Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Đồng Chí (Chi Tiết) mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai thế nào trước và sau dòng thơ đó? Lời giải chi tiết:
– Dòng thứ bảy của bài thơ là một từ với hai tiếng “Đồng chí” để xưng hô trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội. Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có một từ, hai tiếng và dấu chấm cảm: Đồng chí! Kiểu câu đặc biệt này tạo một nốt nhấn. Nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định. Nó còn tựa như cái bắt tay thân thiết giữa những con người. Nó như cái bản lề gắn kết hai đoạn: Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chỉ, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí.
Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính là gì? Lời giải chi tiết:
– Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp xuất thân của những người cách mạng. Chính điều đó cùng với mục đích, lý tưởng chung đã họ từ mọi phương trời xa tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách và trở nên thân quen với nhau.
– Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: “Súng bên súng, đầu sát bẽn đầu”.
– Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỷ cùa những người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm:
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị những chi tiết, hình ảnh đó. Lời giải chi tiết:
+ Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến từng nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Người lính đi chiến đấu đế lại sau lưng mình những gì thương quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa.. Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương, ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy những hình ảnh thân thuộc nơi quê nhà xa xôi.
+ Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Ảo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên thật cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày… sự từng trải của đời người lính đã cho Chính Hữu “biết” được sự khổ sở khi bị những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Và nếu không có sự từng trải ấy cũng không thể nào biết được cái cảm giác của “miệng cười buốt giá”: trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Thế nhưng những nguờí lính vẫn cười trong gian lao, bởi có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”. Trong đoạn “anh” và “tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.
Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Ba câu thơ cuối gợi lên cho em những suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy. Lời giải chi tiết:
Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng những hình ảnh thơ thật đẹp
Đêm nay rừng hoang sương muôi
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã “đứng cạnh nhau” giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả.
Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: “Đầu súng trăng treo”. Đó là hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya: ” suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật..”. Nhưng đó còn là một hình ảnh độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú, sâu xa. “Súng” – biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” – biểu tượng vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn. Hai hình ảnh “súng” và “trărng kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính – chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến – một nền thơ giàu chất hiện thực và dào cảm hứng lãng mạn. Vì vậy mà câu thơ này đã được Chính Hữu chọn làm nhan đề cho cả một tập thơ – tập Đầu súng trăng treo.
Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội người lính.
Câu 5 Trả lời câu 5 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng độc của những người lính là Đồng chí? Lời giải chi tiết:
Bài thơ viết về tình đồng đội của người lính được tác giả đặt tên Đồng chí vì từ này có nghĩa chỉ những người cùng chung chí hướng, lí tưởng. Đây cách xưng hô của những người trong một đoàn thể cách mạng. Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sắc tình đồng đội.
Câu 6 Trả lời câu 6 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp? Lời giải chi tiết:
Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả người lính cách mạng. Cụ thế là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp:
– Họ xuất thân từ nông dân (“Quê hương anh… sỏi đá”).
Họ sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn: “Ruộng nương… lung lay”.
Hai chữ “mặc kệ” nói được cái dứt khóat mạnh mẽ có dáng dấp “trượng phu”. Những người lính nông dân ấy vẫn gắn bó, nặng lòng với làng quê thân yêu. Họ không hề vô tình, nếu không đã chẳng thể cảm nhận sự nhớ nhung của quê hương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra Lính”.
– Những người lính cách mạng trải qua những gian lao, thiếu thôn tột cùng.
Những cơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh (áo rách, quần vá, chân không giày). Nhưng gian lao thiếu thôn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ cười của người lính (miệng cười buốt giá).
– Nhưng sáng ngời trong họ là tinh thần đồng đội và ý chí quyết tâm đánh giặc.
Luyện tập Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ (ba câu cuối) Lời giải chi tiết:
– Trong bức tranh ấy nổi bật lên ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính đứng bên nhau chờ giặc tới. Sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Bên cạnh họ còn có vầng trăng làm bạn.
– Hình ảnh đầu súng trăng treo còn mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra những liên tưởng phong phú, súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.
Bố cục
– Phần 1 (6 câu đầu): Những cơ sở của tình đồng chí
– Phần 2 (11 câu tiếp): Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chi
– Phần 3 (3 câu cuối): Hình ảnh người lính trong đêm canh gác
ND chính
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
chúng tôi
Soạn Bài Hợp Đồng (Chi Tiết)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG Đọc văn bản đã cho (trang 137, 138 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi.
a) Tại sao cần phải có hợp đồng?
b) Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
c) Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?
d) Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết.
Trả lời:
a) Cần phải có hợp đồng vì phải có cơ sở để các bên tham gia kí kết ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi nhằm đảm bảo cho công việc thu được kết quả, tránh thiệt hại cho các bên tham gia.
c) – Hợp đồng cần phải tuân theo các điều khoản của pháp luật, phù hợp với truyền thống, đồng thời hợp đồng phải cụ thể, chính xác.
– Các bên tham gia hợp đồng phải biểu hiện sự nhất trí chấp thuận với nội dung hợp đồng qua họ tên, chữ kí của những đại diện có đủ tư cách pháp lí.
d) Một số hợp đồng mà em biết: hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung ứng vật tư, hợp đồng mua bán sản phẩm, hợp đồng đào tạo cán bộ..
Phần II CÁCH LÀM HỢP ĐỒNG
Đọc Hợp đồng mua bán sách giáo khoa ở mục I (trang 138 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:
1. Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào? 2. Phần nội dung hợp đồng gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong hợp đồng. 3. Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào? 4. Lời văn của hợp đồng phải như thế nào? Trả lời:
1. Mở đầu hợp đồng gồm các mục:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên hợp đồng (đặt giữa trang).
+ Các căn cứ để kí hợp đồng.
2. Phần nội dung hợp đồng gồm những điều kiện quy định trách nhiệm hai bên, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, hiệu lực của hợp đổng.
3. Phần kết thúc hợp đồng gồm có chữ kí của đại diện hai bên kí hợp đồng.
4. Lời văn ghi hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.
Phần III LUYỆN TẬP Câu 1 (trang 139 sgk ngữ văn 9 tập 2) Hãy lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau: Trả lời:
Các trường hợp sau đây cần viết hợp đồng:
+ Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thống nhất với nhau về một hợp đồng mua bán.
+ Xã em và công ti Thiên Nông thống nhất đặt đại lí tiêu thụ sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu.
+ Hai bên thỏa thuận với nhau về việc thuê nhà.
Câu 2 (trang 139 sgk ngữ văn 9 tập 2) Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều kiện cần cụ thể hóa bản hợp đồng thuê nhà. Trả lời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ NHÀ
Hôm nay, ngày … tháng … năm…
Tại địa điểm:……………………….
Bên chủ nhà
Ông (bà):…
Địa chỉ thường trú:…………………
Bên thuê nhà
Ông (bà): ..
Địa chỉ thường trú:…………………
Chứng minh nhân dân số:…………. cấp ngày……… tại………
Hai bên thỏa thuận lập hợp đềng cho thuê nhà với nội dung cụ thể sau đây: Điểu 1
Ông (bà)… cho ông (bà)…. thuê một ngôi nhà ở số…. đường…
Thời gian cho thuê: 180 ngày (từ ngày….. tháng…… năm…… đến hết ngày…. tháng….. năm…… )
Giá thuê: 10 OOOđ (Mười nghìn đồng) / 1 ngày đêm Điểu 2
Ổng (bà)…………… có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản nhà ở, nếu tự ý đập phá, sửa chữa hoặc làm hư hỏng thì người thuê nhà phải bồi thường thiệt hại, nếu trả chậm thì phải chịu tiền thuê gấp đôi, bên chủ nhà muốn thay đổi hợp đồng phải báo trước 15 ngày.
Hợp đồng này làm thành hai bản, có giá trị như nhau, bên chủ sở hữu giữ một bản, bên thuê giữ một bản.
Bên thuê nhà Bên chủ nhà
(Họ tên và chữ kí) (Hộ tên và chữ kí)
chúng tôi
Soạn Bài Chí Khí Anh Hùng (Chi Tiết)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 114 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải. Lời giải chi tiết:
* Giải thích từ ngữ:
– “Lòng bốn phương”: Nghĩa là ý chí muốn vùng vẫy khắp thiên hạ.
– “Mặt phi thường” là cụm từ chỉ phẩm chất xuất chúng, hơn người.
* Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:
– Từ ngữ có sắc thái tôn xưng như: “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”…
– Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: “mười vạn tinh binh”, “bóng tinh rợp đường”, “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”…
– Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: “thoắt đã động”, “trên đường thẳng dong”, “quyết lời dứt áo ra đi”…
Câu 2 Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn 10 tập 2) Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế nào? Lời giải chi tiết:
Lí tưởng anh hùng của Từ Hải được Nguyễn Du khai thác tinh tế qua cảnh tiễn biệt với Thuý Kiểu, đặc biệt qua những lời nói với nàng.
– Khác với cảnh tiễn biệt giữa Kiều với Kim Trọng và Kiều với Thúc Sinh, đây là cảnh tiễn biệt của Kiều với một trượng phu chí lớn. Chí khí, lòng quyết tâm của Từ Hải là không gì lay chuyển. Quan niệm về người anh hùng theo Từ Hải là phải tạo dựng sự nghiệp lớn để thực hiện giấc mơ công lí. Vì thế sau hơn nửa năm gắn bó, khát vọng ấy đã thôi thúc trái tim chàng, chàng ý thức được đã đến lúc phải lên đường. Vì vậy việc ra đi của Từ Hải là công việc tất yếu, quan trọng hàng đầu.
– Miêu tả một cách ước lệ, để Từ Hải lên ngựa và “lên đường thẳng dong'” rồi Nguyễn Du mới nói đến lời tiễn biệt của Kiều chính là vì muốn tôn vinh Từ Hải như một nhân vật anh hùng nổi bật.
– Coi Kiều khác hẳn với những người vợ “nữ nhi thường tình” mà là “tâm phúc tương tri” của mình (người hiểu biết lòng dạ mình một cách sâu sắc)
– Khẩu khí lời nói của Từ Hải rõ là của bậc trượng phu chí lớn, đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí. Khẩu khí ấy một phần được tạo nên bởi các hình ảnh phi thường, hào hùng: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, “bốn bể không nhà”.
Câu 3 Câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hoá) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách miêu tả phổ biến của văn học trung đại không? Lời giải chi tiết:
Từ Hải là nhân vật lí tưởng Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi Từ chính là giấc mơ công lí của tác giả. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá.
a. Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh phóng túng, oai hùng, con người “thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
b. Nhà thơ sử dụng hệ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu”: thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng rong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi…
c. Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính nhân xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường.
Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo, đặc biệt là Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất nhiều khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không cách biệt với đời thường.
Bố cục Bố cục: 3 phần
– 4 cầu đầu: Khát vọng lên đường của Từ Hải
– 12 câu tiếp: Lí tưởng anh hùng của Từ Hải
– 2 câu cuối: Từ Hải ra đi
ND chính
Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện lí tưởng về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lí
chúng tôi
Soạn Bài Luyện Tập Viết Hợp Đồng (Chi Tiết)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I ÔN TẬP LÍ THUYẾT Câu 1 (trang 157 SGK Ngữ văn 9, tập 2): Mục đích và tác dụng của hợp đồng là gì? Trả lời:
Hợp đồng là loại văn bản có tính chât pháp lí ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm bảo đảm thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kêt.
Câu 2 (trang 157 SGK Ngữ văn 9, tập 2): Trong các loại văn bản sau đây, văn bản nào có tính chất pháp lí? – Tường trình – Biên bản – Báo cáo – Hợp đồng Trả lời:
Văn bản hợp đồng là kiểu văn bản có tính chất pháp lí.
Câu 3 (trang 157 SGK Ngữ văn 9, tập 2): Một bản hợp đồng gồm có những mục nào? Phần nội dung chính của hợp đồng được trình bày dưới hình thức nào? Trả lời:
Hợp đồng gồm có các mục sau
– Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, địa điểm, thời gian, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết bợp đồng.
– Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
– Phần kết thúc: Chữ kí, chức vụ, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có).
Câu 4 (trang 157 SGK Ngữ văn 9, tập 2): Những yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng? Trả lời:
Lời văn số liệu của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.
a) Cách 1 b) Cách 2 c) Cách 2 d) Cách 2
Đó là các cách diễn đạt bảo đảm chính xác nghĩa.
Câu 2 (trang 158 SGK Ngữ văn 9, tập 2): Lập hợp đồng cho thuê xe đạp dựa trên những thông tin sau đây: Trả lời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG THUÊ XE ĐẠP
Hôm nay, ngày…tháng…năm…
Tại…
Chúng tôi gồm:
Bên A: Nguyễn Văn A, tại số nhà X, phố…phường…thành phố…
Bên B: Lê Văn C, ở tại khách sạn Y, mang giấy chứng minh nhân dân số:… do Công an thành phố… cấp ngày … tháng … năm …
Hai bên thỏa thuận kí kết hợp đồng mua xe đạp với các nội dung và điều khoản sau:
Điều 1: …
Điều 2: …
…
Bên A Bên B
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
– Xác định được vai trò của các bên giao dịch;
– Soạn thảo các điều khoản thể hiện được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của bên cho thuê lao động (bên A) và bên thuê lao động (bên B);
– Hợp đồng phải có nội dung chặt chẽ, số liệu cụ thể, chính xác.
Câu 4 (trang 158 SGK Ngữ văn 9, tập 2): Hãy viết một trong các trường hợp sau: sử dụng điện thoại, sử dụng nước sạch, sử dụng điện sinh hoạt. Trả lời:
Dựa vào hướng dẫn về các mục của văn bản hợp đồng, em tự soạn một trong các hợp đồng: sử dụng điện thoại, sử dụng nước sạch, sử dụng điện sinh hoạt.
chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Đồng Chí (Chi Tiết) trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!