Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài: Viết Bài Tập Làm Văn Số 6 # Top 8 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài: Viết Bài Tập Làm Văn Số 6 # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Viết Bài Tập Làm Văn Số 6 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

a. Mở bài:

Khẳng định vai trò lãnh đạo anh minh quyết định tới sự hưng thịnh của quốc gia, từ đó dẫn ra công lao của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn trong vai trò là người lãnh đạo anh minh.

Nhấn mạnh vào hai văn bản ” Chiếu dời đô” Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ” để thấy rõ tầm quan trọng của người lãnh đạo.

b. Thân bài:

Văn bản:”Chiếu dời đô” với Lý Công Uẩn

Viết theo thể chiếu (chiếu chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân) nhưng tác giả gửi gắm trong đó tình cảm, và sự lắng nghe ý nghe của quần thần.

Một bài chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh sẽ được đón nhận một cách trang trọng, và là mệnh lệnh bắt buộc mà dân chúng phải tuân theo.

Nhưng tác giả Lý Công Uẩn khéo léo trong việc sử dụng bài chiếu là lời tâm sự, bàn bạc với quần thần những suy nghĩ về vận nước khiến cho người nghe không có cảm giác sợ hãi.

Sự thấu tình đạt lý, phù hợp với ý nguyện nhân dân, ngôn từ lắng đọng, có sức cô đúc, có sức thuyết phục lâu bền.

Sự lãnh đạo anh minh thể hiện ở:

Tầm nhìn chiến lược trong việc lựa chọn thành Đại La làm kinh đô phát triển đất nước. (Đại La là nơi trung tâm của trời đất, nơi có muôn vật phong phú tốt tươi, mưa thuận gió hòa, địa thế bằng phẳng…)

Biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của dân chúng chứ không chạy theo cái lợi trước mắt, vì thế Lý Công Uẩn suy xét kĩ lưỡng trước những hành động của mình.

Ông chọn Đại La làm kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô khuất sâu trong núi rừng, chỉ phù hợp với khi cần phòng thủ như thời Đinh, Lê.

Lý Công Uẩn dù là vua trong triều đình phong kiến nhưng ông có tư tưởng “dân chủ”, để nhân dân được nói lên nguyện vọng của mình.

Lịch sử chứng minh sự anh minh của Lý Công Uẩn khi thành Thăng Long- Hà Nội sau 1000 năm vẫn trong tư thế “con rồng bay lên”, ngày càng phát triển và trở thành niềm tự hào của dân tộc.

Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn có cách suy nghĩ của một vị minh tướng lỗi lạc, một chủ tướng hết lòng vì đất nước: vừa khoan dung vừa nghiêm khắc.

Vai trò người lãnh đạo anh minh thể hiện ở việc

Nhìn thấy rõ tình thế của nước nhà lúc bấy giờ: dân tộc đang phải đương đầu với giặc Nguyên- Mông mạnh nhất lúc bấy giờ, với số thuộc địa trải dài từ châu Á đến tận Châu Âu.

Sự anh minh khi dẫn ra những tấm gương trung thần, nghĩa sĩ để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của quân sĩ.

Ông hiểu rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, nên ông khích lệ tinh thần tướng sĩ, quân lính đồng lòng tiêu diệt kẻ thù ngoại xâm.

Hịch tướng sĩ ra đời tác động mạnh mẽ tới nhuệ khí của quân sĩ bởi ông biết phân tích phải trái, đúng sai dưới góc nhìn của người yêu nước, căm thù giặc ( trích dẫn những lời nói gan ruột của Trần Quốc Tuấn trong bài hịch).

Qua hịch tướng sĩ ta thấy được sự anh minh của Trần Quốc Tuấn khi không sử dụng uy quyền mà lấy việc thu phục làm kế sách, nghĩa là phát huy tối đa tinh thần tự nguyện cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù, từ bỏ lối sống hưởng lạc thái bình, sẵn sàng giết giặc lập công.

Lịch sử đã chứng minh sự sáng suốt đó khi Trần Quốc Tuấn dẹp tan giặc Mông – Nguyên, mang lại sự tự do cho dân tộc.

c. Kết bài: Cả hai tác phẩm đều là những áng văn bất hủ của dân tộc, ngợi ca tài lãnh đạo anh minh sáng suốt của những người đứng đầu đất nước.

Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 6

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6: Văn nghị luận

Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước. I. Dàn ý

Mở bài:

+ Khẳng định vai trò lãnh đạo anh minh quyết định tới sự hưng thịnh của quốc gia, từ đó dẫn ra công lao của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn trong vai trò là người lãnh đạo anh minh.

+ Nhấn mạnh vào hai văn bản ” Chiếu dời đô” Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ” để thấy rõ tầm quan trọng của người lãnh đạo.

Thân bài:

Văn bản: :”Chiếu dời đô” với Lý Công Uẩn

– Viết theo thể chiếu ( chiếu chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân) nhưng tác giả gửi gắm trong đó tình cảm, và sự lắng nghe ý nghe của quần thần.

+ Một bài chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh sẽ được đón nhận một cách trang trọng, và là mệnh lệnh bắt buộc mà dân chúng phải tuân theo.

+ Nhưng tác giả Lý Công Uẩn khéo léo trong việc sử dụng bài chiếu là lời tâm sự, bàn bạc với quần thần những suy nghĩ về vận nước khiến cho người nghe không có cảm giác sợ hãi.

+ Sự thấu tình đạt lý, phù hợp với ý nguyện nhân dân, ngôn từ lắng đọng, có sức cô đúc, có sức thuyết phục lâu bền.

– Sự lãnh đạo anh minh thể hiện ở:

+ Tầm nhìn chiến lược trong việc lựa chọn thành Đại La làm kinh đô phát triển đất nước. ( Đại La là nơi trung tâm của trời đất, nơi có muôn vật phong phú tốt tươi, mưa thuận gió hòa, địa thế bằng phẳng…)

+ Biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của dân chúng chứ không chạy theo cái lợi trước mắt, vì thế Lý Công Uẩn suy xét kĩ lưỡng trước những hành động của mình.

+ Ông chọn Đại La làm kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô khuất sâu trong núi rừng, chỉ phù hợp với khi cần phòng thủ như thời Đinh, Lê.

+ Lý Công Uẩn dù là vua trong triều đình phong kiến nhưng ông có tư tưởng “dân chủ”, để nhân dân được nói lên nguyện vọng của mình.

– Lịch sử chứng minh sự anh minh của Lý Công Uẩn khi thành Thăng Long- Hà Nội sau 1000 năm vẫn trong tư thế “con rồng bay lên”, ngày càng phát triển và trở thành niềm tự hào của dân tộc.

Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

– Trần Quốc Tuấn có cách suy nghĩ của một vị minh tướng lỗi lạc, một chủ tướng hết lòng vì đất nước: vừa khoan dung vừa nghiêm khắc.

– Vai trò người lãnh đạo anh minh thể hiện ở việc

+ Nhìn thấy rõ tình thế của nước nhà lúc bấy giờ: dân tộc đang phải đương đầu với giặc Nguyên- Mông mạnh nhất lúc bấy giờ, với số thuộc địa trải dài từ châu Á đến tận Châu Âu.

+ Sự anh minh khi dẫn ra những tấm gương trung thần, nghĩa sĩ để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của quân sĩ.

+ Ông hiểu rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, nên ông khích lệ tinh thần tướng sĩ, quân lính đồng lòng tiêu diệt kẻ thù ngoại xâm.

+ Hịch tướng sĩ ra đời tác động mạnh mẽ tới nhuệ khí của quân sĩ bởi ông biết phân tích phải trái, đúng sai dưới góc nhìn của người yêu nước, căm thù giặc ( trích dẫn những lời nói gan ruột của Trần Quốc Tuấn trong bài hịch).

+ Qua hịch tướng sĩ ta thấy được sự anh minh của Trần Quốc Tuấn khi không sử dụng uy quyền mà lấy việc thu phục làm kế sách, nghĩa là phát huy tối đa tinh thần tự nguyện cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù, từ bỏ lối sống hưởng lạc thái bình, sẵn sàng giết giặc lập công.

Lịch sử đã chứng minh sự sáng suốt đó khi Trần Quốc Tuấn dẹp tan giặc Mông – Nguyên, mang lại sự tự do cho dân tộc.

Kết bài: Cả hai tác phẩm đều là những áng văn bất hủ của dân tộc, ngợi ca tài lãnh đạo anh minh sáng suốt của những người đứng đầu đất nước.

II. Bài văn mẫu Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, hãy suy nghĩ về mối quan hệ giữa học với hành I. Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm bàn về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, sau đó chỉ ra luận điểm quan trọng nhất là mối quan hệ giữa học với hành.

Thân bài:

Giải thích

– Học là hoạt động của trí óc để tiếp thu kiến thức mới, những điều chưa biết, mục đích của việc học phải chân chính.

– Hành là áp dụng những điều học được vào thực tế để kiến thức trở nên hữu ích

Học và hành phải đi đôi với nhau

– Nếu học chỉ để chất chứa hàng loạt kiến thức sách vở vào đầu thì có lợi ích gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng

Học mà không hành thì thực sự vô ích. Phải đem cái học ra áp dụng vào thực tế để kiến thức đó trở nên có giá trị

– Mối quan hệ giữa học hành là mối quan hệ mật thiết: nếu chỉ chú trọng việc nạp kiến thức sách vở, chỉ học hành sẽ thiếu kinh nghiệm thực tế, điều này hạn chế khả năng sáng tạo.

+ Nhưng nếu chỉ “hành” mà không học thì chỉ là sự mò mẫm, dò đường, sẽ tốn thời gian mà kết quả không như ý muốn.

+ Học để cung cấp kiến thức cho thực hành, thực hành giúp củng cố hoàn chỉnh.

+ Đây cũng là phương pháp của việc thực học, tránh việc học rập khuôn lý thuyết.

Liên hệ tới thực trạng học của bản thân

KB: Khẳng định “bàn về phép học” của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn là chân lý giúp chúng ta học tập đúng đắn, chỉ rõ mối quan hệ giữa việc học và hành.

II. Bài văn mẫu Đề 3: Câu nói của Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” I. Dàn ý

Mở bài: Trích dẫn câu nói của Gorki

Nêu giá trị của sách với cuộc sống của con người. Nêu ý nghĩa từ câu nói của Maxim.

Gorki.

Thân bài:

– Giải thích câu nói của Maxim Go-rơ-ki: Sách là nguồn kiến thức.

+ Sách lưu giữ nguồn tri thức của nhân loại từ ngàn đời nay.

+ Sách cung cấp đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm của nhân loại vượt qua không gian, thời đại.

+ Sách là kho tàng tri thức, ngoài ra những cuốn sách có giá trị còn được coi là những cột mốc phát triển trên con đường học thuật của nhân loại.

– Tầm quan trọng của sách với con người.

+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, tích lũy, nâng cao nhận thức, trình độ cá nhân.

+ Đọc sách có thể chuẩn bị cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường đời, con đường học vấn, nhằm phát hiện ra thế giới mới.

+ Đọc sách chính là tìm con đường sống.

+ Cuộc sống luôn cần kiến thức, kinh nghiệm để mở mang hiểu biết và tìm ra nghề chân chính để tồn tại.

+ Cuộc sống và xã hội càng phát triển, con người càng cần phải trau dồi kiến thức nhiều hơn.

+ Nêu tác dụng của sách.

– Nếu không có sách cuộc sống của con người.

+ Coi thường đọc sách là xóa bỏ kinh nghiệm quá khứ, làm cho xã hội thụt lùi, chậm tiến.

+ Thiếu sách cuộc sống của con người sẽ rất nhàm chán, tăm tối.

+ Không có sách hiểu biết của con người thụt lùi so với thời đại, thiếu hiểu biết.

+ Sẽ không có kinh nghiệm, kiến thức được lưu lại cho thế hệ mai sau.

→ Sách là kiến thức- con đường sống của con người.

Kết bài: Khẳng định vai trò to lớn quan trọng của sách đối với con người.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài : Viết Bài Tập Làm Văn Số 6

Đề 1. Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng).

Đề 2. Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dan Pháp ?

Dàn ý tham khảo

Đề 1. Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng).

1. Mở bài :

– Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và tác phẩm “Những ngày thơ ấu”.

– Đưa ra vấn đề: tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.

2. Thân bài :

– Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh của chú bé Hồng

– Nêu cảm nhận về tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng

– Nêu cảm nhận về tình cảm của người mẹ đối với bé Hồng

– Suy nghĩ về tình mẫu tử

3. Kết bài :

– Khẳng định tình mẫu tử cao đẹp.

– Thấy được Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em

Đề 2. Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dan Pháp ?

1. Mở bài :

– Giới thiệu về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”.

– Đưa ra vấn đề: những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam.

2. Thân bài :

* Giải thích :

– Chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam: tình yêu quê hương làng xóm gắn bó với cách mạng, với kháng chiến…

– Tình cảm đó được biểu hiện cụ thể và rõ nét hơn ở nhân vật ông Hai.

* Chứng minh những chuyển biến mới ở nhân vật ông Hai

* Nhận thức sâu sắc

* Chứng minh những chuyển biến mới ở các nhân vật khác

3. Kết bài :

– Khẳng định những chuyển biến mới về tình cảm của người nông dân yêu nước.

– Khẳng định những chuyển biến mới về tình cảm của người nông dân yêu nước.Nêu cảm nhận riêng của bản thân: trân trọng người nông dân Việt Nam với tình cảm và nhận thức mới…

Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 6 Lớp 9

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 lớp 9

Bài Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 thuộc: Bài 23 SGK ngữ văn 9

Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp?

Đề 1: Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng).

DÀN Ý

I. Mở bài:

Giới thiệu đoạn trích Trong lòng mẹ, nhân vật bé Hồng và tình mẫu tử thống thiết.

II. Thân bài:

– Nêu tình cảnh éo le, đáng thương của mẹ con chú bé Hồng.

– Tình yêu mẹ của bé Hồng sâu sắc, thể hiện qua thái độ phản ứng lại khi người cô đã nói xấu mẹ Hồng và nhất là ở tình cảm sung sướng, hạnh phúc mãnh liệt của bé khi gặp lại mẹ.

– Suy nghĩ của em về khát vọng được sống với mẹ của trẻ em.

III. Kết bài:

– Nêu nhận định, đánh giá chung về tình mẫu tử thống thiết của bé Hồng ở đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.

Trong mỗi chúng ta có lẽ “tình mẫu tử” vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được đền đáp, Hồng đã ở “trong lòng mẹ”.

Chú bé Hồng – nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội “chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác”. Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.

Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.

Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.

– Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mặt rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười “rất kịch” của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.

Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.

Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những cổ tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: “Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.

Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.

Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”.

Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lâu nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.

Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.

Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy. Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.

Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa…

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.

Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.

Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!

Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp?

“Làng quê” – hai tiếng thật êm đềm và thân thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình về giếng nước, gốc đa, con đò,… hướng về người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn “Làng” là một truyện ngắn thành công của Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 6 Lớp 6: Văn Tả Người

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 lớp 6

Soạn bài viết số 6 lớp 6 Đề 1

Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, …).

Giới thiệu về người đó (tuổi, nghề nghiệp)

Miêu tả hình dáng, tính cách

Tả sự chăm sóc của người đó với em

Bày tỏ tình cảm của em và đưa ra lời hứa em sẽ thực hiện để người đó vui lòng.

Viết bài tập làm văn số 6 lớp 6 đề 1

Văn mẫu tả ông ngoại – Người mà em yêu thương nhất trong gia đình

Em cảm thấy mình là đứa trẻ vô cùng may mắn khi luôn có gia đình ở bên chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Khi gặp chuyện khó khăn có bạn chia sẻ mọi điều với mẹ, với bố hoặc với anh chị em thân yêu của mình. Còn riêng em, người em luôn thủ thỉ tâm sự, giãi bày mọi nỗi lòng chính là ông ngoại của em.

Ông ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng nom ông vẫn còn rất mạnh khỏe. Người ông dong dỏng cao, lưng đã hơi còng xuống vì những năm tháng lao động vất vả, cực nhọc để chèo chống gia đình. Ông có vầng trán cao, rộng cho thấy rõ là một con người thông minh, nhạy bén. Đôi mắt ông hiền từ, đã mờ dần đi vì tuổi tác, bởi vậy ông luôn có chiếc kính mắt làm người bạn thân thiết bên cạnh. Đôi mắt ấy thay đổi thật linh hoạt theo những cung bậc cảm xúc của ông. Khi vui đôi mắt ông rạng rỡ, như đang mỉm cười, khi cáu giận đôi mắt ấy lại như những tia lửa làm mọi người xung quanh cũng phải sợ hãi. Chiếc miệng của ông món mém không còn nhìn rõ viền môi đâu nữa, mỗi khi ông cười nhìn rất hiền từ, phúc hậu. Theo thời gian, da ông đã nhăn nheo đi nhiều, những vết đồi mồi ngày một dày hơn, nhưng da ông vẫn rất hồng hào, khỏe mạnh. Giọng của ông rất trầm ấm và vang. Em thích nhất là được nghe giọng ông khi kể về những năm tháng chiến tranh chống Mỹ hào hùng. Chao ôi, qua giọng kể đầy truyền cảm và nhiệt huyết của ông khiến em càng thêm hiểu những hi sinh, vất vả mà ông cha ta phải trải qua để có được nền độc lập, tự do như ngày hôm nay. Không chỉ vậy, bằng giọng điệu nhẹ nhàng, ấm áp ông còn dạy cho em những bài học bổ ích trong cuộc sống, dạy chúng em làm thế nào để trở thành người có ích cho xã hội. Mái tóc ông bạc trắng như cước, cùng với bộ râu dài cũng đã bạc, nhìn ông chẳng khác nào một ông tiên bước ra từ truyện cổ tích.

Ông em là một người hết sức giản dị, tiết kiệm và luôn lo nghĩ cho con cháu. Những bộ quần áo ông mặc rất đơn giản, không cầu kì, kiểu cách. Mùa hè chỉ là bộ quần áo bà ba nâu, đôi dép cao su. Mùa đông là chiếc áo len đã cũ sờn và chiếc áo bông ông đã mặc rất nhiều năm. Ông ăn uống đơn giản, tiết kiệm, món ăn ông yêu thích nhất chính là món cá chép om dưa.

Ông luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Trong gia đình, bất cứ việc gì có thể tự làm ông không bao giờ nhờ cậy đến con cháu. Không những vậy, trong lúc cả gia đình em bận đi học, đi làm ông còn tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, nấu những món ăn đơn giản cho cả nhà, tuy đơn giản nhưng món nào cũng ngon và đầy ắp tấm lòng yêu thương của ông. Đối với hàng xóm ông hết mực quan tâm, giúp đỡ. Bởi vậy, từ những người trong gia đình, cho đến bà con hàng xóm ai ai cũng yêu mếm và tôn trọng ông.

Em luôn yêu quý, kính trọng ông. Những năm tháng được ở bên cạnh ông đã giúp em khôn lớn và trưởng thành lên rất nhiều. Ông dạy em phải biết quan tâm, chỉa sẻ với mọi người. Phải biết giúp đỡ bố mẹ, làm những việc vừa sức với mình. Phải là người trung thực, không được gian dối,… và còn rất nhiều bài học bổ ích khác. Nếu không có ông luôn ở bên cạnh bảo ban, chỉ dạy có lẽ em sẽ không thể khôn lớn, trưởng thành như bây giờ.

Được sống bên cạnh ông là những năm tháng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời em. Từng lời nói, từng lời chỉ bảo, dạy dỗ em sẽ mãi ghi nhớ để trở thành người có ích như ông hằng mong muốn. Em mong sao ông sẽ sống mãi bên em để giúp em vượt qua được tất cả những khó khăn, bão tố trong cuộc đời này.

Soạn bài viết số 6 lớp 6 Đề 2:

Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau:

– Lúc em ốm.

– Khi em mắc lỗi.

– Khi em làm được một việc tốt.

Dàn ý chung:

– Dẫn dắt người đọc vào tình huống (lúc em ốm, khi em mắc lỗi,…).

– Cảm nhận chung của em về hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.

– Miêu tả lại hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.

+ Vẻ mặt

+ Dáng điệu

+ Lời nói

+ Hành động

– Tả lại thái độ, cách ứng xử của mẹ hoặc cha lúc ấy (lo lắng, yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, giận dữ,…).

– Qua những lần như thế, em cảm nhận thêm những điều gì về cha hoặc mẹ.

– Tự đó em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân.

Dàn ý miêu tả mẹ hoặc cha khi em bị ốm

– Dẫn dắt người đọc vào tình huống (VD: Qua trận ốm vừa rồi…)

– Cảm nhận chung về hình ảnh mẹ hoặc cha lúc bấy giờ (cảm nhận được tình yêu thương và sự lo lắng của mẹ cha…)

– Nêu nguyên nhân bị ốm

– Miêu tả chân dung và tâm trạng của mẹ lúc đó

– Miêu tả hành động, vẻ mặt, lời nói của mẹ

– Miêu tả hình ảnh mẹ khi em hết bệnh (vui mừng khi em khỏi ốm)

– Qua những lần như thế em cảm nhận đc gì ở mẹ?

– Suy nghĩ về trách nhiệm bản thân (tập luyện để bản thân thật khỏe mạnh và không để ốm nữa)

Viết bài tập làm văn số 6 lớp 6 đề 2

Bài văn mẫu miêu tả hình ảnh mẹ lúc em ốm

Thứ năm tuần trước, em đi học về bị mắc mưa ướt hết. Đến nửa đêm, cơn sốt ập tới. Nhà chỉ có hai mẹ con vì ba đang công tác ở xa. Mẹ lo lắm, thức suốt đêm canh chừng bên em.

Mẹ đặt em nằm ngay ngắn rồi đi lấy thuốc. Viên thuốc hạ sốt sủi bọt tan rất nhanh trong cốc nước. Mẹ khẽ nâng đầu em lên, ghé cốc vào miệng em, dỗ dành: “Ngoan nào! Con cô’ uống một hơi cho hết, sau đó ngủ một giấc, tỉnh dậy là khoẻ thôi! “.

Vâng lời mẹ, em uống thuốc rồi cố nhắm mắt nhưng đầu óc cứ căng lên, khó chịu vô cùng. Mẹ dấp nước mát vào chiếc khăn bông, đắp lên trán em. Mẹ nhẹ nhàng xoa dầu nóng vào lưng, vào ngực, vào hai bàn chân, bàn tay em. Tiếng xuýt xoa nho nhỏ của mẹ cứ văng vẳng bên tai em trong giấc ngủ chập chờn:

“Khổ thân con tôi! sốt thế này thì làm sao ngày mai đi học được! “. Tự nhiên, nước mắt ứa trên mi em cay xót. Mẹ ơi! Con thương mẹ biết chừng nào! Em vòng tay ôm ngang lưng mẹ rồi thiếp đi lúc nào không biết…

Ò ó o o…! Chú gà trống đã cất lên tiếng gáy giòn giã, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Em mở mắt nhìn quanh tìm mẹ mà không thấy mẹ đâu. Chưa kịp gọi thì em đã nghe tiếng guốc và giọng nói quen thuộc của mẹ: “Dung dậy rồi đấy ư? Mẹ nấu cháo giải cảm cho con rồi đấy! Đánh răng xong con ăn hết bát cháo hành này, mẹ sẽ cho con uống thuốc. Đến trưa nếu hết sốt, mẹ sẽ đưa con đi học. Nếu còn yếu thì mẹ viết đơn xin phép cô cho con nghỉ hôm nay”.

Nhìn quầng thâm quanh đối mắt mẹ, em biết cả đêm qua mẹ thức để săn sóc cho em. Cơn sốt đã lui, dẫu đầu còn váng vất nhưng em cảm thấy đỡ hơn nhiều. Quả là đôi bàn tay mẹ như có phép màu. Mẹ là bóng mát che chở cho con suốt cả cuộc đời. Công ơn của mẹ đối với con sâu nặng biết chừng nào! Con mong sau này lớn lên sẽ đáp đền công ơn trời biển ấy.

Bài văn mẫu miêu tả hình ảnh bố khi em mắc lỗi

Em sẽ nhớ mãi chuyện không vui xảy ra trong gia đình em vào trưa thứ sáu tuần trước. Đầu đuôi sự việc là thế này:

Hai tiết Văn cuối cùng, lớp 6A chúng em được nghỉ vì cô giáo ốm. Lẽ ra nên về nhà ngay nhưng em lại nghe theo lời rủ rê của bạn Tùng, tạt vào một tụ điểm giải trí ven đường.

Đám con trai chúng em đứa nào cũng thích chơi điện tử bởi nó hấp dẫn vô cùng. Cũng vì thế mà thời gian trôi qua lúc nào em không để ý. Mãi cho đến lúc bụng đói cồn cào, em mới sực nhớ ra. Nhìn lên chiếc đồng hồ treo trên tường, thấy đã hơn mười hai giờ, em và Tùng vội vã trả tiền rồi cắm đầu cắm cổ chạy về nhà.

Thấy em mồ hôi mồ kê nhễ nhại, bố ngạc nhiên hỏi:

– Con làm sao thế?

Em trả lời quấy quá cho qua chuyện:

– Không có gì đâu ạ! Con với bạn Tùng chạy thi xem ai chạy nhanh hơn ấy mà!

Bố em thắc mắc:

– Giữa trưa nắng chang chang thế này mà hai đứa lại chạy thi thì mệt đứt hơi còn gì! Sao dại thế con?

Em không đáp, cúi đầu bước vào phòng trong để thay quần áo. Tâm trí cứ lo nghĩ vẩn vơ: “Bố mẹ biết mình nói dối thì chết! “.

– Thành ơi! Ra ăn cơm đi con!

Tiếng mẹ gọi vọng vào, thúc giục. Suốt bữa, em cúi gằm mặt chẳng dám nhìn ai. Cơm canh ngon lành là thế mà em chẳng hứng thú gì. Cái Mai, em gái em thì thầm với mẹ: “Mẹ ơi! Anh Thành hôm nay làm sao ý mẹ ạ! Mọi khi anh ấy hay kể chuyện vui lắm mà! “. Em cố làm ra vẻ bình thường nhưng trong lòng vẫn thấp thỏm không yên.

– Thành ơi! Ra tớ bảo cái này!

Nhận ra giọng của Dung, bạn cùng tổ cùng lớp, lại là hàng xóm, em giật bắn cả người. Thôi chết! Dung sang đây làm gì thế này? Em chạy bổ ra định ngăn Dung lại nhưng bạn ấy cử “vô tư” cười nói như mọi lần:

– Cháu chào hai bác! Hai bác ăn cơm ạ! Cháu sang rủ Thành chiều nay đi thăm cô Lan dạy Văn. Không hiểu cô đau ốm thế nào mà hôm nay phải nghỉ dạy tiết bốn tiết năm ở lớp cháu.

Em than thầm trong bụng: “Dung ơi! Bạn hại tôi rồi! Tôi biết nói với bố mẹ sao đây! Trời ơi! “. Dù không ngẩng mặt lên, em vẫn cảm thấy ánh mắt của bố đang nhìn chằm chằm vào em. Không khí bỗng trở nên ngột ngạt, khó thở. Em căng thẳng chờ đợi một cơn thịnh nộ.

Bố em nghiêm khắc hỏi:

– Mấy tiếng đồng hồ vừa qua, con đi đâu hả Thành? Nói thật cho bố mẹ nghe nào! Bố biết con không quen nói dối.

Bối rối và hổ thẹn, em không thể cất lời. May mà có Dung đỡ hộ:

– Cháu xin hai bác bớt giận! Thành à! Bạn hãy nhận lỗi với bố mẹ đi!

Em đã kể lại mọi chuyện và xin bố mẹ tha thứ. Bố không hề nổi giận mà còn ân cần khuyên nhủ:

– Con biết nhận lỗi như vậy là tốt. Bố mong con bớt ham chơi và chăm học hơn nữa. Con là con trai lớn trong nhà, Bố mẹ đặt niềm tin vào con rất nhiều. Con có hiểu được điều đó không?

Từng lời, từng lời của bố nhẹ nhàng mà vô cùng thấm thìa. Cách xử sự nghiêm khắc mà khoan dung của bố khiến em hết sợ. Em đã hứa với bố mẹ là từ nay trở đi, em sẽ không bao giờ tái phạm.

Văn mẫu miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha khi em làm việc tốt

Trời đã xế chiều nhưng nắng vẫn chói chang. Trên đường, người và xe tấp nập ngược xuôi, mặc cho hơi nóng bốc lên hầm hập. Một tuần trôi qua nhanh thật! Hôm nay đã là thứ bảy.

Chợt ngoài cửa có tiếng chú bưu tá gọi vọng vào: “Mời bác Quang ra kí nhận thư bảo đảm! “. Buông vội tờ báo, ba em bước ra ngoài. ít phút sau, ba trở vàotay cầm chiếc phong bì lớn. Ba cười thật tươi, vẻ mặt rạng rỡ lạ thường. Khôngnén nổi tò mò, em chạy đến bên ba và hỏi:

– Thư của ai hả ba?

Không trả lời, ba mở phong bì, lấy thư ra đọc rồi bất chợt nhấc bổng em lên,quay tít. Tiếng reo của ba vang khắp căn phòng nhỏ:

– Thành công rồi! Cha con ta thành công rồi! Bống nhà ta đã đoạt giải thưởng cuộc thi vẽ Mùa hè của em! Con gái của ba giỏi lắm! Chúc mừng con! Ba sẽ thưởng cho con hộp màu nước thật “xịn” của Nhật! Thích không?!

Niềm vui tràn ngập, toả sáng trên gương mặt mỗi người thân trong gia đình. Ông nội em chậm rãi vuốt chòm râu bạc, từ tốn nói:

– Ông đã bảo mà! Cái Bống nhà ta có khiếu, lại say mê học vẽ. Có chí thì nên cháu ạ!

Mẹ em từ dưới bếp chạy lên, ôm em vào lòng, xuýt xoa khen:

– Bống của mẹ “cừ” thật đấy! Vượt qua được bao nhiêu bạn cùng tham gia thi vẽ. Thế là từ nay nhà ta có “hoạ sĩ” rồi! Nhưng mẹ bảo này, “hoạ sĩ Bống” chớ có mừng quá mà phổng mũi lên nghe chưa!

Trước tin vui, em xúc động đến chảy nước mắt. Em không ngờ bức tranh của mình lại đoạt được giải thưởng. Trong tranh, em vẽ một thảm cỏ xanh, một bầu trời trong xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, làm nền cho cô bé mặc bộ đồng phục học sinh, cổ quàng khăn đỏ, hai cánh tay giơ cao tung chú chim bồ câu trắng.

Người vui nhất có lẽ là ba em vì suốt mấy năm nay, ba không quản nắng mưa, đưa em đi học vẽ. Ba động viên em rất nhiều, Ba dành dụm từ đồng lương ít ỏi của mình để mua cho em bút lông, màu nước và giấy vẽ. Thành công của em hôm nay có không ít mồ hôi và công sức của ba. Đến một ngày nào đó, em sẽ vẽ bức chân dung của ba với vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc. Em tự nhủ phải cố gắng thêm nhiều để mang lại niềm vui, niềm tự hào cho những người thân yêu.

Soạn bài viết số 6 lớp 6 Đề 3

Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.

– Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.

+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,…).

+ Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp…

– Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần. (Chú ý mô tả đôi tay.)

+ Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối…

– Phong thái ngồi câu cá của ông lão như thế nào? (sự nhàn nhã, thư thái hay suy tư, trầm mặc).

– Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây…

– Khi cụ chuẩn bị đi về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?

– Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?

– Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có ấn tượng với em như thế nào?

– Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,…).

Văn mẫu viết bài tập làm văn số 6 lớp 6 đề 3

Tập làm văn 6: Tả cụ già ngồi câu cá

Một buổi chiều hè em đang dạo bước trên con đường làng, bên một đầm nước rộng để thư giãn sau một ngày học tập căng thẳng. Ngắm nhìn cảnh đầm nước thơ mộng em gặp một cụ già ngồi câu cá dưới gốc phi lao cuối đầm. Hỏi ra mới biết đó là cụ Ngà nổi tiếng là “sát cá” ở xóm trong.

Đầm nước rộng mênh mông đã được gia đình con trai cụ Ngà đấu thầu thả cá đã mấy năm nay. Xung quanh bờ đầm cây cối um tùm, trên mặt nước hoa sen, hoa súng tha hồ soi bóng làm duyên với tấm gương khổng lồ.

Em lại gần ngắm nhìn mới thấy vẻ đẹp quắc thước của cụ. Bộ quần áo nâu giản dị, nước da đồi mồi, ánh mắt vẫn còn tinh lắm. Chiếc cần câu cụ cầm trong tay bằng tre trúc vàng óng, chỗ tay cầm bóng loáng. Cụ thong thả buông cần trúc đoạn cức khá dài có gắng cái phao bằng lông ngỗng, đầu dây được nối với lưỡi câu nhỏ và sắc. Đôi bàn tay nhăn nheo nhưng tóm mồi vẫn còn khéo léo lắm. Ngắm cụ tóm mồi, buông cần thật là thiện nghệ. Em đến bên bờ khẽ chào cụ. Cụ đáp lại bằng giọng thaatj là hiền từ, ấm áp, nụ cười hiền hậu khiến em thấy cụ gần gũi như ông nội của mình. Mái tóc bạc trắng càng tôn thêm vẻ quắc thước của cụ.

Thế rồi cụ Ngà nói với em rất nhiều chuyện nhưng ánh mắt cụ không rời chiếc phao trên mặt nước. Cụ ôn tồn chậm rãy kể vvè thời trai trẻ cuả mình. Cách đây mấy năm cụ đã bàn với cậu con trai xin đấu thầu khu đầm này. Tuy tuổi cao nhưng cụ rất nhiều kinh nghiệm về nghề nuôi cá… Chiều chiều cụ ra đây câu cá vừa để trông nom giúp con trai vừa để thư giãn rồi cụ đọc một câu thơ rất hay… Bất chợt cụ giật phắtmột chú trắm to dễ đến hơn một cân giãy đành đạch trên vệ cỏ. Cụ cất tiếng cười sảng khoái. Rồi cụ dạy em các gỡ cá, mắc mồi, buông cần. Em làm thử tưởng dễ mà cũng thật khó.

Mặt trời sắp lặn, ráng chiều đỏ sẫm, em chia tay cụ Ngà trong lòng hiểu được bao điều mới mẻ. Đi câu là một thú vui lành mạnh bổ ích giúp tâm hồn ta thanh thản sau những giờ làm việc căng thẳng. Hình ảnh và câu chuyện của cụ Ngà mãy còn khắc ghi trong tâm hồn em.

Soạn bài viết số 6 lớp 6 Đề 4*

Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một người lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy.

– Miêu tả lại chân dung của người đó khi bước ra sân khấu.

+ Khuôn mặt ra sao?

+ Thân hình như thế nào? (ước chừng về chiều cao, cân nặng,…).

+ Đặc biệt chú ý miêu tả những cơ bắp của người lực sĩ.

– Miêu tả hành động của người lực sĩ khi nâng tạ.

+ Động tác chuẩn bị như thế nào?

+ Lúc nâng tạ, người lực sĩ đã gắng sức ra sao?

+ Lúc thả quả tạ nặng đó xuống mặt đất, người lực sĩ vẫn thể hiện được sự dũng mãnh như thế nào?

– Hình ảnh người lực sĩ gợi cho em điều gì?

– Từ đó em rút ra được bài học gì về vai trò của sức khoẻ và quá trình rèn luyện sức khoẻ.​

Bài mẫu viết bài tập làm văn số 6 lớp 6 đề 4

Sáng chủ nhật trên ti vi có phát sóng một chương trình thi đấu thể dục thể thao, trong đó có môn cử tạ.

Bước vào nơi diễn tập, lực sĩ mặc bộ quần áo bó sát người và làm vài động tác khởi động.Thân hình anh lực lưỡng, bắp thịt nổi khắp người, nhất là hai cánh tay nổi lên cuồn cuộn. Trông dáng người rất đẹp và có vẻ oai phong.

Lực sĩ cử tạ Hoàng Anh Tuấn của Việt Nam đấy các bạn!

Quả tạ để ngang trước mặt, đó là hai vòng tròn to luồn vào đoạn sắt tròn nhẵn bóng. Người lực sĩ bước tới, cúi xuống, hai tay thong thả nâng quả tạ lên ngang vai rồi một chân bước lên phía trước hơi khuỵu xuống lấy sức đưa quả tạ lên đầu.

Lúc này thân hình người lực sĩ đen bóng như tượng đồng. Ở tư thế đứng, trông chú thật vững chãi, bộ ngực nở nang hơi ưỡn ra phía trước, hai cánh tay và vai nổi lên những bắp thịt rắn chắc. Hai bên đùi và ống chân cũng đầy đặn, cứng cáp.Một lát sau, quả tạ nặng nề được bỏ xuống, người lực sĩ bước lên thở tự do. Hai tay vung lên hạ xuống nhịp nhàng.

Nhìn thân hình người lực sĩ thì chắc hẳn mọi người đều thích và ao ước có được cái thân hình ấy. Một vẻ đẹp cường tráng và như một người mẫu vê tầm vóc, được đúc nặn một cách hoàn hảo. Một vẻ đẹp do chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao mà có

Soạn bài viết số 6 lớp 6 Đề 5

Em hãy tả lại một người nào đó tùy theo ý thích của bản thân mình.

– Giới thiệu chung về bà ngoại của em, hoàn cảnh sống của bà (ví dụ: sống cùng các bác, hay cô chú, …)

– Tả ngoại hình của bà: tuổi tác, hình dáng, khuôn mặt, …

– Tả tính nết của bà: Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu. (Thể hiện qua lời nói và hành động)

– Nêu cảm nghĩ của em: rất yêu quí bà; muốn được sống lâu bên bà.

Bài mẫu viết bài tập làm văn số 6 lớp 6 đề 5

“Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm!…”. Tiếng hát trong trẻo vang lên từ ti vi nhà hàng xóm đã cuốn hút tôi từ lúc nào không biết. Mỗi câu hát vang lên là những tình cảm yêu thương lại trào dâng trong tôi. Bất chợt, tôi khe khẽ hát theo: “cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay…”.

Bà tôi năm nay đã ngoài tám mươi tuổi rồi. Bà không còn khỏe nhưng vẫn minh mẫn lắm. Lưng bà đã còng, da nhăn nheo, tóc trắng như cước. Trông bà như một bà tiên trong truyện cổ tích.

Mẹ tôi kể, khi tôi mới lọt lòng, bà là người đầu tiên dang tay đón lấy sinh linh bé bỏng đang oe oe khóc vào lòng. Tôi lớn lên trong sự yêu thương chăm sóc của bà. Tôi ốm yếu, lười ăn. Để tôi ăn hết một bát bột, bà phải thay đổi gần chục món đồ chơi trên tay. Tôi húng hắng ho, bà tìm những thứ thuốc dân giã như lá hẹ, dấp cá… cho tôi uống.

Những bước đi chập chững đầu tiên của tôi là những bước đi tới vòng tay đang dang rộng của bà. Tiếng gọi đầu tiên của tôi là tiếng gọi “Bà! Bà!”. Tôi khó có thể ngủ được nếu không có tiếng ru ầu ơ của bà…

Đến tuổi đi học, bà cũng chính là người đã dạy tôi những con chữ đầu tiên. Bà có cách dạy thật đặc biệt. Để giúp tôi nhận mặt các chữ cái, bà thường ví chúng như những đồ vật xung quanh. Chữ o giống như quả trứng gà mà tôi rất thích ăn, chữ H giống như cái thang mà ông thường trèo lên gác xép… Vì thế, tôi rất nhanh thuộc bảng chữ cái. Mỗi lần được điểm mười, tôi chạy nhanh về nhà khoe với bà, bà liền thưởng cho tôi khi thì cái bánh, cái kẹo, khi thì quả chuối chín vàng. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng đối với tôi, đó là nguồn động viên lớn lao giúp tôi luôn cố gắng trong học tập.

Không chỉ vậy, bà tôi còn là một kho đầy ắp những truyện cổ tích. Được nằm trong vòng tay yêu thương của bà và nghe bà kể chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, đối với tôi đó là điều thật sung sướng. Bao giờ cũng thế, khi kể xong chuyện, bà lại khuyên bảo tôi những điều hay lẽ phải, những bài học trong cuộc sống.

Tôi yêu bà tôi lắm! Tồi mong bà khỏe mạnh, sống thật lâu để tôi được sống trong vòng tay yêu thương của bà.

-/-

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Viết Bài Tập Làm Văn Số 6 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!