Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài Đất Nước Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất # Top 11 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Soạn Bài Đất Nước Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Đất Nước Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Đất nước

1. Tác giả

a) Cuộc đời tác giả

– Nguyễn Khoa Điềm (sinh năm 1943) – ông không chỉ là nhà thơ mà còn đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước như Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

– Ông sinh ra ở Huế và hiện tại cũng đang sinh sống và nghỉ hưu an dưỡng tuổi già tại quê nhà.

– Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đạt được nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật,…

b)  Phong cách sáng tác

– Ông có nhiều tập thơ được xuất bản như: Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Cõi lặng,…

– Thơ Nguyễn Khoa Điềm luôn hướng về hình ảnh con người và đất nước Việt Nam.

2. Tác phẩm Đất Nước

a)  Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ Đất nước được sáng tác nằm ở ngay phần đầu của chương V bản trường ca “Mặt đường khát vọng” in vào năm 1974.

– Bài thơ ra đời trong giai đoạn nhân dân miền Nam chống Mỹ năm 1971, tại chiến trường Trị – Thiên.

b)  Nội dung tác phẩm

– Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đưa chúng ta về cội nguồn dân tộc, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu con người, đất nước thiêng liêng.    

II. Soạn bài Đất nước chi tiết

Câu 1: Bố cục bài thơ: 3 phần

– Đoạn 1 (từ đầu đến “Đất nước có từ ngày đó’): Đất nước có khi nào?

– Đoạn 2 (tiếp theo đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Khái niệm đất nước.

– Đoạn 3 (tiếp theo đến hết): đất nước là của ai và do ai hình thành nên?

Câu 2: Dựa trên phương diện nào để nhà thơ đưa ra cảm nhận về đất nước trong đoạn đầu

– Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận trên những phương diện sau trong bài thơ Đất nước lớp 12:

a)  Chiều dài lịch sử

– Từ khi huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ xuất hiện đẻ ra bọc trăm trứng.

– Có những kiếp người bình dị nhưng lại làm nên đất nước.

– Họ bảo vệ và đóng góp những giá trị tinh thần và vật chất tốt đẹp cho đất nước.

b)  Chiều rộng không gian địa lý

– Không chỉ gò bó trong phạm vi gia đình mà còn mở rộng, trải dài cả nước.

– Đất nước là cội nguồn, gắn bó với cuộc sống của mỗi chúng ta trong không gian gắn bó, gần gũi.

– Đất nước còn là nơi sinh tồn của bao thế hệ này qua thế hệ khác.

c)  Chiều sâu về văn hóa

– Bề dày truyền thống của cha ông từ thời xưa để lại như phong tục ăn trầu thể hiện nét đẹp đặc sắc riêng của dân tộc trong đời sống dân tộc và ẩn chứa ý nghĩa tình cảm son sắc của con người Việt Nam; truyền thống đoàn kết đánh giặc và đất nước còn gắn liền với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3: Soạn Đất nước sẽ phải nêu bật tư tưởng “Đất nước là của nhân dân” được thể hiện trong đoạn trích?

– Nhân dân đã và đang làm nên đất nước bằng nghĩa tình sâu đậm, bằng truyền thống đánh giặc bảo vệ độc lập – tự do dân tộc, bằng tinh thần ham học hỏi, bằng nếp sống bình dị. 

 Nhân dân tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm

– Nhân dân chiến đấu và bảo vệ đất nước như những chuyện bình dị nhất.

– Dân ta luôn giữ gìn và truyền lại những văn hóa, bản sắc riêng biệt, tốt đẹp của dân tộc với những thứ vật thể đến những điều phi vật thể.

 Hình ảnh một góc không gian đất nước yên bình

– Tác giả khẳng định đất nước này là đất nước của nhân dân, do nhân dân tạo ra và thức tỉnh thế hệ trẻ phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước lúc lâm nguy, khi bị xâm chiếm. – Những nét khác biệt của bài thơ so với trong các bài chống Mỹ khác vì: Trước đây, các nhà thơ hay đề cập đến đất nước trên góc nhìn địa lý, hoặc chiều dài lịch sử, văn hóa nhưng chưa từng nhắc đến những con người bình dị, vô danh.

Xem Thêm:

Phân tích bài thơ Đất Nước

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Soạn bài Rừng Xà Nu

III. Tổng kết soạn bài Đất nước

1. Giá trị nội dung

– Bài thơ mở ra những quan điểm mới mẻ về đất nước mà lần đầu được phát hiện trên nhiều phương diện khác nhau như lịch sử, địa lý, văn hóa,…

– Qua đó muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ yêu và cống hiến cho đất nước nhiều hơn.

2. Giá trị nghệ thuật

– Vận dụng văn học dân gian.

– Bút pháp sử thi kết hợp giọng điệu trữ tình linh hoạt.

– Thể thơ tự do, phóng khoáng, không bị gò bó mà thoải mái sáng tạo.

Ngoài bài thơ Đất nước lớp 12, Kiến Guru còn hỗ trợ rất nhiều các bài soạn văn giúp các bạn nắm bài nhanh trên lớp.

Hướng Soạn Bài Lão Hạc Ngắn Gọn Và Đầy Đủ

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Lão Hạc

1. Tác giả

–  Nam Cao (1917 – 1951), ông sinh ra ở tỉnh Hà Nam.

Nhà văn Nam Cao

– Ông là cái tên xuất chúng trong nền văn học nước nhà giai đoạn 1930 – 1945 và còn đảm nhiệm vai trò là một nhà báo, một chiến sĩ anh

2. Tác phẩm

– Những tác phẩm ông từng sáng tác thường gắn liền với hình ảnh người nông dân Việt Nam trong thời kỳ trước và sau cách mạng tháng Tám.

-  Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong số những tác phẩm xuất sắc của nhà văn, để lại nhiều dấu ấn và được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật như kịch, phim,… Tác phẩm viết lên nỗi cùng cực của người nông dân lam lũ và qua đó tố cáo tội ác tàn bạo của chế độ xã hội cũ.

3. Tóm tắt sơ lược để soạn văn bài Lão Hạc

   Lão Hạc vốn là một người nông dân nghèo, vợ đã mất sớm, đứa con trai duy nhất của ông  không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Lão cứ sống thế một mình trong nghèo khổ, cô độc chỉ với một chú chó tên cậu Vàng để bầu bạn. Sau trận ốm nặng, lão đã không còn đủ sức đi làm thuê, làm mướn như trước được nữa. Cuối cùng, lão ra quyết định bán cậu Vàng. Sau đó lão đem tiền và mảnh vườn chay gửi ông giáo lo ma chay – một người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư xin bả chó rồi tự kết liễu đời mình. Và cuối cùng lão Hạc đã chết trong cơn quằn quại, dữ dội, không ai hiểu nguyên nhân chuyện gì chỉ ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.

4.

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến “một thêm đáng buồn’): câu chuyện bán chó của lão Hạc, sự day dứt, hụt hẫng và cuộc sống về sau của lão.

– Phần 2 ( “Không! Cuộc đời” đến hết): cái chết tức tưởi của lão Hạc.

 II. Hướng dẫn soạn bài Lão Hạc

chi tiết

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

Qua soạn bài Lão Hạc thấy được diễn biến về tâm trạng của lão Hạc quanh quyết định bán chó:

   - Mối quan hệ: cậu Vàng ấy không chỉ là kỉ niệm, mà còn là tín vật mà người con để lại cho lão, và là người bạn trung thành làm cuộc sống của lão bớt cô đơn, quạnh hiu.

   - Lão đau khổ, dày xé bản thân tột độ khi cùng đường phải bán cậu Vàng: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước…Lão hu hu khóc”, lão đau đớn xé lòng, nghẹn ngào tội lỗi vì “đã trót đánh lừa một con chó”. Lão thương cho cậu Vàng và thương cả kiếp người khốn khó của mình.

   → Người nông dân dù nghèo khổ, cùng cực nhưng mang trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch, thiện lương

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

   - Nguyên nhân cái chết: tuyệt vọng sau trận ốm, túng quẫn làm liều, bán đi cậu Vàng cũng là khi lão mất đi người bạn thân thiết bên cạnh, cảm giác tội lỗi bủa vây vì trót lừa một con chó vô tội. Lão chết vì lòng tự trọng của lão, vì tình thương và vì quá đỗi thiện lương.

   - Trước khi tìm đến cái chết, lão Hạc nhờ ông giáo giữ vườn cho tới khi con trai về, giữ tiền mà lão có để lo tiền ma chay.

Nhân vật Lão Hạc trong truyện

→ Tình cảnh éo le, đáng thương nhưng lão không muốn liên lụy bất cứ ai. Một con người có lòng tự trọng cao, tinh tế, hiền hậu, hiểu đời, hiểu người nhưng lại bất lực vì hoàn cảnh. Là người cha vô cùng thương con, sống giàu tình cảm, tấm lòng lương thiện.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

Soạn văn bài Lão Hạc để thấy thái độ, tình cảm nhân vật “tôi” với lão Hạc có sự thay đổi:

   Lúc đầu dửng dưng và thờ ơ khi nghe câu chuyện bán chó. Sau khi thấu hiểu sự tình đã an ủi, động viên lão. Chứng kiến cái chết đầy đau thương của lão Hạc, nhân vật “tôi” cảm động vô cùng, thấy kính trọng hơn nhân cách và tấm lòng của lão. Ông giáo là người biết thấu hiểu, đồng cảm và giàu lòng trắc ẩn.

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

   Khi mới nghe Binh Tư kể, ông giáo thấy buồn và thất vọng vì sự tha hóa nhân cách con người, lầm tưởng lão Hạc đã thật sự đánh mất đi lòng lương thiện bấy lâu nay lão có.

Lão Hạc thương cậu Vàng vô cùng

   Chứng kiến cái chết thương tâm trong âm thầm của lão Hạc, ông giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì hy vọng, vì niềm tin vào xã hội vẫn còn khi thật sự còn đó những con người vẫn giữ trong mình bản chất lương thiện. Nhưng “lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Nhưng cuộc đời vẫn đáng buồn vì còn đó rất nhiều số phận hẩm hiu, số kiếp bất hạnh của những con người sống lương thiện, buồn cho một sự lựa chọn kết liễu cuộc đời trong đau đớn dữ dội mà lão Hạc phải chịu.

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

   - Cái hay và thú vị của truyện nằm ở việc mô tả tâm lí nhân vật tinh tế và cách kể cuốn hút.

   - Tình huống truyện đầy bất ngờ, gỡ rối và làm sáng tỏ nhân cách lão Hạc cho người đọc.

   - Xây dựng nhân vật sinh động, chân thực từ ngoại hình cho đến nội tâm.

   - Ngôi kể thứ nhất được dẫn dắt đầy linh hoạt, góp phần tạo sự gần gũi chân thực. Nhân vật “tôi” là người kể nhưng như nhập vào vai lão Hạc, nên diễn tả mọi cảm xúc đều rất chân thật, sâu sắc.

Câu 6* (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

Ý nghĩa tác phẩm sau khi soạn văn bài Lão Hạc

   - Ý nghĩ được thể hiện qua nhân vật “tôi” đậm tính triết lí về con người và cuộc đời.

   - Ngoài ra còn thể hiện tình thương, tấm lòng của tác giả với con người.

Câu 7* (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc cho thấy:

   - Cuộc sống, số phận người nông dân trong xã hội cũ: bất hạnh, nghèo khổ, bị đè nén, áp bức trong một xã hội không lối thoát.

   - Phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng: lương thiện, hiền lành, giàu tình thương yêu, không bị cuộc sống làm biến chất.

III.

Tổng kết soạn bài Lão Hạc

1. Gía trị nghệ thuật

-              Ngôi kể thứ nhất mới mẻ, chân thật, gần gũi.

-              Tình tiết truyện logic, cuốn hút.

2. Giá trị nội dung

Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người nông dân với tấm lòng thiện lương và nhân cách không bị biến chất dưới một xã hội phong kiến nhiều bất công, áp bức.

Soạn Bài Câu Cảm Thán Lớp 8 Đầy Đủ Ngắn Gọn

SOẠN BÀI CÂU CẢM THÁN LỚP 8.

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

Những câu cảm thán: “hỡi ơi lão Hạc!” và “Than ôi!”

Đặc điểm các câu cảm thán này: dấu chấm than cuối câu và những từ cảm thán “hỡi ơi, than ôi”

Câu cảm thán dùng để bộ lộ trực tiếp cảm xúc, tình cảm của con người

Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay giải một bài toán thì không dùng câu cảm thán vì những văn bản đó sử dụng ngôn ngữ duy lí, logic. Câu cảm thán chỉ xuất hiện trong các văn bản nghệ thuật.

II. Luyện tập Câu cảm thán

Câu 1 trang 44 SGK văn 8 tập 2:

Các câu trong đoạn trích a,b,c đều là câu cảm thán

Vì:

Có các từ “than ôi,lo thay, nguy thay hỡi, ta ơi,chao ôi” và có các dấu chấm cuối câu

Nhân vật trực tiếp bộc lộc cảm xúc của mình: câu a thì lo lắng, câu b thì nhớ tiếc, câu c thì ân hận

Câu 2 trang 45 SGK văn 8 tập 2:

a) Câu ca dao bộc lộ sự thương xót, đồng cảm với thân phận những người bé nhỏ trong xã hội

b) Sự than thân, trách phận đầy người chinh phụ tới cảnh cô đơn

c) Nỗi buồn đau, cô đơn vãn ngự trị trong lòng tác giả khi mọi người chờ xuân tới

d) Sự hối hận muộn màng của Dế Mèn trước cái chết Dế Choắt

Câu 3 trang 46 văn 8 tập 2:

a) Mẹ tôi thật chu đáo!

b) Ôi, mặt trời trông đẹp quá!

Câu 4 trang 46 SGK văn 8 tập 2:

Câu nghi vấn có những từ nghi vấn: ai, tại sao, bao giờ…có, không….với chức năng để hỏi, bộc lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định. Khi viết câu nghi vấn cần sử dụng dấu chấm hỏi cuối câu

Câu cầu khiến có các từ nghi vấn:hãy, đừng, chớ, đi, thôi….hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. Khi viết câu cầu khiến thường được kết thúc bằng dấu chấm tha, ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể dử dụng dấu chấm cuối câu

Nguồn Internet

Hướng Dẫn Soạn Bài Lặng Lẽ Sa Pa Ngắn Gọn Và Đầy Đủ

Hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn và đầy đủ

Nhắc đến ” Lặng lẽ Sa Pa ” của Nguyễn Thành Long chúng ta chắc hẳn không thể quên được một tác phẩm xoay xung quanh câu chuyện về cuộc gặp gỡ của bốn nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và người lái xe. Qua cuộc gặp gỡ tình cờ ấy, hình ảnh của anh thanh niên hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng.

Câu 1:

Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Tác giả không hề cho biết tên của các nhân vật. Qua cuộc hội ngộ của những con người “không có tên” ấy, hiện ra chân dung con người lao động thầm lặng, trên cái nền lặng lẽ thơ mộng của Sa Pa. Câu chuyện về cuộc hội ngộ chỉ diễn ra trong vòng ba mươi phút, người hoạ sĩ chỉ kịp phác thảo bức chân dung của chàng thanh niên, của những con người đang cống hiến tuổi xuân, ngày đêm lặng lẽ làm việc thì đã hiện ra rõ nét. Chân dung ấy hiện ra trước hết qua sự giới thiệu của bác lái xe vui tính, qua sự quan sát, cảm nhận, suy ngẫm nhà nghề của bác hoạ sĩ, qua sự cảm nhận của cô gái trẻ và qua sự tự hoạ của chàng trai.

Câu 2:

Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện. Nhân vật này không xuất hiện ở đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ với ông họa sĩ, cô gái trẻ, bác lái xe khi xe của họ dừng lại nghỉ. Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua suy nghĩ đánh giá của các nhân vật khác như bác lái xe, ông họa sĩ, cô kỹ sư. Nghĩa là hình ảnh anh thanh niên được soi rọi từ nhiều phía, làm nổi bật những nét đẹp đáng yêu, đáng mến. Anh vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Ta hãy xem hoàn cảnh sống và làm việc của anh: Anh sống một mình trên núi cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm suốt tháng với cỏ cây muông thú. Công viêc của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động của mặt đất, tham gia vào việc dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Chàng trai ấy có những phẩm chất thật đáng quý:

– Anh là một người có suy nghĩ đẹp: Anh có quan niệm đúng đắn về hạnh phúc, về lẽ sống. “Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được, huống chi việc của cháu găn liền với bao anh em đồng đội dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy nhưng nếu cất nó đi thì cháu buồn đến chết mất”. Chàng trai ấy quan niệm về hạnh phúc với đẹp làm sao! Hạnh phúc là khi anh được “Góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta bắn rơi máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng”. Anh thú nhận “Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Đấy, với anh hạnh phúc là thế, là được cống hiến cho cuộc đời.

– Anh có hành động đẹp: Anh vượt qua khó khăn gian khổ, sống một mình trên đỉnh núi cao trong sự cô đơn tuyệt đối để làm nhiệm vụ một cách tự giác, có kết quả cao. Ta hình dung cảnh “Một giờ sáng”, trời mưa tuyết, trong cái im lặng rợn người của Sa Pa “Một mình anh xách đèn đi ra vườn để đo chấn động của vỏ quả đất trên máy, báo về “nhà” góp phần dự báo thời tiết trong ngày”. Đây là công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao.

– Anh có lối sống đẹp:

+ Chỉ có một mình trên đỉnh núi cao anh vẫn tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp chủ động. Anh là làm đẹp nơi mình bằng cách trồng hoa. Không chỉ có thế, anh còn nuôi gà, tự học, tự đọc sách ngoài giờ làm việc.

+ Anh sống rất chân thành cởi mở, quan tâm đến mọi người, khao khát được nói chuyện với mọi người, quý trọng tình cảm của người khác. Anh gửi quà cho vợ bác lái xe như một lẽ thường, anh xúc động khi có khách lên thăm. Con người ấy cũng luôn khiêm tốn và thành thực, lúc nào anh cũng cảm thấy những đóng góp của mình là nhỏ bé. Vì vậy khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã giới thiệu những người khác đáng khâm phục hơn.

Như vậy, dù anh chỉ xuất hiện trong một khoảng khắc ngắn của truyện, ta cũng đã có thể hình dung ra chân dung một nhân vật với những nét đẹp trong suy nghĩ, hành động, tình cảm, cách sống. Anh là người rất tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên trong cuộc xây dựng đất nước ở nơi khó khăn gian khổ.

Câu 3:

Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy trong Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật hầu như chỉ lặng lẽ nghe và suy ngẫm. Đó là người hoạ sĩ. Trước chàng trai trẻ trung yêu đời, hiểu và yêu công việc thầm lặng của mình, người hoạ sĩ nhận ra rằng Sa Pa, cái tên mà chỉ nghe đến “người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi”, có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Thoạt đầu, đáp lại lời bác lái xe, người hoạ sĩ nói: “Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc”. Sau khi gặp, được nghe chàng thanh niên nói, được chứng kiến và hiểu cuộc sống của những con người đang làm việc thực sự, cống hiến thực sự, quan niệm của người hoạ sĩ đã thay đổi. Lúc chia tay, người hoạ sĩ già còn chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh và nói: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh mấy hôm được chứ?” Đây không chỉ là sự thay đổi trong cái nhìn về Sa Pa mà còn là sự thay đổi trong quan niệm của một nghệ sĩ về cuộc sống, về cái đẹp.

b. Chất trữ tình toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn của những con người trong truyện:

+ Anh thanh niên có suy nghĩ, lối sống, hành động đẹp như thơ.

+ Tâm hồn cô kỹ sư trẻ bừng dậy một tình cảm lớn lao đẹp đẽ khi gặp ánh sáng đẹp đẽ từ cuộc sống, tâm hồn anh thanh niên chiếu rọi. Cả ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái, không phải chỉ vì bó hoa anh thanh niên tặng mà còn vì “Một bó hoa này khác nữa, bó hoa của những háo hức, mơ mộng ngẫu nhiên anh thêm cho cô. Và còn vì một cái gì đó nữa lúc cô chưa kịp nghĩ kỹ”.

+ Ông họa sĩ bừng lên khát khao sáng tác, trân trọng xúc động trước anh thanh niên.

Câu 5:

Truyện Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người vô danh, hằng ngày khiêm nhường, lặng lẽ cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách thầm lặng. Trong số những con người đó nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng, tự giác vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và sống đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Đất Nước Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!