Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài: Lao Xao – Ngữ Văn 6 Tập 2 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 Tập 2)
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Văn bản Lao xao được trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khán, được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987.
* Tóm tắt:
Trời chớm vào hè, cây cối um tùm, tỏa ngát hương hoa, ong bướm nhộn nhịp bay nhảy. Thế giới của các loài chim ở đồng quê hiện lên sinh động với đa dạng các loài chim. Chim Bồ các thì to mồm, chị Điệp nhanh nhảu. Rồi cả sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chú chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp thì lại suốt ngày rúc trong bụi cây, chim diều hâu hung ác đuổi bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chim chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Rồi có cả chim cắt hung dữ đến mức không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.
* Bố cục:
Văn bản Lao xao có thể được chia làm 2 đoạn:
Đoạn 2: còn lại: Miêu tả thế giới các loài chim.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.
a) Những loài chim được nói đến trong bài văn: bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú, quạ đen, diều hâu, quạ khoang, bìm bịp, chim cắt, chèo bẻo.
b) Các loài chim hoàn toàn được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau, cụ thể: nhóm chim hiền, nhóm chim dữ và lũ chim ác.
c) Có thể nhận xét, lời kể của tác giả trong bài văn rất tự nhiên. Cách tả mỗi con vật đều rất độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Không những thế, cách xâu chuỗi hình ảnh và chi tiết rất hợp lý và bất ngờ. Đặc biệt, mặc dù mục đích chính của bài văn là miêu tả thiên nhiên, miêu tả về thế giới loài chim, nhưng cảm giác lý thú và tự nhiên mà người đọc cảm nhận được chính là nhờ cảnh đó được miêu tả qua con mắt và trí tưởng tượng của một cậu bé.
Câu 2:
a) Những loài chim được miêu tả:
Chim Bồ các: tiếng kêu các các, vừa bay vừa kêu cứ như là bị ai đuổi đánh
Diều hâu: có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm
Chim cắt: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn
b) Tác giả kết hợp kể và tả trong môi trường sinh sống, trong những hoạt động của chúng và trong mối quan hệ với những loài khác:
Chim Bìm bịp kêu thì chim ác mới ra mặt
Nhạn vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”
Tu hú đến khi mùa vải chín, khi quả hết, nó bay đi đâu biệt
c) Qua việc miêu tả những loài chim, cho thấy tài quan sát của tác giả rất nhạy bén, tỉ mỉ, vốn hiểu biết phong phú về những loài chim ở làng quê. Đồng thời, chúng ta cũng cảm nhận được tình cảm yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, với làng quê của tác giả. Đặc biệt hơn khi nhà văn vẫn giữ nguyên vẹn cho mình cái nhìn và những cảm xúc hồn nhiên của tuổi thơ khi kể và tả về thiên nhiên làng quê.
Câu 3:
Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích:
Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già; Dây mơ, rễ má; Lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn
Đồng dao: Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các…
Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo
Cách cảm nhận đậm chất dân gian về những loài chim trong bài đã tạo nên sự sinh động trong lời kể, giúp cho mạch văn phát triển một cách tự nhiên và gần gũi với con người. Tuy nhiên, trên thực tế, những quan niệm dân gian ấy, bên cạnh nét hồn nhiên, chất phác, nét tự nhiên, gần gũi, thì không phải không có những hạn chế của cách nhìn mang tính định kiến và thiếu căn cứ khoa học. Ví dụ như từ sự tích chim bìm bịp mà cho rằng chỉ khi con chim này kêu thì những loài chim ác, chim dữ mới xuất hiện,…
Câu 4:
Bài văn Lao xao đã mang đến cho em những hiểu biết rất thú vị về các loài chim. Cho em hiểu rõ hơn về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim mà em chưa biết tới. Qua đó, giúp cho mỗi chúng ta ý thức hơn trong việc giữ gìn và trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.
3.4
/
5
(
184
bình chọn
)
Hướng Dẫn Soạn Bài Lao Xao Sgk Ngữ Văn 6 Tập 2
Hướng dẫn Soạn Bài 27 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Lao xao sgk Ngữ văn 6 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.
Văn bản
1. Tác giả
– Duy Khán (1934 – 1993)
– Nguyên quán: Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh; trú quán: thành phố Hải Phòng; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
– Duy Khán sinh trưởng trong gia đình nông dân nghèo, từng tham gia nhập ngũ
– Tác phẩm đã xuất bản: Trận mới (tập thơ, 1972); Tuổi thơ im lặng (truyện, 1986); Tâm sự người đi (tập thơ, 1987).
– Nhà văn đã được nhận Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 với tác phẩm: Tuổi thơ im lặng.
2. Tác phẩm
– Lao xao được trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán (1985)
– Tác phẩm được giải thưởng Hội nhà văn năm 1987
– Tóm tắt:
Đọc – Hiểu văn bản
1. Trả lời câu hỏi 1 trang 113 sgk Ngữ văn 6 tập 2
Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không, hay hoàn toàn tự do. Để trả lời câu hỏi này, em hãy:
a) Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.
b) Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?
c) Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.
Trả lời:
Trong bài, tác giả nhắc tới rất nhiều loài chim ở làng quê song không phải tả một cách ngẫu nhiên hay lộn xộn. Việc lựa chọn sắp xếp thứ tự tả có trình tự rõ rệt theo từng nhóm gần nhau.
a) Trình tự tên các loài chim được nói đến:
– Chim hiền: bồ các, chim ri, chim sáo, sáo sậu, sáo đen, tu hú, bìm bịp,…
– Chim dữ:
+ Diều hâu có mũi khoằm.
+ Quạ đen, quạ khoang.
+ Chim cắt cánh nhọn như dao.
– Loài chim đánh lùi các lũ chim ác: chèo bẻo.
b) Các loài chim được sắp xếp theo nhóm loài gần nhau (như câu a)).
c) Tìm hiểu ta thấy:
– Cách dẫn dắt lời kể rất tự nhiên.
– Cách tả mỗi con vật rất đặc trưng độc đáo cho hoạt động mỗi loài, nghệ thuật nhân hóa làm thế giới loài chim sinh động.
– Cách xâu chuỗi các hình ảnh bất ngờ hợp lí.
2. Trả lời câu hỏi 2 trang 113 sgk Ngữ văn 6 tập 2
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể là:
a) Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ ở điểm gì? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính).
b) Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.
c) Nhận xét về tài quan sát và tình cảm PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.
Trả lời:
a) Cách miêu tả các loài chim:
– Bồ các: kêu váng lên (tiếng kêu các các, vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh).
– Sáo: hót , tọ tọe học nói
– Tu hú: đậu cây tu hú mà kêu to nhất họ.
– Chim ngói: sạt qua rồi vội vã kéo về.
– Nhạn: vùng vẫy tít trời xanh kêu chéc chéc.
– Bìm bịp: được kể bằng câu chuyện hấp dẫn như cổ tích.
– Diều hâu: mũi khoằm, tiếng kêu rú lên, lao như mũi tên đánh nhau bắt gà con, đánh hơi tinh lắm.
– Chèo bẻo: đánh diều hâu túi bụi, kêu chè cheo chét.
– Chim cắt: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn, khi đánh nhau chỉ xỉa bằng cánh.
→ Loài chim hiền được miêu tả bằng tiếng kêu và tiếng hót, loài trung gian được qua miêu tả màu sắc và tiếng kêu, loài chim ác qua miêu tả hoạt động bắt mồi và cách sinh tồn.
b) Kết hợp giữa kể và tả trong môi trường sinh sống hoạt động của chúng và trong mối quan hệ các loài:
– Nhạn vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”.
– Tu hú đến khi mùa vải chín, khi quả hết, nó bay đi đâu biệt.
– Bìm bịp kêu thì chim ác mới ra mặt.
– Diều hâu bắt gà con, chim cắt xỉa chết bồ câu, chèo bẻo đánh bồ câu và chim cắt.
– Nói về họ nhà sáo: Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất.
– Nói về chèo bẻo: Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm.
– Nói vể chim cắt: Chúng là loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến… cho đến nay chưa có loài chim nào trị được nó.
c) Nhận xét tài quan sát, tình cảm PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả với thiên nhiên làng quê qua việc miêu tả các loài chim
– Nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt, thế giới loài chim liên kết như một xã hội loài người có hiền, dữ, giải quyết bằng mâu thuẫn bạo lực,….
– Để miêu tả như vậy tác giả phải có tình cảm gắn bó với thiên nhiên làng quê sâu sắc.
3. Trả lời câu hỏi 3 trang 113 sgk Ngữ văn 6 tập 2
Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng.
Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?
Trả lời:
Chất liệu văn hóa dân gian trong văn bản:
– Đồng dao: Bồ các là bác chim ri, chim ri là rì sáo sậu…. tu hú là chú bồ các..
– Thành ngữ: Dây mơ, rễ má; Kể cắp gặp bà già; lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn.
– Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo.
Chất văn hoá dân gian còn thấm đượm trong cái nhìn và cảm xúc của người kể vể các loài chim và cuộc sống ở làng quê. Đó là cách nhìn các loài chim trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là những thiện cảm hoặc ác cảm với từng loài chim theo những quan niệm phổ biến và lâu đời trong dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất như của con người (ví dụ: các nhận xét về bìm bịp, chèo bẻo).
Trong những quan niệm dân gian ấy, bên cạnh nét hồn nhiên, chất phác, không phải không có những hạn chế của cách nhìn mang tính định kiến, thiếu căn cứ khoa học (ví dụ: từ chuyện về sự tích chim bìm bịp mà cho rằng chỉ khi con chim này kêu thì các loài chim ác, chim dữ mới ra mặt…)
4. Trả lời câu hỏi 4 trang 113 sgk Ngữ văn 6 tập 2
Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
Trả lời:
– Bài văn đem đến những thông tin thú vị về các loài chim, từ tập tính, hình dáng cho tới thói quen bắt mồi…
– Giúp ta thêm hiểu, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi trang 114 sgk Ngữ văn 6 tập 2
Em hãy quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.
Trả lời:
Quan sát và miêu tả một loài chim ở quê em:
– Đối tượng miêu tả: chim bồ câu, chim sẻ, chim chào mào, chim chích chòe, chim cút, chim sáo,…
– Vẻ ngoài: bộ lông, màu sắc, kích cỡ, …
– Tập tính sinh hoạt.
– Sự thích thú, tình cảm của em với loài chim ấy.
Bài tham khảo một số loài chim
Chiều nào cũng vậy, con hoạ mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như suốt một ngày hôm đó, nó vui mừng vì đã được tha hồ rong đuổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát trong khe núi, nếm bao nhiêu thứ quả ngon ngọt nhất ở rừng xanh. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn ai bấm trong bóng xế, mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại thu đầu vào lông cổ im lặng ngủ, ngủ say sưa, sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng, chào sáng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển bụi nọ bụi kia, tìm vài con sâu, ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút về phương Đông.
Quê hương em có rất nhiều loài chim như chào mào, chim chích, bồ nông,…nhưng quen thuộc nhất với em vẫn là chim sẻ. Vẻ ngoài của chim sẻ khá nhỏ nhắn. Cái đầu nó tròn, to cùng cái mỏ ngắn trông thật đáng yêu. Màu lông chim sẻ cũng khá phong phú. Có con toàn thân màu cỏ úa. Có con lại một màu nâu đen. Có con đặc biệt hơn với màu trắng ở cổ và bụng tạo thành sọc. Chân chim sẻ có bốn ngón, ba ngón trước và một ngón cái ở phía sau. Chúng tường kiếm ăn theo đàn khoảng ba đến chín con, cũng có thể đông hơn. Thức ăn của chúng là sâu bọ, các hạt thóc cỏ còn sót lại sau mỗi vụ thu hoạch. Do đó chim sẻ là người bạn thân thiết của nhà nông.
Các bài văn hay
1. Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Lao xao (trích trong hồi kí Tuổi thơ im lặng của Duy Khán)
Bài làm:
Bài văn Lao xao trích từ tập hồi kí Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, một trong những tác phẩm được dư luận đánh giá cao trong mảng văn học thiếu nhi từ sau năm 1975 trở lại đây. Qua những kỉ niệm thời niên thiếu của mình ở một làng quê thuộc tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã dựng lại bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt ở nông thôn thuở trước. Tuy đơn sơ, nghèo khó nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp tươi mát và ấm áp tình người.
Bằng đôi mắt quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến quê hương, nhà văn đã vẽ nên bức tranh sinh động, phong phú về thế giới các loài chim.
Sau mấy câu mở đầu miêu tả khung cảnh làng quê lúc chớm vào hè, tác giả tả và kể về một số loài chim quen thuộc. Các loài chim được chia theo hai nhóm. Nhóm chim lành gần gũi với con người như bồ các, sáo sậu, tu hú… Nhóm chim ác như diều hâu, quạ, chim cắt… Đặc biệt là chèo bẻo dám đánh lại lũ chim ác. Tác giả đã chọn ở mỗi loài chim một vài nét nổi bật về tiếng kêu, màu sắc, hình dáng, hoặc tập tính của chúng để miêu tả.
Khung cảnh làng quê lúc sang hè với bao màu sắc và hương thơm của các loài hoa quen thuộc, cùng với vẻ nhộn nhịp, xôn xao, tất bật của bướm ong:
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
Đây là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp thể hiện vốn sống, vốn hiểu biết khá phong phú của tác giả. Thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn trong sáng và trí tưởng tượng phong phú của tuổi thơ. Từng loài chim được miêu tả trong mối quan hệ với con người, theo cách đánh giá của dân gian và ít nhiều mang tính biểu tượng cho từng loại người trong xã hội:
Con tu hú to nhất họ, nó kêu “tu hú” là mùa tu hú chín; không sai một tẹo nào. Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. Tiếng tu hú hiếm hoi; quả hết, nó bay đi đâu biệt. (Quả tu hú tức là quả vải).
Bầu trời cao rộng, những cánh chim thoả sức vẫy vùng:
Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn. Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh…
Các loài chim dữ như diều hâu, quạ, chim cắt… chủ yếu được miêu tả qua đặc điểm hoạt động của chúng như diều hâu hay bắt gà con, chèo bẻo hay đánh nhau với diều hâu và chim cắt…
Tác giả kể chuyện con sáo nhà bác Vui tọ toẹ học nói, chuyện về sự tích con bìm bịp và tả những cuộc giao chiến giữa các loài chim: Ấy là nhũng con chèo bẻo. Chúng lao vào đánh con diều hâu túi bụi. Lông diều hâu bay vung tứ linh, miệng kêu la “chéc, chéc”, con mồi rời mỏ diều hâu rơi xuống như một quả rụng. Diều hâu biên mất. Con diều hâu được mẻ hú vía, lần sau cụ bảo cũng không dám đến. Nếu có đến lại là con khác!
Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già. Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét”… Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm.
Đó là cách nhìn trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là thiện cảm hoặc ác cảm với từng loài chim theo quan niệm phổ biến lâu đời của dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất như con người.
Qua những kỉ niệm thời niên thiếu, nhà văn Duy Khán đã tái hiện bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở nông thôn. Hiện thực cuộc sống đã trở thành chất liệu nghệ thuật dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn. Có thể nói Duy Khán đã gửi cả tâm hồn mình vào những trang viết mộc mạc, hồn nhiên và đầy chất thơ như thế.
2. Phân tích bức tranh thiên nhiên làng quê trong bài Lao xao
Bài làm:
Bức tranh thiên nhiên làng quê hiện lên trong đoạn trích Lao Xao của Duy Khán thật sinh động, gần gũi với mỗi chúng ta. Đọc văn bản ta như được hòa vào thế giới của các loài chim, của các bài đồng dao thấm đẫm chất dân gian,… và càng thêm yêu hơn phong cảnh làng quê Việt Nam.
Đoạn trích bắt đầu bằng không gian chớm hè, cái náo nhiệt, sôi động của mùa hạ đã tràn ngập khắp nơi: cây cối um tùm, tươi tốt, “cả làng thơm” , đó là mùi hương của “cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng… thơm như mùi mít chín….”. Những mùi vị vô cùng thân thuộc, gần gũi, dung dị, tự nhiên mà biết bao trìu mến với mỗi người.
Nhưng đâu chỉ có hương thơm, bức tranh còn trở nên sinh động hơn khi có sự góp mặt của những con ong, cái bướm. Nào ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đang đánh nhau, tranh giành nhau để hút mật, những chú bướm hiền lành lặng lẽ rủ nhau bỏ đi. Từng hình ảnh đẹp đẽ, êm đềm của một vùng quê thanh bình hiện lên khiến người đọc chẳng thể nào quên được.
Ống kính máy quay di chuyển đến những đứa bé ngây thơ, hồn nhiên, chúng tụ đang tập ở góc sân, bàn tán, nói chuyện râm ran với nhau. Và cũng chính lúc ấy thế giới của các loài chim đa dang, phong phú hiện ra.
Các loài chim được chia ra làm từng lớp từ chim hiền cho đến chim dữ, với tài năng quan sát và sự am hiểu thế giới loài chim Duy Khán còn chỉ ra những đặc điểm riêng biệt của chúng. Bắt đầu là những chú bồ các với tiếng kêu váng trời, và loài chim này cũng thật đáng yêu khi vừa bay vừa kêu cứ như có ai đang đuổi đánh.
Qua lời chị Điệp nào chim ri, sáo sậu, sáo đen,…cũng lần lượt xuất hiện. Chúng đều là họ hàng của nhau và có cùng chung đặc điểm ấy là “hiền”, khi sáo sậu, sáo đen hót báo hiệu năm ấy được mùa; mỗi khi tu hú kêu là thông báo quả đã chín đỏ cây, quả không sai chút nào.
Len lỏi trong những âm vang vui tươi là tiếng kêu của những con bìm bịp. Để lí giải về tiếng kêu của loài chim này, Duy Khán đã kể lại ngắn gọn truyện Sự tích còn bìm bịp. Với sự đan xen hài hòa giữa truyện dân gian và mạch kể khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
Mỗi khi bìm bịp kêu là những loài chim ác, chim xấu xuất hiện. Cách tác giả chuyển từ miêu tả các loài chim hiền qua các loài chim dữ cũng thật tinh tế, thông qua tiếng bìm bịp kêu là sự xuất hiện của con diều hâu hung ác. Con diều hâu được tác giả mô tả các chi tiết về ngoại hình, đặc điểm: bay cao tít, mũi khoằm và đánh hơi rất tinh.
Thêm vào đó là hình ảnh của những con quạ đen, quạ khoang chuyên đi ăn trộm trứng,… Tiếp đến là loài chim cắt, cánh nhọn như dao chọc tiết lợn, chúng được ví như loài quỷ đen vụt đến vụt đi. Nhưng chúng cũng phải kiếp sợ trước sự đoàn kết của loài chèo bẻo. Những hình ảnh so sánh thật sinh động, hấp dẫn, giúp người đọc hình dung được dáng vẻ bề ngoài, đặc điểm của các loài chim này.
Qua bức tranh nhiên thiên ở vùng quê, ta đã nhận thấy rõ tài năng quát sát tinh tường, sự am hiểu về thế giới các loài chim của Duy Khán. Đồng thời cũng thấy được tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết, sâu nặng của tác giả.
3. Bức tranh thiên nhiên làng quê trong Lao Xao
Bài làm:
Đọc xong đoạn trích Lao Xao (Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán), gấp sách lại, trước mặt ta vẫn hiện lên một bức tranh làng quê Việt Nam xiết bao thân thương trìu mến, nồng ấm tình người.
Qua những trang viết hồn hậu của Duy Khán, làng quê Việt Nam hiện lên thật bình dị và êm ả. Chính cuộc sống yên ả ở làng quê đã trở thành sức thu hút của loài chim tụ họp về đây, sống chan hoà thân ái với con người.
Mở đầu bài văn là một không gian làng quê lúc chớm hè. Nét đặc đã quyến rũ biết bao là bướm, là ong tìm đến hút mật. Âm thanh lao xao của tiếng ong bay, tiếng ong đánh lộn tranh nhau hút mật đem lại cho người đọc một rung cảm nhè nhẹ và dư vị man mác, khó quên.
Nổi bật trên bức tranh cảnh sắc mùa hè tươi đẹp là hình ảnh của các loài chim. Không biết cơ man nào là chim, tưởng như đây là khoảng trời của riêng chúng.
Đầu tiên là những loài chim quen thuộc với làng quê và cũng rất gắn bó với cuộc sống của con người: chim, lành. Chúng gồm đủ các chủng loài khác nhau: Từ con bồ các đến chim ri, rồi sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn… Chúng họp thành một thế giới hồn hậu, đáng yêu với những âm thanh rộn rã, tưng bừng.
Ta giật mình trước tiếng kêu váng tai của chú bồ các “các… các… các…” , nhưng cũng cười thú vị trước sự hốt hoảng “vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh” của nó. Ta lâng lâng trước tiếng hót vui tai của chú sáo sậu, sáo đen, và thích thú trước âm thanh “tọc, tọc” học bắt trước tiếng người của con sáo nhà bác Vui. Rồi âm thanh náo động tưng bừng, da diết của tiếng chim tu hú như gọi về, như đánh thức trong ta bao hoài niệm, khiến lòng ta bồi hồi.
Tiếng chim tu hú trong bài văn gợi cho người đọc nhớ tới những mùa vải chín ngọt, gợi nhớ tới cả tiếng chim tu hú trong bài thơ của Bằng Việt.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa
Hoà vào những âm thanh rộn rã trên những ngọn cây, những đồng lúa, văng vẳng tiếng chao cánh của lũ chim ngói sạt qua, tiếng “chéc, chéc” của mấy chú nhạn vùng vẫy tít tận mây xanh.
Rồi bỗng vang lên mấy tiếng “bìm bịp” của mấy con bìm bịp núp trong bụi cây. Những tiếng kêu thật não lòng. Có lẽ, bao nhiêu nỗi oan ức mà nhân gian gán cho nú không gột rửa được hoá thành nỗi niềm gửi vào cả mấy tiếng kêu u uất, nặng nề dó. Thật tội nghiệp cho con bìm bịp, nó cũng là một giống chim hiền mà suốt ngày đêm cứ phải âm thầm chui rúc trong mấy bụi cây, chẳng dám vui vầy cùng họ hàng nhà chim.
Gắn bó với cuộc sống của con người, những loài chim lành đã được nhà văn nhìn nhận bằng con mất đầy thiện cảm, và mối thiện cảm ấy của ông truyền rất nhanh vào người đọc, khiến họ thấy gắn bó với các loài chim, với thiên nhiên, với làng quê.
Để tô thêm vào bức tranh thiên nhiên phong phú của làng quê, có hình ảnh của những con diều hâu đáng ghét chỉ biết rình trộm gà, hình ảnh của những con quạ xấu xí đáng khinh với cặp mắt “lia lia, láu láu” dòm ngó vào chuồng lợn, rồi lũ chim cắt ác độc đã xỉa chết bao nhiêu con bồ câu hiền lành.
Chúng là những loài chim ác nhưng chúng là một phần của thế giới các loài chim, một phần của sự sống. Mặc dù chúng hiện lên qua cái nhìn đầy ác cảm của nhà văn nhưng thiết nghĩ cũng không thể thiếu được chúng. Bởi thiếu chúng, làm sao có những cảnh tượng vui mắt của trận đánh của lũ Chèo Bẻo trị lại chim ác. Những cảnh tượng ấy làm cho bức tranh sinh hoạt của thế giới các loài chim thêm sống động, hấp dẫn.
Thế giới các loài chim khiến cho cuộc sống thêm hương vị, nồng ấm. “Lao Xao” là một bức tranh thiên nhiên đồng quê muôn màu sắc, một phần của cuộc sống làng quê được cảm nhận bằng một tâm hồn nhạy cảm, và được phác hoạ lại bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, tài hoa.
Phải gắn bó sâu sắc với làng quê, với thiên nhiên làng quê đến thế nào, phải yêu mến và trân trọng thiên nhiên và cuộc sống làng quê đến nhường nào, Duy Khánh mới có thể viết được những trang văn đặc sắc như thế.
Lao Xao sẽ mãi xao động trong tâm hồn người đọc!
4. Dựa vào bài văn Lao xao, xây dựng một văn bản tự sự
Bài làm:
Xóm chúng tôi ở gọi là Lao xao. Sở dĩ có tên như vậy là vì chỉ một cái xóm nhỏ thôi mà lúc nào cũng ầm ĩ đủ các loại âm thanh. Nhất là vào mùa hè.
Mới tinh sương đã có những tiếng cãi cọ, đánh lộn của lũ Ong vàng, Ong Vò Vẽ, Ong Mật tranh nhau hút mật hoa.
Cùng lúc đó, tiếng “chè cheo chét” gọi người thức dậy của bọn Chèo Bẻo. Cái bọn Chèo Bẻo này, được mệnh danh là kẻ cắp mà cũng biết gọi con người thức dậy đi làm à?
Rồi tiếng nói chuyện râm ran của bọn trẻ con.
Một bác Bồ các kêu váng lên. Bác này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh. Tiếp theo là tiếng Sáo Sậu, Sáo Đen hót vang mừng được mùa. Chú Tu Hú kêu to nhất họ, cứ đậu trên ngọn tu hú mà kêu hoài “tu hú”, như than thở nỗi niềm gì. Một đàn chim ngói sạt qua, nghe rõ cả tiếng vỗ cánh.
Bọn Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh ” chéc chéc”. Đến nửa buối, bọn Bìm Bịp rúc trong bụi cây thi nhau kêu “bìm bịp”.
Họ hàng nhà chim chúng tôi nghe đâu có họ hàng dây mơ rễ má cả! “Bồ Các là bác chim Ri. Chim Ri là dì Sáo Sậu. Sáo Sậu là cậu Sáo Đen. Sáo Đen là em Tu Hú. Tu Hú là chú Bồ Các…”.
Tôi nói họ hàng dây mơ rễ má là nói nhóm chim hiền chúng tôi. Chứ cái bọn chim ác thì ai thèm họ hàng với chúng.
Lại nói đến bọn chim ác, ở xóm chúng tôi có tới ba tay đồ tể. Đầu tiên phải kể đến Diều Hâu. Thân hình nó khá to nhưng đôi cánh lại khoẻ nên nó bay cao tít. Cái mũi khoằm của nó đánh hơi rất thính. Nó có thể “ngửi” thấy mùi gà con cách xa hàng tràm mét. Nó bay lượn trên cao, đảc đôi mắt tìm gà con. Khi tiếng nó rú lên thì gà con mau mà chạy vào nấp trong bụng mẹ! Thế mà nhiều khi vẫn không kịp. Từ trên cao, nó lao xuống như một mũi tên, mỏ đã quắp một con gà, rồi lại bay vút lên mây xanh, vừa lượn vừa ăn. Thật tội nghiệp cho những chú gà con xấu số!
Cùng họ với Diều Hâu là Quạ. Trước đây bọn Quạ chuyên đi ăn xác chết. Nơi nào có tiếng “quạ, quạ” cất lên thì y như rằng nơi đó có xác chết. Thế rồi xác chết không dễ cứ phơi đấy chờ Quạ ria. Thế là chúng xông cả vào chuồng lợn, khoét thịt lợn ăn. Những chú lợn thì quá hiền lại béo ục ịch, đâu dễ xoay xở để chống lại lũ Quạ Khoang, Quạ Đen đông khụ.
Chúa tể của bọn chim ác là những tên Cắt dao bầu. Gọi là Cắt dao bầu vì cánh chúng nhọn và sắc như lưỡi dao bầu. Nó chuyên dùng đôi cánh để tấn công, xỉa chết đối phương. Cánh chim hiền chúng tôi gọi là tên ác quỷ đen. Đã ác nó lại khoẻ và nhanh, vụt đến, vụt biến mất. Xưa nay chưa có loài chim nào trị được nó.
Phân chia hai phe hiền ác đã rõ ràng. Nhưng còn Bìm Bịp và Chèo Bẻo? xếp chúng vào bậc nào đây? Bìm Bịp tự nhận mình là kẻ bịp bợm (nghe nói trước đây có một ông sư hố mang. Lúc ông ta chết, giời bắt ông ta hoá thành con Bìm Bịp), nhưng tôi chưa thấy anh ta làm hại ai. Suốt ngày đêm chỉ rúc vào bụi cây kêu ‘bìm bịp”.
Còn Chèo Bẻo? Người ta cũng không hề có thiện cảm về anh ta. Phần thì anh ta nói năng quá bẻm mép. Phần thì có tin đồn thì anh ta cũng là một tay kẻ cắp.
Thôi, cứ tạm xếp hai tên này vào nhóm xấu vậy.
Bìm Bịp im lặng cam chịu tiếng xấu.
Chèo Bẻo thì khác, một bức thư khiếu nại được gủi tới cho Chủ tịch Hội đồng bô lão Bồ Các. Cụ Bồ Các bèn triệu tập Hội đồng bô lão. Họ ra quyết định: Nếu Chèo Bẻo muốn được nhận vào phe các loài chim hiền thì phải tự chứng minh.
Tự chứng minh bằng cách nào? Chèo Bẻo chất vấn.
Một cụ bô lão nảy ra một sáng kiến:
– Nếu không phải là đồng đảng của chim ác sao không ra tay trị chúng?
Sáng kiến này thật hay bởi vừa kiểm tra được Chèo Bẻo vừa trị tội được bọn ác quỷ vẫn ngang nhiên hoành hành làm ô nhục cả loài chim chúng tôi. Chèo Bẻo cũng thật gan dạ. Anh ta nhận lời. Và những cuộc quyết chiến đã diễn ra.
Hôm ấy, tôi đang ngồi trên một cành cây luyện giọng. Vì cụ Bồ Các bảo họ nhà Hoạ Mi tôi có giọng hót hay nên cử tôi luyện tập để chuẩn bị tham gia cuộc thi giọng hót hay toàn quốc. Bỗng tôi thấy thằng Diều Hâu lao vụt xuống đất rồi lại lao lên, miệng quặp chặt một con gà con, Diều Hâu chưa kịp ăn thì những mũi tên đen ở đâu tới tấp bay đến. Chà, Chèo Bẻo bắt đầu ra tay rồi. Họ đánh tên Diều Hâu túi bụi khiến lông nó bay vung vãi khắp nơi. Thằng Diều Hâu đành há miệng nhả chú gà con rồi biến mất. Tôi bỗng thấy mến mấy chàng Chèo Bẻo .
Ba hôm sau, lại xuất hiện một lũ Quạ. Chúng vào chuồng lợn. Quạ vừa bay lên, Chèo Bẻo vây đánh tứ phía. Có con Quạ chết rũ xương.
Sau trận này, mọi người không còn ác cảm với Chèo Bẻo nữa, nhưng vẫn không chịu kết nạp họ vào cánh chim hiền.
Chèo Bẻo không chịu bó tay. Dù có sợ tên ác quỷ đen Cắt đến mấy cũng phải quyết một trận sống mái, có thể mới rửa sạch nỗi oan. Và trận quyết thứ ba đã diễn ra. Rất ác liệt. Con ác quỷ đen lăm lăm hai lưỡi dao bầu xỉa vào Chèo Bẻo. Một vài chàng Chèo Bẻo đã bị thương. Mặc! Những chàng cảm tử khác vẫn lao vào. Cuối cùng, con ác quỷ không cự nổi, nó bị thương nặng, lộn mấy vòng trên không trung rồi rơi xuống cánh đồng. Những chiến binh Chèo Bẻo kiêu hãnh ngẩng cao đầu, bay đến gặp cụ Chủ tịch Hội đồng bô lão của phe chim hiền: Bồ Các.
Cả xóm Lao Xao lại rộn rã những âm thanh.
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”
Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 6: Lao Xao
Soạn bài: Lao xao do Duy Khán sáng tác.
I. VỀ TÁC GIẢ Nhà văn Duy Khán (tên đầy đủ: Nguyễn Duy Khán) sinh năm 1934, mất năm 1993; nguyên quán: Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh; trú quán: thành phố Hải Phòng; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Duy Khán sinh trưởng trong gia đình nông dân nghèo. Học dở dang trong vùng tạm chiếm, trốn ra vùng tự do nhập ngũ. Trước ở bộ binh, sau về quân chủng Phòng không Không quân. Từng làm giáo viên văn hoá trong quân đội, rồi chuyển làm phóng viên phát thanh quân đội, thường xuyên đi sát các đơn vị chiến đấu, tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào 1971, chiến dịch Quảng Trị 1972. Về tạp chí Văn nghệ quân đội làm biên tập viên, phóng viên, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Tác phẩm đã xuất bản: Trận mới (tập thơ, 1972); Tuổi thơ im lặng (truyện, 1986); Tâm sự người đi (tập thơ, 1987). Nhà văn đã được nhận Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 với tác phẩm: Tuổi thơ im lặng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau. Đầu tiên là nhóm những loài chim “đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả” (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói…, sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,…). Cách dẫn dắt lời kể rất tự nhiên: từ thiên nhiên đến con người, từ chuyện trẻ em sang chuyện các loài chim. Mặc dù mục đích chính là miêu tả thiên nhiên, tả các loài chim nhưng bài văn hẳn sẽ mất đi rất nhiều cảm giác kì thú nếu như không được miêu tả qua con mắt, trí tưởng tượng của một cậu bé. Một thiên nhiên trong sáng, đầy màu sắc và ăm ắp những kỉ niệm, những lời văn tươi rói như chưa ráo mực: Chúng tôi chạy ùa ra, con cắt còn ngấp ngoải. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt… khiến cho bài văn có một sức sống mạnh mẽ và vô cùng tươi tắn. 2. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là “cầu nối” (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động. Trong bài văn, tác giả đã kết hợp tả và kể khá nhuần nhuyễn. Chẳng hạn: đang tả sáo sậu, sáo đen hiền thì xen kể “con sáo đen tọ toẹ học nói”; đang kể con tu hú lại kể về sự xuất hiện của mùa tu hú trong vườn nhà ông Tấn; hoặc đang kể về nguồn gốc con “bìm bịp” lại tả màu sắc, sau đó trở lại kể về môi trường sống của nó… Sự kết hợp tả và kể còn được thể hiện trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài, chẳng hạn: việc tranh cướp mồi giữa diều hâu và chèo bẻo, giữa chèo bẻo và chim cắt. Ở đoạn đầu bài văn, tác giả viết: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm – tác giả vừa kể vừa tả, tả rồi lại kể, sau đó lại tả: Cây hoa lan nở hoa trắng xoá… Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên. 3. Một vẻ đẹp khác của bài văn là cách sử dụng và chuyển hoá các chất liệu văn hoá dân gian, chủ yếu là các thành ngữ, các câu hát đồng dao hay thậm chí cả những câu chuyện cổ tích. Ví dụ: Chị Diệp nhanh nhảu:
– Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các… Câu hát đồng dao phổ biến của trẻ em đã được thể hiện qua lời nói của nhân vật khiến cho bạn đọc có cảm giác được sống trong một bầu không khí rất đỗi quen thuộc của văn hoá dân gian. Cũng theo cách thức tương tự, rất nhiều thành ngữ (Kẻ cắp gặp bà già, Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn) và các chi tiết trong truyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo) được đưa vào tác phẩm làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể sinh động mà gần gũi với đời sống con người; song đôi khi chính cách nhìn nhận và đánh giá ấy cũng mang tính định kiến, gán ghép khiên cưỡng. Ví dụ: tiếng kêu của chim bìm bịp làm cho các loài chim ác xuất hiện… 4. Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải. 2. Cách đọc Tác giả vừa kể xen lẫn miêu tả. Cần đọc chậm, thể hiện sự quan sát ngộ nghĩnh và cách miêu tả sinh động tập tính của các loài chim. 3. Quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em. Gợi ý: cần triển khái các ý sau. Loài chim mà em định miêu tả là gì? Nó có nhiều ở quê em không? Nó thường xuất hiện vào mùa nào? Miêu tả vẻ bên ngoài của loài chim ấy. Thói quen của loài chim ấy là gì? Sự xuất hiện của loài chim đó gợi cho em sự thích thú ra sao?
Soạn Bài Lớp 6: Lao Xao
Soạn bài lớp 6: Lao xao
Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì II
Nhà văn Duy Khán (tên đầy đủ: Nguyễn Duy Khán) sinh năm 1934, mất năm 1993; nguyên quán: Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh; trú quán: thành phố Hải Phòng; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Duy Khán sinh trưởng trong gia đình nông dân nghèo. Học dở dang trong vùng tạm chiếm, trốn ra vùng tự do nhập ngũ. Trước ở bộ binh, sau về quân chủng Phòng không Không quân. Từng làm giáo viên văn hoá trong quân đội, rồi chuyển làm phóng viên phát thanh quân đội, thường xuyên đi sát các đơn vị chiến đấu, tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào 1971, chiến dịch Quảng Trị 1972. Về tạp chí Văn nghệ quân đội làm biên tập viên, phóng viên, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.
Tác phẩm đã xuất bản: Trận mới (tập thơ, 1972); Tuổi thơ im lặng (truyện, 1986); Tâm sự người đi (tập thơ, 1987).
Nhà văn đã được nhận Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 với tác phẩm: Tuổi thơ im lặng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.
Đầu tiên là nhóm những loài chim “đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả” (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói…, sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,…).
Cách dẫn dắt lời kể rất tự nhiên: từ thiên nhiên đến con người, từ chuyện trẻ em sang chuyện các loài chim. Mặc dù mục đích chính là miêu tả thiên nhiên, tả các loài chim nhưng bài văn hẳn sẽ mất đi rất nhiều cảm giác kì thú nếu như không được miêu tả qua con mắt, trí tưởng tượng của một cậu bé. Một thiên nhiên trong sáng, đầy màu sắc và ăm ắp những kỉ niệm, những lời văn tươi rói như chưa ráo mực: Chúng tôi chạy ùa ra, con cắt còn ngấp ngoải. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt… khiến cho bài văn có một sức sống mạnh mẽ và vô cùng tươi tắn.
2. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là “cầu nối” (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.
Trong bài văn, tác giả đã kết hợp tả và kể khá nhuần nhuyễn. Chẳng hạn: đang tả sáo sậu, sáo đen hiền thì xen kể “con sáo đen tọ toẹ học nói”; đang kể con tu hú lại kể về sự xuất hiện của mùa tu hú trong vườn nhà ông Tấn; hoặc đang kể về nguồn gốc con “bìm bịp” lại tả màu sắc, sau đó trở lại kể về môi trường sống của nó… Sự kết hợp tả và kể còn được thể hiện trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài, chẳng hạn: việc tranh cướp mồi giữa diều hâu và chèo bẻo, giữa chèo bẻo và chim cắt.
Ở đoạn đầu bài văn, tác giả viết: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm – tác giả vừa kể vừa tả, tả rồi lại kể, sau đó lại tả: Cây hoa lan nở hoa trắng xoá… Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.
3. Một vẻ đẹp khác của bài văn là cách sử dụng và chuyển hoá các chất liệu văn hoá dân gian, chủ yếu là các thành ngữ, các câu hát đồng dao hay thậm chí cả những câu chuyện cổ tích. Ví dụ: Chị Diệp nhanh nhảu: – Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các…4. Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương. Câu hát đồng dao phổ biến của trẻ em đã được thể hiện qua lời nói của nhân vật khiến cho bạn đọc có cảm giác được sống trong một bầu không khí rất đỗi quen thuộc của văn hoá dân gian. 1. Tóm tắt
Cũng theo cách thức tương tự, rất nhiều thành ngữ (Kẻ cắp gặp bà già, Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn) và các chi tiết trong truyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo) được đưa vào tác phẩm làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể sinh động mà gần gũi với đời sống con người; song đôi khi chính cách nhìn nhận và đánh giá ấy cũng mang tính định kiến, gán ghép khiên cưỡng. Ví dụ: tiếng kêu của chim bìm bịp làm cho các loài chim ác xuất hiện…
2. Cách đọc
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
3. Quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.
Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.
Tác giả vừa kể xen lẫn miêu tả. Cần đọc chậm, thể hiện sự quan sát ngộ nghĩnh và cách miêu tả sinh động tập tính của các loài chim.
Loài chim mà em định miêu tả là gì?
Nó có nhiều ở quê em không? Nó thường xuất hiện vào mùa nào?
Miêu tả vẻ bên ngoài của loài chim ấy.
Thói quen của loài chim ấy là gì?
Sự xuất hiện của loài chim đó gợi cho em sự thích thú ra sao?
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài: Lao Xao – Ngữ Văn 6 Tập 2 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!