Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài: Tự Tình (Hồ Xuân Hương) – Ngữ Văn 11 Tập 1 # Top 8 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài: Tự Tình (Hồ Xuân Hương) – Ngữ Văn 11 Tập 1 # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Tự Tình (Hồ Xuân Hương) – Ngữ Văn 11 Tập 1 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Hồ Xuân Hương (các em tham khảo phần giới thiệu nhà thơ Hồ Xuân Hương trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 1).

2. Tác phẩm:

* Xuất xứ: Bài thơ Tự tình (Bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình ba bài của Hồ Xuân Hương.

* Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật.

* Bài thơ Tự Tình tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Xuân Hương ở nỗi cô đơn, ở niềm khao khát được hạnh phúc, ở tâm trạng uất ức luôn muốn phá vỡ những khuôn khổ chật hẹp của cuộc sống. Trong bài thơ cũng có sự xuất hiện rất rõ ràng và cụ thể hình tượng nhân vật trữ tình. Cái “tôi” cá nhân xuất hiện rất rõ với tâm trạng buồn và cô đơn trĩu nặng.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bốn câu thơ đầu:

Thời gian: đêm khuya, âm thanh “văng vẳng”, trống “canh dồn”

Không gian: trống trải, mênh mông, rợn ngợp, tĩnh mịch (nghệ thuật lấy động tả tĩnh).

Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng với biện pháp đảo ngữ gợi lên cảm giác xót xa, bẽ bàng.

Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng tô đậm thêm tâm trạng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau xót xa của thân phận.

Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó chính là sự tương đồng với người phụ nữ.

Câu 2:

Hình tượng thiên nhiên trong hai câu thơ 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận của người con gái:

Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh (xiên, đâm,…) thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của nhà thơ.

Rêu là một sinh vật yếu mềm và nhỏ bé, đá không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình. Qua đó, cho ta thấy, đá và rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng quyết liệt với tạo hóa.

Câu 3:

* Hai câu thơ kết nói lên tâm trạng buồn tủi, chán chường của tác giả:

Cụm từ: “xuân đi xuân lại lại” có nghĩa là xuân của tự nhiên đã qua đi rồi sẽ trở lại nhưng tuổi xuân của con người đã qua đi thì sẽ không bao giờ trở lại. Từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, còn từ “lại” thứ hai lại mang nghĩa trở lại. Mùa xuân thì sẽ trở lại nhưng tuổi xuân thì sẽ trôi đi mãi mãi.

Câu 4:

Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng được hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

Bi kịch trong bài thơ Tự tình là bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận. Mùa xuân đi rồi mùa xuân lại đến, nhưng tuổi xuân của con người đã trôi qua thì sẽ không bao giờ trở lại được nữa. Hơn nữa, trong cái hoàn cảnh này cùng với sự dở dang của tình duyên lại càng làm tăng thêm nỗi xót xa, đau đớn. Mặc dù rơi vào hoàn cảnh éo le đó, nhưng Hồ Xuân Hương vẫn luôn khao khát được hạnh phúc, luôn mạnh mẽ chống lại sự trớ trêu của số phận.

3

/

5

(

2

bình chọn

)

Soạn Văn 11 Ngắn Nhất Bài: Tự Tình (Hồ Xuân Hương)

Câu 1: Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?

Câu 2: Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và câu 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?

Câu 3: Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả?

Câu 4: Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phân vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh/chị hãy phân tích điều đó.

Câu 5: Giá trị nội dung và nghệ thuật

TỰ TÌNH

(Bài I)

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?

Trước nghe những tiếng thêm rề rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm,

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

(Thơ Hồ Xuân Hương, Sđd)

Câu 1: Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan” của tác giả

Hai câu thơ làm nổi bật lên sự cố đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người

Câu 2: Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và câu 6:

Hai hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do.

Mang theo nỗi niềm phẫn uất của con người, không chịu khuất phục, mềm yếu.

Thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhân vật trữ tình.

Câu 3: Hai câu kết nói lên tâm sự:

Tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ.

Phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy.

Câu 4: Bi kịch duyên phận được thể hiện qua các nghịch đối:

Duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi thời gian cứ lạnh lùng trôi đi

Bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

Tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le

Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung

Giá trị nghệ thuật:

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật

Từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh

Những hình ảnh giàu sức gợi

Luyện tập

Câu 1: Hai bài thơ Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II)

Tương đồng:

– Tâm trạng của nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong xã hội phong kiến xưa trước duyên phận hẩm hiu, đầy éo le và nghịch cảnh

– Sự vươn lên để vượt thoát của con người trước nghịch cảnh ấy.

Khác biệt:

– Tự tình (bài I): sự xót xa trước duyên phận hẩm hiu, sự vươn lên trước nghịch cảnh để đối đầu với số phận.

– Tự tình (bài II): vừa phẫn uất trước duyên phận éo le, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

Câu 1: hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả

Hai câu đầu: Không gian: trống trải, mênh mông, khiến tâm trạng buồn càng thêm buồn. Trên cái nền không gian trống trải ấy xuất hiện hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan”.

Hai câu tiếp: u buồn, tìm đến rượu để giải quên nhưng nỗi buồn không thể nguôi ngoai hơn được mà cứ say rồi lại tỉnh. Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người.

Câu 3: Hai câu kết nói lên tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ

Những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy

Câu 5: Giá trị nội dung: Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của họ.

Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật, sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh và hình ảnh giàu sức gợi.

Luyện tập

Câu 1: Hai bài thơ Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II) đều là tâm trạng của nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong xã hội phong kiến xưa trước duyên phận hẩm hiu, đầy éo le và sự vươn lên để vượt thoát trước nghịch cảnh ấy.

Trong Tự tình (bài I) là sự vươn lên trước nghịch cảnh để đối đầu với số phận

Trong Tự tình (bài II) là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương

Câu 1: Ta thấy trong 4 câu thơ đầu:

Hoàn cảnh và tâm trạng đều là sự cô độc, u buồn

Tìm đến rượu để giải quên, cứ say rồi lại tỉnh

Thiên nhiên trong hai câu thơ 5 và 6:

Mang theo nỗi niềm phẫn uất của con người

Khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do

Câu 3: Hai câu kết là tâm trạng của kẻ làm lẽ nhưng cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi hạnh phúc với họ thật mong manh và không được nhận một cách chính đáng.

Câu 4: Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương: mong ước về một hạnh phúc gia đình trọn vẹn

Câu 5: Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung qua bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Qua nghệ thuật đặc sắc:

Luyện tập

Câu 1: Hai bài thơ Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương có những điểm tương đồng:

– Duyên phận hẩm hiu, đầy éo le

– Sự vươn lên thoát nghịch cảnh

Khác biệt:

– Số phận: Tự tình (bài I) là sự xót xa; Tự tình (bài II) là sự phẫn uất

– Đối đầu: Tự tình (bài I) là sự vươn lên; Tự tình (bài II) là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc

Soạn Bài Tự Tình Của Hồ Xuân Hương Lớp 11

Soạn bài Tự tình của Hồ Xuân Hương ngữ văn lớp 11 I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả – Hồ Xuân Hương là người thông minh, tài hoa và có cá tính mạnh mẽ, là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh ta thấy được qua các tác phẩm của bà. Nhưng về đường tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái (hai đời chồng nhưng chỉ với danh phận là vợ lẽ) sống không mấy hạnh phúc. – Những sang tác của Hồ Xuân Hương bao gồm chữ Hán và chữ Nôm. …

Soạn bài Tự tình của Hồ Xuân Hương ngữ văn lớp 11 I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả

– Hồ Xuân Hương là người thông minh, tài hoa và có cá tính mạnh mẽ, là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh ta thấy được qua các tác phẩm của bà. Nhưng về đường tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái (hai đời chồng nhưng chỉ với danh phận là vợ lẽ) sống không mấy hạnh phúc.

– Những sang tác của Hồ Xuân Hương bao gồm chữ Hán và chữ Nôm. Được mênh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam. Bà là người phụ nữ duy nhất trong xã hội Nho giáo có các tác phẩm “đối đầu” với các chuẩn mực xã hội lúc bấy giờ. Bằng cách sử dụng những vần thơ hài hước để bày tỏ thái độ của mình trước những bất công, tư tưởng lạc hậu và phân biệt đối xử nam nữ trong xã hội xưa.

2. Tác phẩm

– Tự tình là dãi bày lòng mình gồm có 3 bài tự tình. Tác phẩm ở đây đó là bài tự tình II của Hồ Xuân Hương. – Thể thơ: đường luật thất ngôn bát cú. – Chủ đề: “Tự tình” nói lên tiếng lòng của tác giả, tâm trạng buồn và tủi cực cho hoàn cảnh duyên phận muộn màng, lỡ dở nhưng tác giả cứ lạnh lùng trôi qua.

II. Tìm hiểu văn bản

Câu 1: Tâm trạng và hoàn cảnh của tác giả trong bốn câu thơ đầu.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

– Tâm hồn những thi sĩ luôn nhạy cảm với những giao động xung quanh họ dù là nhỏ nhất. Hồ Xuân Hương một nhà thơ đầy nữ tính, rất tinh tế khi đặt mình trong không gian và thời gian đặc biệt để thể hiện được sâu sắc tâm trạng của mình. Câu thơ được mở đầu bằng thời gian ” đêm khuya” – thời gian khoảnh khắc mà tâm hồn nhạy cảm hay có những suy tư, thời gian mà khiến tâm trạng buồn càng thêm buồn. Nhà thơ không chỉ đặt mình vào khoảng thời gian đó mà còn sử dụng thành công nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy âm thanh tiếng “văng vẳng” của trống canh dồn dập để tả về không gian tĩnh lặng xung quanh. Trong không gian ấy tâm hồn thi sĩ càng trở nên cô đơn hơn, mượn cảnh để nói lên liếng lòng của chính mình. Âm thanh “văng vẳng” không chỉ tcas giả cảm nhận bằng thính giác mà còn cảm nhận bằng trái tim, sự trôi đi quá nhanh của thời gian, thời gian trôi đi mang theo bao nỗi niềm, thiếu hụt, mất đi. Chủ thể trữ tình cô đơn, lẻ loi trước không gian rộng lớn “nước non” khi nghe thấy tiếng trống canh vang lên thì nỗi buồn càng dâng đầy. Hình ảnh “hồng nhan” lại càng nhấn mạnh thêm nỗi buồn và nỗi tủi cực cô đơn đó.

– Hai câu thơ tiếp là hai câu tả thực thể hiện được rõ hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình hơn nữa. Nỗi buồn u uất đó nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải quên nhưng nỗi buồn không thể nguôi ngoai hơn được mà cứ say rồi lại tỉnh. Ngắm vầng trăng thì trăng xế bóng, khuyết chưa tròn. Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người. Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn – tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn.

Câu 2: Tâm trạng và thái độ của nhà thơ qua hình tượng thiên nhiên trong câu 5 và 6.

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm tọac chân mây, đá mấy hòn.”

– Hồ Xuân Hương tiếp tục hướng về ngoại cảnh để mượn cảnh nói lên tâm trạng và thái độ với số phận của chính mình. Mượn những hình ảnh “rêu” và “đá” những vật nhỏ bé, mềm yếu nhưng không cam chịu, không chấp nhận thấp yếu bằng mọi cách cố vươn lên, vượt lên những khó khăn, cản trở “mặt đất”, “chân mây” để chứng tỏ mình.

– Nhưng hình ảnh đó cũng tượng trưng cho niềm phẫn uất và sự phản kháng quyết liệt của Hồ Xuân Hương quyết liệt, mạnh mẽ tìm mọi cách để vượt lên trên số phận. Đó cũng là sức sống mãnh liệt không phải buồn đau mà phó mặc số phận đau thương như vậy.

Câu 3. Tâm sự của tác giả qua hai câu kết.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con !”

Ở hai câu kết Hồ Xuân Hương đã trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình. Tâm trạng vẫn là nỗi buồn và ngán ngẩm khi thấy mùa xuân đi rồi nhưng lại trở lại đó là quy luật của tạo hóa. Nhưng mỗi mùa xuân đi qua lại mang theo một tuổi xuân mà tuổi xuân đó không thể quay lại được nữa.

– Câu cuối cùng của bài là sự bộc bạch nỗi buồn của Hồ Xuân Hương. Bằng nghệ thuật dùng từ thuần Việt theo cấp độ, tăng tiến của tác giả cho thấy nghịch cảnh éo le. Một người đa tình, đa tài như Hồ Xuân Hương nhưng lại chỉ nhận được mảnh tình “tí con con”. Thật xót xa biết mấy.

Câu 4: Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

– Do hoàn cảnh, bi kịch về duyên phận lỡ làng, muộn màng khi thời gian cứ trôi cứ trôi qua đi mà không đợi chờ ai. Tuổi xuân của nhà thơ cũng vậy cũng trôi đi mà không luyến tiếc. Đó dẫn đến tâm trạng buồn tủi, phẫn uất nhưng vẫn tiềm ẩn khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đến vô thường. Khát vọng thể hiện rõ nét nhất đã được nhắc tới ở câu 5 và 6.

Câu 5: Giá trị của bài thơ cấu tạo của thơ Nôm đường luật với sự sáng tạo cao.

– Vẻ đẹp của nhà thơ, cũng chính là con người của nhà thơ đó là vượt lên số phận hoàn cảnh để khát khao đến một chân lí tốt đẹp.

a. Sự giống nhau và khác nhau giữa hai bài thơ Tự tình I và II của Hồ Xuân Hương. – Giống nhau:

+ Cùng sử dụng thơ Nôm đường luật thể hiện cảm xúc của tác giả. + Đều thể hiện cảm xúc tình cảm, và phẫn uất về số phận. Giống về kết cấu mở và cuối đều về thời gian. + Đều sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm: văng vẳng, trở, cái hồng nhan, ngán, tí con con, oán hận, rền rĩ, mõm mòn, già tom…

Khác nhau:

+ Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận. + Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Sự khác nhau chính đó là cảm xúc chủ đạo trong bài thơ.

Giáo Án Ngữ Văn 11: Văn Bản Tự Tình (Bài Ii) Hồ Xuân Hương

(Bài II) Hồ Xuân Hương.

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp hs cảm nhận

Tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước cảnh ngộ éo le & khát vọng sống hạnh phúc của HXH.

Tài năng nghệ thuật thơ nôm của HXH: thể thơ đường luật viết bằng chữ nôm, cách dùng từ ngữ , h/ả giản dị, giàu sức biểu cảm táo bạo mà tinh tế.

Thầy: Soạn giáo án, bảng phụ. Trò: soạn bài.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:

HĐ1: Kiểm tra bài cũ.

P/tích quang cảnh trong phủ chúa Trịnh để thấy được ngòi bút kí sự sắc sảo của Lê Hữu Trác.

TIẾT 5 NS: NG: Văn bản TỰ TÌNH (Bài II) Hồ Xuân Hương. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs cảm nhận Tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước cảnh ngộ éo le & khát vọng sống hạnh phúc của HXH. Tài năng nghệ thuật thơ nôm của HXH: thể thơ đường luật viết bằng chữ nôm, cách dùng từ ngữ , h/ả giản dị, giàu sức biểu cảm táo bạo mà tinh tế. Chuẩn bị Thầy: Soạn giáo án, bảng phụ. Trò: soạn bài. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ1: Kiểm tra bài cũ. P/tích quang cảnh trong phủ chúa Trịnh để thấy được ngòi bút kí sự sắc sảo của Lê Hữu Trác. HĐ 2: GT bài mới. Nữ sĩ HXH là người nổi tiếng với tài thơ nôm & được mệnh danh là: "Bà chúa thơ nôm". Thơ của bà không chỉ là tiếng nói thể hiện niềm khát khao hạnh phúc, ca ngợi người phụ nữ, mà có khi còn là tâm trạng buồn tủi phẫn uất trước cảnh đời éo le. Bài thơ Tự tình II là một bài như vậy. HĐ 3: Bài mới. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt ? Qua tìm hiểu văn bản & tiểu dẫn, em hãy nêu những nét cơ bản về t/g HXH? ? Em hãy cho biét xuất xứ của văn bản? ? Văn bản được sáng tác theo thể loại nào? Gv hướng dẫn cách đọc văn bản & đọc mẫu. Em hãy cho biết kết cấu của văn bản? ? Hai câu thơ đầu HXH đã chọn thời gian, không gian nào để bộc bạch nỗi niềm? ? Em có nhận xét gì về kg, tgian NT đó? Tâm trạng của nhân vật trữ tình ntn? Kg, tgian đó cho thấy HXH đang thao thức trằn trọc trong nỗi cô đơn, lẻ loi, đối diện với lòng mình & thấy buồn thương cho bản thân. Trong thời điểm đó, xuất hiện âm thanh gì? ? Âm thanh đó có tác dụng ntn đến tâm trạng của nhân vật. ? Em hãy cho biết t/g đã sử dụng NT ? ? Phân tích ý nghĩa của từ "trơ" & "cái hồng nhan" trong câu hai? So sánh: " Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt". Bà HTQ( Thăng Long thành hoài cổ) Hồng nhan là một vế gợi vế còn lại là bạc mệnh. Vì vậy càng xót xa thấm thía đau xót hơn. ? Qua sự ptích trên em hãy cho biết tâm trạng của nvtt trong hai câu đầu. ? Trong hoàn cảnh đó nhà thơ đã tìm đến cách giải sầu ntn? NVTT đã tìm đến với rượu. ? Hai câu thơ trên t/g đã sử dụng NT gì ? ? T/dụng NT đó là gì ? ? Nhìn ra TN xung quanh, TN có mối qhệ ntn với con người? ? Kq lại ND, NT của hai câu 3, 4? ? Qua sự ptích trên em hãy cho biết ND, NT của 4 câu đầu? ? Hai câu 5,6 sử dụng NT gì? T/d NT ntn? Từng đám rêu tuy mềm yếu & nhỏ bé là vậy mà cũng không chụi khuất phục số phận, nên phải mọc xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn để đâm toạc chân mây. ?, Hai câu thơ không hề thể hiện sự lên gân hoặc gồng mình lên trên số phận, mà vẫn thấy được tính cách mạnh mẽ của HXH. Kq lại ND, NT của hai câu 5, 6? Hai câu 7, 8 cách sử dụng từ có gì độc đáo? Nghĩa của các từ Xuân & lại ntn? Gv: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn. Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. ( Vội vàng- XDiệu). NT tăng tiến: Mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ được một tí, lại là tí con con. ? Với sự ptích trên em hiểu thêm điều gì về ttrạng của nvtt? Lhệ c/đ của HXH ? Qua cuộc đời số phận của HXH em có cảm nhận gì về số phận của những người con gái khác trong XH xưa? Kq lại NT, ND của bốn câu cuối? Kq lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ? Gv hướng dẫn: Hai bài " Tự tình" đều thể hiện một nội dung: nỗi lòng HXH với tâm trạng buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận. - Cách sử dụng từ đa nghĩa, giàu h/ả, giản dị thể hiện cá tính độc đáo của HXH. Khác nhau: Tự tình 1 yếu tố phản kháng thách đố duyên phận mạnh mẽ hơn. HSTL HSTL HSTL HSđọc vbản HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL Đọc- tiếp xúc văn bản 1, Tác giả. HXH (?-?) -Quê: làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nhưng bà sống chủ yếu ở Thăng Long. - HXH có c/đ lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: 2 lần lấy chồng nhưng đều làm lẽ, cuối cùng bà vẫn sống cô độc. - HXH xinh đẹp thông minh đi nhiều giao thiệp rộng( có nhiều người nổi tiếng như NDu). - Con người phóng túng, tài hoa, cá tính mạnh mẽ sắc sảo. -T/p còn lại: Tập thơ lưu hương ki gồm 24 bài chữ hán & 26 bài chữ Nôm. -ND: thơ HXH là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ là sự khẳng định và đề cao vẻ đẹp khát vọng của họ. -NT: Ngôn ngữ thơ đa dạng , táo bạo và tinh tế. -P/cách thơ HXH vừa trào phúng vừa trữ tình vừa đậm đà chất văn học dg. 2, Văn bản. Tự tình bài II nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của HXH. Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật. 3, Đọc- giải thích từ khó. 4, Kết cấu. 4 câu đầu: nỗi buồn trong cảnh cô đơn trơ trọi. 4 câu cuối: thái độ bứt phá vùng vẫy mà vẫn rơi vào tuyệt vọng cô đơn khao khát hạnh phúc. II- Đọc -hiểu văn bản. 1, Bốn câu đầu a, Hai câu đầu. + (t): đêm khuya + Kg : rộng lớn ( nước non), yên tĩnh, thanh vắng. + Âthanh: tiếng trốngvăng vẳng dồn dập vọng lại. -NT: Đảo ngữ trơ( đtừ) đặt ở đầu câu. Nhịp ngắt1/3/3( bất thường). Cách sử dụng từ ngữ đặc sắc( trơ cái hồng nhan) Trơ: sự trơ trọi cô đơn. - Là sự bẽ bàng tủi hổ( trơ trơ) -Là sự thách thức của HXH với c/đ khi từ " trơ" kết hợp với từ " nước non". - Cái: Từ chỉ đi cùng với dtừ chỉ đồ vật. - Hồng nhan: nhan sắc vẻ đẹp của người con gái Cái hồng nhan: thể hiện sự rẻ rúng mỉa mai.Hơn thế lại là cái hồng nhan trơ với nước nonkhông chỉ là sự dầu dãi mà còn là sự cay đắng. b, Hai câu tiếp Ẩn dụ: vầng trăng bóng xế.- con người đã không còn trẻ. 2, Bốn câu cuối a, Hai câu 5, 6 NT: đảo ngữ: xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây. Đối & ĐTừ mạnh( xiên ngang, đâm toạc). Hai câu thơ gợi cảnh TN có sức sống mãnh liệt. Qua NT tả cảnh ngụ tình, ta thấy ttrạng Nvttkhông chỉ là phẫn uất mà còn là sự phản kháng vùng vẫy quyết liệt với số phận. Thể hiện cá tính mạnh mẽ không chụi khuất phục số phận của HXH. b, Hai câu 7, 8 NT: Điệp từ " xuân" S/d từ ngữ tăng tiến: Mảnh tình san sẻ tí con con. Xuân- Mùa xuân( quay lại theo vòng tuần hoàn ) Tuổi xuân( tuổi trẻ) Lại - Thêm một lần nữa. Trở lại. - Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Ttrạng nvtt: Cảm nhận sâu sắc về tgian kéo theo nỗi đau về thân phận, nên đọng lại trong hai câu cuối là nỗi ngao ngán chán chường bi thương trước duyên phận éo le. -Đây cũng chính là nỗi đau chung của những người con gái trong XH xưakhi hạnh phúc chỉ là chiếc chăn quá hẹp. Đây chính là giá trị nhân văn của tác phẩm. III-Tổng kết 1, Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm giàu màu sắc, nt tả cảnh ngụ tình đặc sắc... 2, Nội dung/Ghi nhớ/SGK/19 IV- Luyện tập Bài tập 1/SGK/20 HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà: HS học thuộc lòng bài thơ, phân tích được bài thơ, nắm được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản. Soạn bài "Câu cá mùa thu"của Nguyễn Khuyến theo hệ thống câu hỏi SGK.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Tự Tình (Hồ Xuân Hương) – Ngữ Văn 11 Tập 1 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!