày vai trò

– Duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể

– Điều hoà các quá trình sinh lý diễn ta bình thường

* Phân biệt :

Tuyến nội tiết :

– Ngấm thẳng vào máu và vận chuyển (bên trong cơ thể) đến các tế bào và cơ quan

– Kích thước nhỏ

– Lượng chất tiết thường ít, song hoạt tính rất cao

Ví dụ : tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận,….

Tuyến ngoại tiết :

– Theo ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài

– Kích thước lớn

– Lượng chất tiết thường lớn, hoạt tính không cao

Ví dụ : tuyến nước bọt, tuyến ruột, tuyến mồ hôi,…

Giải Sinh Lớp 8 Bài 48: Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng

Giải Sinh lớp 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng Bài 1 (trang 154 sgk Sinh học 8): Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng Lời giải: * Những điểm giống nhau: – Đều …

Giải Sinh lớp 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Bài 1 (trang 154 sgk Sinh học 8): Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng

Lời giải:

* Những điểm giống nhau:

– Đều bao gồm phần trung ương (hạch xám trong trụ não hoặc trong tuỷ sống) và phần ngoại biên (dây thần kinh, hạch thần kinh).

– Các dây thần kinh li tâm đi dến các cơ quan sinh dưỡng đều qua hạch thần kinh sinh dưỡng và gồm các sợi trước hạch và sợi sau hạch.

– Điều khiển, điều hoà hoạt động cùa các cơ quan sinh dưỡng.

* Những điểm khác nhau:

– Cấu tạo và chức năng của phân hệ đối giao cảm

Bài 2 (trang 154 sgk Sinh học 8): Hãy trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong các tường hợp sau:

Lời giải:

Điều hòa tim mạch bằng phản xạ sinh dưỡng trong các trường hợp:

– Lúc huyết áp tăng cao

Áp thụ quan bị kích thích, xuất hiện xung truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc bộ phận đối giao cảm, theo dây li tâm (dây X hay mê tẩu) tới tim làm giảm nhịp co và lực co đồng thời làm dãn các mạch da và mạch ruột gây hạ huyết áp (có thể giới thiệu cho học sinh tham khảo hình 49 – 2 trong bài).

– Hoạt động lao động

Khi lao động xảy ra sự ôxi hóa glucôzơ để tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân hủy của quá trình này là CO2 tích lũy dần trong máu. (Đúng ra là H+ được hình thành do:

H+ sẽ kích thích hóa thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu hô hấp và tuần hoàn nằm trong hành tủy, truyền tới trung khu giao cảm, theo dây giao cảm đến tim, mạch máu đến cơ làm tăng nhịp, lực co tim và mạch máu đến co giãn để cung cấp O2 cần cho nhu cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân hủy đến các cơ quan bài tiết).

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Sinh 8 Bài 43: Giới Thiệu Chung Hệ Thần Kinh (Ngắn Nhất) trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!