Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài Tập Đọc Lớp 5: Cao Bằng # Top 8 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài Tập Đọc Lớp 5: Cao Bằng # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Tập Đọc Lớp 5: Cao Bằng mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Soạn bài: Tập đọc: Cao Bằng

Soạn bài Tập đọc lớp 5: Cao Bằng là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 42 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập đọc hiểu, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 42

Câu 1 (trang 42 sgk Tiếng Việt 5): Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?

Trả lời:

Đi lên được đến Cao Bằng phải leo qua đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc… những từ “sau khi… lại vượt… lại vượt…” nói lên địa thế hiểm trở, đồi núi trập trùng và xa xôi của Cao Bằng.

Câu 2 (trang 42 sgk Tiếng Việt 5): Tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?

Trả lời:

Đến Cao Bằng ta sẽ được tiếp đãi ngay món mận – một thứ hoa quả đặc trưng của Cao Bằng, người dân thì rất thương, rất thảo, lành như hạt gạo, hiền như suối trong.

Câu 3 (trang 42 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

Trả lời:

“Còn núi non Cao Bằng

Đo làm sao cho hết

Như lòng yêu đất nước

Sâu sắc người Cao Bằng

Đã dâng đến tận cùng

Hết tầm cao Tổ quốc

Lại lặng thầm trong suốt

Như suối khuất rì rào”

– Tình yêu đất nước của người Cao Bằng cao như núi, không đo hết được. Tình yêu nước đó còn trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.

Câu 4 (trang 42 sgk Tiếng Việt 5): Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

Cao Bằng trấn giữ một địa thế quan trọng đối với nước ta. Người Cao Bằng vì ta mà giữ lấy biên cương.

Ngoài ra nhằm đáp ứng cho các thầy cô, các em học sinh luyện tập và ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5, và các dạng đề thi học kì 2 lớp 5, các bạn cùng các thầy cô có thể theo dõi ôn tập và làm các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt 5 cùng VnDoc.

Soạn Bài Tập Đọc Lớp 5: Những Con Sếu Bằng Giấy

Soạn bài Tập đọc lớp 5: Những con sếu bằng giấy

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 37

Tập đọc: Những con sếu bằng giấy

Soạn bài Tập đọc lớp 5: Những con sếu bằng giấy là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 trang 37 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức phần đọc hiểuTiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Lưu ý khi đọc bài Những con hếu bằng giấy

Chú ý đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài: con sếu, bom nguyên tử, quyết định, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, nhiễm, Xa-da-cô Xa-xa-ki, may mắn, thoát, truyền thuyết, quyên góp.

Đọc diễn cảm bài văn với giọng điệu trầm buồn, nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của cô bé Xa -xa-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.

Tìm hiểu nội dung bài Những xon sếu bằng giấy

Câu 1 (trang 37 sgk Tiếng Việt 5): Xa – đa – cô bị ô nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?

Xa – đa – cô bị ô nhiễm phóng xạ khi chính phủ Mĩ cho ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản là Hi – rô – xi – ma và Na – ga – a – ki.

Câu 2 (trang 37 sgk Tiếng Việt 5): Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng những cách nào?

Cô bé tin vào một truyền thuyết nói rằng, nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì em sẽ khỏi bệnh.

Câu 3 (trang 37 sgk Tiếng Việt 5): Các bạn nhỏ đã làm gì:

a. Để tỏ tình đoàn kết với Xa – đa – cô?

b. Để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?

Các bạn nhỏ trên toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi đến cho Xa – đa – cô hàng ngàn con sếu.

Khi Xa – đa – cô mất, các bạn nhỏ đã quyên góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài là hình ảnh một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới chân tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.

Câu 4 (trang 37 sgk Tiếng Việt 5): Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa – đa – cô?

Học sinh có thể tự nói lên suy nghĩ của mình.

* Gợi ý: Tôi căm ghét chiến tranh./ Cái chết của bạn làm cho chúng tôi hiểu rõ về sự tàn bạo của chiến tranh./ Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình trên trái đất…

VD: Cái chết của bạn sẽ làm cho những kẻ có vũ khí hạt nhân sẽ chùn tay không dám gây thêm tội ác nữa. Nhất định chúng phải hủy bỏ thứ vũ khí đó. Và chính cái chết của bạn sẽ là một hồi chuông thức tỉnh nhân loại phải biết yêu hòa bình, bảo vệ sự bình yên trên trái đất.

Hoặc em nói: Xa-da-cô! Tôi vô cùng căm ghét những kẻ đã làm bạn và gần một triệu người Nhật Bản đã chết trong đau đớn. Lịch sử nhân loại sẽ mãi mãi lên án tội ác của chúng. Bọn chúng là những kẻ vô nhân tính.

Nội dung chính: Qua cái chết của một em bé Nhật Bản, tác giả đã tố cáo tội ác chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân, đồng thời nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.

Bài tiếp theo: Soạn bài Chính tả lớp 5: Nghe – viết: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ

Soạn Bài Tập Đọc Mùa Thảo Quả Lớp 5

Soạn bài Tập đọc Mùa thảo quả lớp 5 trang 113 SGK được Đọc tài liệu biên soạn và chia sẻ với các thầy cô, các bậc phụ huynh để giúp các con chuẩn bị bài lên lớp được tốt nhất.

Nội dung Soạn bài Tập đọc Mùa thảo quả lớp 5 sẽ bao gồm: hướng dẫn cách đọc bài, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc, đọc – hiểu và trả lời câu hỏi luyện tập phía cuối bài học.

Hướng dẫn đọc bài

– Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả. – Đọc rõ ràng, nghỉ hơi ở những câu ngắn: Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. – Nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả: ngọt lựng, thơm nồng, đậm, ủ ấp, chín nục, ngây ngất kì lạ, mạnh mẽ, thoáng cái, đột ngột, rực lên, đỏ chon chót, chức quả, chứa nắng,….

Ý nghĩa bài văn Mùa thảo quả

Kiến thức cần nhớ

Bài văn Mùa thảo quả đã cho ta thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 (trang 114 sgk Tiếng Việt 5) : Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?

Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi hương quyến rũ. Rải theo triền núi, đưa hương thơm ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm, cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.

Câu 2 (trang 114 sgk Tiếng Việt 5) : Những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.

Qua một năm, những hạt thảo quả mới gieo trên đất rừng đã cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ. Thoáng cái, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, lấn chiếm không gian.

Câu 3 (trang 114 sgk Tiếng Việt 5) : Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp?

– Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.

– Khi thảo quả chín, dưới đấy rừng bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.

***

Soạn bài Tập đọc Mùa thảo quả lớp 5 được biên soạn chi tiết, đầy đủ phía trên sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị bài thật tốt trước khi tới lớp, tiếp thu kiến thức chủ động và bài học trở nên hấp dẫn hơn.

Soạn Bài Tập Đọc Lớp 5: Một Chuyên Gia Máy Xúc

Soạn bài Tập đọc lớp 5: Một chuyên gia máy xúc

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 46

Soạn bài: Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc

là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 trang 46 giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập đọc hiểu, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Câu 1 (trang 46 sgk Tiếng Việt 5): Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở đâu?

Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây trên một công trường xây dựng.

Câu 2 (trang 46 sgk Tiếng Việt 5): Dáng vẻ của A-lếch-xay có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?

– A-lếch-xây có một vóc người cao lớn, dáng đứng sừng sững. Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng.

– Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phát.

– Tất cả gợi lên ngay từu phút đầu những nét giản dị, thân mật.

Câu 3 (trang 46 sgk Tiếng Việt 5): Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp (Việt Nam và Liên Xô) diễn ra thật thân mật, thể hiện ở các chi tiết:

a) Qua lời thoại thân mật:

A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười hỏi:

– Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

– Tính đến nay là năm thứ mười một – tôi đáp.

b) Qua cái bắt tay nồng ấm:

Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:

– Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!

Câu 4 (trang 46 sgk Tiếng Việt 5): Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?

Hoc sinh tự cảm nhận và nói lên chi tiết đáng nhớ nhất, giải thích nguyên nhân đầy đủ.

* Gợi ý:

– Hình ảnh bàn tay vừa to, vừa chắc của A-lếch-xây nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của anh Thủy, lắc mạnh.

– Thể hiện sự thân mật, chân thành.

– Những hình ảnh đầu tiên mà anh Thủy nhìn thấy A-lếch-xây.

A-lếch-xây hiện ra là một người ngoại quốc thân thiện.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Tập Đọc Lớp 5: Cao Bằng trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!