Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Sang Thu – Ngữ Văn 9 Tập 2 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh trong SGK Ngữ văn 9 Tập 2).
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Bài thơ Sang thu được sáng tác vào mùa thu năm 1977, được in trong tập Từ chiến hào đến thành phố.
* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ.
* Bố cục: Bài thơ có thể được chia làm 3 đoạn:
Phần 1: khổ thơ đầu: Những tín hiệu giao mùa
Phần 2: khổ thơ thứ 2: Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa
Phần 3: khổ thơ thứ 3: Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: hương ổi phả vào gió se, gió thu giăng mắc chầm chậm, dòng sông dềnh dàng trôi, những cánh chim bắt đầu vội vã, đám mây hạ – thu, nắng cuối hạ vơi dần cơn mưa. Tâm trạng tác giả ngỡ ngàng, bâng khuâng qua các từ “bỗng, hình như”. Sau đó nhà thơ gợi tả bằng những hình ảnh dòng sông, bầy chim, đám mây, hiện tượng nắng, mưa, sấm trên hàng cây đứng tuổi.
Câu 2:
Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu:
Hương vị: mùi ổi chín – trái cây mùa thu.
Cảm nhận bằng xúc giác: gió se, sương, thời tiết se se lạnh của mùa thu.
Hình ảnh vạn vật đang chuyển mình: sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” (hình ảnh nhân hóa).
Câu 3:
* Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua câu thơ: “Có đám mây mùa hạ – Vắt nửa mình sang thu”. Đây là hình ảnh nhân hóa , đầy liên tưởng gợi hình, gợi cảm, một ranh giới mơ hồ, nên thơ.
* Hai dòng thơ cuối:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Ý nghĩa tả thực: những tiếng sấm đã không còn bất ngờ nữa, sấm gắn liền với những cơn mưa rào mùa hạ quen thuộc và cũng đã bớt dần.
Ý nghĩa ấn dụ: Sấm là đại diện cho những điều bất thường, dữ dội trong cuộc sống hằng ngày, “hàng cây đứng tuổi” là những người từng trải. Con người bình thản sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.
Soạn Văn chúc các em học tập tốt!
4.5
/
5
(
4
bình chọn
)
Soạn Bài Sang Thu, Soạn Văn Lớp 9 Trang 70 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 2, Giáo Á
– Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu qua hình ảnh: hương ổi, sương
– Và cảm nhận qua hiện tượng là: hương ổi phả vào gió se; sương chùng chình qua ngõ
– Hữu Thỉnh đã tinh tế lựa chọn những hình ảnh đầy ấn tượng trong không gian thiên nhiên lúc chuyển mình ngày ở khổ đầu bài thơ:
Sương chùng chình qua ngõ
– Hương vị mùa thu đậm nét làng quê Việt, bằng sự vận động của hương và gió trời đã làm nên cảm xúc sang thu trong lành. Hình ảnh sống cánh chim đã thêm vào đó bảo tình yêu thương mến của tác giả dành cho thiên nhiên đất trời.
– Các từ ngữ miêu tả ấn tượng như phả vào, chùng chình, dềnh dàng làm cho ý thơ thêm duyên dáng, đáng yêu.
– Nét riêng của tiết giao mùa hạ – thu được Hữu Thinht thể hiện đặc sắc qua hình ảnh:
– Cho thấy hình ảnh cuộc đời con người như đứng giữa thiên nhiên đất trời, trải qua bão táp mưa sa trở nên cứng cỏi, mạnh mẽ
– Cảm xúc sang thu của Hữu Thỉnh đươc miêu tả rất tự nhiên, duyên dáng và những cảm nhận tinh tế của nhà thơ
– Lựa chọn hình ảnh gắn với lầng quê Việt là sáng tạo của Hữu Thỉnh trong việc khiêu gợi cảm xúc thôn quên trong lành cho người đọc
– Từ ngữ miêu tả chọn lọc, giàu hỉnh tảnh liên tưởng
Trong nội dung tiếp theo, chúng tôi gợi ý cho các em cách soạn bài Nói với con, các em nhớ chú ý đón đọc.
Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 9 phần Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở bài thơ Đồng chí và Tiểu đội xe không kính nhằm chuẩn bị cho bài học này.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-sang-thu-soan-van-lop-9-31685n.aspx
Soạn bài Sang Thu trang 70 SGK Văn 9
, Soạn bài Sang thu của Hữu Thỉnh lớp 9, Hướng dẫn soạn bài Sang thu – Hữu Thỉnh,
Soạn Bài Sang Thu Lớp 9
Soạn bài Sang thu lớp 9
Bài Soạn bài Sang thu thuộc: Bài 24 SGK ngữ văn 9
Câu 3. Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:
1. Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?
Trả lời:
Sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu được cảm nhận tinh tế bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: “Bỗng nhận ra hương ổi, Phả vào trong gió se”. Gió se là ngọn gió nhẹ, khô và hơi lạnh. Trong ngọn gió ấy lúc này, có mang theo hương ổi, mùi thơm của hương ổi đang vào độ chín. Trước thời điểm giao mùa hạ – thu, nhà thơ một thoáng ngỡ ngàng và bâng khuâng vương vấn. Tâm trạng ấy thể hiện qua các từ bỗng, hình như.
2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ vè những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua sự vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ ngữ phả vào, chùng chình, dềnh dàng…)
Trả lời:
Sự biến chuyển trong không gian lúc sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế.
– Bất chợt nghe mùi thơm của ổi đang vào độ chín phả vào ngọn gió nhẹ, khô và hơi lạnh.
– Nơi đường thôn ngõ xóm, sương giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động chầm chậm.
– Dòng sông thanh thản trôi êm dịu và những cánh chim bắt đầu vội vã như chuẩn bị cho chuyến thiên di tránh rét.
– “Đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu” thể hiện thật sinh động cảm giác giao mùa.
– Nắng vẩn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa.
Sự tinh tế của tác giả thể hiện trong những từ ngừ đầy gợi cảm: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình.
3. Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:
Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Gợi ý: – Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu. – Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải). Trả lời:
Học sinh tự chọn câu thơ, hình ảnh mà mình cho là đặc săc để phân tích. Riêng hai dòng thơ cuối bài:
“Sấm củng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” có cách diễn tổ độc đáo. Sấm là hình ảnh ấn dụ chí vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. hàng cây đứng tuổi cũng là hình ảnh ẩn dụ chí con người đã từng trải. Hai câu thơ có nhiều cách hiểu: hàng cây đứng tuổi không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm. Hay lúc sang thu, đã bớt đi những tiếng sấm bất ngờ. Theo tác giả, với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông muốn gửi gắm suy ngẫm của mình – khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
LUYỆN TẬP
Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bào thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu. Trả lời:
Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.
Bài viết cần đảm bảo các ý sau :
+ Cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự biến đổi của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa.
+ Dòng suy tư đầy triết lý của nhà thơ về quy luật nhân sinh.
Đoạn văn gợi ý:
Bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ miêu tả tinh tế, đặc sắc nhất sự biển đổi của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Trước khung cảnh giao mùa tuyệt đẹp ấy, tác giả không chỉ thể hiện lòng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước mà còn đồng thời thể hiện những suy ngẫm về triết lý cuộc đời.
Ở hai khổ thơ đầu, một loạt những sự vật, hiện tượng thiên nhiên được tác giả khắc họa như: hương ổi, sương, sông, chim, đám mây mùa hạ. Trong khoảnh khắc giao mùa, mọi sự vật đều có sự thay đổi. Mùa thu đến kéo theo hương ổi thoang thoảng trong không gian. “Sương chùng chình qua ngõ” như cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ. Dòng chảy của sông cũng như chậm lại, thong thả hơn trong cái tiết mùa thu đang đến gần. Đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”, hình ảnh đầy tính gợi hình. Những sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Cả không gian cũng như có xúc cảm, có tâm hồn. Thiên nhiên đất trời được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa trong trạng thái lửng lơ, nửa còn là hạ, nửa đã là thu. Sang thu, nhịp sống dường như chậm lại, tất cả trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn. Những hình ảnh trên đã thể hiện sự quan sát nhạy bén, tinh tế của nhà thơ trước những chuyển động dù khẽ khàng của thiên nhiên. Nó cũng đồng thời bộc lộ tâm trạng vừa như nuối tiếc mùa hạ, lại vừa đang chào đón mùa thu của nhà thơ khi đứng giữa thiên nhiên giao mùa.
Nếu hai khổ thơ đầu là xúc cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Thông qua cảnh sắc thiên nhiên đất trời khoảnh khắc giao mùa, nhà thơ đã bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh: Khi bước sang nửa bên kia con dốc cuộc đời, con người ta sẽ trở nên bản lĩnh hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố, bất ngờ của cuộc sống. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ.
Những hình ảnh giàu tính biểu tượng cùng với bố cục của bài thơ đã góp phần khắc họa dòng tâm trạng, cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.
Xem Video bài học trên YouTubeGiáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học
Soạn Bài Khởi Ngữ Sgk Ngữ Văn 9 Tập 2
Hướng dẫn Soạn Bài 18 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Khởi ngữ sgk Ngữ văn 9 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 9 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10.
I – ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHỞI NGỮ TRONG CÂU
1. Câu 1 trang 7 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […].
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt).
Trả lời:
– Vị trí: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.
– Về quan hệ với vị ngữ: từ ngữ in đậm không phải chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như chủ ngữ.
2. Câu 2 trang 8 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Trước các từ ngữ in đậm nói trên, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?
Trả lời:
Trước các từ in đậm này có thể thêm các quan hệ từ “về’, “đối với”.
II – LUYỆN TẬP
1. Câu 1 trang 8 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây:
a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
(Kim Lân, Làng)
b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
d) Làm khí tượng ở được cao như thế mới là lý tưởng chứ.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Trả lời:
Các khởi ngữ (im đậm):
2. Câu 2 trang 8 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thêm trợ từ thì):
a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
Trả lời:
Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểu, giải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu.
Viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì).
a) – Làm bài (thì) anh ấy (làm bài) cẩn thận lắm.
– Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b) Hiểu (thì) tôi hiểu rồi nhưng giải (thì) tôi chưa giải được.
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Sang Thu – Ngữ Văn 9 Tập 2 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!