Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài Việt Bắc Siêu Ngắn # Top 3 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài Việt Bắc Siêu Ngắn # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Việt Bắc Siêu Ngắn mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 114 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô.

– Sắc thái tâm trạng: nhớ thương, lưu luyến gắn với tình huống chia ly giữa người ra đi và người ở lại.

– Lối đối đáp (mình – ta) là thủ pháp khơi gợi, bộc lộ tâm trạng, tạo ra sự đồng vọng, là sự phân thân của cái tôi trữ tình.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 114 SGK Ngữ văn 12, tập 1) Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên qua dòng hồi tưởng tha thiết:

– Cảnh sắc Việt Bắc tươi đẹp, phong phú, sống động, say đắm lòng người:

+ Thiên nhiên mang đặc trưng của Việt Bắc với các hình ảnh: rừng núi, mưa nguồn suối lũ, mây mù, trám, măng,…

+ Cảnh sắc thanh bình, mộc mạc, gần gũi: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, rừng nứa bờ tre, tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nến cối đều đều suối xa…

+ Cảnh sắc thơ mộng, trữ tình, sống động: hoa chuối đỏ tươi, mơ nở trắng rừng, rừng phách đổ vàng, rừng thu trăng rọi hòa bình…

– Con người Việt Bắc cần cù, tình nghĩa, gắn bó, hết lòng vì cách mạng:

+ Chăm chỉ, cần cù: con người Việt Bắc hầu hết được miêu tả trong công việc lao động (làm nương, chăn trâu, đi rừng, đan nón, hái măng,…)

+ Đồng cam cộng khổ với cán bộ cách mạng: thương nhau …/… chăn sui đắp cùng.

+ Kiên cường, dũng cảm, vùng lên đấu tranh: Nhớ khi giặc đến giặc lùng… Điện Biên vui về.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn 12, tập 1) Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến:

– Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến:

+ Cả núi rừng Việt Bắc cùng tham gia kháng chiến: Nhớ khi giặc đến giặc lùng/Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây

+ Hình ảnh đoàn quân kháng chiến: Quân đi điệp điệp trùng trùng/Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay, Dân công đỏ đuốc từng đoàn,….

+ Những chiến công ở Việt Bắc, những chiến thắng với niềm vui phơi phới: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về/Vui từ Đồng Tháp, An Khê/Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

– Vai trò của Việt Bắc trong kháng chiến:

+ Là quê hương cách mạng, đầu não, cái nôi của cuộc kháng chiến chống Pháp

+ Là nơi khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.

+ Nơi con người đặt niềm tin và hi vọng về ngày mai chiến thắng, hòa bình

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 114 SGK Ngữ văn 12, tập 1) Hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc:

– Thể thơ lục bát truyền thống

– Lối kết cấu đối đáp “mình – ta”

– Ngôn ngữ giàu hình ảnh, các cách chuyển nghĩa truyền thống tạo phong vị ca dao.

– Lối biểu đạt, biểu cảm mang đậm đặc trưng của tâm hồn Việt mộc mạc, giản dị, ân tình.

Luyện tập Câu 1 (trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1) * Cách sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta:

– Trong đoạn trích bài thơ “Việt Bắc”, từ mình được dùng để chỉ bản thân người nói – ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn dùng ở ngôi thứ hai. Từ ta là ngôi thứ nhất, chỉ người phát ngôn, nhưng có khi ta chỉ chúng ta.

– Cặp đại từ này được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:

+ Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc (Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).

+ Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ (Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).

+ Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).

* Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ mình – ta:

– Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.

– Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một.

Câu 2 (trang 114 SGK Ngữ văn 12 tập 1) Phân tích đoạn thơ: “Ta về, mình có nhớ ta …. Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” Gợi ý: MỞ BÀI:

– Việt Bắc , khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình lớn của con người cách mạng.

– Nỗi nhớ hướng về cảnh và người ở quê hương Việt Bắc là một nội dung nổi bật của bài thơ, được thể hiện hết sức xuất sắc trong đoạn thơ trên.

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Trong nỗi nhớ của người đi, cảnh vật lẫn con người Việt Bắc hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất.

– Bức thứ nhất của bộ tranh tả cảnh mùa đông. Màu hoa chuối đỏ tươi đã làm trẻ lại màu xanh trầm tịch của rừng già. Sự đối chọi hai màu xanh – đỏ ở đây rất đắt.

Hình ảnh con người được nói tới sau đó chính là điểm sáng di động của bức tranh. Tác giả thật khéo gài con dao ở thắt lưng người đi trên đèo cao khiến hình ảnh đó trở nên nổi bật.

– Bức tranh thứ hai tả cảnh mùa xuân bằng gam màu trắng. Xuân về,rừng hoa mơ bừng nở. Màu trắng tinh khiết của nó làm choáng ngợp lòng người. Âm điệu hai chữ “trắng rừng” diễn tả rất đạt sức xuân nơi núi rừng và cảm giác ngây ngất trong lòng người ngắm cảnh.

Người đan nón có dáng vẻ khoan thai rất hòa hợp với bối cảnh. Từ “chuốt” vừa mang tính chất của động từ vừa mang tính chất của tình tứ.

– Bức tranh thứ ba nói về mùa hè. Gam màu vàng được sử dụng đắt địa. Đó là “màu” của tiếng ve quyện hòa với màu vàng của rừng phách thay lá. Do cách diễn đạt tài tình của rừng phách, ta có cảm tưởng tiếng ve đã gọi dậy sắc vàng của rừng phách và ngược lại sắc vàng này như đã thị giác hóa tiếng ve.

Hình ảnh “cô gái hái măng một mình” xuất hiện đã cân bằng lại nét tả đầy kích thích ở trên. Nó có khả năng khơi dậy trong ta những xúc cảm ngọt ngào.

– Bức tranh thứ tư vẽ cảnh mùa thu với ánh trăng dịu mát, êm đềm. Trên nền bối cảnh ấy, “tiếng hát ân tình thủy chung” ai đó cất lên nghe thật ấm lòng. Đây là tiếng hát của ngày qua hay tiếng hát của thời điểm hiện tại đang ngân nga trong lòng người sắp phải giã từ Việt Bắc?

KẾT BÀI:

Đoạn thơ có vẻ đẹp lộng lẫy đã được viết bằng một ngòi bút điêu luyện. Đọc nó, ấn tượng sâu sắc còn lại là nghĩa tình đối với “quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”.

Bố cục

Bố cuc: 2 phần

– Phần 1 (20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi

– Phần 2 (còn lại): Lời của người ra đi với nỗi nhớ Việt Bắc

ND chính

Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

chúng tôi

Soạn Bài Việt Bắc (Trích) (Ngắn Gọn)

Câu 1: Vài nét về tiểu sử:

Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê Thừa Thiên – Huế

– Thân sinh là nho nghèo, thân mẫu là con một nhà nho, thuộc và hát dân ca rất hay.

– Năm 13 tuổi: Học trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.

– 1938 ông được kết nạp Đảng.

– Cuối tháng 4-1939 bị thực dân Pháp bắt giam.

– Tháng 3-1942: vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.

– Cách mạng tháng Tám 1945: Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.

– 1947: Ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.

– Trong hai cuộc kháng chiến đến năm 1986: Giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.

– Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Năm 2002: Qua đời.

Câu 2: Đường cách mạng, đường thơ

1.Tập thơ ” Từ ấy” (1937-1946), chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm theo Đảng.

2. ” Việt Bắc“(1946-1954): Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng của dân tộc. Gồm 27 bài.

3. ” Gió lộng” (1955-1961): Sáng tác trong hoàn cảnh Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà . Gồm 25 bài.

4. ” Ra trận” (1962-1971), gồm 34 bài, ” Máu và hoa” (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

5. ” Một tiếng đờn” (1992), ” Ta với ta” (1999), sáng tác khi đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh , xây dựng, đổi mới.

Câu 3:

– Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước.

– Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu.

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản.

Câu 4: Về nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc

+ Về thể thơ: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ) , thơ giàu nhạc điệu.

+ Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cach nói quen thuộc với dân tộc, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt

PHẦN II. I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954, ông viết bài thơ nhân một sự kiện quân ta đã đánh tan chiến dịch Điện Biện Phủ của Pháp,các chiến sĩ rời chiến khi về thủ đô, thấy được tình cảm quyến luyến, yêu quý của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu đã sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này

Tâm trạng: lưu luyến, bịn rịn giữa người đi – kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng.

Câu 2: Cảnh Việt Bắc mang vẻ đẹp đa dạng, đầy ấn tượng khiến người về xuôi nhớ “như nhớ người yêu”.

Đẹp nhất và đáng nhớ nhất ở người Việt Bắc là cái nghĩa, cái tình. Kháng chiến thiếu thốn “miếng cơm chấm muối” nhưng “đắng cay ngọt bùi” cùng chia sẻ, gánh vác.

Tóm lại: Việt Bắc chính là cội nguồn của nghĩa tình, cội nguồn của chiến thắng.

Câu 3: Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được khắc họa thật sinh động mang âm hưởng của những khúc tráng ca.

Câu 4: Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ (qua trích đoạn này).

Được thể hiện qua các mặt sau đây:

– Thể thơ dân tộc: Thể thơ lục bát được Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn, uyển chuyển và sáng tạo.

– Hình ảnh dân tộc

– Lối phô diễn dân tộc

– Ngôn ngữ dân tộc: Tiêu biểu là cặp đại từ xưng hô ta – mình dùng rất sáng tạo trong bài thơ.

– Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình; khi mạnh mẽ, hùng tráng.

II. LUYỆN TẬP

Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mình ở bài thơ Việt Bắc.‘

Cách sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta

– Trong đoạn trích bài thơ ” Việt Bắc“, từ mình được dùng để chỉ bản thân người nói – ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn dùng ở ngôi thứ hai. Từ ta là ngôi thứ nhất, chỉ người phát ngôn, nhưng có khi ta chỉ chúng ta.

– Cặp đại từ này được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:

+ Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc (Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).

+ Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ ( Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).

+ Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).

Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ mình – ta:

– Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.

– Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một.

chúng tôi

Soạn Bài Việt Bắc Phần 1 Ngắn Nhất

Soạn bài Việt Bắc phần 1 ngắn nhất là tâm huyết của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn văn trên toàn quốc. Đảm bảo chính xác, ngắn gọn đủ ý và dễ hiểu giúp các em dễ soạn việt bắc phần 1.

I. Hướng dẫn soạn bài Viêt Bắc phần 1

Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Vài nét về tiểu sử:

– Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê Thừa Thiên – Huế

– Thân sinh là nho nghèo, thân mẫu là con một nhà nho, thuộc và hát dân ca rất hay.

– Năm 13 tuổi: Học trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.

– 1938 ông được kết nạp Đảng.

– Cuối tháng 4-1939 bị thực dân Pháp bắt giam.

– Tháng 3-1942: vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.

– Cách mạng tháng Tám 1945: Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.

– 1947: Ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.

– Trong hai cuộc kháng chiến đến năm 1986: Giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.

– Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Năm 2002: Qua đời

Câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Đường cách mạng, đường thơ

1.Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946), chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm theo Đảng.

2. “Việt Bắc”(1946-1954): Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng của dân tộc. Gồm 27 bài

3. “Gió lộng” (1955-1961): Sáng tác trong hoàn cảnh Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà . Gồm 25 bài

4. “Ra trận” (1962-1971), gồm 34 bài, “Máu và hoa” (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

5. “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999), sáng tác khi đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh , xây dựng ,đổi mới .

Câu 3 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:

– Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với niềm vui lớn, con người lớn của cả con người cách mạng và cả dân tộc.

– Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện, chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập tới vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân.

– Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử, dân tộc.

– Tác giả tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, những biến cố mạnh mẽ tác động tới vận mệnh của dân tộc, vấn đề nổi bật trong thơ Tố Hữu là vận mệnh dân tộc.

– Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường.

– Nhân vật trữ tình mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử của thời đại.

Câu 4 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

* Về nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc

– Về thể thơ: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ) ngôn ngữ thơ gần với lối nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.

– Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cach nói quen thuộc với dân tộc, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.

II. Luyện tập bài Việt Bắc phần 1

Câu 1 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

* Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Từ ấy”

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

– Từ ấy: mốc thời gian mang tính bước ngoặt trên con đường nhà thơ đi tìm lẽ sống – nhà thơ được kết nạp Đảng vào năm 18 tuổi

– Hình ảnh thơ: bừng nắng hạ, chói qua tim, hồn tôi – vườn hoa lá – rất đậm hương và rộn tiếng chim

– Mặt trời chân lí: hình ảnh ẩn dụ cho lí tưởng cách mạng. Lí tưởng ấy là nguồn sáng bất diệt, làm bừng sáng lên tâm hồn, trí tuệ của nhà thơ

– Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ

Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

– Giải thích: Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn đúng đắn, nó nhấn mạnh một đặc điểm lớn của thơ Tố Hữu – thơ Tố Hữu mang đậm tính trữ tình, chính trị

– Phân tích, chứng minh:

+ Thơ chính trị quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính toàn dân, quan hệ tới vận mệnh sống còn của cả một dân tộc, một đất nước. Thơ chính trị của Tố Hữu rất quan tâm tới con người, đặt con người trong mối quan hệ với cộng đồng, cái ta với cái tôi, với những tình cảm của cá nhân.

+ Thơ Tố Hữu cũng góp phần hướng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước, phản ánh từng chặng đường lịch sử của dân tộc và khí thế hào hùng của cách mạng dân tộc.

+ Thơ Tố Hữu vẫn là những dòng thơ có tính chất hô hào, cổ động phong trào cách mạng của dân tộc ta, thể hiện nhiệt huyết cách mạng sục sôi.

+ Tuy nhiên, trong thơ Tố Hữu, chính trị không phải là những lời thuyết suông, khô khan, giáo điều, không phải là những lời hô hào mang tính áp đặt. Tố Hữu đã chuyển hoá điều đó thành những vấn đề tình cảm, đậm chất trữ tình:

+ Đó là lời tâm sự chân thành của người thanh niên trẻ khi bắt gặp tưởng cách mạng và nguyện chiến đấu vì lí tưởng đó.

Có thể lấy dẫn chứng từ các bài thơ: Việt Bắc, Từ ấy…

+ Đặc biệt, trong thơ Tố Hữu có những vần thơ viết về Bác Hồ với nhữ tình cảm chân thành, xúc động. Đó là tấm lòng biết ơn, yêu thương của cả dân tộc dành cho Người. Lấy dẫn chứng làm rõ thêm qua các bài thơ Bác ơi, Sáng tháng Năm, Hồ Chí Minh…

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Soạn Bài Việt Bắc (Tố Hữu) Phần Hai: Tác Phẩm Ngữ Văn 12 Siêu Ngắn

1. Soạn câu 1 trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Tháng 10 năm 1954, các chiến sĩ rời chiến khu về thủ đô sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thấy được tình cảm quyến luyến, yêu quý của nhân dân Việt Bắc dành cho chiến sĩ, Tố Hữu đã sáng tác ra bài thơ Việt Bắc này.

Tâm trạng: lưu luyến, bịn rịn giữa người đi – kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng.

Lối đối đáp: cách xưng hô mình- ta.

2. Soạn câu 2 trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên:

Thiên nhiên Việt Bắc: Trăng lên đầu núi: ánh trăng thanh bình giữa núi rừng; Nắng chiều lưng nương; Bản khói cùng sương: những bản làng chìm trong sương; Hình ảnh bếp lửa: sớm hôm bếp lửa người thương đi về; Cảnh rừng nứa, bờ tre,…⇒ Cảnh thiên nhiên Việt Bắc qua bốn mùa với những nét đặc trưng riêng

Nhớ về con người Việt Bắc: Nhớ người Việt Bắc trong nghèo khó, vất vả mà vẫn tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với cách mạng; Nhớ những kỉ niệm đầy ắp vui tươi, ấm áp giữa bộ đội và người dân Việt Bắc: lớp học i tờ, những giờ liên hoan; Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.

3. Soạn câu 3 trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Trong hồi tưởng, tác giả nhớ về những kỉ niệm kháng chiến :

Cả dân tộc chất chứa căm thù thực dân đế quốc : Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai.

Thiếu thốn gian khổ nhưng vẫn đầy lạc quan : Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Đó là vẻ đẹp của “thế trận” rừng núi đã cùng ta đánh giặc : “Nhớ khi giặc đến …quân thù”.

Đó là khung cảnh hùng tráng của bức tranh “Việt Bắc xuất quân”, đầy hào khí, chỉ mới ra quân mà như đã cầm chắc chiến thắng trong tay.

4. Soạn câu 4 trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống.

Sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình” – “ta” thường thấy trong ca dao.

Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng…

Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Đại từ xưng hô “ta- mình” quen gặp trong ca dao, quen thuộc trong cách xưng hô của các lứa đôi ngày xưa.

Hai đại từ ấy có sự hoán đổi cho nhau, khó tách rời, tuy hai mà một, tuy một mà hai.

Tố Hữu tự phân thân để giãi bày tâm trạng của tình yêu thương trên quê hương đất nước.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Phân tích đoạn thơ: “ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi …………….. Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Nội dung: bức tranh tứ bình về bốn mùa trong năm với cảnh quan đẹp tuyệt diệu của núi rừng Tây Bắc.Ở đó con người hiện lên hài hòa, to lớn với những phẩm chất cao quý về sự cần cù, chịu khó, thông minh hi sinh tất cả vì tiếng hát hòa bình vì độc lập tự do của tổ quốc

Nghệ thuật: thơ lục bát, từ láy, hoán dụ, chấm phá, hình ảnh đậm đà tính dân tộc…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Việt Bắc Siêu Ngắn trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!