Đề Xuất 6/2023 # Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 12 : Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc # Top 6 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 6/2023 # Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 12 : Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 12 : Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài soạn ngữ văn lớp 12 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc với việc hướng dẫn soạn bài chi tiết qua từng câu và phần luyện tập giúp bạn hiểu được văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

I. Hướng dẫn soạn bài Câu 1:

a. Các luận điểm chính của bài

– Mở bài: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của nước ta đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc nhất là trong lúc này.

– Thân bài: bao gồm 3 luận điểm

+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.

+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu – tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.

+ Lục Vân Tiên – tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu rất phổ biến trong dân gian nhất là ở miền Nam.

– Kết bài: Đời sống, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

b. Cách sắp xếp các luận điểm trên khác với trật tự thông thường.

– Thông thường khi nghị luận về một tác phẩm văn học, người viết phải nêu lên các tác phẩm chính có giá trị, sau đó mới tổng kết về con người của tác giả.

– Ngược lại: Phạm Văn Đồng lại trình bày rất kĩ lượng, tường tận về tấm lòng con người của tác giả, sau đó mới đi qua các tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu.

Với trật tự này, Phạm Văn Đồng muốn nhấn mạnh Nguyễn Đình Chiểu là con người đặc biệt. Để hiểu về thơ ông thì trước tiên phải biết được con người của ông. Vì thực tế nhiều người còn có cái nhìn thiên kiến, thiên lệch về Nguyễn Đình Chiểu, chưa nhìn đúng và thấy hết những giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn của ông.

Câu 2:

Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”.

Có nghĩa là vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đỉnh Chiểu không rực rỡ bóng bẩy

Câu 3:

Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam

– Trước hết là về cuộc sống và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là mọt cuộc đời đẹp, đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn và bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng, vẫn ngẩng cao đầu mà sống, không phải vì mình mà vì dân, vì nước, theo lí tưởng “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dãi”, tỏ thái độ bất khuất, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Cùng với cuộc sống đẹp là quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: Chở bao nhiêu thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà! Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức, và ông đã làm đúng thiên chức đó.

– Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đăc lực cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, làm sống lại tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1960 về sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu như Ngư Tiều y vấn đáp… Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất cao độ trước kẻ thù.

– Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm.

Câu 4:

Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay? Chính là vì:

– Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó không ít người còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na…

– “Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay” để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay.

Câu 5:

Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây:

– Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi.

– Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình.

– Nhưng quan trọng nhất là tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả, đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chính tấm lòng này đã làm nên chất văn cho bài viết, và qua bài viết, ta thấy được hơi thở của cuộc sống thấm trong từng câu chữ, để người viết có thể làm sống lại một thời kì lịch sử đau thương mà anh hùng của dân tộc, trên cái nền đó mà biểu dương, ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu – một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, nêu cao tấm gương của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

II. Luyện tập

Gợi ý làm bài:

– Phân tích rõ vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay (về nội dung, về nghệ thuật).

– Trên cơ sở bác bỏ quan niệm không đúng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng một lập luận về việc cần thiết phải học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong nhà trường để làm gì? Có lợi như thế nào? (về mặt tư tưởng và văn học).

Nguồn : Sưu Tầm

Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 12: Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc

Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của tác giả Phạm Văn Đồng.

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢNA/ Tác giả Đọc kĩ Tiểu dẫn để nắm được những nét cơ bản về tác giả. cần lưu ý hai điểm sau đây:

– Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là nhà chính trị, ngoại giao tài ba đồng thời cũng là nhà giáo dục tâm huyết, nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

– Riêng trong lĩnh vực văn học, ông để lại cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị, mà tiêu biểu là cuốn sách nổi tiếng: Tổ quốc ta, nhàn dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ (in lần thứ 5, 1983).

B/ Tác phẩm Tác phẩm ” Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” là bài viết của Phạm Văn Đồng đăng trong Tạp chí Văn học số 7-1963 nhân kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888). Đây là bài viết có những phát hiện mới mẻ và những định hướng nghiên cứu đúng đắn về nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu. Bằng sự từng trải cách mạng, sự gắn bó sâu sắc với đất nước, với nhân dân và cách nghĩ sâu rộng của một nhà văn nghệ lớn, tác phẩm đã nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong mối liên hệ khăng khít với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay – từ đó mà phát hiện ra những điều mới mẻ giúp ta điều chỉnh lại cách nhìn về nhà thơ yêu nước lớn ở miền Nam, để càng thêm yêu quý con người và tác phẩm của nhà thơ lớn đó. Bài viết ra đời từ 1963, cách đây hơn 40 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt khoa học và mặt tư tưởng.

1. Những luận điểm lớn nhất của bài văn. Dõi theo văn bản, ta thấy bài viết gồm ba phần, ứng với ba luận điểm lớn:

– Phần 1: Đặt vấn đề cho bài viết. Tác giả nêu luận điểm xuất phát: phải có một cách nhìn đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. Cách nhìn đó là: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.”

– Phần 2: Giải quyết vấn đề. Tác giả nêu các luận điểm bổ sung để chứng minh cho luận điểm xuất phát: cách nhìn đúng đắn đó được cụ thể hóa qua cách đánh giá (của tác giả) về:

+ Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu (chủ yếu là bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). + Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (cả nội dung và nghệ thuật).

– Phần 3: Kết thúc vấn đề: Luận điểm kết luận, cái đích của bài viết: đánh giá đúng vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ đã nêu ở phần mở đầu: “Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng.

Nhìn chung, cách sắp xếp các luận điểm như vậy là phù hợp với lôgic – nội dung của bài viết. Nếu có điều khác với trật tự thông thường (nghiên cứu các tác phẩm theo trình tự thời gian xuất hiện) thì ở đây, tác giả lại nói về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trước, sau đó mới nói đến truyện Nôm Lục Vân Tiên. Phải chăng, tác giả muốn người đọc chú ý hơn đến thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu?

2. Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Đó là một phát hiện có ý nghĩa phương pháp luận trong cách nhìn về nhà thơ yêu nước lớn này. – ” Những vì sao có ánh sáng khác thường “: ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. Cái ánh sáng khác thường ở đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp của loại văn chương hướng về đại chúng, gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ cuộc sống của người dân, mang tính nhân dân sâu sắc. Văn chương Đồ Chiểu không óng mượt, nõn nà mà chân chất, phác thực, có chỗ tưởng như thô kệch, nhưng lại chứa đựng trong đó những tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân. “Nó không phải là vẻ đẹp của những cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng.” (Nguyễn Đình Chú), vẻ đẹp khác thường này đáng quý lắm, và đáng quý hơn khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù lòa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh.

– “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” chính là vì thế! Bởi lâu nay, chúng ta đã quen nhìn loại ánh sáng khác, vẻ đẹp khác. Đó là văn chương trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mỹ với hình tượng hùng vĩ, tráng lệ, phi thường… Cách nhìn như vậy thật khó đến với văn chương Đồ Chiểu, nói chi đến việc cảm nhận được tình ý sâu xa để thấy hết vẻ đẹp đích thực của văn thơ ông. Vì vậy “phải chăm chú nhìn mới thấy”, tức phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được vẻ đẹp ấy, nhưng phải chăm chú nhìn theo một cách nhìn khoa học, đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu.

– Điều này có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nó là một sự điều chỉnh về cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu. Trên cách nhìn mới mẻ này, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Nguyễn Đình Chiểu như Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao càng nhìn càng sáng của Lê Trí Viễn, NXB Giáo dục, 2002, Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Đoàn Lê Giang, NXB Trẻ, 2001;…

3. Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” nào của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam? Phần này anh (chị) có thể dựa vào văn bản, suy nghĩ để tự làm. Ở đây, chỉ gợi ý một số nét chính:

– Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ: một cuộc sống đẹp, đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn và bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng, ngẩng cao đầu mà sống, không phải vì mình mà vì dân vì nước, theo lý tưởng “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã!”, tỏ thái độ bất khuất, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Cùng với cuộc sống đẹp đó là quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: Chở bao nhiều đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà! Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức. Và ông đã làm đúng thiên chức đó.

– Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đắc lực cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu, tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp,… Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất cao độ trước kẻ thù,…

– Truyện thơ Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha về lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh,… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm.

4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ trong thời ấy, mà còn – và nhất là còn – cả trong thời đại hiện nay? Chính là vì:

– Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương Nguyễn Đình Chiểu, trong đó không ít người còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na…

– “Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay” là để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước lớn miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay.

5. Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây: – Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn từ đặc sắc, khiến người đọc còn nhớ mãi. (Phân tích và chứng minh qua văn bản).

– Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình.

– Nhưng quan trọng nhất là tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ. Chính tấm lòng này đã làm nên chất văn cho bài viết, và qua bài viết, ta thấy được hơi thở của cuộc sống thấm trong từng câu chữ, để người viết có thể làm sống lại một thời kỳ lịch sử đau thương mà anh hùng của dân tộc, trên cái nền đó mà biểu dương ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu – một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, nêu cao tấm gương của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng.

Cuối cùng, đọc kĩ phần ghi nhớ trong SGK để nắm vững bài học.

– Phân tích rõ vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay (về nội dung, về nghệ thuật).

– Trên cơ sở bác bỏ quan niệm không đúng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng một lập luận về việc cần thiết phải học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc trong nhà trường: để làm gì? Có lợi như thế nào? (về mặt tư tưởng và văn học),… Anh (chị) có thể xem lại bài học về tác phẩm này ở lớp 11 để làm bài tập này.

Soạn Bài Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc Lớp 12

Hướng dẫn soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc lớp 12 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà

Các bài soạn trước đó:

SOẠN BÀI NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC

Câu 1 trang 53 SGK văn 12 tập 1:

Những luận điểm chính của bài viết:

Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của nước ta đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc nhất là trong lúc này.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước… đất nước chúng ta

Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu… suốt hai mươi năm trời

“Lục Vân Tiên” là tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian nhất là ở miền Nam

Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu… mặt trận văn hóa tư tưởng

Câu 2 trang 53 SGK văn 12 tập 1:

Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” vì văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp riêng, độc đáo, đòi hỏi người đọc phải chú ý, tìm tòi

Câu 3 trang 53 SGK văn 12 tập 1:

Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu:

Cuộc sống và quan niệm sáng tác: cuộc đời ông trải qua nhiều bất hạnh nhưng vẫn giàu ý chí, nghị lực, sống có phẩm giá và khí tiết, là một tấm gương anh dũng. Nguyễn Đình Chiểu trọng chức trách của một người cầm bút, thơ văn chiến đấu.

Thơ văn mà ông sáng tác để phục vụ cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc: phản ánh phong tròa kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của dân tộc, diễn tả sinh động và não nùng , cảm tinh của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân

Truyện Lục Vân Tiên: bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa

Câu 4 trang 53 SGK văn 12 tập 1:

Tác giả cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay vì:

Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, chưa có cái nhìn toàn diện về thơ văn của ông

“Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại ngày nay” để làm sống dậy những giá trị đích thực từng có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân

Câu 5 trang 54 SGK văn 12 tập 1:

Bài nghị luận không hề khô khan mà vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn vì:

Tác giả kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm, văn học và đời sống

Ngôn ngữ đặc sắc, sử dụng nhiều hình ảnh giàu sức biểu cảm

Tình cảm trân trọng của Phạm Văn Đồng đối với những đóng góp và cống hiến của Nguyễn Đình Chiểu, cũng là tấm lòng đối với nhân dân, đất nước

Luyện tập Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ của dân tộc

Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của ông ở nhà trường vẫn rất bổ ích. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói chung và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng luôn đậm đà tinh thần yêu nước. Qua việc tái hiện lại lịch sử đấu tranh của nhân dân Nam Bộ, tác giả đã truyền vào lòng người đọc một lòng căm thù giặc sâu sắc, đồng thời làm dậy lên niềm xót thương, cảm phục trước tinh thần quả cảm và lòng anh dũng của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Không chỉ thế, những tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu như Lục Vân Tiên còn là bài học đạo đức, lời khuyên về cách đối nhân xử thế ở đời, giúp con người sống đẹp và biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Vì những lẽ đó, các tác phẩm của ông vẫn có giá trị dù là hôm nay hay mai sau, sống mãi cùng với dòng chảy của văn học dân tộc.

Các bài soạn tiếp theo:

Soạn Bài: Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc

GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Câu 1

Bài viết được triển khai bằng lập luận chặt chẽ, hợp lôgic, nội dung thống nhất trong toàn bài. Gồm các luận điểm sau:

– Luận điểm xuất phát nhằm đặt vấn đề cho bài viết là phải có một cách nhìn nhận đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu và các sáng tác thơ văn của ông (từ đầu đến khôn lường thực hư).

– Hai luận điểm làm sáng tỏ luận điểm xuất phát: Cách nhìn nhận đúng đắn đã được cụ thể hóa qua cách đánh giá thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu (chủ yếu là bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc) và tác phẩm Lục Vân Tiên (cả nội dung và nghệ thuật) (từ Thơ văn yêu nước đến văn hay của Lục Vân Tiên).

– Luận điểm kết luận: Đánh giá xác đáng và đúng đắn vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc theo cách nhìn nhận mới mẻ đã nêu ở phần đầu bài viết (từ Tóm lại đến hết bài).

Câu 2

Cách nhìn của tác giả về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu vừa mới mẻ lại vừa đúng đắn. Theo ông, tác giả Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Truyện Lục Vân Tiên là ngôi sao có ánh sáng khác thường, nghĩa là thứ ánh sáng tuy đẹp nhưng chưa quen nhìn, vì vậy khó phát hiện ra vẻ đẹp đặc biệt đó. Do đó “phải chăm chú nhìn thi mới thấy”. “Chăm chú nhìn” nghĩa là phải bỏ nhiều công sức, kiên trì nghiên cứu thì mới phát hiện được và đặc biệt là “càng nhìn thì càng thấy sáng” (nghĩa là càng đọc kĩ, nghiên cứu sâu lại càng khám phá ra những vẻ đẹp mới). Trước nay, chúng ta đã quen nhìn nhận các thi sĩ ở mặt nghệ thuật theo kiểu chú trọng hình thức tỉa tót, trau chuốt hoa mĩ. Điều này không đúng, lại càng không đúng đối với hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của Nguyễn Đình Chiểu (bị mù lòa) nên không thể nào cảm nhận hết vẻ đẹp và nhận định, đánh giá đúng về thơ văn của ông. Cách nhìn của tác giả bài viết trên vừa mới mẻ, khoa học lại vừa có ý nghĩa, phương pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng cho công việc học tập, nghiên cứu và tiếp cận một nhà thơ đặc biệt như Nguyễn Đình Chiểu.

Chính cách nhìn này đã định hướng cho tác giả có được những ý kiến mới mẻ, thỏa đáng về văn thơ yêu nước chống Pháp, tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc vậ tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên một cách rõ ràng, có căn cứ khoa học.

Câu 3

Cách phân tích, đánh giá của tác giả về văn thơ yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu

Từ cách nhìn đúng đắn, tác giả lại có sự nghiên cứu nghiêm túc, phương pháp phân tích thật khoa học. Bài viết trên đã đặt tác giả Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Truyện Lục Vân Tiên trong bốì cảnh lịch sử lúc bấy giờ của nhân dân Nam bộ với các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Thủ Khoa Huân… để nhìn nhận, đánh giá. Tác giả cũng đặt văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vào văn thơ yêu nước chông Pháp của Phan Văn Trị,

Nguyễn Thông, Bùi Hữu Nghĩa để nghiên cứu và từ đó đã thấy rõ văn thơ của nhà thơ mù yêu nước này vừa nằm trong nguồn mạch dòng chảy chung của văn thơ yêu nước thời đó, vừa nổi lên như một tiếng thơ tiêu biểu nhất, giữ vị trí lá cờ đầu trong thơ và yêu nước chông Pháp thời kì cận đại cuối thế kỉ XIX.

Bài văn trên cũng thể hiện một cách viết đầy tính nghệ thuật. Đó là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và tình cảm, làm nên một phong cách nghị luận văn học rõ ràng, mạch lạc, trong sáng, vừa sâu sắc, mới mẻ vừa đầy tính thuyết phục người đọc về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. Có thể thấy được điều này trong đoạn tác giả phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc. Đặt thơ văn yêu nước vào bối cảnh của phong trào chông Pháp, rồi từ nguồn mạch chung ấy, bài viết dẫn đến bài văn tế. Chỉ với một câu: “Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Cliiểu đã diễn tả thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước”, bài viết không chỉ giới thiệu mà còn tóm tắt được toàn bộ nội dung bài văn tế. Tiếp theo, sau khi dẫn chứng văn, so sánh bài văn tế với bài Binh Ngô dại cáo của Nguyễn Trãi, bài viết đã đi tới một kết luận đánh giá thật mới mẻ, thoả đáng và sâu sắc về danh tác này. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: “Sống đánh giặc, thác củng đánh giặc… muôn kiếp nguyện trả được thù kia”…

Câu 4

Tìm hiểu sự đánh giá của tác giả về tác phẩm Lục Vân Tiên.

Phần viết về Truyện Lục Vân Tiên của Phạm Văn Đồng có nhiều kiến giải mới mẻ đã được phân tích sáng tỏ. Ông đã góp phần khôi phục lại giá trị đích thực vốn có của tác phẩm này.

Về mặt nội dung, tư tưởng, theo tác giả, Truyện Lục Vân Tiên là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, đạo đức ở đời, ca ngợi những con người trung nghĩa. Họ là những nhân vật của một thuở đã qua, nhưng họ là những con người, đã đấu tranh không khoan nhượng với gian dốì, bất công và họ đã thắng. Vì những lẽ đó, họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú. Vấn đề này tuy không mới mẻ lắm nhưng cách lí giải của tác giả lại mới mẻ, sâu sắc và đầy tính thuyết phục.

Về nghệ thuật văn chương, tác giả nhấn mạnh Truyện Lục Vân Tiên là một truyện “kể”, truyện “nói” lưu ý cảm thông hoàn cảnh sáng tác của nhà thơ (vì mù nên chỉ có thể đọc để người khác ghi lại) nhằm nhận ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: “Tác giả cố ý viết một lối văn “nôm na” dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian”, “Dẫu sao đôi chỗ sơ sót về văn chương không thể làm giảm giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối”. Ông nêu hai dẫn chứng thật hay về văn chương của Truyện Lục Vân Tiên để kết luận: “Trong dân gian miền Nam, người ta say sưa nghe kể Lục Vân Tiên, không chỉ vì nội dung câu chuyện, còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”.

Những ý kiến vừa nói đã được tác giả trình bày một cách dụng dị, rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu.

LUYỆN TẬP

Học sinh tự làm.

Những phát hiện mới mẻ có thể là:

– Cách nhìn về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

– Nhận định về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

– Kiến giải về Lục Vân Tiên.

Đọc kĩ phần Gợi ý trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài rồi làm bài.

Giáo Án Ngữ Văn 12: Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc

Ngày dạy: Tên bài dạy: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC PHẠM VĂN ĐỒNG. I/-MỤC TIÊU: Giúp HS: Thấy rõ những nét đặc sắc trong bài văn nghị luận của PVĐ có nhiều phát hiện mới mẻ và sâu sắc, cách viết kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm, giữa văn học và cuộc sống. Giúp ta hiểu hơn và càng thêm yêu quí nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Rèn luyện kĩ năng phân tích bài văn nghị luận về một tác giả văn học và tìm hiểu nghệ thuật viết văn nghị luận. II/CHUẨN BỊ: 2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài. IV/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ỔN ĐỊNH LỚP: 2/KIỂM TRA BÀI CŨ: -Câu 1: Đáp án + Biểu điểm: -Câu 2: Đáp án + Biểu điểm: 3/ DẠY BÀI MỚI: Hoạt động của GV + HS NỘI DUNG BÀI DẠY + HS đọc phần tiểu dẫn. + Trình bày nội dung chính của phần tiểu dẫn? _ Tác giả? Năm sinh? Quê quán? _ Quá trình tham gia cách mạng? _ Những chức vụ từng giữ? _ Năm mất? _ Tác phẩm tiêu biểu? _ Những bài viết khác? _ Hãy rút ra kết luận về tác giả Phạm Văn Đồng? + HS đọc văn bản. + Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản? + Trình bày mục đích của bài viết? + Bài viết có thể được chia làm mấy phần? _ Đoạn1? Nội dung đoạn 1? _ Đoạn 2? Nội dung của đoạn 2? _ Đoạn 3? Nội dung của đoạn 3? + HS đọc lại đoạn văn của phần mở bài. _ Cách nhìn mới mẻ của tác giả về NĐC là gì? + Cách đặt vấn đề của tác giả như thế có ý nghĩa gì? + HS đọc lại phần thân bài. + Luận điểm một của phần thân bài là gì? + GV nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận về nội dung luận điểm một. + Giá trị của luận điểm một? + Luận điểm hai của phần thân bài là gì? ( HS tự tìm hiểu và trả lời độc lập theo hiểu biết cá nhân) + Giá trị của luận điểm hai trong bài viết của tác giả? + Luận điểm thứ ba của bài viết là gì? + Vì sao tác phẩm “LVT” có tình trạng “Tam sao thất bản”? + HS đọc lại phần kết bài . + Luận điểm của phần kết bài là gì? + GV cho 1-2 HS đọc phần ghi nhớ. I.TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: Phạm Văn Đồng( 1906-2001). – Quê: Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi. * Quá trình tham gia cáh mạng: + Tham gia cách mạng từ năm 1925. + Gia nhập hội “ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”( 1926). + 1927 về nước hoạt động. +1929 bị bắt đày ra Côn Đảo. +1936 ra tù tiếp tục hoạt động. + Tham gia chính phủ lâm thời 1945. Sau đó liên tục giữ chức: Bộ trưởng bộ ngoại giao(1954), Phó thủ tướng, Thủ tướng chính phủ(1955-19981).Chủ tịch hội đồng bộ trưởng( 1981-1987). Đại biểu quốc hội từ khóa I đến khóa VII.Mất năm 2001. *Tác phẩm tiêu biểu: “ Tổ quốc ta, nhân dân ta và người nghệ sĩ”. Trong tác phẩm này có bài viết về: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh. Và các bài: Hiểu biết, khám phá và sáng tạo để phục vụ tổ quốc và chủ nghĩa xã hội(1968), Tiếng Việt một công cụ cực kì lợi hại trong công cuộc cách mạng tưtưởng, văn hóa( 1979) Kết luận: PVĐ là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, người học trò, người đồng chí thân thiết của Chủ tịch hồ Chí minh. Một nhà văn hóa lớn.Ông được tặng thưởng huân chương sao vàng và nhiều huân chương cao quí. 2.Văn bản: * Hoàn cảnh: -Bài viết đăng trên tạp chí văn học số 7-1963, nhân kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.( 3/7/1888). – Năm 1963, tình hình ở miền Nam có nhiều biến động lớn.Phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công được phát động ở khắp nơi. – Mĩ-Ngụy thay đổi chiến thuật , chiến lược chuyển từ chiến trnh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ. – Những nhà sư tự thiêu: Hòa thượng Thích Quảng Đức(Sài-Gòn 11/6/1963), Tu sĩ Thích Thanh Huệ tại trường Bồ Đề ( Huế 13/8/1963) . * Mục đích: -Kỉ niệm ngày mất của nhà văn tiêu biểu, người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận văn hóa tưtưởng. – Tác giả bài viết này có ý định hu6ống và d8iều chỉnh cách nhìn và chiếm lĩnh tác gia Nguyễn Đình Chiểu.Đánh giá đúng vẻ đẹp trong thơ văn của nhà thơ đất Đồng Nai. Đồng thời khôi hpục giá trị đích thực của tác phẩm “Lục Vân Tiên”. – Thể hiện mối quan hệ giữa văn học và đời sống, giữa người nghệ sĩ chân chính và hiện thực cuộc đời. – Đặc biệt nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc. * Bố cục: Bài viết chia làm ba đoạn: – Đoạn 1: từ đầu đến “một trăm năm”. Cách nêu vấn đề:Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này. – Đoạn 2: tiếp đến “ còn vì văn hay của “ Lục Vân Tiên”. Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ yêu nước. Thơ Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam bộ. “Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu. – Đoạn 3: phần còn lại. Nêu cao địa vị tác dụng của văn học nghệ thuật. Nêu cao sứ mạng lịch sử của người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận văn hóa tư tưởng. II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: Phần mở bài: * Tác giả đưa ra cách nhìn mới mẻ về NĐC: + So sánh liên tưởng văn chương NĐC như “Vì sao có ánh sáng khác thướng. Nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng”.Đây là cái nhìn khoa học và có ý nghĩa nhưmột định hướng tìm hiểu về văn chương NĐC. + Nhận định “ Văn chương thầy Đồ Chiểu không phải là thứ văn chương hoa mĩ, óng chuốt, cũng không phải là vẻ đẹp của cây lúa xanh uốn mình trong làn gió nhẹ, mà là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng”. Đó là thứ văn chương đích thực. Cho nên đứng về một vài điểm hình thức câu thơ chưa thật chuốt, thật mượt mà đánh giá thấp thơ văn NĐC”. + Mặt khác “ có người chỉ biết NĐC là tác giả của cuốn “Lục Vân tiên” và hiểu về “Lục Vân Tiên” cũng khá thiên lệch về nội dung và văn, còn rất ít biết về thơ văn yêu nước của NĐC, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm” + Câu mở đầu “Ngôi sao NĐC một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc, nhất là trong lúc này”. Đây là luận điểm của phần đặt vấn đề. Phần thân bài: a.Nội dung: Một là vài nét về con người của NĐC và quan niệm sáng tác. * Luận điểm là: “NĐC là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn thưc dân xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước chúng ta”. Để làm sáng tỏ luận điểm này tác giả đưa ra những luận cứ: -Sinh ra trên đất Đồng Nai hào phóng. – Triều đình nhà Nguyễn cam tâm bán nước, khắp nơi nổi dậy hưởng ứng chiếu Cần Vương. – Bị mù cả hai mắt, NĐC viết thơ văn phục vụ cuộc chiến đấu của đồng bào Nam bộ ngay từ những ngày đầu. – Thơ văn còn ghi lại tâm hồn trong sáng và cao quí của NĐC. – Thơ văn ghi lại thời kì lịch sử khổ nhục nhưng vĩ đại. – Cuộc đời và hoạt động của NĐC là một tấm gương anh dũng. – Đất nước và cảnh ngộ riêng càng long đong thì khí tiết càng cao. – Cuộc đời và thơ văn NĐC là của một chiến sĩ luôn hi sinh phấn dđấu vì nghĩa lớn. Thơ văn NĐC là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc xâm lược và tôi tớ của chúng. – Với NĐC cầm bút viết văn là một thiên chức. Ông khinh miệt những kẻ lợi dụng thơ văn để làm việc phi nghĩa: “ Thấy nay cũng nhóm văn chương Vóc dê da cọp khôn lường thực hư”. Luận điểm đưa ra có tính khái quát bao trùm. Luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng cũng rất cụ thể, tiêu biểu, có sức cảm hóa. * Luận điểm hai : “ thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam bộ từ năm 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời”. + Tái hiện lại một thời đau thương và khổ nhục nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc. + Phần lớn thơ văn Đồ Chiểu là những bài văn tế ca ngợi những anh hùng tận trung với nước và than khóc những ngưới liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Đặc biệt người nghĩa sĩ nông dân chỉ biết cuốc cày đã trở thành anh hùng cứu nước. Văn viết rõ ràng, lí lẽ đưa ra có dẫn chứng đầy đủ. Đó là cách lập luận chặt chẽ, làm cho người đọc người nghe lĩnh hội được vẻ đẹp đáng trân trọng, kính phục con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Bởi lẽ NĐC là nhà Nho yêu nước tiêu biểu, tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, trọng đạo lí. Thơ văn NĐC là vũ khí chống bọn xâm lược và là bài ca chính nghĩa, ca ngợi đạo đức ở đời. Tất cả kết hợp với tình cảm nồng hậu của PVĐ đối với NĐC để bài viếtgiàu tính thuyết phục. *Luận điểm ba: “ Lục Vân Tiên” là tác phẩm lớn của NĐC rất phổ biến trong dân gian nhất là ở miền Nam. + “ LVT” ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quí trọngở đời, ca ngợi những người trung nghĩa: LVT, KNN, VTT, HM, TĐ là những người đáng kính, đáng yêu, trọng nghỉa khinh tài, mặc dầu khổ cực, gian nguy, quyết phấn dđấu vì nghĩa lớn.Họ đấu tranh chống mọi giả dối bất công và họ đã chiến thắng. + Về văn chương của “LVT”, đây là “một chuyện kể”, “chuyện nói”, lời văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền bá rộng rãi trong dân gian. + Tác giả bác bỏ ý kiến chưa hiểu đúng về truyện “LVT” do hoàn cảnh thực tế ( bị mù, nhờ người viết) nên có tình trạng “Tam sao thất bản”. Phần kết bài: * Luận điểm là: “ Đời sống và sự nghiệp NĐC là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, sứ mạng người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng”. Thực chất là rút ra bài học sâu sắc: + Đốt nén hương lòng tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc. + Mối quan hệ giữa văn học và đời sống. + Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. 4/.CỦNG CỐ: GV giúp HS củng cố nội dung chính của bài học: + Tác giả Phạm Văn Đồng. + Bố cục bài viết. + Nội dung ba phần của văn bản. 5/.DẶN DÒ: +Học bài cũ. + Chuẩn bị bài mới: *RÚT KINH NGHIỆM:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 12 : Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!