Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình Ngắn Gọn Nhất # Top 5 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình Ngắn Gọn Nhất # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình Ngắn Gọn Nhất mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Những đứa con trong gia đình

1.  Tác giả

– Nguyễn Thi (1928 – 1968) tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, sinh ra tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Tác giả Nguyễn Thi (1928 – 1968)

– Ông vốn xuất thân trong một gia đình nghèo khó, cha thì mất sớm, mẹ thì đi bước nữa nên cuộc sống của ông chịu nhiều vất vả, tủi nhục từ nhỏ.

– Phong cách sáng tác vừa giàu chất trữ tình và vừa đậm chất hiện thực, nhân vật được lấy cảm hứng từ tính cách con người Nam Bộ.

2. Tác phẩm

– Viết vào năm 1966 khi mà chiến tranh chống Mỹ vẫn diễn ra ác liệt.  

Tác phẩm Những đứa con trong gia đình

– Sau đó tác phẩm được in trong tập “Truyện và kí” (1978).

II. Soạn bài Những đứa con trong gia đình chi tiết

Câu 1

Truyện Những đứa con trong gia đình được trần thuật lại dưới góc nhìn của Việt (khi anh đang bị thương).

Tác dụng theo kiểu lối trần thuật này:

– Câu chuyện sẽ vừa được thuật và vừa được kể cùng một lúc, tính cách nhân vật cũng được khắc họa rõ ràng hơn.

– Câu chuyện trở nên hấp dẫn, mới mẻ hơn khi được kể qua con mắt và ngôn ngữ riêng của nhân vật.

– Nhà văn thâm nhập vào thế giới bên trong nội tâm nhân vật dẫn dắt câu chuyện mượt mà hơn, diễn biến chuyện cũng trở nên linh hoạt, có thể xáo trộn cả thời gian lẫn không gian phụ thuộc theo trật tự tuyến tính.

– Chi tiết ngẫu nhiên về hiện thực chiến trường đã gợi lên kỉ niệm rất tự nhiên và nhà văn phải là người am hiểu sâu sắc ngôn ngữ nhân vật.

– Người kể bộc lộ được hết thảy tính cách, tình cảm và cảm xúc của chính mình.

Câu 2

Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau:

– Truyền thống yêu nước nồng nàn, mãnh liệt, một lòng căm thù bọn xâm lược:

+ Chú Năm: đại diện cho truyền thống, lưu giữ những giá trị truyền thống (câu hò, cuốn sổ).

+ Má Việt: khả năng chịu đựng mọi đau thương, cố gắng duy trì sự sống, luôn che chở, bảo bọc cho đàn con và đấu tranh quả cảm.

– Việt, Chiến – những đứa con tình nguyện đứng lên cầm súng để chiến đấu báo thù cho ba mẹ đã bị bọn giặc Pháp man rợ giết hại.

Câu 3

– Điểm chung về tính cách của hai chị em:

+ Sinh ra trong gia đình phải chịu nhiều đau thương, mất mát của ba, má.

+ Tuổi còn nhỏ nhưng đã nuôi dưỡng ý chí lớn lao báo thù cho cha mẹ, và cùng có nguyện vọng là cầm súng đánh giặc.

+ Tình yêu thương và sự bao bọc nhau chính là vẻ đẹp trong tâm hồn ta có thể nhìn thấy ở hai chị em, tranh nhau để được ghi tên đi tòng quân.

+ Hai chị em là những chiến sĩ đầy dũng cảm và gan dạ. Đánh giặc tuyệt nhiên trở thành niềm hạnh phúc của hai chị em.

– Nét riêng

*Chiến (hơn Việt 1 tuổi):

+ Tính cách rất người lớn, bỏ ăn để đánh vần hết cuốn sổ gia đình, Chiến học cách nói “trọng trọng” như chú Năm…

+ Tính cách “người lớn” còn thể hiện ở sự nhường nhịn em, có lúc cũng tranh giành một chút như tranh công đi bắt ếch, nhưng thường thì sẽ vẫn nhường em.

→ Nhân vật được xây dựng mang tính cách phù hợp với tâm lí lứa tuổi, đây là nhân vật gợi lên từ hồi tưởng của Việt.

*Em Việt:

+ Mang dáng điệu ngây ngô, vô tư và hồn nhiên đúng tuổi của một cậu con trai mới lớn.

+ Hay tranh giành với chị.

+ Rất dũng cảm, gan dạ và yêu gia đình (ngay khi còn nhỏ, Việt đã xông vào đá ngay thằng giết cha mình, khi chiến đấu trên chiến trận dù chỉ có một mình vẫn quyết tâm ăn thua với kẻ thù).

→ Nhân vật thể hiện sự thành công trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của Nguyễn Thi, dù còn nhỏ nhưng chững chạc và gan dạ, dũng cảm trước kẻ thù.

Câu 4

Khuynh hướng sử thi trong đoạn trích:

– Thể hiện qua việc ngợi ca truyền thống của dân tộc và thể hiện trong cả truyền thống của gia đình.

– Cuốn sổ chính là lịch sử gia đình, qua đó ta nhìn thấy được chặng đường lịch sử của một đất nước, của một dân tộc trong cuộc chiến đấu chống Mĩ.

– Số phận của các thành viên trong gia đình cũng chính là số phận của người dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

– Truyện kể về phạm vi gia đình nhưng lại mang sức gợi về Tổ quốc, về dân tộc, chiến đấu bằng sức mạnh nội hàm sinh ra từ đau thương.

– Mỗi nhân vật đều tự ý thức được trách nhiệm đối với gia đình, Tổ quốc. Nhân vật mang phẩm chất của người anh hùng.

Nhân dân Nam Bộ tham gia kháng chiến chống Mỹ

+ Gan dạ, dũng cảm, kiên trung.

+ Căm thù giặc bạo tàn.

+ Giàu nghĩa tình với quê hương, thủy chung với cách mạng.

→ Tác phẩm là một bản anh hùng ca về người dân Nam Bộ.

Câu 5

Qua nghiên cứu toàn tác phẩm để soạn bài Những đứa con trong gia đình, oạn văn cảm động nhất: Cảnh hai chị em khiêng bàn thờ của ba má băng qua cánh đồng để gửi sang nhà chú Năm trước khi lên đường chiến đấu vì sự nghiệp cao cả, vì trả thù cho cha mẹ.

+ Người đọc thấy xúc động, bồi hồi trước sự hiếu thảo, trọn vẹn ơn nghĩa với cha mẹ của hai đứa trẻ.

+ Dù khó khăn gian khổ là thế nhưng hai chị em vẫn yêu thương nhau và không quên trách nhiệm của mình là trả thù cho ba má.

+ Vẫn trung thành đi theo cách mạng – con đường mà ba mẹ đã lựa chọn.

III. Tổng kết phần soạn bài Những đứa con trong gia đình

1. Giá trị nội dung

– Truyện viết về những đứa con được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân Nam Bộ thấm đẫm tinh thần yêu nước, căm thù giặc và khát khao chiến đấu, son sắt một lòng với cách mạng.

– Sự gắn bó sâu sắc giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, sự gắn kết giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

2. Giá trị nghệ thuật

-  Mang đậm chất sử thi: thể hiện từ đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, đến các chi tiết cuốn sổ, lòng căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương, …

– Ngôn ngữ mộc mạc, rất tự nhiên, giàu hình ảnh và đậm chất Nam Bộ.

– Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật khách quan, sinh động.

– Nghệ thuật kể truyện theo mạch hồi tưởng lại của nhân vật Việt tạo sự đặc biệt, nét tự nhiên, không bị phụ thuộc yếu tố thời gian.

Soạn Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình

Soạn bài Những đứa con trong gia đình

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Thi (1928 – 1968), bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn, tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải Anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Sáng tác của Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Ông đặc biệt gắn bó với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm thủy chung, ân nghĩa và thực sự xứng đáng với danh hiệu Nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

2. Tác phẩm

Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Tác phẩm được trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man của nhân vật Việt khi bị trọng thương nằm lại nơi chiến trường.

Cách thức trần thuật này đã đem đến cho tác phẩm màu sắc trữ tình đậm đà, tự nhiên, sống động, đồng thời tạo điều kiện để nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ với hình tượng những con người truyền thống yêu nước. Chính truyền thống này đã gắn bó họ với nhau. Đó đều là những con người gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu để giết giặc. Họ không chỉ căm thù giặc sâu sắc mà còn giàu tình nghĩa, thủy chung, son sắt với quê hương, cách mạng.

Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

* Nhân vật Chiến:

– Chiến có những phẩm chất được kế thừa từ người mẹ: gan góc, đảm đang, tháo vát.

– Có những tính cách đa dạng:

+ Là một cô gái mới lớn nên tính cách đôi khi còn “rất trẻ con”.

+ Là một người biết nhường nhịn em, đảm đang, tháo vát.

– Nét khác biệt so với người mẹ:

+ Trẻ trung, thích làm duyên, làm dáng.

+ Được cầm súng trực tiếp đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề của mình: “Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất”.

* Nhân vật Việt:

– Có nét riêng của cậu con trai mới lớn, tính còn trẻ con, ngây thơ, hiếu động: hay tranh giành phần hơn với chị, thích đi câu cá, bắn chim…

+ Đêm trước ngày lên đường: Vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừa “chụp con đom đóm úp trong lòng tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.

+ Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con “giấu chị như giấu của riêng”.

+ Bị thương nằm lại chiến trường: sợ ma cụt đầu, khi gặp lại anh em thì như thằng Út ở nhà “khóc đó rồi cười đó”.

– Vừa là một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường:

+ Còn bé: dám xông thẳng vào đá thằng giặc giết hại gia đình mình.

+ Lớn lên: nhất quyết đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má.

+ Khi xông trận: chiến đấu dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc.

+ Khi bị trọng thương: vẫn luôn trong tư thế quyết chiến tiêu diệt giặc: “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này chỉ có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày. Nghe súng nổ, còn súng nổ, các anh tao sẽ chạy tới đâm mày!…”

Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích:

– Câu chuyện xoay quanh số phận những con người trong một gia đình ở Nam Bộ, đặc biệt là số phận của hai con người trong gia đình ấy: Chiến, Việt. Tuy nhiên, vấn đề ấy không chỉ là của riêng gia đình chị em Việt, Chiến mà còn là vấn đề chung của mỗi người Việt Nam ở thời điểm đó.

– Những nhân vật chính trong truyện là hai chị em Chiến và Việt – tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với đất nước. Ở Chiến và Việt kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả động đồng.

– Về nghệ thuật: giọng điệu chính của truyện là giọng ngợi ca, trang trọng, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, vẫn thể hiện được sự hào hùng.

Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Đoạn văn cảm động nhất chính là đoạn văn tả cảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ sang gửi nhà chú Năm: “Chị Chiến ra đứng giữa sân. Kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thơ ba má lên…”

Chi tiết này đã động đến phần tâm linh sâu thẳm, thiêng liêng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, thể hiện sự dồn nén, cô đọng cao độ hiện thực cuộc sống và chất chứa những tư tưởng, quan niệm đẹp của tác giả về cuộc sống và con người.

Luyện tập

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Đoạn văn diễn tả cuộc đối thoại giữa Chiến và Việt đêm trước ngày lên đường là một đoạn văn đặc sắc thể hiện sinh động tính cách và cá tính của các nhân vật. Cùng rất thương má, mang nặng mối nặng thù của má. Bên cạnh đó, mỗi nhân vật lại mang những nét tính cách khác nhau. Sự khác biệt đó được quy định bởi bởi giới tính, tâm lí, vị trí vai trò của mỗi thành viên trong gia đình.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Soạn Bài Ca Dao, Dân Ca Những Câu Hát Về Tình Cảm Gia Đình (Ngắn Gọn)

Câu 1: Câu 2:

– Tình cảm muốn diễn tả : tình cảm cha mẹ với con cái, nhắn nhủ con phải ghi nhớ công lao trời biển của cha mẹ.

– Cái hay : phép so sánh (công cha – núi ngất trời; nghĩa mẹ – nước biển Đông), đối xứng (cha-mẹ; núi-biển), thể lục bát dân gian, âm điệu sâu lắng đi vào lòng người.

-Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con -Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

Câu 3:

Phân tích Bài 2 – Tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê :

– Thời gian : ” chiều chiều” – từ láy gợi buồn và thời gian tuần hoàn, lặp lại.

– Không gian : ” ngõ sau ” – vắng lặng, không gian rộng, gợi sự cô đơn.

– Hành động : ” đứng ” – sự hướng vọng, không yên lòng.

– Nỗi niềm : ” ruột đau chín chiều ” – “chín bề”, nhiều bề : nỗi cô đơn làm dâu xứ lạ, nhớ thương cha mẹ, tê tái, đau buồn không giúp đỡ được cha mẹ.

Câu 4:

Phân tích Bài 3 – nỗi nhớ và sự yêu kính với ông bà :

– ” Ngó lên ” : thể hiện sự tôn kính.

– Hình ảnh ” nuộc lạt ” : có hai ý nghĩa là “rất nhiều” và “tình cảm gắn bó”.

– Cặp từ so sánh ” Bao nhiêu … bấy nhiêu ” : nỗi nhớ trùng điệp nhiều vô kể.

Câu 5:

Phân tích Bài 4 – tình cảm anh em thân thương :

– Điệp từ ” cùng chung – cùng thân ” : tình thiêng liêng, quan trọng.

– So sánh : ví anh-em với tay-chân, những bộ phận gắn bó khăng khít trên một thể thống nhất, nói lên sự gắn bó anh em.

→ Nhắc nhở : anh em phải hòa thuận, đoàn kết, thương yêu nhau để cha mẹ vui lòng cũng là lẽ sống đúng đắn.

Câu 6:

Những nghệ thuật được cả 4 bài sử dụng:

– Thể thơ lục bát.

– Cách ví von, so sánh.

– Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày.

– Ngôn ngữ không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

II. LUYỆN TẬP: Câu 1:

– Tình cảm diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình : cha mẹ – con cái, mẹ con, ông bà – con cháu, anh em một nhà.

Câu 2: Những câu ca dao có nội dung tương tự:

-Công cha đức mẹ cao dày Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ Nuôi con khó nhọc đến giờ Trưởng thành con phải biết thờ song thân. -Chị em như chuối nhiều tàu Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nặng lời. -Mẹ già ở tấm lều tranh Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con chúng tôi

Đề Tài: Những Con Vật Nuôi Trong Gia Đình (Lớp Chồi)

I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức:– Trẻ gọi đúng tên và biết được những điểm rõ nét về cấu tạo, môi trường sống của một số con vật nuôi trong gia đình (có 2 chân, 2 cánh, có mỏ).– Trẻ biết kể tên các món ăn được chế biến từ thịt và trứng của gà, vịt, chim. Hiểu giá trị dinh dưỡng của chúng.– Trẻ nhận biết thành thạo các hình cơ bản: hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông.2. Kĩ năng:– Trẻ so sánh và nhận ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật: gà mái với gà trống, vịt và chim.3. Thái độ:– Giáo dục trẻ biết ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh.

II – CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị cho trẻ:– Tranh vẽ các con vật (đã cắt các mảnh rời, phía sau có gắn các hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông các màu).– Mô hình: trang trại chăn nuôi gồm có: gà mái, gà trống, vịt, chim, ao, chuồng chim, chuồng gà.– Đàn ghi nhạc đệm bài hát: “Vì sao chim hay hót?”, nhạc và lời: Hà Hải.2. Chuẩn bị cho trẻ:– Bảng dạ dính có chia 4 cột cho 4 đội tham gia chơi.– Rổ đựng lô tô về các con vật nuôi trong gia đình.– Trẻ thuộc bài hát: “Vì sao chim hay hót?”– Bốn bộ trang phục gà trống, gà mái, vịt, chim cho trẻ.3. Đội hình:– Trẻ ngồi theo hình chữ U.

2. Nội dung2.1- Làm quen các con vật.* Làm quen con gà máiCô cho trẻ quan sát mô hình trại chăn nuôi.Cô đọc câu đố:“Có cánh mà chẳng biết bayĐẻ trứng cục tác cục ta từng hồiẤp trứng, khi trứng nở rồiSuốt ngày “cục cục” kiếm mồi nuôi conLà con gì?” (Con gà mái )Cô cho trẻ quan sát con gà mái. Cô hỏi trẻ:– Ai biết gì về con gà mái? (Gà mái có mỏ, nhiều lông, 2 cánh, 2 chân).Cô dùng thước chỉ vào từng bộ phận mô hình con gà mái và hỏi trẻ:– Con gà mái có mấy chân?– Nó có mấy cánh?Cô giới thiệu: gà mái có 2 chân, 2 cánh, có mỏ, biết đẻ trứng và là vật nuôi trong gia đình.

* Làm quen con gà trốngCô cho trẻ quan sát mô hình con gà trống.– Còn đây là con gà gì? (Con gà trống).– Gà trống và gà mái có điểm gì giống nhau ? (Cùng gọi là gà, có 2 chân, 2 cánh, có mỏ…).– Gà trống và gà mái có điểm gì khác nhau? (Khác nhau về đặc điểm mào và đuôi…).Cô cho trẻ nhắm mắt xem con gì biến mất.Cô cất con gà trống và hỏi trẻ :– Con gì biến mất?

* Làm quen con chimCô đưa mô hình con chim đậu trên cành cây ra và hỏi trẻ:

– Con gì đã xuất hiện?

Cô đưa mô hình con chim đến gần từng trẻ quan sát.– Ai biết gì về con chim này nào? ( Có mỏ, có 2 cánh, 2 chân, biết bay, biết hót…).

Cô mời 4-5 trẻ trả lời.

Cô cung cấp thêm cho trẻ tên những loại chim biết nói: Chim chào mào, chim họa mi, chim sáo…

Cô tổng kết những đặc điểm đặc trưng của chim.

Cô bắt chước tiếng kêu của con vật.Cô đưa con vịt ra cho trẻ quan sát.Cô cho trẻ kể đặc điểm của vịt, cô tổng kết các đặc điểm đặc trưng của vịt.

* Trò chơi “Thi kể tên các món ăn được chế biến từ thịt và trứng của các con vật”.Cô chia các trẻ thành 4 đội chơiCô nêu cách chơi: ” Mỗi món ăn kể đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa gắn vào bảng thành tích của các con. Chúng mình sẽ chia làm 4 đội: Gà mái, gà trống, vịt, chim. Để dành quyền trả lời, các con hãy lắc chuông, đội nào lắc chuông trước, đội đó sẽ được trả lời”.Cô động viên, khuyến khích các đội kể tên các món ăn. Cô có thể kể 1-2 món ăn được chế biến từ thịt và trứng của các con vật để trẻ tham khảo.Bốn đội thi đua.Chơi xong, cô nhận xét kết quả chơi.

Nhấn vào đây để tải bài giảng

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình Ngắn Gọn Nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!