Đề Xuất 6/2023 # Soạn Bài: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng # Top 6 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 6/2023 # Soạn Bài: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Lí Bạch trong SGK Ngữ Văn 10 Tập 1).

2. Tác phẩm

Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho mảng đề tài tình cảm bạn bè trong thơ Lí Bạch. Bài thơ kể về một cuộc chia tay nhưng là để gợi tình bạn chân thật, giản dị, trong sáng và vô cùng sâu sắc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc – sông Trường Giang – Dương Châu), thời gian (tháng 3 – mùa hoa khói) và con người (cố nhân…) trong bài thơ:

Thời gian: Tháng ba là mùa hoa khói, đây là lúc con sông Trường Giang nhộn nhịp màu hoa khói. Và Dương Châu – nơi người bạn của Lí Bạch đến là một nơi phồn hoa, đô hội. Nhưng tất cả những điều ấy không làm cho nhà thơ vui hơn mà còn làm cho nhà thơ trở nên buồn hơn

Con người: Chỉ với 2 chữ “cố nhân” thôi cũng đủ để người đọc cảm nhận được sự thân thiết và gắn bó của nhà thơ với bạn của mình.

* Mối quan hệ ấy có tác dụng giúp cho bài thơ nhuốm màu của nỗi buồn, giúp cho nhà thơ bộc lộ sâu sắc nỗi buồn thầm kín.

Câu 2:

Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, nhưng Lí Bạch lại chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” (cô phàm) của “cố nhân” bởi ông nhìn theo chiếc thuyền mang người bạn đi xa cho đến khi chiếc thuyền đó nhỏ dần rồi biến mất. Qua đó, chúng ta có thể thấy người bạn trên chiếc thuyền ấy quan trọng với ông biết bao, dù người đã đi rồi nhưng người tiễn vẫn đứng ở đó lưu luyến, bịn rịn.

Câu 3:

Tự đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dần xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân:

Chiếc thuyền ấy đã đi xa, người cũng đã đi xa, nhưng Lí Bạch vẫn đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn theo, chắc hẳn đây là một người bạn rất quan trọng với thi nhân, ông rất trân trọng tình bạn này. Dù cho mọi thứ đã đi xa, đã nhỏ dần rồi biến mất, nhưng nhà thơ vẫn không nỡ trở về. Chúng ta thấy, trong cả bài thơ, mặc dù  tác giả không nhắc đến tình bạn nhưng người đọc cũng vẫn hiểu được tình bạn của Lí Bạch đáng trân quý đến nhường nào.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Soạn Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng

Trả lời câu 1 trang 144 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Mối quan hệ giữa không gian – thời gian – con người:

– Không gian kì vĩ, rộng lớn: lầu Hoàng Hạc là thắng cảnh thần tiên, Dương Châu là thắng cảnh phồn hoa, hai thắng cảnh này được nối bởi dòng Trường Giang diễm lệ mà dòng sông như tiếp với trời nên cố nhân như đi vào cảnh tiên, như cánh hạc vàng bay đi mất.

– Thời gian vào tháng ba mùa hoa khói, đây là khoảng thời gian tuyệt đẹp.

– Con người có cố nhân (bạn cũ đã gắn bó lâu dài) biết bao thân thiết, quyến luyến.

Câu 2:

– Nhà thơ chỉ thấy cánh buồm lẻ loi của cố nhân vì đối với Lí Bạch, chỉ có chiếc thuyền chở Mạnh Hạo Nhiên là quan trọng và có ý nghĩa trên dòng Trường Giang.

Câu 3: Tr ả l ời c âu 3 trang 144 SGK Ng ữ v ăn 10, t ập 1

– Có thể hình dung người đưa tiễn còn đứng lặng mãi bên dòng sông để nhìn theo chiếc thuyền chở cố nhân, đôi mắt chăm chú dõi theo cánh buồm dần xa cho đến khi mất hẳn vào không gian trời nước bao la, cánh buồm như đã cùng dòng sông chảy vào cõi trời xa lắm.

– Tứ thơ tuyệt đẹp diễn tả tâm tình bịn rịn, lưu luyến, trống trải của nhà thơ khi phải chia xa người bạn thân thiết.

LUYỆN TẬP Câu 1: (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

– “Ý tại ngôn ngoại” thể hiện trong bài thơ toàn gợi cảnh, không lời nào nói về tình nhưng tình bạn cao quý vẫn đầy ắp trong bài thơ.

+ Cấu trúc bài thơ là cấu trúc lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ trang nhã, gợi cảm, hàm xúc.

Câu 2: (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Vai trò và vị trí tình bạn trong đời sống: Tình bạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi người.

– Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách, giúp ta trưởng thành

– Bạn bè sẽ luôn tin tưởng ta, động viên ta tiếp tục theo đuổi ước mơ, đam mê của mình.

– Tình bạn tạo nên sức mạnh tinh thần để vui sống, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và sát cánh cùng nhau vượt qua nghịch cảnh.

Bố cục Bố cục (2 phần)

– 2 câu thơ đầu: Cảnh tiễn biệt ở Hoàng Hạc lâu

– 2 câu còn lại: Cảm xúc của tác giả

ND chính

– Bài thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ thời thịnh Đường. Qua bài thơ người đọc biết quý trọng hơn tình cảm bạn bè – một tình cảm luôn tồn tại trong mọi thời đại.

Chia sẻ: chúng tôi

Tuần 15. Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng)

Tiết 41: Đọc vănTẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)Lí BạchLí BạchMạnh Hạo NhiênTẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNGI.Tìm hiểu chung1. Tác giả * Lí Bạch (701 – 762) – Là nhà thơ lãng mạn, nổi tiếng đời Đường được mệnh danh là “Thi tiên”– Tính tình hào phóng, thích ngao du thưởng ngoạn phong cảnh– Phong cách thơ hào phóng, bay bổng nhưng tinh tế, tự nhiên, giàu sáng tạoTẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNGI.Tìm hiểu chung1. Tác giả– Lí Bạch (701 – 762) Mạnh Hạo Nhiên (689-740), là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch, nhưng họ là đôi bạn văn chương thân thiết.2. Tác phẩm– Đề tài: tiễn biệt– Thể thơ: tứ tuyệtTẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG 黃 鶴 樓 送 孟 浩 然 之 廣 陵 故 人 西 辭 黃 鶴 樓, 煙 花 三 月 下 陽 州。 孤 帆 遠 影 碧 空 盡, 惟 見 長 江 天 際 流。TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNGII. Đọc – hiểu văn bản1. Hai câu đầu: Cảnh đưa tiễnCố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. (Bạn từ lầu Hạc lên đường,Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG1. Hai câu đầu* Không gian tiễn biệt– Nơi tiễn: Lầu Hoàng Hạc – thắng cảnh thần tiên+ Chốn thanh cao, thoát tục, tạo không khí thiêng liêng+ Không gian lầu cao tạo điều kiện cho người đưa tiễn dõi theo bóng bạn (mô típ đăng cao vọng viễn)TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG* Không gian tiễn biệtNơi tiễn: Lầu Hoàng Hạc Nơi đến: Quảng Lăng (Dương Châu) – đô thị phồn hoa bậc nhất đời ĐườngĐiểm nối: sông Trường Giang – huyết mạch giao thông của miền Nam Trung Quốc, mùa xuân tấp nập thuyền bè đi lại.Lầu Hoàng HạcKhông gian tiễn biệtDương ChâuSông Trường Giang rộng lớn, khoáng đạt, mĩ lệTẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNGTẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNGII. Đọc – hiểu văn bảnHai câu đầu* Không gian tiễn biệt: rộng lớn, khoáng đạt, mĩ lệ* Thời gian tiễn biệt“tháng ba mùa hoa khói”  tiết trời mùa xuân ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc.

TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNGII. Đọc – hiểu văn bảnHai câu đầu– Không gian đẹp– Thời gian đẹp* Tâm điểm của cuộc chia li là con người:

Soạn Bài Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng (Lí Bạch)

1. Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc – sông Trường Giang – Dương Châu), thời gian (tháng ba – mùa hoa khói) và con người (cố nhân…) trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tá dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn?

Câu 1 trang 144 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc – sông Trường Giang – Dương Châu), thời gian (tháng ba – mùa hoa khói) và con người (cố nhân…) trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tá dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn?

Bài thơ của Lí Bạch gần như chỉ thuần tả cảnh. Thế nhưng trong cảnh vẫn hiện lên cái tình đằm thắm. Sở dĩ có điều ấy là vì bài thơ có một sợi dây liên tưởng được tạo nên bởi những hình ảnh và những mối quan hệ chặt chẽ với nhau

-Mối quan hệ về không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li) – thành Dương Châu (nơi người bạn của nhà thơ sắp đến, một nơi đô hội phồn hoa). Ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang dài rộng mênh mông, và xa hun hút (biểu tượng cho sự ngăn cách). Vậy nên dù Lí Bạch có tiễn bạn đến chốn phồn hoa thì buổi chia tay ấy cũng đâu có giấu được nỗi buồn. Lầu Hoàng Hạc đã gợi nên nỗi buồn, khoảng cách xa xôi giữa mình với bạn lại càng đáng buồn hơn.

-Mối quan hệ thời gian: Tháng ba – mùa hoa khói. Đó là vào lúc “xuân vừa chin”, sông Trường Giang nhộn nhịp hoa khói mùa xuân (hoa khói cũng tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương châu – nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến). Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp những vẫn không át được nỗi buồn lúc chia li.

-Mối quan hệ con người: tác giả chỉ giới thiệu qua hai chữ “cố nhân”. Thế nhưng chỉ với hai chữ này thôi, tự nó đã gọi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ.

Câu 2 trang 144 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Gian hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lí Bạch chỉ thấy “cánh buồn lẻ loi” (cô phàm) của “cố nhân”?

Sông Trường Giang là một huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Vào mùa xuân hẳn phải có rất nhiều thuyền bè xuôi ngược. Vậy mà người đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiếc (cô phàm) của cố nhân cứ dần dần lùi sâu vào nước xanh mênh mang thăm thẳm. Cái tình của Lí Bạch sâu sắc cũng là ở chỗ ấy. Tiễn bạn mà cứ nhìn đau đáu vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn, ấy là tấm lòng đã định hướng cho đôi mắt. Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cũng cô đơn, bịn rịn, lưu luyến.

Câu 3 trang 144 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Anh (chị) hãy đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dần xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân.

Người đi thì đã đi xa. Vậy mà người đưa tiễn vẫn đứng lặng mãi trên lầu Hoàng Hạc. Bởi chỉ có bằng cách ấy, nhà thơ mới có thể dõi theo bóng bạn. Thời gian mà người tiễn đưa đứng lặng hẳn phải rất lâu thì mới nhìn thấy cả một quá trình biến đổi: con thuyền – bóng buồm – cột buồm – điểm chấm nhỏ rồi cuối cùng mất hẳn. Bài thơ tuy không nói lời nào về tình bạn mà sao tình cảm lại chan hòa cả vào trời mây sóng nước bao la.

Với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm, bài thơ thể hiện tình bạn sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ lớn thời Thịnh, Đường. Thời đại nào tình bạn cũng rất đáng trân trọng.

Câu 1 – Luyện tập trang 144 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Người ta thường cho rằng: cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Hãy tìm “ý tại ngôn ngoại” qua bài thơ này.

Cái hay của thơ Đường là thể hiện được những ý ở ngoài lời. Bài thơ của Lí Bạch cũng sắc sảo và tài hoa như thế:

-Hình ảnh cánh buồm càng lúc càng xa thực chất là để gợi lên cái tình của nàh thơ: có yêu quý bạn mới đứng ngẩn lâu như vậy để dõi theo “bóng buồm” của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa.

-Toàn thể bài thơ thực chất cũng đã làm nên một tín hiệu nghệ thuật theo “ý ở ngoài lời”. bởi ẩn giấu đằng sau bức tranh phong cảnh là cái tình lai láng của nhà thơ (cái không được đề cập trực tiếp trong phần lời của bài thơ)

Câu 2 – Luyện tập trang 144 – SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Các nhà thơ thời Đường rất trân trọng tình bạn. Anh (chị) hãy suy ngẫm về vị trí, ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.

Các nhà thơ Đường xưa rất trọng tình bạn:

Quả thật như vậy, bạn bè dù là ai, dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào đi chăng nữa cũng vô cùng quan trọng và đáng quý đối với mỗi người chúng ta. Có bạn bè giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu, đáng sống. Ở bất kì một thời đại nào cũng vậy, bạn ai cũng có người tốt người xấu. Nhưng không vì thế mà ta chán nản, khép mình không giao lưu với một ai. Điều quan trọng ở đây là ta biết chọn bạn mà chơi. Người bạn tốt cũng giống như ngọn đèn sáng trong đêm, không chỉ chiếu sáng cho người mà còn soi đường chỉ lối cho ta, giúp ta tiếp tục tiến về phía trước.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!