Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Lục Vân Tiên Gặp Nạn – Ngữ Văn 9 Tập 1 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu.
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn được trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên, nằm ở phần thứ hai của truyện. Vân Tiên và tiểu đồng đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đi thi trở về. Vốn đã có lòng đố kị, ghen ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội để hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng trói lại rồi giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa sẽ dẫn về quê nhà. Đợi đến đêm khuya vắng vẻ, hắn mới thực hiện hành động tội ác của mình.
* Bố cục: Đoạn trích có thể được chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1: 8 câu đầu: Tội ác của Trịnh Hâm.
Đoạn 2: Những câu còn lại: Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông ngư.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Chủ đề của đoạn trích là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác:
Cái ác: Do ganh ghét, đố kị tài năng của Lục Vân Tiên nên Trịnh Hâm đã trở thành một kẻ độc ác, nhẫn tâm hãm hại Lục Vân Tiên ngay cả khi Vân Tiên không còn khả năng đe dọa đến bước đường công danh của hắn.
Câu 2:
* Phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên:
Lục Vân Tiên đang bị mù, mất hết tiền bạc, không còn khả năng kháng cự mà Trịnh Hâm vẫn nhẫn tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn, lại tin tưởng nhờ mình giúp đỡ.
Trịnh Hâm là một con người đểu cáng, phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Lục Vân Tiên trở về quê nhà.
* Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này rất đặc sắc, chỉ với số câu ngắn gọn mà tác giả đã sắp xếp tình tiết một cách hợp lí, thể hiện diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất độc ác của Trịnh Hâm.
Câu 3:
Sự đối lập giữa cái ác và cái thiện qua đoạn trích: là sự đối lập giữa tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác của Trịnh Hâm với tấm lòng cao cả, bao dung, nhân ái của ông Ngư.
Qua đoạn trích, chúng ta có thể thấy:
Ông ngư và gia đình cứu vớt Lục Vân Tiên rất khẩn trương, sốt sắng, đều cầu mong cứu được người bị nạn.
Qua lời nói của ông ngư với Lục Vân Tiên, mặc dù gia cảnh nhà ông cũng khó khăn, ăn uống cũng đạm bạc nhưng vẫn sẵn sàng cưu mang Lục Vân Tiên.
Cuộc sống lao động của ông Ngư: gần gũi với thiên nhiên, tách biệt hoàn toàn với chốn danh lợi nhộn nhịp, ồn ào.
Câu 4:
Theo em, những câu thơ hay nhất trong đoạn trích là 14 câu thơ cuối:
Ngư rằng lòng não chẳng mơ
…
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.
Đây là đoạn thơ với rất nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, mở ra một khoảng thiên nhiên cao rộng, khoáng đạt với trời, đất, vịnh, doi, chích, đầm, bầu, chơi trăng, tắm mưa, chải gió,… Có thể nói, con người hòa hợp trong cái thế giới thiên nhiên ấy, trải nghiệm niềm vui sống với tâm hồn luôn thanh thản, không vướng bận sự đời. Phải chăng Nguyễn Đình Chiểu đang nhập thân vào nhân vật để nói lên khát vọng sống và niềm tin yêu của mình vào cuộc đời?
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Soạn Bài Lục Vân Tiên Gặp Nạn Lớp 9
Đề bài: Soạn Bài Lục Vân Tiên Gặp Nạn Lớp 9
Bài Làm
Câu 1: Chủ đề của đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn là: Tác giả phê phán cái ác, đề cao và ca ngợi cái thiện, thổ hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
Câu 2:
Trong văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn Trịnh Hâm hiện lên là một người độc ác, bất nhân, bất nghĩa, mưu mô, xảo quyệt.
Trong lúc Lục Vân Tiên rơi vào hoàn cảnh hoạn nạn, khó khăn: tiền hết, mù lòa, bơ vơ nơi đất khách quê người, cần dược giúp dỡ, Trịnh Hâm đã không giúp đỡ bạn mà trái lại còn đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp như thế. Hắn giả nhân giả nghĩa, đẩy Vân Tiên ngã xuống sông, nhưng lại giả bộ xót thương bạn. Những hành động độc ác của Trịnh Hâm là những việc làm có sắp xếp, có mưu mô, tính toán trước sau. Do hắn ghen ghét, đố kị với tài năng của Lục Vân Tiên ngay từ lúc mới gặp mặt hắn lo cho con đường tiến thân của mình. Dù bạn mù lòa song Trịnh Hâm vẫn ra tay hóm hại, chứng tỏ sự độc ác dường như đó ngấm vào máu thịt hắn, đó trở thành bản chất con người hắn.
Đây là đoạn thơ tự sự đặc sắc. Chỉ tám dòng thơ, tác giả đã sắp xếp các tình tiết một cách hợp lí, thể hiện diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất độc ác của Trịnh Hâm.
Câu 3:
a) Nguyễn Đình Chiểu không hề bi quan về cuộc đời, dựng lên hình ảnh của cái ác tấm lòng nhân ái của nhà thơ muốn tạo ra sự đối lập để tôn vinh cái thiện. Trong đoạn trích, nếu Trịnh Hâm là đại diện cho cái ác thì ông Ngư và gia đình lại đại diện cho cái thiện. Cái thiện trong đoạn trích được thể hiện qua:
– Ông Ngư và cả gia đình cứu sông Vân Tiên. Thấy người bị nạn, ông Ngư lập tức “vớt ngay lền bờ”, sau đó thì cứu chữa hết sức tận tình chu đáo:
“Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.”
Sau đó, ông Ngư chân thành mời Vân Tiên ở lại mà không ngại tốn kém:
“Ngư rằng: “Người ở cùng ta
Hôm mai hẩm hút một nhà cho vui”.
– Qua lời nói của ông Ngư với Vân Tiên, ta thấy được tấm lòng vị tha, tinh thần trọng nghĩa khinh tài của ông Ngư. Đó là những con người tốt bụng, nghĩa hiệp, làm ơn mà không mong chờ sự báo đáp. Ngư rằng:
“Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
… Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời.”
– Ông Ngư là một con người yêu lao động, yêu cuộc sống. Cuộc sống lao động của ông trong sạch, không màng danh lợi, khinh ghét thói đời đen bạc tráo trở. – Tác giả gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường qua đoạn trích này.
b) Bằng đoạn thơ trên, tác giả gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường. Cùng với những Hớn Minh, Vương Tử Trực, ông Tiều, ông quán,… ông ngư đã đại diện cho cái thiện trong thiên truyện Truyện Lục Ván Tiên. Qua những nhân vật này, Nguyền Đình Chiểu thể hiện một cái nhìn tiến bộ, lạc quan đậm chất nhân dân.
Câu 4:
“Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
Rày doi mai mịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng”
Đây là một trong những đoạn thơ hay của tác phẩm. Ý thơ phóng khoáng, sâu xa, lời lẽ thanh thoát, uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp và gợi cảm. Vũ trụ bao la, thiên nhiên tuyệt mĩ với những doi, vịnh, chích, đầm, bầu trời, mặt đất, gió, trăng,.. Con người hòa nhập trong cảnh đẹp ấy không chút cách biệt: hứng gió, chơi trăng, tắm mưa,… Tác giả sử dụng rất nhiều từ miêu tả trạng thái tâm hồn thanh thản của Ngư ông, vui vầy, thong thả, nghêu ngao, vui thầm, thung dung, vui say… Tưởng chính nhà thơ đang nhập thân vào nhân vật để nói lên khát vọng sống và niềm tin yêu cuộc đời của mình.
Soạn Bài Lục Vân Tiên Gặp Nạn (Siêu Ngắn)
Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Bố cục
– Phần 1: 8 câu đầu: Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên
– Phần 2: Còn lại: Vân Tiên được vợ chồng ông chài cứu sống
Soạn bài
Câu 1 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Chủ đề của đoạn trích là thể hiện niềm tin của nhân dân vào sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện. Người ở hiền ắt sẽ gặp lành
Câu 2 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Trịnh Hâm lấy tay đẩy Vân Tiên xuống dưới nước sau đó hô vang gọi người đến cứu như không biết có chuyện gì xảy ra. Sau đó dùng những lời lẽ dối trá để lừa gạt mọi người.
Chỉ trong 8 câu thơ tác giả đã dẫn dắt được một tình huống hợp lí, hành động nhanh mau lẹ của Trịnh Hâm. Cho thấy Trịnh Hâm đã tính toán rất kĩ khi hành động. Trịnh Hâm là người lòng lang dạ sói, phản bội lại bạn bè, lời hứa của mình vì tham vọng.
Câu 3 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Ông Ngư ra tay cứu vớt Vân Tiên, lắng nghe Vân Tiên kể lại sự tình. Ông Ngư bày tỏ mong muốn Vân Tiên ở lại với mình, chỉ mong muốn làm việc nghĩa chứ không mong việc được đền ơn.
– Cuộc sống lao động thường ngày của ông Ngư: Ngày thì kéo lưới, mệt thì quăng câu dầm một cách thong thả, ung dung, tự tại. Thỉnh thoảng nghêu ngao câu hát, tắm mưa chải gió mà không quản ngại chi.
– Qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả với cuộc sống lao động bình thường, ung dung tự tại của con người lao động. Đồng thời thể hiện sự cảm kích trước tấm lòng lương thiện của họ.
Câu 4 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Câu mà em cho là hay nhất: “Nước trong rửa ruột sạch trơn – Một câu danh lợi chi sờn lòng đây”. Hai câu thơ này cho thấy tấm lòng trượng nghĩa của lão Ngư. Ông là một người không màng đến danh lợi chỉ mong cứu giúp người đời. Ở đời mấy người có được tâm thế như vậy.
Luyện tập
+ Trong Truyện Lục Vân Tiên, những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư là: giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh.
+ Những nhân vật ấy đều là những người có nhân cách cao cả, có lòng tốt, sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn.
+ Thông qua những nhân vật này, tác giả gửi gắm tư tưởng nhân đạo, niềm tin vào công lý và chính nghĩa, niềm tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.
Soạn Bài Lục Vân Tiên Gặp Nạn
Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Bố cục:
– 8 câu đầu : Tội ác của Trịnh Hâm.
– Các câu còn lại : Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông ngư.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Chủ đề đoạn trích : qua sự đối lập thiện và ác, tác giả đề cao cái thiện, phê phán cái ác, thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Nghệ thuật của đoạn thơ : rất ngắn gọn (6 câu) nhưng rất mạch lạc, kết cấu hoàn chỉnh. Đoạn thơ ngắn cũng diễn tả tính chất nhanh gọn của hành động.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Đối lập cái ác với cái thiện :
Đối lập với sự nhỏ nhen, ích kỉ, độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung nhân ái, hào hiệp của ông Ngư :
– Ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên rất khẩn trương, sốt sắng, cả nhà đều một tay cứu người bị nạn.
– Lời nói của ông Ngư với chàng : gia đình ông ăn những thức ăn đạm bạc qua bữa, gia cảnh khó khăn, vậy mà vẫn cưu mang một người lạ.
– Cuộc sống lao động của ông Ngư : xa lánh chốn danh lợi tầm thường, sống hòa nhập với thiên nhiên.
→ Tác giả ngợi ca người lao động khổ cực nhưng giàu tình nghĩa, đặt niềm tin vào cái thiện.
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Đoạn thơ giàu cảm xúc khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã. Đoạn cuối nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, con người với thiên nhiên hòa nhập.
Luyện tập
(trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có …
Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư trong đoạn trích này là ông Tiều, ông Quán, bà lão dệt vải trong rừng. Họ có điểm chung là những người lao động bình dị, chất phác, giàu tình thương. Tác giả muốn ngợi ca phẩm chất cao đẹp của những người lao động.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Lục Vân Tiên Gặp Nạn – Ngữ Văn 9 Tập 1 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!