Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài: Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày – Ngữ Văn 10 Tập 1 # Top 10 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài: Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày – Ngữ Văn 10 Tập 1 # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày – Ngữ Văn 10 Tập 1 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Tính kịch tính trong đoạn: “Cải vội xòe năm ngón tay… bằng hai mày”:

a) Quan hệ giữa nhân vật Cải và thầy lí là mối quan hệ đã được dàn xếp. Vì đã đút lót tiền cho thầy lí nên Cải cứ nghĩ rằng mình sẽ được thắng kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên, Cải không ngờ khi xử kiện thì mình lại bị đánh 10 roi. Từ thế chủ động chuyển sang bị động nên Cải phải chịu đòn.

b) Sự kết hợp giữa lời nói và hành động của 2 nhân vật trên: là sự kết hợp giữa 2 thứ “ngôn ngữ”. Đó là ngôn ngữ bằng lời nói (ngôn ngữ công khai), Cải và thầy lí nói cho tất cả mọi người ở đấy nghe. Còn ngôn ngữ thứ hai là thứ ngôn ngữ bằng động tác thì chỉ có Cải và thầy lí mới hiểu được.

Lẽ phải – Cải xòe năm ngón tay.

Lẽ phải được nhân đôi – thầy lí xòe năm ngón thay trái úp lên năm ngón tay phải

Câu 2:

Nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí:

Khi Cải khăng khăng “xin xét lại, lẽ phải về con mà!”, thì khi đó, thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!”. Và tiếng cười của người đọc bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là “lẽ phải” nhưng mười đồng là “lẽ phải gấp đôi”.

Câu 3:

Như chúng ta đều thấy, nhân vật bị thất bại trong vụ kiện là nhân vật Cải. Vì bất ngờ nên Cải đã không kịp trở tay nên đã bị rơi vào một tình trạng thảm hại, vừa mất tiền lại vừa bị đánh.

Thế nhưng, ở đây, câu chuyện chính là lời phê phán cả 2 nhân vật Cải và Ngô, phê phán những tên quan lại ngày càng trở nên tráo trở hơn nếu còn có những người như Ngô và Cải. Chính hành vi tiêu cực của họ đã khiến cho họ trở nên thảm hại hơn. Nói chung, Cải và Ngô đều là những con người vừa đáng thương lại vừa đáng trách.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 10: Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày (Truyện Cười)

I. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI1. Phân tích tính kịch trong đoạn truyện “Cải vội xòe năm ngón tay… đến hết”.

Tính kịch ở đoạn truyện này thể hiện ở mâu thuẫn xuất hiện giữa hai nhân vật Cải và thầy lí được bộc lộ bằng những hành động và lời nói có nhiều ẩn ý mà chỉ hai người trong cuộc mới hiểu được nhau. (Cải ở đây là người hối lộ, còn thầy lí là người ăn hối lộ).

Trước đó, Cải đã lót trước cho thầy lí năm đồng, nhưng Ngô lại biện chè lá những mười đồng (điều này chắc Cải không biết nên mới xuất hiện màn kịch).

Mâu thuẫn xuất hiện ở chỗ Cải chắc chắn phần thắng sẽ về mình, nhưng khi nghe thầy lí tuyên bố bị “phạt một chục roi”, ngỡ thầy quên, nên vội nhắc lại cho thầy nhớ. Anh ta nhắc lại một cách thật khôn khéo, đầy ẩn ý, bằng cả hành động “vội xòe năm ngón tay” (ý nói mình đã lót trước cho thầy năm đồng), cả cái “ngẩng mặt nhìn thầy” thật ý tứ, và nhất là lời “khẽ bẩm”, nhưng lại nhấn mạnh cái ý quan trọng: “lẽ phải về con mà!” (ý nói: con đã lót thầy rồi thì chắc chắn lẽ phải thuộc về con). Từ hành động đến lời nói đều gây cười, đều đáng cười vì nó lột trần chân tướng của một con người hối lộ để được xử thắng trong vụ kiện.

Tưởng nhắc khéo và rõ đến thế thì thầy lí phải nhớ, phải xử cho mình được kiện, ai ngờ thầy lí lại là người “cao thủ” hơn, khôn ngoan hơn. Cái nút đã thắt, thì phải cởi, nhưng thật bất ngờ, nó không cởi theo yêu cầu của Cải, theo hướng có lợi cho Cải, mà ngược lại. Ngược lại bằng cách lặp lại hai chi tiết nói trên: hành động và lời nói của Cải. Nếu Cải “xòe năm ngón tay” thì ở đây thầy lí “cũng xòe năm ngón tay” nhưng là “năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt” (ý nói là Ngô đã biện cho thầy những mười đồng). Nếu Cải nói “lẽ phải về con mà!” thì thầy lí cũng không phủ nhận, cũng lặp lại như thế “Tao biết mày phải…”, nhưng lại thêm vào “cái phải” quan trọng hơn, quyết định hơn: “nhưng nó lại phải … bằng hai mày” Nó ở đây là Ngô đã biện cho thầy những mười đồng nên nó mới phải bằng hai mày. Dưới con mắt của kẻ ăn hối lộ, thì phải, trái được đo bằng số tiền đút lót nhiều hay ít (!?) Chi tiết này đã lột trần bản chất ăn tiền, tham nhũng một cách xấu xa, bỉ ổi, đáng lên án của thầy lí (ăn tiền cùng một lúc cả hai người đi kiện, đã ăn tiền Cải lại còn xử phạt Cải,…).

– Sự phối hợp khéo léo giữa hành động đầy ẩn ý và lời nói tinh quái, ráo hoảnh của nhân vật.

– Lối chơi chữ độc đáo: “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!”

– Cách kết thúc truyện bất ngờ khiến cho tiếng cười “òa” ra trước bộ mặt đáng cười của thầy lí.

3. Đánh giá hai nhân vật Ngô và Cải Đây là hai người nông dân trong xã hội phong kiến xưa. Vì muốn được kiện, nên cả hai đều tìm cách đút lót thầy lí. Ngô biện nhiều hơn mười đồng nên được kiện. Cải lót trước cho thầy lí, nhưng chỉ lót có năm đồng nên bị “phạt một chục roi”. Thật đáng cười, vì cả hai đều mất tiền, và người được “ăn không” ở đây chính là thầy lí. Tính chất bi hài của màn kịch này là ở chỗ: đã đút lót tiền rồi, ngỡ được kiện, cuối cùng lại bị phạt (thể hiện ở nhân vật Cải). Người lao động trong truyện cười này, do còn giữ thói xấu là hối lộ (để được việc cho mình) nên đã lâm vào tình trạng vừa bi vừa hài, vừa đáng thương vừa đáng trách. Bên cạnh việc phê phán giai cấp thống trị tham nhũng (thầy lí), truyện còn có tác dụng giáo dục trong nội bộ nhân dân một cách sâu sắc, thấm thía.

Soạn Bài: Hai Cây Phong – Ngữ Văn 8 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Ai-ma-tốp trong SGK Ngữ văn 8 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Văn bản Hai cây phong là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên – một tác phẩm nổi tiếng của Ai-ma-tốp khá quen thuộc với bạn đọc Việt Nam.

* Tóm tắt

Truyện kể về Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng. Năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe qua. Thuở ấy, nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là “Trường Đuy-sen”.

* Bố cục:

Văn bản Hai cây phong có thể được chia làm 2 phần:

Phần 2: còn lại : Những thước phim quay chậm về kỉ niệm thời thơ ấu gắn bó với hai cây phong.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong là:

“Tôi” là người kể chuyện, là một họa sĩ đứng ở hiện tại và kể về hai cây phong

“Chúng tôi” là người kể đang nhân danh cho “cả bọn con trai” ngày trước, người kể cũng là một trong những đứa trẻ đó.

* Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn vì “tôi” có mặt ở cả hai mạch kể và “tôi” xuất hiện cả ở phần đầu và phần cuối văn bản. Toàn bộ bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn và cảm nhận của “tôi”.

Câu 2:

Trong mạch kể chuyện của người kể xưng “tôi”, điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất là:

Kỉ niệm bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, chân đất, bám vào các mắt mấu,… làm chấn động cả vương quốc loài chim. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ… lắng nghe tiếng gió.

Hai cây phong khổng lồ, đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

Có thể nói, người kể chuyện (một họa sĩ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa vì:

Đường nét phóng khoáng: đất, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ.

Màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: sương trắng mờ đục, xanh thắm biếc, sông bạc lấp lánh.

Câu 3:

Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi” , nguyên nhân khiến cho hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện vì hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thời ấu thơ, gắn với quê hương, gắn với nơi chôn rau cắt rốn của “tôi”. Và đặc biệt, hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thầy trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.

Có thể nói, trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong đã được miêu tả hết sức sống động, như hai con người, và không chỉ thông qua sự quan sát của người nghệ sĩ vì nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.

Câu 4:

4.4

/

5

(

36

bình chọn

)

Soạn Bài Nhàn Sbt Ngữ Văn 10 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3 trang 102 SBT Ngữ văn 10 tập 1. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

1. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.

Trả lời:

Bài thơ Nhàn làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm : yêu thiên nhiên, giản dị mà thanh cao.

– Yêu thiên nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về sống giữa tự nhiên. Yêu đến độ hoà hợp, đến độ giữa con người và thiên nhiên không còn khoảng cách. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mùa nào thiên nhiên cũng là môi trường sống thanh tao:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Hai câu thơ là một bộ tranh tứ quý, có cảnh, có người, có mùi vị, có hương sắc. Con người thảnh thơi, vui thú với thiên nhiên, tận hưởng niềm hạnh phúc mà thiên nhiên mang lại. Vật chất có mà tinh thần cũng có. Mùa thu ăn măng trúc, mùa đông ăn giá đỗ, nhưng câu thơ “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”, nói như Xuân Diệu là có cảm giác “ăn giá tuyết, uống băng đông”. Cách viết tinh tế trong câu thơ là biểu hiện của sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên của tác giả.

– Tâm hồn Bạch Vân Cư Sĩ giản dị mà thanh cao. Trạng Trình về sống giữa thôn quê như một “lão nông tri điền”, với những công cụ lao động – mai để đào đất, cuốc để xới đất, cần câu đế bắt cá :

Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Nguyễn Bỉnh Khiêm dời bỏ chốn quan trường để về quê nhàn dật, tránh xa danh lợi. Dù không sống và lao động như một người nông dân bình thường thì Bạch Vân Cư Sĩ vẫn gần gũi với người dân cả trong đời sống vật chất và tình thân.

Bậc đại ẩn trở về với cuộc sống chất phác, nguyên sơ của cái thời “tạc tỉnh canh điền” (đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn), hết sức giản dị với những thức ăn quê mùa, dân dã. Ăn đã vậy, còn ở, còn sinh hoạt ? Cũng tắm hồ, tắm ao như bao người dân quê khác. Đạm bạc chứ không khắc khổ. Đạm đi với thanh : “Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” – vừa có nước xanh trong, vừa có hương thơm thanh quý.

2. Bài tập 5, trang 130, SGK.

Trả lời:

Qua toàn bộ thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta có thể thấy quan niệm sống nhàn của tác giả có nội dung phong phú và khá phức tạp. Nhàn là sống theo tự nhiên, sống hoà hợp với tự nhiên cho tâm hồn thanh thản: “Dẫu nhẫn chê khen dầu miệng thế – Cơ cầu tạo hoá mặc tự nhiên”. Nhàn là sống cho trong sạch : “Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách”. Nhàn là sự phủ nhận danh lợi: “Để rẻ công danh đổi lấy nhàn”…

– Quan niệm sống nhàn đó của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là tìm đến sự nhàn nhã để chẳng vất vả, cực nhọc. Nhàn cũng không phải là để thoả thú nhàn tản của bản thân, thây kệ cuộc đời, không bận tâm tới xã hội.

– Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn là sống hoà hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá – Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”; nhàn là xa lánh nơi danh lợi, quyền quý để giữ cốt cách thanh cao: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ – Người khôn người đến chốn lao xao”.

– Bản chất của chữ nhàn ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn thân mà không nhàn tâm. Nhàn mà vẫn lo âu việc nước, việc đời. Nhà thơ tìm đến “say” nhưng là để tỉnh: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống – Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”.

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm chứa đựng nhiều yếu tố tích cực. Nó khác xa lối sống “độc thiện kì thân”(làm tốt cho riêng mình).

Qua bài thơ Nhàn, anh (chị) hãy làm sáng tỏ sự kết hợp giữa trữ tình và triết lí trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Trả lời:

Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có sự kết hợp giữa trữ tình và triết lí. Trạng Trình đã đem đến cho văn học Việt Nam một phong cách triết gia. Bài thơ Nhàn là cảm hứng nhàn mà cũng là triết lí nhàn.

– Triết lí nhàn ấy thể hiện qua quan niệm của tác giả về dại và khôn :

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.

Triết lí sâu sắc mà đùa vui hóm hỉnh trong cách nói ngược nghĩa, dại mà thực chất là khôn còn khôn mà hoá dại. Ở một bài thơ khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:

Khôn mà hiểm độc là khôn dại, Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.

( Thơ Nôm – bài 94)

Như vậy thì dại, khôn, ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là xuất phát từ trí tuệ, từ triết lí dân gian : “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

– Triết lí nhàn của Trạng Trình là trở về với tự nhiên, sống hoà hợp với tự nhiên, phủ nhận danh lợi. Nhàn là về nơi vắng vẻ đối lập với lao xao, ta đối lập với người. Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên và là nơi thảnh thơi của tâm hồn, nơi không người cầu cạnh ta và ta cũng không cầu cạnh người. Chốn lao xao là chốn cửa quyền, là đường hoạn lộ, sang trọng thì có ngựa xe tấp nập, kẻ hầu người hạ, thủ đoạn thì có bon chen, luồn lọt, sát phạt. Còn Trạng Trình thì:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Nhà thơ tìm đến “say” chỉ là để “tỉnh”. “Tỉnh” để nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao. Nguyễn Bỉnh Khiêm triết lí với mục đích tự cảnh tỉnh mình nhưng lại có tác dụng cảnh tỉnh ngưòi đời. Triết lí, giáo huấn mà không khô khan, trái lại vẫn tràn đầy cảm xúc bởi nhà thơ nói bằng tất cả trái tim chân thành, nói bằng chính sự trải nghiệm của cuộc đời mình.

Bài tiếp theo

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày – Ngữ Văn 10 Tập 1 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!